Khái Quát Về Trường Thcs Yên Bái, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa Khái Quát Chung: Trường Thcs Yên Bái Thành Lập Ngày 04 Tháng 07

Năng lực của giáo viên. Bên cạnh năng lực của người Tổ trưởng chuyên môn thì năng lực của giáo viên cũng đóng một vai trò rất quan trọng đết kết quả của hoạt động SHCM dựa trên tiếp cận NCBH. Người giáo viên có nắm vững quy trình SHCM dựa trên tiếp cận NCBH, nắm vững được các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực thì mới tạo được sự hứng thú đối với bài học của học sinh. Bên cạnh đó, SHCM theo NCBH cũng đòi hỏi GV phải có những kỹ năng, năng lực cần thiết khác như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng quan sát, ghi chép khi dự giờ….

Môi trường, bầu không khí trong tổ chuyên môn. Là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ để kết quả của SHCM dựa trên tiếp cận theo NCBH. Bầu không khí trong tổ chuyên môn có thoải mái, cởi mở, môi trường làm việc có thân thiện thì GV mới hào hứng tham gia NCBH.

Động lực của GV trong SHCM dựa trên tiếp cận NCBH. Là sự khao khát và tự nguyện của GV nhằm tăng cường những nỗ lực để thực hiện những mục tiêu của SHCM dựa trên tiếp cận theo NCBH. Trong NCBH, động lực chủ yếu thúc đẩy GV chính là sự hoàn thiện bản thân, khả năng nâng cao tay nghề nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Ngoài ra còn là sự cải thiện mối quan hệ đồng nghiệp giữa các thành viên trong tổ chuyên môn.


Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận “NCBH” là quá trình tác động từ Hiệu trưởng đến các tổ chuyên môn và giáo viên, giúp giáo viên có năng lực hợp tác, kỹ năng thực hiện các nội dung về NCBH. Qua các hoạt động về NCBH, giáo viên hiểu NCBH là cơ hội để phát triển năng lực bản thân khi tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận NCBH với bản chất hướng đến cá nhân nhưng lại thay đổi đến các thành phần tham gia.

Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận “NCBH” ở trường THCS gồm:

- Lên kế hoạch quản lý hoạt động TCM dựa trên tiếp cận “nghiên cứu bài học”;;

- Quản lý TTCM và GV trong hoạt động TCM dựa trên tiếp cận “NCBH”;

- Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động TCM dựa trên tiếp cận “nghiên cứu bài học”;

- Quản lý các điều kiện đảm bảo cho TCM dựa tiếp cận tiếp cận “nghiên cứu bài học”;

- Quản lý việc đánh giá kết quả TCM dựa tiếp cận “nghiên cứu bài học”;


Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng NCBH của hiệu trưởng trường phổ thông gồm: Các yếu tố chủ quan, các yếu tố kháchquan.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN TIẾP CẬN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” TẠI TRƯỜNG TRUNG

HỌC CƠ SỞ YÊN BÁI, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát về trường THCS Yên Bái, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa Khái quát chung: Trường THCS Yên Bái thành lập ngày 04 tháng 07

năm 1963. Nhà trường đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa và Phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Định. Trường THCS Yên Bái luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc, thiết thực của Đảng ủy, UBND xã Yên Bái, Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Phòng GD&ĐT Huyện Yên Định.

Trường THCS Yên Bái có đội ngũ cán bộ giáo viên đạt chuẩn về chất lượng. Số cán bộ giáo viên là Đảng viên chiếm 85%. Về trình độ chuyên môn 100% đạt chuẩn trong đó 100% đạt từ trình độ từ đại học trở lên. Tuổi đời của cán bộ giáo viên còn trẻ.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ giáo viên các trường THCS Yên Bái vẫn còn có một số hạn chế, đó là:

- Chất lượng đội ngũ không đồng đều, tỷ lệ giáo viên các bộ môn chưa được cân đối, thiếu ở một số môn tự nhiên, thừa ở một số bộ môn xã hội (đặc biệt là môn Văn).

- Một số cán bộ giáo viên còn hạn chế về năng lực quản lý, chưa thật sự quan tâm chú trọng đến công tác quản lý nền nếp các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là trong việc đôn đốc, kiểm tra hoạt động dạy học nói chung và hoạt động NCBH nói riêng, chưa nắm bắt kịp thời để phát hiện, xử lý những vi phạm xảy ra.

- Vấn đề bồi dưỡng năng lực quản lý thông qua việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý giữa thành viên trong nhà trường cũng chưa được quan tâm đúng mức.

- Có sự thay đổi nhân sự do một số giáo viên có khó khăn về địa lý, sức khỏe.

Thực trạng dạy học ở nhà trong những năm qua có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả cao về các mặt, tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay thì đội ngũ giáo viên cần phải cố gắng rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và chất lượng dạy học nói riêng.

Đội ngũ giáo viên có phẩm chất tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, nhiệt tình yêu nghề, đoàn kết, có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy cũng như trong công tác khác. Đa số giáo viên có cuộc sống ổn định tại Hà Nội nên họ thực sự an tâm công tác và gắn bó với nhà trường.

Trình độ giáo viên 100% đạt chuẩn (trình độ cao đẳng trở lên); tỷ lệ giáo viên trên chuẩn so với các trường THCS khác không cao. Nhiều giáo viên có kiến thức vững chắc, phương pháp giảng dạy tốt; tích cực học tập, bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Nhiều sáng kiến kinh nghiệm có giá trị trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp, số giáo viên giỏi cấp cơ sở chiếm tỷ lệ cao và được nâng lên hàng năm.

Cơ sở vật chất:

Hiện nay toàn trường có 20 phòng học, 3 phòng thực hành, 2 phòng học Tiếng Anh, 1 Thư viện, 2 phòng học Máy tính, 2 phòng học đa năng … Ngoài ra, còn có đầy đủ các phòng làm việc cho các bộ phận. 100% máy chiếu đa năng, hệ thống âm ly, đèn chống cận…

Thành tích đạt được từ năm 2011 đến năm 2016:

Về giáo dục học sinh: Trường THCS Yên Bái đã đạt được thành công lớn sau 2 năm đạt danh hiệu trường chuẩn Quốc Gia. Đặc biệt, trường đã xây

dựng được môi trường học tập theo mô hình phát triển năng lực HS phù hợp với xu hướng của thế giới, đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện của Chính phủ đề ra. Ngoài việc chú trọng đến giáo dục các môn văn hóa, học sinh trường THCS Yên Bái còn được tham gia các Câu lạc bộ Nghệ thuật, thể thao. Đồng thời, các em thường xuyên được tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, bổ ích. Học sinh của trường được tham gia học tập kỹ năng sống tại TTHTCĐ. Vì vậy, Nhà trường đã đạt chất lượng cao trên tất cả các mặt (Đức, Trí, Thể, Mỹ).

Bảng 2.1. Kết quả xếp loại văn hóa và đạo đức của học sinh trường THCS Yên Bái (2011 – 2016)

Năm học/ Số HS

Xếp loại văn hóa

Xếp loại hạnh kiểm

Giỏi

Khá

TB

Giỏi

Khá

TB

2011 - 2012

750

150

262

338

707

41

2

20%

35%

45%

94.3%

5.5%

0.2%

2012 – 2013

800

184

298

318

770

27

3

23%

37.3%

39.7%

96.2%

3.3%

0.4

2013 - 2014

770

193

251

325

763

7

0

25%

32.7%

42.3%

99.1%

0.9%

0%

2014 – 2015

820

202

282

336

797

21

2

24.7%

34.3%

41%

97.2%

2.6%

0.2%

2015-2016

789

207

276

306

773

16

0

26.2%

35%

38.5%

98%

2%

0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở Yên Bái - huyện Yên Định - Thanh Góa dựa trên tiếp cận “Nghiên cứu bài học” - 7

Bảng 2.2. Số lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi của học sinh trường THCS Yên Bái


Cấp

Năm học 2011 –

2012

Năm học 2012 -

2013

Năm học 2013 -

2014

Năm học 2014 -

2015

Năm học 2015-2016

Cấp TP

10

12

15

13

15


Cấp Huyện

30

32

35

40

42

Cấp Cụm

25

45

62

42

30

Cấp

Trường

52

60

71

90

88

Ngoài ra, học sinh của nhà trường còn đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi về Nghệ thuật (văn nghệ, vẽ tranh,…) và Thể dục thể thao (bóng đá, bóng bàn, hội khỏe Phù Đổng...)

Về bồi dưỡng đội ngũ: Nhà trường luôn chú trọng phát triển đội ngũ thông qua việc tuyển chọn và bồi dưỡng dưới 2 hình thức: bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng thường xuyên tại trường. Khuyến khích giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Bộ GD&ĐT, Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức, các khóa đào tạo, các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Nhà trường tổ chức được nhiều buổi tập huấn với các chủ đề như: “Tổng quan về nghiên cứu bài học”; “Dạy học tích hợp”; tập huấn về sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học; tổ chức các chuyên đề “Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh”…

Tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên tiếp cận “Nghiên cứu bài học”. Các tổ chuyên môn tích cực trong công tác dự giờ, đánh giá giáo viên. Qua đó, trao đổi về chuyên môn để tìm ra phương pháp hiệu quả nhất cho bài dạy…

2.1.2. Mục tiêu khảo sát

Nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS Yên Bái- Huyện Yên Định- Thanh Hóa dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" trong giai đoạn hiện nay.

2.1.3. Nội dung khảo sát

Thực trạng dạy học của TCM dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" tại trường THCS Yên Bái- Huyện Yên Định

Thực trạng hoạt động của TCM về dạy học dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" tại trường THCS Yên Bái- Huyện Yên Định- Thanh Hóa.

2.1.4. Đối tượng khảo sát

- Ban giám hiệu

- Giáo viên

- Học sinh

2.1.5. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu

- Phương pháp điều tra: Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" bằng hình thức khảo sát đối với CBQL, GV trường THCS Yên Bái- Huyện Yên Định- Thanh Hóa.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Để tìm hiểu những thành tựu (hiệu quả) và hạn chế (cái bất ổn) của công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" tại trường THCS Yên Bái, Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa những năm gần đây.

2.2. Thực trạng hoạt động TCM dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" tại trường THCS Yên Bái, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

2.2.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động TCM dựa trên tiếp cận “nghiên cứu bài học“

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về hoạt động NCBH của tổ chuyên môn đối với công tác dạy và học


Stt


Nội dung

Mức độ nhận thức (%)


Thứ bậc

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

1

CBQL ngoài nhà trường

78

22

0

2

2

CBQL trong nhà trường

100

0

0

1

3

Giáo viên

61

39

0

3


Kết quả điều tra ở bảng 2.3 thể hiện rõ nhận thức của các CBQL, giáo viên về nhận thức hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận NCBH là cần thiết và thiết thực cho hoạt động dạy và học. Trường THCS Yên Bái có CBQL là những người đã được tập huấn và trang bị các kiến thức về NCBH nên 100% người được hỏi đồng ý NCBH rất quan trọng đối với công tác dạy và học trong nhà trường. CBQL khác ngoài nhà trường cơ bản cũng đồng ý với nội dung trên. Giáo viên nhà trường có 61% cho rằng

NCBH ở tổ chuyên môn là rất quan trọng, số còn lại cho rằng quan trọng đối với công tác dạy và học

Qua phỏng vấn giáo viên, có thể thấy một số vẫn chưa hiểu rõ, nhận thấy rõ tầm quan trọng của NCBH đối với công tác dạy của giáo viên vì học chưa hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động này CBQL nhà trường cần nhận thức sâu sắc các nội dung này và phân tích đặc điểm, tình hình cụ thể để có chiến lược rõ ràng, chi tiết, ứng dụng cao:

Thứ nhất, cần xây dựng Kế hoạch NCBH trong nhà trường căn cứ tình hình thực tế của nhà trường.

Thứ hai, tập huấn cho tập thể giáo viên nhà trường, phổ biến tất cả các nội dung về NCBH ở tổ chuyên môn. Qua đó, giáo viên hiểu – biết – thực hiện một cách hiệu quả.

Thứ ba, BGH nhà trường sát thực với giáo viên nhà trường, phù hợp với tất cả các đối tượng giáo viên đặc biệt là đối tượng giáo viên cao tuổi và giáo viên trẻ, khích lệ sự tham gia của tất cả thành viên trong nhà trường.

Thứ tư, BGH nhà trường tạo môi trường giao lưu trong cụm trường, liên trường và toàn huyện.

2.2.2. Thực trạng mục tiêu, nội dung hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận NCBH

Bảng 2.4. Thực trạng mục tiêu, nội dung hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp NCBH


Stt


Nội dung

Mức độ nhận thức

Thứ bậc

Mức độ thực hiện

Thứ bậc


Rất quan trọng


Quan trọng


Không quan trọng


Tốt


Khá


Trung bình

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Thống nhất về mục tiêu bài dạy

33

80

6

15

2

5

1

20

49

17

41

4

10

4

2

Nội dung trọng tâm bài dạy

29

71

10

24

2

5

3

24

59

16

39

1

2

2

3

Lựa chọn phương pháp dạy học đổi mới phù hợp cho

từng nội dung, từng bài


27


66


11


27


3


7


4


25


61


16


39


0


0


1

Nội dung, hình thức kiểm

tra, đánh giá.

25

61

13

32

3

7

5

12

29

26

63

3

8

5

5

Phân công giáo viên dạy bài dạy minh hoạ

31

76

8

20

2

4

2

19

46

21

51

1

3

3

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2022