Đặc Điểm Phần “Điện Học” Vật Lí Lớp 11 Nâng Cao Trung Học Phổ Thông Theo Hướng Nghiên Cứu Của Đề Tài


Quy trình phát triển cho HS năng lực làm việc với SGK VL trong dạy học được thực hiện theo quy trình xác định gồm ba giai đoạn: xác định KN, tổ chức rèn luyện và đánh giá. Giai đoạn xác định KN bao gồm: xác định mục tiêu, phân tích nội dung và yêu cầu bài học, xác định KN cần làm việc với SGK, lập ế hoạch tổ chức rèn luyện. Giai đoạn tổ chức rèn luyện bao gồm: định hướng, HS làm việc với SGK, thảo luận, tổng ết. Giai đoạn đánh giá bao gồm: tổ chức iểm tra, đánh giá ết quả. Quy trình tổ chức rèn luyện KNLV với SGK VL cho HS trong dạy học được thực hiện qua hai giai đoạn: Chuẩn bị, Tổ chức rèn luyện. Giai đoạn Chuẩn bị bao gồm: xác định mục tiêu, phân tích bài dạy, xác định KN cần rèn luyện, lập ế hoạch tổ chức rèn luyện. Giai đoạn Tổ chức rèn luyện bao gồm: định hướng, HS làm việc với SGK, thảo luận, tổng ết.

Khảo sát thực trạng sử dụng SGK VL trong dạy học ở một số trường THPT cho thấy: phần lớn HS nhận thức tốt vai trò của việc sử dụng SGK trong học tập, đa số HS sử dụng SGK trong học tập VL. Tuy nhiên, hầu hết HS hông có KNLV với SGK để hai thác tốt SGK trong học tập môn VL. Việc GV định hướng cho HS sử dụng SGK trong học tập còn mang tính tự phát, tùy hứng, hông có PP và mục tiêu cụ thể. Đồng thời GV cũng hông giúp cho HS thấy được các chức năng và vai trò của việc sử dụng SGK trong học tập bộ môn. GV chưa chú ý đến việc tổ chức cho HS sử dụng SGK và chưa chú trọng việc rèn luyện cho HS các KNLV với SGK VL. Đặc biệt, việc iểm tra đánh giá ết quả học tập của HS ở các trường THPT chưa hướng đến iểm tra, đánh giá năng lực tự học của HS. Do đó, hiệu quả sử dụng SGK VL trong dạy học còn rất hạn chế.

Vì vậy, nghiên cứu về phát triển năng lực làm việc với SGK VL trong dạy học ở THPT có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và phát triển năng lực tự học của HS.


CHƯƠNG 3

TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ LỚP 11 NÂNG CAO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC

VỚI SÁCH GIÁO KHOA


3.1. Đặc điểm phần “Điện học” Vật lí lớp 11 nâng cao trung học phổ thông theo hướng nghiên cứu của đề tài

Phần Điện học” VL lớp 11 nâng cao THPT là phần đầu tiên trong chương trình VL 11chương trình nâng cao được chia thành 03 chương. Phần này được quy định giảng dạy trong 43 tiết. Trong đó, có 30 tiết nghiên cứu iến thức mới, 07 tiết bài tập, 04 tiết thực hành, 02 tiết iểm tra định ì (01 bài iểm tra hệ số 2, 01 bài

iểm tra cuối học ì). Phần Điện học” VL 11 nâng cao THPT còn có 02 bài đọc thêm, và đều có phần tóm tắt iến thức cuối mỗi chương. Như vậy, các iểu bài học thuộc phần Điện học” VL 11 nâng cao THPT há phong phú.

Nội dung iến thức cơ bản thuộc phần Điện học” VL 11 nâng cao THPT phần lớn đã được đề cập ở chương trình vật lí THCS. Mặt hác, SGK VL 11 NC được các tác giả chọn lọc đưa vào các ênh thông tin phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho HS dễ lĩnh hội iến thức, phát huy tính sáng tạo và hả năng tự học,….Đây là một trong những thuận lợi lớn cho HS hi học và thuận lợi cho GV tổ chức các hoạt động nhận thức để nghiên cứu iến thức bài học của phần này. Tuy nhiên, so với chương trình vật lí THCS, iến thức cơ bản thuộc phần Điện học” VL 11 nâng cao THPT được mở rộng, đào sâu hơn, có nhiều công cụ toán học được hai thác, vận dụng vào bài học VL. Nếu ở bậc THCS, SGK VL chỉ trình bày các hiện tượng, quy luật VL ở mức độ định tính thì ở VL lớp 11 NC trình bày ết hợp giữa định tính và định lượng. Điều này đòi hỏi HS có mức tư duy cao hơn và cần các công cụ toán học phức tạp hơn để hỗ trợ nghiên cứu iến thức sâu hơn. Có những nội dung iến thức VL dễ dàng được hái quát hoá thông qua sử dụng công cụ toán học, mang lại sự tin tưởng vào tính hoa học của bộ môn. Chẳng hạn: hi cần nêu lên đặc điểm của công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm dịch chuyển theo quỹ đạo bất ì trong điện trường


đều, SGK VL 11 nâng cao đã sử dụng việc chia nhỏ quỹ đạo chuyển động của điện tích điểm thành những đoạn rất nhỏ xem như đoạn thẳng. Sau đó, tính công của lực điện trên từng đoạn nhỏ đó và sử dụng tính chất cộng để hái quát hoá về đặc điểm của công của lực điện. Ở chương trình vật lí THCS, một số thí nghiệm sử dụng ở mức độ minh hoạ thì ở VL 11 THPT lại yêu cầu sử dụng thí nghiệm hảo sát, chứng minh thông qua các thông tin hỗ trợ được cung cấp ở ênh hình, ênh chữ.

Mặc dù nhiều iến thức há trừu tượng, hó trực quan hóa trong hầu hết các nội dung bài học, nhưng các tác giả SGK VL 11 nâng cao đã đưa vào các loại thông tin hỗ trợ há đa dạng và phong phú như: hình vẽ, hình ảnh, bảng biểu, đồ thị, sơ đồ, câu hỏi nêu vấn đề và gợi mở, câu hỏi củng cố, bài tập áp dụng, bài đọc thêm, những thông tin ứng dụng thực tế của bài học. Những ênh thông tin này có ý nghĩa quan trọng để HS tìm hiểu iến thức, dễ tư duy, và tạo cơ hội cho HS tự học tập, nghiên cứu. Các ênh thông tin này chiếm một lượng đáng ể trong bài VL như thống ê ở Bảng 3.1.

Các nội dung iến thức của các bài học, tiết học của phần Điện học” được phân phối thuận lợi cho GV tổ chức cho HS làm việc với các ênh thông tin trong SGK VL để đạt được mục tiêu dạy học. Mỗi modul” iến thức phức tạp đều được hỗ trợ bởi các ênh thông tin được chọn lọc đắt nhất”, và mỗi nội dung iến thức đều được trình bày một cách có ý đồ”, tạo thuận lợi cho GV hai thác, phát huy năng lực HS một cách cao nhất có thể, tuỳ vào tài nghệ dạy học của GV và PP hai thác.

Bảng 3.1. Thống kê kênh thông tin phần “Điện học”


STT

Loại thông tin

SL

1

Hình vẽ

129

2

Hình ảnh

38

3

Bảng biểu

13

4

Đồ thị

18

5

Câu hỏi nêu vấn đề và gợi mở

Ci


64

6

Câu hỏi củng cố

64

7

Bài tập áp dụng

75

8

Bài đọc thêm

02

9

Thông tin ứng dụng thực tế (Em có biết?)

14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần điện học Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông - 12


Từ thống ê các loại thông tin hỗ trợ tìm hiểu nội dung iến thức, có thể nhận thấy rằng làm việc và biết cách làm việc với các ênh thông tin trong SGK VL 11 nâng cao là rất cần thiết. Việc HS làm việc với các ênh thông tin của SGK VL một cách thường xuyên và có PP sẽ giúp HS lĩnh hội iến thức với chất lượng cao, mang lại ết quả học tập cao hơn. Từ đó sẽ ích thích được tinh thần tự lực, chủ động học tập, nghiên cứu của HS. Đây là các mục tiêu quan trọng mà giáo dục hiện đại hướng tới. Do vậy, trong dạy học VL, GV cần chú ý tổ chức rèn luyện cho HS các KN cần thiết một cách hoa học, có phương pháp, có quy trình phù hợp. Dưới đây, trình bày quy trình tổ chức rèn luyện KNLV với SGK VL cho HS trong dạy học.

3.2. Tổ chức rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với sách giáo khoa

Tùy thuộc kỹ năng hiện có của HS và điều kiện dạy học, GV lựa chọn hình thức và mức độ tổ chức rèn luyện cho học sinh KNLV với SGK VL. Việc này cần được tiến hành có kế hoạch sao cho các em vừa được rèn luyện ở lớp học vừa tự rèn luyện ở nhà, vừa làm việc với kênh chữ vừa làm việc với ênh hình. Có như vậy, việc rèn luyện cho học sinh KNLV với SGK sẽ đạt hiệu quả cao nhất có thể. Do đó, đề tài xác định việc tổ chức rèn luyện cho HS kỹ năng làm việc với SGK được thực hiện ở cả trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp, tổ chức làm việc với kênh chữ và với ênh hình. Trong đó, GV chú trọng việc tổ chức rèn luyện cho HS làm việc với SGK ngay tại lớp. HS vừa thực hiện theo hướng dẫn của GV trên lớp, vừa chú trọng làm rèn luyện ở nhà vào các tình huống tương tự.

3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp

Việc rèn luyện KNLV với SGK trong giờ lên lớp có thể được thực hiện ở tất cả các kiểu bài học, các giai đoạn, các khâu trong tiến trình dạy học. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong một giờ lên lớp chỉ nên tổ chức từ một đến ba hoạt động nhằm rèn luyện KNLV với SGK cho HS, không nên sử dụng trong tất cả các khâu, các bài hay các giai đoạn [85]. Các hoạt động mà GV chọn lựa phải có tác dụng cụ thể, có ý đồ sư phạm rõ ràng và được cân nhắc một cách cẩn thận để có thể rèn cho HS KN đã xác định. GV cần đảm bảo dành thời gian hợp lí cho hoạt động rèn luyện KNLV với SGK VL. Bởi lẽ, thời gian của một tiết học là có hạn nhưng phải


đảm bảo tất cả các hoạt động cần thiết, hai thác đầy đủ nhất kiến thức cơ bản của bài học đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, KN, thái độ.

Hơn nữa, trình độ, năng lực của HS là không giống nhau, do đó, để có hiệu quả trong việc tổ chức, GV cần phải theo dõi, giúp đỡ HS và điều chỉnh kịp thời. Quá trình tổ chức này có thể sử dụng một hoặc nhiều công cụ hỗ trợ, chẳng hạn: phiếu học tập, bản đồ tư duy, bài tập trắc nghiệm hiển thị trên màn hình,… Đồng thời, GV có thể tổ chức rèn luyện cho từng HS, hoặc nhóm HS, hoặc vừa theo nhóm vừa theo cá nhân HS trong điều kiện thực tiễn thích hợp. Cần quan tâm tới các đối tượng HS cá biệt về năng lực học tập. Trong quá trình này, GV nên có biện pháp kích thích hứng thú làm việc của các em bằng các hình thức khen ngợi,

hen thưởng. Chẳng hạn: cho điểm số tốt, tuyên dương và đề nghị tuyên dương ghi vào sổ ghi đầu bài,… GV cần đảm bảo không khí học tập thoải mái, linh hoạt, phát huy và tôn trọng khả năng sáng tạo của các em. Việc đưa ra lời khen hoặc lời tuyên dương cần phải thực tế, chính xác, không nên quá cầu kì, sai thực tế có thể sẽ gây hiểu nhầm, tổn thương tâm lí của các em và sẽ đem lại hiệu quả giáo dục không cao.

3.2.2. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa ngoài giờ lên lớp

Hoạt động học tập trong giờ lên lớp của HS cho dù HS và GV có nỗ lực đến mấy thì cũng hông thể giải quyết triệt để mục tiêu học tập, rèn luyện KN do nhiều yếu tố khách quan. Do vậy, việc tiếp tục tổ chức cho HS rèn luyện KN làm việc với SGK ngoài giờ lên lớp là hết sức cần thiết [85].

HS tự học tập ngoài giờ lên lớp nói chung và làm việc với SGK ngoài giờ học có nhiều thuận lợi. Chẳng hạn, các em không bị giới hạn thời gian luyện tập, các em tự làm việc theo ý thích, năng lực cá nhân, có không gian riêng, thời gian riêng do các em lựa chọn và sắp xếp. Bên cạnh đó, làm việc với SGK ngoài giờ lên lớp cũng có một số hó hăn nhất định như hông có sự hướng dẫn, giám sát, điều chỉnh trực tiếp và kịp thời của GV. Do đó, đòi hỏi HS phải có ý thức tự giác cao và HS chắc chắn phải tiếp tục giải quyết nhiệm vụ học tập chưa thật sự hoàn chỉnh trên lớp [85]..


Để có thể tổ chức tốt hoạt động rèn luyện KNLV với SGK cho HS ngoài giờ lên lớp, GV cần phải xác định các KN cụ thể cần rèn luyện, phương pháp tổ chức rèn luyện, các yêu cầu HS cần đạt được trong quá trình rèn luyện.

Chẳng hạn, GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà đọc để tìm ý chính của một đoạn trong bài học được trình bày trong SGK, tóm tắt kiến thức cơ bản của bài học đã học bằng cách vẽ bản đồ tư duy, thuyết trình trước lớp về bản đồ tóm tắt của mình, trình bày bằng lời nội dung của một hình vẽ, một đồ thị,… Từ đó đưa ra các yêu cầu cụ thể để HS làm việc ở nhà, hướng dẫn một cách chi tiết các bước mà HS cần thực hiện để đảm bảo HS có thể thực hiện được và có biện pháp kiểm tra kết quả làm việc của HS.

GV nên có các phương án yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà một cách vừa sức, có tính ích thích được hứng thú học tập, thúc đẩy sự nỗ lực, tò mò tìm kiếm kiến thức của các em. Đồng thời, GV định hướng hoạt động tự lực của HS, sao cho nếu các em thực sự nỗ lực thì sẽ giải quyết được nhiệm vụ học tập, tiếp thu tốt bài học hôm sau, củng cố tốt bài đã học. Nếu HS giải quyết được nhiệm vụ HS sẽ gặp yếu tố bất ngờ thú vị, và mang tính có liên quan giữa những nhiệm vụ được giao về nhà với việc giải quyết tốt nhiệm vụ học tập mới. Bởi lẽ, hoạt động ngoài giờ lên lớp các em không chịu bất kì sự giám sát trực tiếp nào của GV. Kết quả này sẽ tạo cho các em hứng thú hơn trong việc tự học, tự nghiên cứu, và là nền tảng cho việc học tập suốt đời, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, xã hội học tập phù hợp xu thế của thời đại.

Quá trình rèn luyện KNLV với SGK VL cho HS ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học nói chung và năng lực làm việc với SGK VL của HS một cách rất thuận lợi. Năng lực làm việc với SGK VL thực sự rất cần thiết đối với HS khi học tập môn VL, và HS không phải ngẫu nhiên, tùy hứng mà có. NLLV với SGK VL cần được rèn luyện lâu dài, bền bỉ trong quá trình học tập ngay cả trong giờ học và ngoài giờ học. Ngoài ra, cần tổ chức cho HS làm việc cả kênh hình và kênh chữ để giúp HS khai thác triệt để phương tiện dạy học này.


3.2.3. Phương pháp tổ chức làm việc với kênh chữ

Tùy thuộc vào KN cần rèn luyện, PP tổ chức rèn luyện KNLV với ênh chữ được xác định với hai PP cơ bản: tổ chức cho HS thu thập thông tin từ ênh chữ, tổ chức cho HS trình bày trực quan hóa ênh chữ.

Tổ chức cho HS thu thập thông tin từ ênh chữ: có nhiều hoạt động có thể tổ chức để HS thu thập thông tin từ ênh chữ của SGK VL. Trong quá trình dạy học, GV cần tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động nhằm giúp HS rèn luyện KN thu thập thông tin từ ênh chữ như: tổ chức cho HS đọc đoạn văn, xác định các từ hóa, trình bày tóm tắt ênh chữ trước lớp, viết báo cáo ngắn, tóm tắt nội dung của đoạn văn dưới dạng một đề cương hái quát…

Ví dụ: Cho HS đọc và trình bày tóm tắt đoạn thông tin về tương tác gần và tương tác xa, trang 18, SGK VL 11 nâng cao. HS có thể tóm tắt như Sơ đồ 3.1:


không tiếp xúc, có thể tương tác

Gần

Hai loại

tương tác

Tốc độ truyền vô hạn (trái thực tế)

không tiếp xúc, tương tác nhờ một thực thể truyền lực

Xa

Tốc độ truyền tương tác hữu hạn


Sơ đồ 3.1. Hai loại tương tác

Tổ chức cho HS trình bày trực quan hóa ênh chữ: Đây là hoạt động chuyển các thông tin của ênh chữ thành các dạng ênh hình. Việc làm này sẽ giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng các iến thức vừa được học, đồng thời nó cũng tạo được sự hưng phấn trong học tập và góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Tùy thuộc vào đặc điểm của iến thức được trình bày trong ênh chữ, GV có thể tổ chức cho HS trình bày trực quan hóa ênh chữ bằng lược đồ, sơ đồ, bảng iến thức hoặc bản đồ tư duy.

Ví dụ: Cho HS đọc và lập sơ đồ tóm tắt nội dung cơ bản về tính chất của đường sức điện trường, HS có thể tóm tắt như Sơ đồ 3.2 dưới đây.



Sơ đồ 3.2. Tính chất của đường sức điện trường


3.2.4. Phương pháp tổ chức làm việc với kênh hình

Phương pháp tổ chức rèn luyện KNLV với kênh hình rất đa dạng và phong phú, tùy vào khả năng sáng tạo của GV. Để rèn luyện KNLV với kênh hình cho HS, giáo viên chỉ đóng vai trò làm mẫu, hướng dẫn chứ không làm thay HS việc phân tích, giải nghĩa hình để rút ra các kiến thức cần nắm. Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng các cách như: đàm thoại gợi mở với hình, tổ chức HS thảo luận với hình, tổ chức HS tranh luận với hình, tổ chức trò chơi học tập với hình để tổ chức rèn luyện KNLV với hình cho HS [85].

- Đàm thoại gợi mở với hình: Nhìn chung các câu hỏi gắn với hình trong SGK VL có thể chia thành hai loại: loại thứ nhất là yêu cầu HS quan sát và nhận xét (hoặc phát hiện) sự vật, hiện tượng ở trên hình. Loại thứ hai thường gồm hai yêu cầu đó là quan sát, nhận xét và sau đó là giải thích. Tùy thuộc vào từng hình cụ thể, từng đối tượng HS, giáo viên có thể chọn mức độ hướng dẫn khác nhau bằng một hệ thống câu hỏi đàm thoại gợi mở, trên cơ sở câu hỏi của SGK. Việc đàm thoại gợi mở với hình có thể diễn ra giữa HS với GV, hoặc HS với HS [85].

- Tổ chức HS thảo luận với hình: PP này được thực hiện khi nội dung bài học dễ gây ra những ý kiến khác nhau ở HS, các hình trong SGK VL dễ có các ý kiến không nhất quán. Hình thức thực hiện PP này có thể được tổ chức thảo luận trong toàn lớp, trong nhóm nhỏ hoặc thảo luận cặp đôi. Các câu hỏi, nhiệm vụ

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí