Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Dựa Trên Tiếp Cận “Ncbh”

So sánh sự khác biệt giữa SHCM truyền thống và SHCM dựa trên tiếp cận NCBH


Nội dung

SHCM truyền thống

SHCM dựa trên tiếp

cậnNCBH


Mục đích

- Đánh giá, xếp loại giờ dạy

- Tập trung vào hoạt động dạy của giáo viên

- Thống nhất cách dạy để các giáo viên cùng thực hiện.

- Tìm giải pháp để nâng cao kết

quả học tập của học sinh

- Tập trung vào hoạt động học của học sinh

- Mỗi giáo viên tự rút ra

bài học để áp dụng.


Thiết kế bài dạy


- Một giáo viên thiết kế và dạy minh họa.

- Thực hiện theo đúng nội dung, quy trình, các bước thiết kế theo quy định.


- Một nhóm GV thiết kế. Một GV dạy minh họa.

- Dựa vào trình độ của HS để lựa chọn nội dung, phương pháp, quy trình

dạy học cho phù hợp.


Dạy minh hoạ - Dự giờ

Người dạy minh họa

- Dạy theo nội dung kiến thức có trong sách giáo khoa.

- Thực hiện theo đúng nội dung, quy trình, các bước thiết kế theo quy

định.

Người dạy minh họa

- Điều chỉnh các nội dung dạy học phù hợp.

- Thực hiện tiến trình giờ học linh hoạt, sáng tạo dựa trên khả năng của học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở Yên Bái - huyện Yên Định - Thanh Góa dựa trên tiếp cận “Nghiên cứu bài học” - 4

Người dự

-Ngồi cuối lớp học, quan sát cử chỉ việc làm của giáo viên, ghi chép, quan sát cử chỉ, việc làm của giáo viên.

- Tập trung xem xét giáo viên dạy có đúng các quy định không.

- Đối chiếu với các tiêu chí đánh giá xếp loại giờ học

Người dự

- Đứng hai bên, phía trước lớp học quan sát, vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh.

- Tập trung quan sát học sinh học thế nào.

- Suy nghĩ, phát hiện khó khăn trong học tập của học sinh đưa ra các biện pháp khắc phục.


Thảo luận về giờ dạy

- Dựa trên tiêu chí có sẵn,

đánh giá xếp loại giờ dạy.

- Tập trung nhận xét phân tích hoạt động của giáo viên.

- Ý kiến nhận xét, đánh giá mang tính mổ xẻ, chỉ trích, chủ quan.

- Người chủ trì xếp loại giờ dạy, thống nhất cách dạy cho tất cả giáo viên

- Dựa trên kết quả học

tập của

học sinh rút kinh nghiệm.

- Tập trung phân tích việc học của HS, đưa ra minh chứng cụ thể.

- Mọi người cùng phát hiện vấn đề học của HS, tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục.

- Người chủ trì tóm tắt vấn đề, tìm nguyên nhân và giải pháp. Mỗi GV tự rút ra bài học.


Như vậy, NCBH là quá trình GV cùng nhau nghiên cứu, học hỏi từ thực tế. Hoạt động này có kế hoạch, thực hiện thường xuyên, thông qua những bài học, môn học tại trường, lớp mình nhằm nâng cao năng lực chuyên môn-nghiệp vụ gắn với đảm bảo cơ hội học tập và nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học của từng HS.

1.2.4. Hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận “NCBH”

1.2.4.1. Định nghĩa hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận “NCBH”ở trường THCS

Hoạt động của tổ chuyên môn trong trường phổ thông chính là hoạt động giảng dạy các môn học được phân công mà các thành viên của tổ đã được đào tạo ở các trường sư phạm theo chuẩn đào tạo. Đây là hoạt động quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường, nó đòi hỏi sự tuân thủ nội dung chương trình của Bộ GD&ĐT và có sự vận dụng năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mỗi địa phương và mỗi nhà trường.

Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, của địa phương và của nhà trường về giáo dục; là nơi trực tiếp thực hiện mọi quá trình chỉ đạo đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Tổ chuyên môn cũng là nơi để các thành viên trong tổ trao đổi các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ, tâm tư, tình cảm; là cầu nối giữa các thành viên trong tổ tạo ra sự gắn kết, sức mạnh của cả tập thể không chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mỗi nhà trường.

Hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận NCBH cũng là hoạt động sinh hoạt chuyên môn nhưng ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học như thế nào? học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào? Qua hoạt động này, mỗi giáo viên tự rút ra kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, tự hoàn thiện kỹ năng, năng lực giảng dạy của bản thân để phù hợp với các đối tượng học sinh.

Vì vậy, quản lý tổ chuyên môn của Hiệu trưởng, của TTCM tốt sẽ nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường.

1.2.4.2. Các bước của quá trình NCBH ở trường THCS

Hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận NCBH không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh học chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập; giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, trường mình. Qua hoạt động này, giáo viên dạy, giáo viên tham dự tự điều chỉnh các hình thức, phương pháp đối với học sinh, giúp giáo viên tự bồi dưỡng năng lực cho bản thân. NCBH để đánh giá hoặc cung cấp cho giáo viên những thông tin phản hồi về thực tiễn dạy học. Giáo viên thực hiện NCBH thì thu thập được những nhận xét, kết quả cho việc sử dụng các phương pháp của mình đến sự tư duy của học sinh. Có nhiều cách phân chia các bước của quá trình NCBH.

Stigler và Hiebert (1999) chia quá trình NCBH thành 8 bước cụ thể:

+ Lập kế hoạch nghiên cứu bài học.

+ Dạy học và quan sát các bài học nghiên cứu.

+ Đánh giá, nhận xét các bài học đã được dạy.

+ Chỉnh sửa các bài học dựa trên sự góp ý, bổ sung sau những gì thu thập được sau khi tiến hành bài học nghiên cứu lần 1.

+ Tiến hành dạy các bài học đã được chỉnh sửa.

+ Tiếp tục đánh giá, nhận xét kết quả lần 2.

+ Đưa vào ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy học.

Lewis (2002) chia quá trình nghiên cứu bài học thành 4 bước:

+Tập trung vào bài học nghiên cứu.

+Đặt kế hoạch cho bài học nghiên cứu.

+Dạy và thảo luận về bài học nghiên cứu.

+Suy ngẫm và tiếp tục dạy hay đặt kế hoạch tiếp theo. [10]

Ở Việt Nam, hoạt động tổ chuyên môn (TCM) dựa trên tiếp cận nghiên cứu bài học (NCBH) cần được thực hiện theo chu trình 4 bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu

- Giáo viên (GV) cần xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh (HS) cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học), đảm bảo phù hợp với trình độ của HS, năng lực chuyên môn của GV.

- Các GV trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn...

- Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi tham gia các hoạt động học tập và các tình huống xảy ra và cách xử lý (nếu có)…

- TTCM giao cho GV trong nhóm soạn giáo án của bài học nghiên cứu, trao đổi với các thành viên trong tổ để chỉnh sửa lại giáo án.

- Các thành viên khác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận sau khi tiến hành bài học nghiên cứu.

Bước 2. Tiến hành bài giảng minh họa (BGMH) và dự giờ

Sau khi hoàn thành giáo án của bài học nghiên cứu chi tiết, một GV sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu (BGMH) ở một lớp học cụ thể, các GV còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học. GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh; không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa; khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm HS, những khó khăn vướng mắc, thái độ tình cảm của học sinh... Quan sát tất cả đối tượng học sinh, không được “bỏ rơi” một HS nào.

GV cần từ bỏ thói quen đánh giá giờ qua hoạt động của GV dạy, người dự cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy. Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết. Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS trong giờ học,

có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp, việc học của HS. Thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của GV về HS trong từng hoàn cảnh khác nhau. Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.

Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về BGMH

Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt chuyên môn (SHCM), là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn, TTCM cần phát huy được vai trò, năng lực của người chủ trì, động viên toàn bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho BGMH, cần nhấn mạnh những điểm nổi bật và không xếp loại giờ dạy.

Bước 4: Áp dụng

Trên cơ sở BGMH giáo viên nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, suy ngẫm áp dụng vào bài học hàng ngày cho phù hợp, đạt hiệu quả tốt. [5]

1.2.4.3. Nguyên tắc SHCM dựa trên tiếp cận NCBH

Các nguyên tắc áp dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn theo NCBH cho bài học hàng ngày:

Nguyên tắc 1. Từ bỏ phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt kiểu thuyết trình truyền thống. Trong những giờ học như vậy, GV thiên về giải thích các kiến thức, còn HS học một cách thụ động. Cách dạy như vậy trước mắt có thể không ảnh hưởng đến kết quả thi cử, tuy nhiên về lâu dài tạo nên nhiều thói quen có hại cho cuộc sống của học sinh như không có tư duy độc lập mà theo tâm lý đám đông. Mặt khác, cách dạy này triệt tiêu sự tham gia tích cực của học sinh vào bài giảng, không khuyến khích sự hợp tác trong học tập giữa học sinh với học sinh. Cách dạy học như vậy theo một nghiên cứu của Mỹ, sau sáu tháng người học chỉ lưu giữ được khoảng 5% những gì đã được nghe giảng. Để giải quyết tình trạng này, GV cần biết chấp nhận mọi học sinh, không được bỏ rơi các em học yếu, kém. Chuyển đổi phương pháp truyền thụ một chiều

thành phương pháp dạy học có sự tham gia tích cực của người học, phát triển năng lực người học. Những yếu tố sau cần được đưa vào bài học hàng ngày:

- Các hoạt động tìm tòi, khám phá dựa trên kiến thức đã biết, nội dung kiến thức và các đồ dùng dạy học trực quan.

- Các hoạt động của nhóm nhỏ chỉ gồm 3 đến 4 học sinh.

- Đối thoại, thảo luận, chia sẻ ý kiến giữa GV với HS, giữa HS với HS.

Bằng việc học qua giao tiếp, học sinh không những chiếm lĩnh được kiến thức khoa học mà còn xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hợp tác và phát triển kỹ năng sống.

Nguyên tắc 2. Sử dụng thiết bị dạy học thực tế. Bài học là của HS, bài học cần được gắn liền với thực tiễn cuộc sống của các em. Chống lại các giờ học lý thuyết suông, thiếu thực tiễn, thực hành.

Nguyên tắc 3. Hoạt động nhóm nhỏ hiệu quả, chống lại các hiện tượng ỷ lại, hiện tượng tách nhóm (bị bỏ rơi từ nhóm trung bình xuống nhóm yếu, kém).Trong thực tiễn dạy học hiện nay có những trường hợp tổ chức nhóm thảo luận không hiệu quả. Giáo viên chỉ đối thoại với nhóm trưởng và thư ký, các thành viên khác của nhóm bị bỏ rơi, lâu dần sẽ bị rỗng kiến thức và lọt xuống nhóm HS yếu, kém. Do đó cần sử dụng các kỹ thuật hoạt động nhóm tích cực như khăn phủ bàn, các mảnh ghép, động não, …

Nguyên tắc 4. Giao nhiệm vụ học tập vừa sức, không quá dễ, nhưng không quá khó. Giao nhiệm vụ quá đơn giản, dễ dàng cho HS dẫn đến các em ở nhóm khá, giỏi không phát triển được năng lực ở mức cao hơn. Do vậy trong thực tiễn dạy học cần giao những nhiệm vụ cao hơn, có tính thách thức hơn cho các HS nhóm khá giỏi. Mặt khác, cũng có những nhiệm vụ riêng có tính phân hóa đối với các HS ở nhóm yếu, kém. Những nhiệm vụ học tập này không quá khó, nằm trong khả năng vươn tới của HS yếu, kém. Những HS ở mức trung bình cũng cần những nhiệm vụ học tập riêng, đòi hỏi phải nỗ lực để chiến lĩnh. Nếu không thực hiện đầy đủ nguyên tắc này thì dẫn đến hiệu quả bài học không cao.

Nguyên tắc 5. Chia sẻ ý kiến, ý tưởng để xây dựng mối quan hệ GV- HS, HS-HS. [16, tr. 37-39]

1.2.4.4. Nội dung hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận NCBH ở trường THCS

Trong phạm vi nghiên cứu này, luận văn xác định hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận NCBH được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch NCBH

- Lập kế hoạch dạy học và triển khai kế hoạch;

- Phân công giáo viên cốt cán (hoặc giáo viên tự nguyện) lựa chọn, nghiên cứu bài dạy.

Bước 2: Tổ chuyên môn thảo luận về mục tiêu, nội dung bài dạy

- Xác định mục tiêu bài dạy;

- Xác định nội dung trọng tâm bài dạy;

- Xác định phương pháp đổi mới áp dụng cho từng nội dung, từng bài;

- Xác định nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá;

- Phân công dạy minh hoạ.

Bước 3: Tổ chuyên môn yêu cầu GV soạn, tiến hành dạy thể hiện sự sáng tạo của cá nhân

Bài học minh hoạ (BHMH) cần phải thể hiện tính sáng tạo, áp dụng các PPDH và KTĐG mới để cùng nghiên cứu thông qua dự giờ, suy ngẫm, chia sẻ. Ví dụ như điều chỉnh mục tiêu bài học; chọn nội dung thí dụ cho bài học; thiết kế các hoạt động theo tiến trình linh hoạt; bố trí chỗ ngồi của học sinh sáng tạo; đặt câu hỏi hay, đào sâu suy nghĩ của học sinh, để học sinh hứng thú, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh,… Nên tôn trọng và khuyến khích sự tự chủ, sáng tạo của giáo viên khi soạn bài với ý tưởng mới. Mục tiêu, nội dung và phương pháp của giờ học do giáo viên dạy minh hoạ chủ động lựa chọn. Do đó, giáo viên dạy minh hoạ cần tự quyết định mục tiêu bài học, lựa chọn nội dung, TBDH, kết cấu và tiến trình bài học.

Yêu cầu của Tổ chuyên môn đối với một tiết dạy dựa trên tiếp cận NCBH tốt là một bài học có sự sáng tạo, thể hiện một hay các khía cạnh sau:

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí