Các Nghiên Cứu Đánh Giá Và Rút Ra Bài Học Kinh Nghiệm Trong Xây Dựng Đcs Trung Quốc Từ Sau Đại Hội Xviii Đến Nay

Thứ hai, nghiên cứu về vấn đề xây dựng tổ chức chủ yếu bao gồm các phương diện như xây dựng đội ngũ cán bộ, đội ngũ đảng viên và xây dựng tổ chức cơ sở đảng. Cuốn ―Tập Cận Bình về quản lý đất nước‖ (Nxb Ngoại văn, 2014) [122] đã thể hiện Tập Cận Bình nhấn mạnh quản lý đất nước trước tiên phải quản lý đảng, then chốt là ở đảng, ở con người nên coi việc lựa chọn, sử dụng hiền tài, xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng cao, thực hiện quản lý đảng nghiêm minh toàn diện là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quản lý đất nước. Bài viết ―Nghiên cứu về tư tưởng tăng cường xây dựng TCCSĐ của Tập Cận Bình‖ (Diêu Hiểu Minh, 2015)

[130] cho rằng, Tập Cận Bình đã nhận thức được tầm quan trọng và đưa ra nội dung chủ yếu trong xây dựng TCCSĐ, đó là: kiên trì đường lối quần chúng, tăng cường xây dựng mô hình phục vụ ở TCCSĐ, chú trọng xây dựng tác phong, nâng cao trình độ và năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ ở cơ sở, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo; chú trọng xử lý mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng đảng viên trong quá trình xây dựng đội ngũ đảng viên, kiên quyết quán triệt yêu cầu tổng thể là thực hiện khống chế tổng lượng, ưu hoá kết cấu, nâng cao chất lượng, phát huy vai trò. Trong bài viết ―Nghiên cứu thực nghiệm vấn đề tăng cường xây dựng TCCSĐ về năng lực phục vụ quần chúng‖ (Tề Hiến Phu, 2020) [103] cho rằng, để thực hiện tốt việc xây dựng mô hình phục vụ ở TCCSĐ, ĐCS Trung Quốc đã thực hiện nâng cao nhận thức và năng lực phục vụ quần chúng, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở, hoàn thiện cơ chế công tác bảo đảm hiệu quả phục vụ quần chúng ở TCCSĐ.

Thứ ba, nghiên cứu xây dựng đảng về tác phong có bài viết ―Bàn về tư tưởng xây dựng đảng phong của Tập Cận Bình‖ (Trương Thư Lâm, Giang Mẫn, 2015)

[141] đã chỉ ra, tư tưởng xây dựng tác phong của Tập Cận Bình là coi cán bộ lãnh đạo là then chốt, phải đi đầu làm gương, coi quan hệ với quần chúng nhân dân là cốt l i trong xây dựng đảng phong, coi công tác xây dựng đảng phong là trọng điểm, kiên định niềm tin, xây dựng và hoàn thiện chế độ trong đảng là hướng đi căn bản trong xây dựng tác phong. Bên cạnh đó, có một số bài viết của các học giả Trung Quốc như: ―Phân tích nét đặc sắc mang tính tổng thể trong xây dựng đảng về tác phong của Tập Cận Bình‖ (Uẩn Thân Thành, 2017) [134] cho rằng, Tập Cận Bình đã nhấn mạnh luôn kiên trì xây dựng tác phong, xây dựng tác phong có mối quan hệ

mật thiết với xây dựng tư tưởng, xây dựng tổ chức, xây dựng chế độ, xây dựng kỷ luật, phòng chống tham nhũng, v.v... Vì vậy, cần phải đưa xây dựng đảng phong xuyên suốt trong mọi phương diện xây dựng đảng, hình thành nét đặc sắc trong xây dựng đảng về tác phong. Bài viết: ―Bàn về tư tưởng của Tập Cận Bình về xây dựng tác phong và thực tiễn‖ (Vĩ Tín Khoan, 2016) [116] cho thấy, từ Đại hội XVIII đến nay, Tập Cận Bình đã rất chú trọng đưa xây dựng tác phong lên tầm cao mới mà trước nay chưa từng có, để quán triệt thực hiện xây dựng tác phong cần phải kiên định niềm tin lý tưởng, quan hệ mật thiết với quần chúng, tăng cường nhận thức noi gương, hoàn thiện xây dựng chế độ và quán triệt việc thực hiện.

Thứ tư, nghiên cứu về đấu tranh phòng chống tham nhũng. Trên thế giới, có một số nghiên cứu viết về tham nhũng của Trung Quốc sau cải cách mở cửa như: cuốn ―The end of communist power: anti-corruption campaigns and legitimation crisis‖ (Leslie Holmes, 1993) [191] chỉ ra rằng, ĐCS Trung Quốc đang đứng trước thời khắc chuyển đổi mô hình do yêu cầu hiện đại hóa xã hội, phòng chống tham nhũng liên quan đến thể chế chính trị, lỗ hổng về thể chế ở Trung Quốc dẫn đến tham nhũng có đất để nảy sinh. Cuộc chiến chống tham nhũng nếu như không đạt được hiệu quả như nhân dân kỳ vọng ắt sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng về tính chính danh của ĐCS với vai trò là đảng cầm quyền; Cuốn ―The political economy of corruption in China‖ (Julia Kwong, 1997) [194] đã làm r quan điểm của Trung Quốc về tham nhũng, phân tích các qui định chống tham nhũng trong giai đoạn từ 1949-1989. Tác giả cho rằng, theo truyền thống của Trung Quốc thì tham nhũng là vấn đề đạo đức và chính trị, chứ không như Phương Tây coi đó là phạm pháp nên sẽ dễ dàng bỏ qua. Và trên thực tiễn, tình hình tham nhũng của quan chức ở mọi cấp bậc tại Trung Quốc đã ngày càng gia tăng do một số nguyên nhân từ nền kinh tế thị trường và sự tuyệt đối hoá quyền lực. Những nghiên cứu này đều là trước Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc, còn từ Đại hội XVIII đến nay, phong trào chống tham nhũng với cường độ mạnh, hiệu quả cao của ĐCS Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm chú ý của các giới trong và ngoài nước. Samson Yuen (2014) [202] trong bài viết: ―Disciplining the Party: Xi Jinping‘s anti-coruption campaingn and its limits‖ đã tổng kết tư tưởng quan trọng về kỷ luật và phòng, chống tham nhũng trong đảng

của Tập Cận Bình, đi sâu phân tích vấn đề tập trung quyền lực của ĐCS Trung Quốc; Bài viết: ―Trung Quốc chống tham nhũng, nhưng quan nào không tham nhũng?‖ (Trí Đạt, 2018) [212] và không thể không kể đến cuốn ―Tư bản thân hữu Trung Quốc” (Bùi Mẫn Hân, 2016) [44] đã cho thấy tình trạng nghiêm trọng, bản chất cấu kết tham nhũng cho thấy sự tinh vi, phức tạp và phổ biến trong mọi lĩnh vực xã hội của Trung Quốc, từ tham nhũng cấu kết giữa quan chức với doanh nghiệp, giữa lực lượng thực thi pháp luật với tội phạm có tổ chức, v.v..

Tại Trung Quốc, một số nghiên cứu về phương diện phòng chống tham nhũng như: Luận án Tiến sĩ ―Nghiên cứu văn hoá liêm khiết trong sạch của ĐCS Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa‖ (Vương Vệ Binh, 2018) [114] cho rằng, để xây dựng văn hóa liêm khiết cần phải thực hiện tốt 4 phương diện: giáo dục liêm khiết cho toàn đảng; tăng cường xây dựng chế độ phòng chống tham nhũng; hoàn thiện cơ chế giám sát và ràng buộc quyền lực; kiện toàn cơ chế xử lý tham nhũng, có sự khích lệ và bảo đảm lợi ích chính đáng của cán bộ đảng viên trong phòng chống tham nhũng. Bài viết: ―Tư tưởng, quan điểm và biện pháp mới trong xây dựng đảng phong liêm chính từ sau Đại hội XVIII‖ (Ngô Quế Hàn, 2017) [118] cho rằng, trong vài năm trở lại đây, ĐCS Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình với tư tưởng, quan điểm và biện pháp mới trong đấu tranh phòng chống tham nhũng đã tạo bước tiến mới về lý luận và thực tiễn xây dựng đảng trong sạch, tích luỹ được một số kinh nghiệm như: kiên trì trị cả gốc lẫn ngọn, kết hợp thống nhất giữa phòng và chống tham nhũng, giữa pháp trị và đức trị, giữa tự giác kỷ luật và kỷ luật chung, kết hợp giữa trừng trị và răn đe, kết hợp quản nghiêm với yêu quí cán bộ đảng viên, v.v...; Bài viết: ―Đi sâu nghiên cứu lý luận thúc đẩy thực tiễn trong phòng chống tham nhũng của đảng từ sau Đại hội XVIII‖ (Tịch Đại Phàm, 2019) [126] đã cho rằng, từ Đại hội XVIII tới nay, ĐCS Trung Quốc đã tăng cường phòng, chống tham nhũng, thể hiện trên các phương diện xây dựng tác phong, thực hiện nghiêm túc

―Tám điều qui định‖, đan dày chiếc lồng thể chế, đi sâu cải cách cơ chế kiểm tra giám sát, chú trọng công tác giáo dục tư tưởng nâng cao ý thức chính trị và ý thức kỷ luật. Tại Việt Nam có một số bài viết tiêu biểu như: Bài viết “Một số kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của Trung Quốc” (Phạm Anh Tuấn, 2013) [67]

đã phân tích đánh giá về vấn đề tăng cường hệ thống giám sát và ràng buộc quyền lực với những kết quả ban đầu từ sau Đại hội XVIII, cho thấy Trung Quốc có ít nhất bốn biện pháp để nâng cao hiệu quả giám sát và ràng buộc quyền lực: Lấy pháp luật để ràng buộc quyền lực, lấy đạo đức để ràng buộc quyền lực, lấy quyền lực để ràng buộc quyền lực và lấy nhân dân để ràng buộc quyền lực. Bài viết: “Kinh nghiệm từ sách lược phòng, chống tham nhũng của Trung Quốc” (Cầm Thị Lai, 2019) đã phân tích làm r bốn sách lược chính, trong phòng, chống tham nhũng ở Trung Quốc hiện nay, đó là: hình thành cơ chế ―không dám tham nhũng‖, ―không thể tham nhũng‖, ―không muốn tham nhũng‖ và ―không cần tham nhũng‖, song cần phải chú ý xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát quyền lực đối với chính các cơ quan phòng, chống tham nhũng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

1.1.3 Các nghiên cứu đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII đến nay

Tại Việt Nam, trong số các công trình nghiên cứu đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng ĐCS Trung Quốc hiện nay có cuốn ―Xây dựng Đảng trong điều kiện hội nhập quốc tế: thách thức, kinh nghiệm của ĐCS Trung Quốc‖ (Hội đồng lý luận Trung ương, 2017) [21], cuốn: ―Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ 21‖ (Nguyễn Xuân Cường chủ biên, 2018) [7] đã cho rằng nhân tố có ý nghĩa then chốt đối với cải cách chính trị là xây dựng đảng, và khái quát thực tiễn một số chủ trương, biện pháp tăng cường giám sát quyền lực, phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên có tố chất cao từ Đại hội XVIII đến nay. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề hạn chế trên các phương diện trong công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc cần sớm phải giải quyết, nhằm thúc đẩy quản lý đảng nghiêm minh toàn diện và xử lý quan hệ giữa Đảng với nhà nước, Đảng với cơ quan tư pháp và các tổ chức xã hội, v.v… Bài viết như: “Kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên của ĐCS Trung Quốc” (Nguyễn Xuân Cường, Đặng Thị Thúy Hà, 2017) [8] đã nêu ra kinh nghiệm trong xây dựng TCCSĐ và đội ngũ đảng viên của ĐCS Trung Quốc. Đó là, việc nâng cao chất lượng TCCSĐ phải đi đôi với nâng cao năng lực tố chất của đảng viên, chú trọng năng lực phục vụ quần chúng của cán bộ đảng viên gắn với chống tha hoá, tham

Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 4

nhũng, để TCCSĐ có thể thực sự trở thành cầu nối giữa đảng và quần chúng nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp của đảng. Bài viết: ―Một số kinh nghiệm trong tăng cường xây dựng đảng ở Trung Quốc‖ (Thanh Lâm, 2020) [211] đã cho thấy yêu cầu cụ thể của công tác xây dựng đảng trong thời kỳ mới của Trung Quốc là: tăng cường sự lãnh đạo của đảng, kiên trì phát triển CNXH đặc sắc Trung Quốc, trang bị lý luận khoa học cho toàn đảng, chú trọng xây dựng hệ thống tổ chức đảng, coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đẩy mạnh bồi dưỡng nhân tài và giữ vững nguyên tắc tổ chức và hoạt động của đảng.

Đánh giá vấn đề xây dựng đảng về tư tưởng của ĐCS Trung Quốc có một số bài viết tại Việt Nam như: ―Đảng Cộng sản Trung Quốc với vấn đề xây dựng đảng về tư tưởng và một số gợi mở cho Việt Nam‖ (Hoàng Minh Quân, 2020) [45] đã đề cập đến vấn đề xây dựng đảng về tư tưởng của ĐCS Trung Quốc thể hiện trên hai phương diện là: 1) Tư tưởng CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới của Tập Cận Bình đã được bổ sung làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động cho đảng từ sau Đại hội XIX; 2) Tăng cường vũ trang về mặt tư tưởng cho toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân bằng các biện pháp mở rộng tuyên truyền, giáo dục học tập mang tính thường xuyên; Bài viết: ―Một số kinh nghiệm của Trung Quốc trong đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng‖ (Phạm Đi, 2020) đã xác định r vai trò quan trọng của mặt trận tư tưởng, trong đó, bảo vệ hình thái ý thức là nhiệm vụ trọng yếu, cần phải tăng cường đấu tranh, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng.

Tại Trung Quốc, cuốn: ― ĐCS Trung Quốc 5 năm quản lý đảng nghiêm minh toàn diện‖ (Viện Nghiên cứu xây dựng đảng - Ban tổ chức Trung ương ĐCS Trung Quốc, 2018) [174] đã cho thấy khái quát những thành tựu và kinh nghiệm trong 5 năm thực hiện quản lý đảng của ĐCS Trung Quốc nhiệm kỳ Đại hội XVIII. Đó là: ĐCS Trung Quốc tăng cường xây dựng đảng về chính trị, kiên trì sự lãnh đạo thống nhất tập trung của Trung ương đảng do Tập Cận Bình làm hạt nhân; kiên trì thống nhất giữa xây dựng đảng bằng tư tưởng và quản lý đảng bằng chế độ với việc đan dày chiếc lồng thể chế; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có tố chất cao, lựa chọn đề bạt cán bộ thực sự dân cần, kiên trì nắm bắt thiểu số then chốt, nhấn mạnh vai trò

của việc noi gương, phát huy tích cực chức năng nhiệm vụ của TCCSĐ; công tác kiểm tra giám sát quyền lực và đấu tranh phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh, kiên trì sự thống nhất giữa sử dụng quyền lực và đảm đương trách nhiệm, v.v…

Bên cạnh đó, có nhiều các bài viết đóng góp quan trọng cho công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc như: Bài viết: ―Kinh nghiệm cơ bản trong xây dựng đảng về chính trị của ĐCS Trung Quốc 100 năm qua‖( Lữ Thịnh, Tôn Tú Dân, 2021) [98] đã tổng kết kinh nghiệm xây dựng đảng về chính trị của ĐCS Trung Quốc trong 100 năm qua, đó là: cần phải hoàn thiện chế độ và hệ thống lãnh đạo của đảng, củng cố quyền uy và sự đoàn kết thống nhất của đảng; chế định và kiên quyết thực hiện đường lối chính trị đúng đắn của đảng trên cơ sở giải quyết các mâu thuẫn, tăng cường giáo dục trong đảng; nâng cao năng lực và tố chất của cán bộ đảng viên; coi trọng nhân dân, tăng cường quan hệ máu thịt giữa đảng và quần chúng nhân dân; luôn ghi nhớ sứ mệnh, phát huy tinh thần đấu tranh giữ gìn bản sắc của đảng cầm quyền theo Chủ nghĩa Mác. Bài viết ―Nghiên cứu những hạn chế trong thúc đẩy khoa học hoá xây dựng đảng‖ (Trương Thư Lâm, 2010) [138] đã làm rò những hạn chế ĐCS Trung Quốc cần phải giải quyết trong công tác xây dựng đảng hiện nay. Đó là: 1) Đảng tự hạn chế mình trong công tác xây dựng đảng, thể hiện ở tính hiệu quả trong việc trang bị tư tưởng lý luận chưa cao, giữa yêu cầu chỉ đạo thực hiện và thực tiễn hành động còn khoảng cách rất xa, giữa nhân trị và pháp trị trong đảng thường xuyên chịu tác động lẫn nhau. ĐCS Trung Quốc rất coi trọng vấn đề xây dựng đảng trong sạch, liêm khiết nhưng phòng, chống tham nhũng chưa đủ mạnh.

2) Hạn chế từ phương diện lãnh đạo của đảng, như là: Vấn đề phân quyền giữa đảng và chính quyền chưa r , chưa giải quyết được vấn đề đảng bao biện làm thay, vấn đề nhân dân làm chủ còn tồn tại nhiều vấn đề, khái niệm hoạt động trong phạm vi hiến pháp và pháp luật chưa được hoàn thiện. 3) Hạn chế về phương diện cầm quyền của đảng, như là: Thách thức về tính hợp pháp của đảng cầm quyền, vấn đề xây dựng năng lực cầm quyền của đảng còn chưa phù hợp. Trong bài viết: ―Thành tựu, kinh nghiệm và nhận thức thực tiễn về công tác xây dựng đảng qua 40 năm cải cách mở cửa‖ (Văn Phong An, 2019) [117], tác giả đã cho thấy kinh nghiệm quan trọng trong công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc, đó là: Trước sau kiên trì đường lối

của đảng, đảng vì lợi ích chung của toàn dân tộc, cầm quyền vì nhân dân, bảo đảm duy trì mối quan hệ máu thịt với nhân dân, kiên trì quản trị đảng nghiêm minh, không ngừng nâng cao trình độ trong quản lý đảng. Bài viết: ―Kinh nghiệm cơ bản trong việc nâng cao chất lượng xây dựng đảng từ sau Đại hội XVIII (Triệu Phó Khoa, Lý Chính Tụ, 2018) [145] đã cho rằng, từ Đại hội XVIII đến nay, ĐCS Trung Quốc đã nâng cao chất lượng xây dựng đảng và rút ra được một số kinh nghiệm cơ bản là: kiên trì thúc đẩy xây dựng đảng với tiêu chuẩn cao, đưa xây dựng đảng về chính trị lên hàng đầu, toàn đảng quyết tâm tự cách mạng với chính mình, kiên trì quản lý đảng nghiêm minh và khoa học, tăng cường thúc đẩy quản đảng và trị đảng mang tính hệ thống và đồng bộ. Bài viết: ―Nghiên cứu bước phát triển sáng tạo về lý luận xây dựng đảng từ Đại hội XVIII‖ (Khương Hoài Trung, Lô Hi, 2017) [86] đã cho thấy, ĐCS Trung Quốc có những sáng tạo trong công tác xây dựng đảng thể hiện trên các phương diện: Về xây dựng tác phong đã triển khai hoạt động giáo dục thực tiễn đường lối quần chúng, giáo dục học tập chuyên đề ―Tam nghiêm, tam thực‖ và ―Hai học, một làm‖, tăng cường ý thức phục vụ; Về đấu tranh phòng chống tham nhũng kết hợp giữa pháp trị và đức trị thông qua giáo dục tính trong sạch của đảng và xây dựng văn hoá liêm khiết; Về xây dựng tổ chức, đi sâu cải cách chế độ cán bộ nhân sự, v.v… góp phần thúc đẩy công tác xây dựng đảng và phát triển sự nghiệp xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc.

Đối với các học giả và các nhà chính trị nước ngoài cũng đã có một số đánh giá về vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII như: Cựu ngoại trưởng Mỹ Kissinger đã khẳng định, ông quan sát thấy những đổi mới sâu rộng của Trung Quốc từ Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc đến nay, cụ thể trong phương diện xây dựng đảng, phòng chống tham nhũng và hết sức khâm phục dũng khí của ĐCS Trung Quốc (Cốc Nguyệt, 2016) [252]. Nhà báo Sara của Tây Ban Nha và Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế của Argentina ông Jorge Castro đều cho rằng, ĐCS Trung Quốc đã nhận thức được chống tham nhũng là vấn đề lớn mà Trung Quốc đang phải đối mặt, cần phải tăng cường chống tham nhũng, đồng thời chính phủ Trung Quốc cũng cần phải tích cực thúc đẩy thực hiện thể chế hoá, cụ thể hoá đường lối, chủ trương trong công tác xây dựng đảng (Cận Tùng, 2015) [253].

Ngoài ra, còn có một số bài viết khác của các học giả nước ngoài khác như: Bài viết

―Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc với công tác phòng, chống tham nhũng‖ (Trịnh Vĩnh Niên, 2017) [249] bên cạnh việc đánh giá cao hiệu quả công tác tuần thị, tác giả còn cho rằng, cơ chế phòng chống tham nhũng của UBKTKL Trung ương ĐCS Trung Quốc đã ngày càng chặt chẽ hơn từ sau Đại hội XVIII. Tác giả Kỷ Đại Khả trong cuốn ―Phương hướng của Tập Cận Bình‖ của (Nxb Lãnh tụ Đài Loan, 2015) [23], đã tổng hợp rất nhiều các phân tích của các học giả về những phương hướng của Tập Cận Bình đưa ra, cụ thể về chiến lược ―Bốn toàn diện‖ và cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Tác giả cho rằng, còn rất nhiều khó khăn để ―Giấc mộng Trung Hoa‖ của Tập Cận Bình có thể thành hiện thực. Trong bài viết: ―Con đường đi lên quyền lực tối cao của Tập Cận Bình‖ (Fulbright, 2018) [203] đã đưa ra nhận xét của Giáo sư Anthony J. Saich (Đại học Havard) là, Tập Cận Bình từ khi tập trung quyền lực đến nay đã được xem là nhà lãnh đạo quyền lực cao nhất, hơn cả các thế hệ lãnh đạo trước đây và rất có thể dẫn tới độc tài, cuộc chiến chống tham nhũng đã vượt ra khỏi đấu tranh phe phái mà còn nhằm mục đích củng cố tính chính danh của ĐCS Trung Quốc. Bài viết ―Only a nationalist can reform China‖ (Robert Lawrence Kuhn, 2013) [193] cho rằng, Tập Cận Bình tăng cường xây dựng đảng, củng cố vai trò lãnh đạo của đảng mới có thể thực hiện toàn diện xây dựng xã hội khá giả và đạt được mục tiêu phấn đấu trở thành cường quốc XHCN hiện đại, dân chủ, văn minh, giàu mạnh, hài hoà, tươi đẹp vào năm 2050. Mendis Patrick trong bài viết ―Birth of a Pacific world order‖ [197] đã cho rằng, Tập Cận Bình hết sức coi trọng vấn đề xoá bỏ ―Bốn tác phong‖, tạo dựng hình tượng đẹp của ĐCS Trung Quốc, điều này có sức ảnh hưởng lớn đối với cả Châu Á và các nước trong khu vực Thái Bình Dương. Bài viết: ―Phương Tây cho rằng chống tham nhũng của Trung Quốc là vũ khí chính trị, đó là sự nông cạn của họ‖ (Robert Lawrence Kuhn, 2019) [248], đã nhận định Trung Quốc đấu tranh chống tham nhũng không phải là đấu đá tranh giành quyền lực chính trị trong nội bộ đảng, khác với quan điểm trong bài viết

―From Mao to Xi: China‘s evolution uder one-party rule‖ (Japan times, 2019) [261], và còn đánh giá cao trong việc Trung Quốc luôn coi trọng xây dựng tư tưởng, lý luận chính trị để làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đảng.

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí