ngành, nghĩa là với mỗi bộ phận của thị trường tài chính sẽ có cơ quan giám sát tương ứng. Ưu điểm của mô hình này là bảo đảm giám sát được các định chế tài chính một cách chặt chẽ, thường xuyên. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại nhiều hạn chế như thiếu sự liên thông trong việc giám sát chung thị trường tài chính do các cơ quan giám sát chuyên ngành hoạt động độc lập, chưa có sự phối hợp. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc giám sát rủi ro chéo; chưa thực hiện giám sát trên cơ sở rủi ro; chưa chú trọng giám sát an toàn vĩ mô...
Để hoạt động giám sát được hiệu quả, Chính phủ cần sớm thiết lập một cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cơ quan: NHNN, Bộ Tài chính, BHTGVN và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Cơ chế phối hợp này sẽ giúp các cơ quan giám sát tài chính không bị chồng chéo trong công việc, đảm bảo giám sát tốt hơn các tổ chức đa ngành. Có như vậy mới xác định rõ chức năng, trách nhiệm, nghĩa vụ của các đơn vị, cơ quan trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thuộc trách nhiệm được giao phục vụ công tác giám sát.
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động BHTG và hoạt động giám sát của BHTG
Do sự biến động trong lĩnh vực ngân hàng tài chính nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung, đòi hỏi hệ thống các cơ quan quản lý, giám sát phải có một cơ chế quy định rõ ràng hơn về cách phối hợp, trao đổi, xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời xử lý các tình huống xấu với chi phí thấp nhất, tránh trường hợp bị động với những tình huống bất ngờ, gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng dịch vụ tài chính. Ngoài ra, NHNN cần nghiên cứu và xây dựng hệ thống quy trình nghiệp vụ, phương pháp giám sát từ xa thống nhất giữa các cơ quan có chức năng giám sát để tránh chồng chéo, có thể bổ trợ cho nhau và sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn lực giám sát, tạo điều kiện thực hiện tốt mục tiêu chung là đảm bảo an toàn hệ thống tài chính.
Có cơ chế tài chính phù hợp với tổ chức nhận tiền gửi trong việc đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin của tổ chức nhận tiền gửi, đặc biệt là các QTDND hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin phục vụ cho việc quản lý, điều hành của tổ chức nhận tiền gửi cũng như công tác giám sát của BHTGVN. Thời gian qua, một số phần mềm phục vụ cho công tác giám sát của BHTGVN đã được triển khai và cài đặt tại máy tính của tổ chức tham gia BHTG việc nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin của TCTD là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, vượt quá khả năng tài chính của tổ chức nhận tiền gửi, đặc biệt là các đơn vị ở vùng sâu vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn. Bởi vậy, NHNN và Bộ Tài chính cần có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho TCTD để đầu tư đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin.
3.3.3 Kiến nghị đối với Tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Giám Sát Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tham Gia Bảo Hiểm Tiền Gửi Của Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam – Chi Nhánh Hà Nội
- Hoàn Thiện Chất Lượng Hoạt Động Giám Sát Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tham Gia Bảo Hiểm Tiền Gửi Của Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam – Chi Nhánh Hà
- Giám sát các quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội - 12
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
- Mỗi QTDND không chỉ có một số hoạt động như một ngân hàng mà nó còn có vị trí như một hợp tác xã. Cho tới nay, mới chỉ có các dịch vụ ngân hàng, tài chính là được chú trọng. Bên cạnh đó, ta cũng cần phải lưu ý rằng các QTDND đồng thời cũng là những tổ chức mà các thành viên của nó cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Trên khía cạnh này, một vấn đề quan trọng là chúng ta cần phải xây dựng một tinh thần tương trợ, đoàn kết chặt chẽ, gắn bó với nhau trong hệ thống các QTDND. Góp phần củng cố, tăng cường hoạt động của Quỹ cũng như làm tăng sự tin cậy lẫn nhau trong hệ thống. Với mong muốn này, việc tăng cường trao đổi thông tin chia sẻ kinh nghiệm giữa các QTDND là rất cần thiết.
- Cần thiết phải có một cơ quan kiểm toán đối với hệ thống QTDND theo kinh nghiệm của quốc tế nói chung, cũng như TCTD khác, QTDND là loại hình TCTD hợp tác cần phải được kiểm toán toàn diện (bao gồm cả kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán điều hành và hoạt động). Kiểm toán không chỉ kiểm tra, nhận xét đánh giá, kết luận về việc tuân thủ các quy định pháp luật, các quy định của NHNN về các tiêu chí, tỷ lệ an toàn, các
quy định của điều lệ, với nghị quyết đại hội thành viên, quy chế nội bộ QTDND, mà kiểm toán phải xem xét tổ chức và hoạt động của QTDND đã hợp lý hay chưa, có hiệu quả kinh tế không, có phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của thành viên không?
Kiểm toán giúp cho QTDND thấy rõ chất lượng từng mặt hoạt động nghiệp vụ và công tác quản trị điều hành, từ đó tư vấn và khuyến khích cho QTDND kịp thời sửa chữa khắc phục các mặt tồn tại, có kế hoạch và giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động và điều chỉnh công tác quản trị điều hành cho phù hợp với mục tiêu tương hỗ và giúp đỡ các thành viên trong quỹ. Như vậy, có thể nói kết quả kiểm toán vừa phục vụ cho chính QTDND,
vừa sẽ là nguồn thông tin toàn diện và độc lập để có thể cung cấp cho tổ chức BHTG khu vực. Sử dụng tốt kết quả kiểm toán thì hoạt động BHTG nói chung sẽ đạt được mục đích của mình một cách hữu hiệu về mặt chuyên môn và hiệu quả về mặt kinh tế.
Ngoài ra, kết quả kiểm toán còn đựơc coi như một nguồn thông tin khá tin cậy mà hệ thống QTDND cung cấp cho BHTGVN, NHNN và niêm yết công khai cho tất cả các thành viên được biết. Đặc biệt là trong những hoạt động kinh doanh bất thường của các quỹ này như: thành lập mới, giải thể, sát nhập, hợp nhất, chia tách các QTDND thì đánh giá của kiểm toán viên hay kết quả kiểm toán có vai trò hết sức quan trọng, thậm chí có tính quyết định mà không tài liệu nào có thể thay thế được.
- Cần tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ tại QTDND.
Hệ thống QTDND cần phải nâng cao công tác đào tạo cán bộ, cần được trang bị các kiến thức tổng hợp về nghiệp vụ ngân hàng cũng như các lĩnh vực liên quan khác, có khả năng sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, ngoại ngữ, có tác phong công nghiệp và kỷ luật cao, góp phần nâng cao hiệu suất lao động và giảm thiểu rủi ro; Với thực trạng về trình độ cán bộ tại các QTDND hiện nay thì hệ thống QTDND nên phối hợp cùng Chi nhánh
NHNN, Vụ các TCTD hợp tác hoặc Hiệp hội QTDND tăng cường hơn nữa công tác đào tạo này.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin. Đây không chỉ là xu thế của riêng một ngành nghề mà nó còn là cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng là nền tảng cho việc xây dựng các chương trình quản lý nghiệp vụ và xử lý thông tin chính xác, kịp thời.
3.3.4 Kiến nghị đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
a) Hoàn thiện quy chế giám sát
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2017, hoạt động giám sát của BHTGVN được thực hiện theo Quyết định số 628/QĐ-BHTG111 ban hành ngày 31/12/2010 của Tổng Giám đốc BHTGVN về việc “Hướng dẫn thực hiện quy chế giám sát từ xa đối với ngân hàng thương mại” và Quyết định số 629/QĐ-BHTG112 ngày 31/12/2010 của Tổng Giám đốc BHTGVN về việc “Hướng dẫn thực hiện quy chế giám sát từ xa đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tín dụng phi ngân hàng”.
Từ năm 2018 đến năm 2019, hoạt động giám sát của BHTGVN được thực hiện theo Quyết định số 2283/QĐ-BHTG của Hội đồng quản trị về việc ban hành “Quy chế giám sát đối với tổ chức tham gia BHTG” và Hướng dẫn số 428/HD-BHTG ngày 24/04/2018 của Tổng Giám đốc về việc “Hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát từ xa đối với tổ chức tham gia BHTG”. Tại các quy chế và hướng dẫn này, mặc dù một số chỉ tiêu giám sát đã được xây dựng gần với thông lệ quốc tế nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý và cảnh báo rủi ro trong xu thế hội nhập quốc tế. Do đó, BHTGVN cần nghiên cứu và sớm ban hành Quy chế giám sát mới và Hướng dẫn thực hiện quy chế để làm cơ sở thực hiện.
b) Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin
Hệ thống công nghệ thông tin của BHTGVN hiện nay mặc dù đã được đầu tư và cải tiến nhiều thông qua Dự án FSMIMS hợp phần BHTGVN nhưng vẫn còn một số hạn chế cả về phần cứng và phần mềm, chưa đáp ứng
được các yêu cầu xử lý về mặt nghiệp vụ nói chung và nghiệp vụ giám sát nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý cũng như xử lý các mặt nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ giám sát được hiệu quả, BHTGVN cần đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin một cách toàn diện.
Về phần cứng: Trang bị đầy đủ máy tính (bao gồm cả máy chủ và máy tính cá nhân) đáp ứng được yêu cầu lưu trữ, tra cứu phục vụ cho hoạt động giám sát. Đối với máy chủ phải đảm bảo lưu trữ được số liệu trong thời gian ít nhất là 5 năm, đồng thời phải có hệ thống máy chủ dự phòng để tránh rủi ro, mất mát dữ liệu khi xảy ra sự cố. Cùng với việc trang bị đầy đủ số lượng máy tính có cấu hình đủ mạnh để chạy các phầm mềm giám sát thì hệ thống máy tính của BHTGVN cần được kết nối với hệ thống máy tính của tổ chức tham gia BHTG để có thể tiếp nhận thông tin từ tổ chức tham gia BHTG một cách kịp thời mà trước mắt là kết nối với các tổ chức là Ngân hàng thương mại lớn. Về phần mềm: Cải tiến hoặc thay thế phần mềm cũ đang sử dụng bằng phần mềm mới với tính năng đồng bộ, có thể xử lý tất cả các khâu từ thu thập, khai thác, chuẩn hoá số liệu đầu vào đến việc xử lý, phân tích và cho ra các
mẫu biểu theo quy định.
c) Quan tâm công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ giám sát
BHTGVN cần quan tâm hơn nữa về công tác đào tạo, tập huấn cán bộ và sử dụng cán bộ một cách hiệu quả. Cần tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ giám sát có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng tổng hợp và phân tích số liệu, có khả năng đánh giá và nhận định tình hình hoạt động, phát hiện rủi ro cho các chi nhánh trong hệ thống. Hiện tại, Chi nhánh đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng cán bộ thực hiện nghiệp vụ giám sát, BHTGVN cần tổ chức nhiều các lớp tập huấn về nghiệp vụ để nâng cao chất lượng cán bộ giám sát hiện tại, đồng thời tuyển dụng những cán bộ có năng lực nhằm đáp ứng một cách tốt hơn yêu cầu công việc thời gian tới. Bên cạnh đó, việc sử dụng cán bộ phù hợp, đúng người, đúng việc cũng là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của nghiệp vụ giám sát.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hoạt động tài chính – ngân hàng đang ngày một phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, BHTGVN với chức năng và trọng trách của mình đã và đang thể hiện vai trò không thể thiếu để đảm bảo an toàn tài chính của quốc gia. Thông qua hoạt động giám sát các QTDND, BHTGVN đã góp phần duy trì sự phát triển an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính – ngân hàng, bảo vệ công khai, tích cực quyền lợi của người gửi tiền.
Trong những năm qua, hoạt động giám sát của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại thành phố Hà Nội đã có nhiều bước tiến đáng khích lệ. Chi nhánh là một trong các đơn vị đi đầu của BHTGVN trong việc triển khai thực hiện các quy trình nghiệp vụ giám sát. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập hiện nay, Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần khắc phục để có thể đáp ứng được với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của các QTDND. Do đó, hoạt động giám sát của Chi nhánh luôn cần được nghiên cứu, hoàn thiện và nâng cao chất lượng nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế trong từng thời kỳ cụ thể.
Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản như sau:
- Khái quát lý luận chung về hoạt động giám sát các tổ chức tham gia BHTG, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động giám sát QTDND của một số chi nhánh BHTGVN.
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động giám sát các QTDND của Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội, chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu và lý giải nguyên nhân của những điểm yếu này.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của Chi nhánh, kết hợp với định hướng phát triển của Chi nhánh, cũng như định hướng phát triển hoạt động giám sát nói chung của BHTGVN, luận văn đã đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm giải quyết những mặt còn hạn chế để hoàn thiện nghiệp vụ giám sát các TCTD của Chi nhánh, tập trung vào các nội dung: hoàn thiện đội ngũ nhân sự thực hiện hoạt động giám sát; hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động giám sát; nâng cao chất lượng thông tin đầu vào phục vụ hoạt động giám sát; hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát, quy trình giám sát và xử lý sau giám sát; hoàn thiện công nghệ, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giám sát và hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động giám sát. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao tính khả thi trong việc triển khai thực hiện các giải pháp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đây là vấn đề mang tính tổng hợp cao và sự hạn chế về trình độ cũng như thời gian của tác giả, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em mong muốn nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy giáo, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BHTGVN, Báo cáo thường niên các năm, Hà Nội.
2. BHTGVN (2008), Đề tài nghiên cứu ứng dụng “Xây dựng gói giải pháp tài chính kích thích kinh tế với mục tiêu chống suy giảm tăng trưởng giai đoạn 2009 – 2010”, Hà Nội.
3. BHTGVN (8/2009), Chiến lược phát triển BHTGVN giai đoạn 2009-2012 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2008), Vai trò của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội, Hà Nội.
5. Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội, 2016-2019. Báo cáo giám sát các năm 2016, 2017, 2018, 2019, Hà Nội.
6. Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội, 2016-2019. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016, 2017, 2018, 2019, Hà Nội.
7. Chính phủ (1999), Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, ban hành ngày 09/11/1999, Hà Nội.
8. Đặng Duy Cường (2008), Luận án thạc sỹ kinh tế - Hoàn thiện hệ thống BHTG tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
9. Hội đồng quản trị BHTGVN (2017), Quyết định số 2283/QĐ- BHTG về việc ban hành Quy chế giám sát đối với tổ chức tham gia BHTG, ban hành ngày 29/12/2017, Hà Nội.
10. Quốc hội (2012), Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, ban hành ngày 18/6/2012, Hà Nội.
11. Quốc hội (2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14, ban hành ngày 20/11/2017, Hà Nội.
12. Tổng Giám đốc BHTGVN (2018), Hướng dẫn số 428/HD- BHTG về việc Hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát đối với tổ chức tham