Ngoài ra, AIG còn là tập đoàn hàng đầu thế giới về các dịch vụ hưu trí, dịch vụ tài chính và quản lý tài sản. Tại Mỹ, các công ty của AIG là nhà bảo hiểm rủi ro thương mại và công nghiệp lớn nhất. Các dịch vụ tài chính của AIG bao gồm dịch vụ cho thuê máy bay, các sản phẩm tài chính, thương mại và phát triển thị trường. Công ty American General Finance thuộc AIG đứng đầu thị trường Mỹ về dịch vụ tài chính tiêu dùng toàn cầu. AIG cũng là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hưu trí lớn nhất tại Mỹ thông qua hai Công ty là AIG SunAmerca và AIG VALIC. Bên cạnh đó, AIG dẫn đầu thế giới về quản lý tài sản cho cá nhân và thể nhân với năng lực chuyên nghiệp trong quản lý đầu tư trong lĩnh vực cổ phiếu, nguồn thu cố định, các hình thức đầu tư thay thế và bất động sản.
Tập đoàn AIG không chỉ bán lẻ mà còn bán buôn các sản phẩm bảo hiểm. Ngay cả lĩnh vực tái bảo hiểm, tập đoàn cũng nhảy vào kinh doanh với công ty con Transatlantic Holdings Inc. Thành công trong kinh doanh lại càng tạo đà cho việc mở rộng phát triển các hoạt động kinh doanh của AIG. Càng ngày các ngân hàng, tổ chức tín dụng càng cảm thấy AIG đang dần lấn sang cả sân chơi của họ.
Tập đoàn được tổ chức theo kiểu ma trận, vừa theo lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm nhưng lại vừa theo thị trường trong hoặc ngoài nước. Các hoạt động kinh doanh ngoài thị trường Mỹ được tách thành những công ty riêng. AIG có hai công ty chuyên về thị trường châu Á và châu Mỹ Latinh. Năm 1969, tập đoàn niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhờ vậy, AIG không chỉ huy động được vốn mà còn có thêm cơ hội tự quảng bá, giới thiệu mình với công chúng và khách hàng. Nhờ mạnh tay cải tổ và xây dựng một cấu trúc tập đoàn hợp lý mà AIG phát triển với một tốc độ tăng trưởng chóng mặt không ngừng, kể cả về qui mô lẫn lợi nhuận. Tính trung bình, trong hơn 30 năm liên tục, AIG đã đạt tốc độ tăng trưởng trên 15% mỗi năm.
Bên cạnh các sản phẩm bảo hiểm truyền thống thì AIG vượt trội so với các đối thủ bởi hàng loạt sản phẩm bảo hiểm đặc thù. Hơn 50 triệu cá nhân khách hàng mua bảo hiểm của AIG tại Mỹ. Tập đoàn theo dõi sát từng bước đi và tiến trình phát triển của khách hàng, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp có rất nhiều loại rủi ro có thể phát sinh bất cứ lúc nào và AIG luôn phải có giải pháp cho khách hàng. Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, AIG có cả các sản phẩm hỗ trợ tài chính phục vụ cho mục đích xuất khẩu.
Tập đoàn nhận thấy ngoài uy tín thì sự đa dạng của sản phẩm và hệ thống phân phối và bán hàng sẽ quyết định việc thành bại của kinh doanh bảo hiểm. Và kinh doanh bảo hiểm bao giờ cũng phải dựa theo nguyên tắc có đông người tham gia. Bên cạnh các chi nhánh riêng của AIG, tập đoàn còn chủ trương ký hợp đồng đại lý với các ngân hàng và công ty thương mại. Khi Interntet xuất hiện thì tập đoàn cũng rất nhanh nhạy sử dụng công cụ truyền thông quan trọng này để bán hàng.
Hiệu quả kinh doanh của tập đoàn AIG có được còn do tài năng quản trị của cựu chủ tịch Maurice Greenberg. Maurice Greenberg đến với AIG từ năm 1960 khi đó còn là một công ty cổ phần nhỏ. Từ năm 1967, ông làm chủ tịch của tập đoàn. Gần 40 năm làm chủ tịch, ông đã chứng tỏ mình là một nhà chiến lược tài ba và tổ chức kinh doanh xuất sắc. Tài chính, bảo hiểm là lĩnh vực tổng hợp, phức tạp. Còn ông Chủ tịch Maurice Greenberg thị lại là con người tham vọng. Ông thấy thị trường nào cũng béo bở cả, sản phẩm nào cũng có thể bán được cả. Vì vậy, Maurice Greenberg quyết tâm xây dựng AIG thành tập đoàn bảo hiểm tài chính toàn phần. Với bất kỳ đối tượng khách hàng nào, dù là cá nhân hay là công ty, AIG đều đưa ra được những sản phẩm bảo hiểm, tài chính phù hợp.
Tổng giá trị tài sản của tập đoàn AIG lên tới 168 tỉ USD. Dưới sự chèo lái tài giỏi của Chủ tịch Greenberg, hoạt động của AIG luôn rất hiệu quả trước
sự khâm phục của giới phân tích và các đối thủ cạnh tranh. Tỉ suất lợi nhuận của AIG luôn luôn thuộc loại cao nhất trong giới kinh doanh bảo hiểm. Năm 2003, AIG đã tự lập kỷ lục lợi nhuận ròng với 9,3 tỷ USD. Thế nhưng, kết quả kinh doanh của năm 2004 còn ngoạn mục hơn nhiều, 11 tỉ USD, tăng hơn 19,1% so với năm 2003. Đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, AIG đã đạt doanh thu lớn, chiếm tỉ lệ đáng kể trong toàn bộ cơ cấu kinh doanh của tập đoàn. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, AIG còn là nhà cung cấp các dịch vụ tài chính toàn phần.
Trong bảng xếp hạng những thương hiệu phát triền tốt năm 2007 của Interbrand kết hợp với Business Week thì thương hiệu AIG đứng ở vị trí 47.
5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ nghiên cứu các Tập đoàn tài chính trên thế giới
Có thể bạn quan tâm!
- Triển Vọng Xây Dựng Tập Đoàn Tài Chính – Ngân Hàng Ở Việt Nam
- Vài Nét Về Hoạt Động Kinh Doanh Của Citibank
- Prudential – “Luôn Luôn Lắng Nghe, Luôn Luôn Thấu Hiểu”
- Giải Pháp Xây Dựng Tập Đoàn Tài Chính – Ngân Hàng Ở Việt Nam
- Nghiên cứu hoạt động của một số tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam - 12
- Nghiên cứu hoạt động của một số tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Qua nghiên cứu 4 TĐTC trên, trong đó có 2 tập đoàn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và 2 tập đoàn trong lĩnh vực tài chính - bảo hiểm, có thể thấy mặc dù mỗi tập đoàn đều có hướng đi và cách thức tiếp cận thị trường khác nhau nhưng nhìn chung thành công của các tập đoàn ở khâu tổ chức tài chính, tiềm lực tài chính, chiến lược kinh doanh nhằm giành giật thị trường trước đối thủ cạnh tranh.
Tiềm lực tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các tập đoàn. Nhờ có nó, mà các tập đoàn có thể đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, mở rộng mạng lưới kinh doanh thông qua các công ty con, chi nhánh của mình ở trong nước và ngoài nước. Ngoài ra còn phải kể đến các vụ mua bán, sáp nhập với các công ty đang trên đà phát triển hay các công ty đang bên bờ phá sản nhưng đã có thị trường vững chắc, từ đó mà thương hiệu của tập đoàn ngày càng len lỏi vào mọi ngõ ngách của thế giới.
Việc hoạch định ra chiến lược kinh doanh dựa trên sự nhạy bén trong am hiểu thị trường đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các
sản phẩm được tung ra với công nghệ ngày càng cao, được thiết kế linh hoạt, sáng tạo, được quảng bá rộng rãi và phù hợp với thị hiếu từng thị trường, thu nhập của người dân. Bên cạnh đó là chiến lược phục vụ khách hàng nhiệt tình, chu đáo. Ngày nay, hầu như tất cả các tập đoàn và công ty nổi tiếng trên thế giới đều có dịch vụ chăm sóc khách hàng đặc biệt. Nhờ vậy, họ có thể kiểm soát được lượng khách hàng của mình, đánh giá được khách hàng tiềm năng, theo từng bước chân phát triển của khách hàng. Đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm, một lĩnh vực nhạy cảm, chế độ chăm sóc khách hàng là công cụ hữu hiệu giúp các tập đoàn tung ra được các sản phẩm đánh đúng vào tâm lý khách hàng.
Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, linh hoạt và kiểm soát được mọi hoạt động của các công ty thành viên. Các công ty thành viên hoàn toàn chủ động trong việc hoạch định chiến lược phát triển của mình và được công ty mẹ hỗ trợ về mặt tài chính khi có nhu cầu. Vì vậy, các công ty con không phải lo vấn đề thiếu vốn trong hoạt động của mình. Trong hội đồng quản trị và ban điều hành thường có một số thành viên không tham gia vào công tác quản trị điều hành của tập đoàn. Điều này đảm bảo tính khách quan, minh bạch và dân chủ trong tập đoàn. Cùng với cơ cấu tổ chức là hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm chống tham nhũng, lạm dụng chức vụ tham ô tài sản, do đó duy trì sự đúng đắn của báo cáo tài chính, đảm bảo các thông tin tài chính có tính trung thực.
Cấu trúc tổ chức của tập đoàn có thể phân thành 4 loại cơ bản: Cấu trúc đơn giản với việc công ty mẹ chi phối trực tiếp các công ty con thông qua việc nắm giữ cổ phần; cấu trúc kiểm soát đồng cấp là mô hình mà các công ty đồng cấp có thể có sự đầu tư kiểm soát lẫn nhau; cấu trúc kiểm soát bắc cầu với việc công ty mẹ có thể đầu tư trực tiếp vào công ty cháu (công ty con cấp
2) do công ty cháu có tầm quan trọng đặc biệt cần phải có sự kiểm soát trực tiếp từ công ty mẹ; cấu trúc hỗn hợp là mô hình phức tạp về sở hữu, có sự kết
hợp của tất cả các quan hệ sở hữu cổ phần ở các mô hình trên và thường được thấy ở tập đoàn công nghiệp đa quốc gia.
Đối với các Tập đoàn tài chính - bảo hiểm, mô hình tập đoàn thường được tổ chức theo cấu trúc đơn giản, với các công ty con thực hiện kinh doanh trong các lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, ngân hàng, chứng khoán, đầu tư tài sản, đào tạo.
Công ty mẹ
Bảo hiểm phi nhân thọ
Trung tâm đào tạo
Bảo hiểm nhân thọ
Quỹ đầu tư
Ngân hàng
Chứng khoán
Tín thác và đầu tư
Sơ đồ:Mô hình tiêu biểu của một TĐTC – Bảo hiểm
Kinh nghiệm hình thành các tập đoàn cho thấy, việc hình thành các tập đoàn được thực hiện thông qua một số phương thức cơ bản sau:
Thu hút các nhà đầu tư chiến lược, cổ phần hoá và thành lập các công ty con
Chuyển giao hoạt động kinh doanh, hoán đổi cổ phần, mở rộng quy mô hoạt động
Các công ty lớn thôn tính các công ty nhỏ thông qua việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại công ty
Các công ty tự nguyện đàm phán, tự nguyện sáp nhập, hợp nhất thành một công ty mới lớn hơn; hoặc liên kết xung quanh một công ty lớn hơn được tôn lên làm công ty đầu đàn.
Một trong những thành công của các TĐTC là họ biết đánh bóng thương hiệu của mình. Một sự kết hợp thương hiệu mạnh có thể làm gia tăng giá trị tập đoàn và thiết lập kế hoạch lâu dài, tạo dựng một vị thế độc đáo trên thị trường và đánh bóng tên tuổi của công ty và đặc biệt làm tăng tiềm năng lãnh đạo trong tập đoàn. Bởi thế, sự kết hợp thương hiệu có sẽ làm gia tăng ảnh hưởng lên tài sản hữu hình và tài sản vô hình dẫn tới việc thương hiệu sẽ vượt trội thông qua tập đoàn. Một tập đoàn mạnh là tập đoàn luôn tạo được hình ảnh trong tâm trí người dùng. Những TĐTC quốc tế như HSBC, Citigroup, Prudential, … là những điển hình như vậy.
Thương hiệu giúp tập đoàn khai thác nhiều quyền lợi. Đầu tiên, một sự kết hợp thương hiệu mạnh là bề mặt của chiến lược kinh doanh, thể hiện được mục đích mà tập đoàn nhắm tới và điều mà tập đoàn muốn mọi người biết về mình trên thương trường. Nói một cách ví von đó là cái dù cho hoạt động của cả tập đoàn, bao gồm tầm nhìn, giá trị, tính cách, vị trí và hình ảnh của tập đoàn. Ví dụ như HSBC đã áp dụng một chiến lược tập đoàn hết sức bài bản. HSBC sử dụng một thông điệp chung cho toàn thế giới dựa trên câu Slogan đơn giản “Ngân hàng Thế giới am hiểu địa phương”. Nền tảng đó cho phép tập đoàn HSBC đã có thể vượt qua những rào cản khi xâm nhập vào những nền văn hoá khác nhau.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
I. Một số đề xuất phát triển Tập đoàn tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt
1. Hiện trạng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam
Trong 12 năm qua (1994 – 2006), thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, không chỉ về doanh thu mà cả về mạng lưới, không chỉ ở số lượng mà chất lượng cũng được nâng lên, các quy định quản lý của nhà nước ngày càng hoàn thiện, hoạt động của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả. Tính đến hết năm 2006, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có sự góp mặt của 37 doanh nghiệp, trong đó có 21 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 7 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Tổng doanh thu toàn ngành năm 2006 chiếm khoảng 1,82% GDP, đạt 17,752 tỷ đồng, tăng 14,08% so với năm 2005. Sự phát triển của thị trường bảo hiểm trong xu thế hội nhập đòi hỏi sự phát huy nội lực đến mức cao nhất của từng doanh nghiệp cũng như sự hoàn thiện trong cơ chế chính sách, hệ thống văn bản pháp luật của các cơ quan quản lý. Bảo hiểm Việt Nam hiện có tốc độ phát triển nhanh và còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Đường lối mở cửa hội nhập, phát triển kinh tế mọi thành phần của Nhà nước, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện đồng bộ, thu nhập dân cư ngày càng khá hơn là môi trường thuận lợi cho kinh doanh bảo hiểm phát triển.
Tuy nhiên, thị trường phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Vài năm gần đây, bảo hiểm nhân thọ phát triển chậm đi, ngoài nguyên nhân
khách quan cũng có những nguyên nhân chủ quan. Giá trị thực tế đầu tư của các công ty bảo hiểm vẫn thấp hơn so với tổng nguồn vốn có thể đầu tư từ quỹ dự phòng nghiệp vụ và vốn chủ sở hữu.
Nhìn chung, các công ty bảo hiểm chưa có tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, hoạt động đầu tư chưa tập trung mà còn khá phân tán. Mặc dù, các công ty bảo hiểm tại Việt Nam được phép đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhưng trên thực tế, danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm còn nghèo nàn và chủ yếu tập trung vào hình thức tiền gửi ngân hàng và trái phiếu Chính phủ. Trong suốt một thời gian dài, tại phần lớn các công ty bảo hiểm, hoạt động đầu tư không được tách riêng mà thường được giao cho bộ phận tài chính - kế toán thực hiện.
Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về hoạt động bảo hiểm vẫn chưa hoàn thiện và còn gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nhất là trong giai đoạn Việt Nam đã là thành viên của WTO. Điều này sẽ là một cản trở cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển.
2. Giải pháp phát triển Tập đoàn tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt
2.1 Cơ chế chính sách của Nhà nước cho việc phát triển thị trường bảo hiểm nói chung
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trong quá trình tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, muốn hội nhập phải có lộ trình; để phát triển thị trường bảo hiểm rất cần có các thể chế rõ ràng, hoàn thiện cơ chế chính sách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các công ty bảo hiểm. Nhà nước cần sớm ban hành quy định cụ thể về hoạt động đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo nguồn vốn này được sử dụng an toàn, hiệu quả và đảm bảo khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm.
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành các văn bản hướng dẫn về hoạt động cho vay đối với các công ty bảo hiểm, tạo khuôn khổ pháp