DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý[11.tr.71] 8
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất 87
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang đi vào thế kỷ mới với sự tiến bộ vượt bậc ở mọi lĩnh vực. Trong đó, chính sách giáo dục được coi là chính sách ưu tiên Quốc gia. Nó là chìa khoá để đất nước phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, chính trị một cách hài hoà, đồng bộ, cân đối. Bài học thành công của các cuộc cải cách giáo dục ở nhiều quốc gia là có được một quan điểm đúng đắn và hiện thực hóa thành các chính sách năng động khi xác định được giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh của quá trình phát triển.
Trong xu hướng đổi mới, giáo dục toàn cầu đặc biệt quan tâm tới quá trình giáo dục phải hướng tới người học. Do đó tính cá thể của người học được đề cao; coi trọng mối quan hệ giữa lợi ích người học với mục tiêu phát triển cộng đồng và xã hội. Nội dung dạy học phải sáng tạo theo nhu cầu người học. Phương pháp giáo dục là cộng tác, hợp tác giữa người dạy và người học. Hình thức tổ chức giáo dục đa dạng, linh hoạt phù hợp với kỷ nguyên thông tin và nền kinh tế tri thức nhằm tạo khả năng tối ưu cho người học lựa chọn hình thức học. Phải đổi mới kiểm tra để đưa ra những đánh giá chính xác về kiến thức, kỹ năng và thái độ người học.
Để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỷ XXI, ngay từ cuối thập kỷ XX đã có nhiều quốc gia rà soát và đổi mới các hoạt động giáo dục theo bốn trụ cột giáo dục thế kỷ 21 của UNESCO. Những mục tiêu cơ bản này đặt ra nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu trang bị ngày càng nhiều và hiệu quả cho người học các tri thức và kỹ năng sống để có thể phát triển phù hợp với nền văn minh trí tuệ, với giới hạn về thời gian và không gian mà tuổi trẻ được tích lũy hành trang trong học đường.
Hiện nay, một trong những mục tiêu cơ bản của GD&ĐT là hình thành và phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện. Thực hiện đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” theo Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ
XI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, giáo dục phổ thông đang có nhiều đổi mới, đặc biệt ở bậc Trung học cơ sở (THCS). Quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là một trong những hoạt động trọng tâm, bức thiết được Bộ GD&ĐT chỉ đạo triển khai nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và giáo dục học sinh tại bậc học này.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở Yên Bái - huyện Yên Định - Thanh Góa dựa trên tiếp cận “Nghiên cứu bài học” - 1
- Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Trường Thcs
- Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Dựa Trên Tiếp Cận “Ncbh”
- Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Dựa Trên Tiếp Cận " Nghiên Cứu Bài Học " Ở Trường Thcs
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn hiện nay - bộ phận nòng cốt trong các nhà trường. Hoạt động tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Vì vậy thông qua quản lý hoạt động tổ chuyên môn, Hiệu trưởng nắm bắt, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và quản lý được các mặt hoạt động khác trong trường.
Trên thực tế, quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Phần lớn hoạt động tổ tổ chuyên môn được thực hiện theo lối truyền thống, nặng về hình thức. Một số buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, các trường lồng ghép tổ chức chuyên đề, dự giờ và chia sẻ tiết dạy mẫu, thảo luận về những vấn đề còn vướng mắc trong chuyên môn. Tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng truyền thống có ưu điểm là giúp giáo viên được học hỏi, chia sẻ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng giảng dạy. Nhưng nó không thể khắc phục được hạn chế: chú trọng đánh giá xếp loại giáo viên thông qua dự giờ, kiểm tra hồ sơ sổ sách. Do đó giáo viên phải quan tâm đến việc dạy mà không chú trọng đến việc học của học sinh, chưa quan tâm đến việc kết nối giữa hoạt động của thầy đối với từng học sinh.
Trường THCS Yên Bái là trường THCS thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, cơ sở hạ tầng của nhà trường còn nhiều khó khăn so với các trường khác trên địa bàn. Do đó vai trò của Hiệu trưởng đối với việc quản lý hoạt sinh hoạt tổ chuyên môn là hết sức cần thiết và cấp bách để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vì vậy đổi mới quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục luôn là vấn đề cần được quan
tâm. Sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận nghiên cứu bài học là một hình thức mới, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động chuyên môn ở các nhà trường phổ thông. Đây được coi là một hướng đi đúng trong công tác chuyên môn của nhà trường trên con đường hướng tới mục tiêu đạt trường chuẩn quốc gia.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, tác giả quyết định chọn đề tài “ Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS Yên Bái- Huyện Yên Định- Thanh Hóa dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ của giáo viên trong tổ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Yên Bái, huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận “nghiên cứu bài học” ở trường THCS Yên Bái, huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý SHCM ở trường THCS
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, công tác quản lý dựa trên tiếp cận “NCBH”của TTCM
ở trường THCS Yên Bái bước đầu đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận, tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định nên hiệu quả quản lý chưa cao. Nếu áp dụng được những biện pháp quản lý tốt sẽ tăng cường hiệu quả của hoạt động SHCM ở trường THCS Yên Bái, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS, đáp ứng được nhu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa những năm sau 2017.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" tại trường THCS.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" tại trường THCS Yên Bái - Huyện Yên Định - Thanh Hóa.
5.3. Đề xuất, khảo nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" tại trường THCS Yên Bái - Huyện Yên Định - Thanh Hóa.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Quản lý tổ chuyên môn ở trường THCS có rất nhiều nội dung. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu trong đề tài này giới hạn trong phạm vi quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" tại trường THCS Yên Bái - Huyện Yên Định - Thanh Hóa.
.
6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Trường THCS Yên Bái - Huyện Yên Định - Thanh Hóa.
6.3 Giới hạn về khách thể khảo sát
Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, học sinh cấp THCS ở trường THCS Yên Bái - Huyện Yên Định - Thanh Hóa.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu lý luận, các công trình nghiên cứu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đổi mới quản lý tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" ở trường THCS.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" bằng hình thức khảo sát đối với CBQL, GV trường THCS Yên Bái- Huyện Yên Định- Thanh Hóa.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Để tìm hiểu những thành tựu (hiệu quả) và hạn chế (cái bất ổn) của công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" tại trường THCS Yên Bái, Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa những năm gần đây.
7.3. Các phương pháp khác
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng toán thống kê để tổng hợp kết quả điều tra và xử lý dữ liệu.
- Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng để phân tích các số liệu thu thập, điều tra được nhằm mục đích rút ra những nhận xét phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Hệ thống các biểu bảng, các sơ đồ, …để so sánh, đối chiếu số liệu nhằm mục đích rút ra những nhận xét phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp dự báo khoa học: Sử dụng khoa học dự báo để xây dựng một số biện pháp quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" trong thời gian tới.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" tại trường THCS
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" tại trường THCS Yên Bái, Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" tại trường THCS Yên Bái, Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
TỔ CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN TIẾP CẬN “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ đầu năm 2009, nghiên cứu bài học được vận dụng ở Việt Nam nhưng còn ít và rải rác. Bộ GD&ĐT và JICA (Tổ chức phát triển hợp tác quốc tế của Nhật Bản) đã triển khai dự án về “Tăng cường bồi dưỡng giáo viên theo cụm trường và quản lý nhà trường ở Việt Nam 2006- 2007”.
Nhiều trường cũng đã áp dụng hình thức nghiên cứu bài học vào sinh hoạt chuyên môn. Năm 2007-2009, Đại học Cần Thơ và Đại học Bang Michi- gan, Hoa Kỳ đã tiến hành một nghiên cứu nhằm vận dụng mô hình nghiên cứu bài học vào thực tiễn lớp cấp tiểu học và THCS ở vùng khó khăn.
Tại Việt Nam, nói đến nghiên cứu bài học có một số bài viết trên tạp chí giáo dục và tạp chí khoa học giáo dục, có thể kể đến một số bài viết sau:
- Phạm Đức Bách (2010), Một số hình thức sinh hoạt chuyên môn ở trường trung học cơ sở nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, Tạp chí Giáo dục Số 235 tr. 58-59.
- Vũ Thị Sơn (2011), Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng xây dựng văn hóa học tập ở nhà trường thông qua "Nghiên cứu bài học", Tạp chí Giáo dục Số 269 tr. 20-23.
- Đặng Thị Hồng Doan (2011), Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học qua "Nghiên cứu bài học”, Tạp chí Giáo dục Số 268 tr. 32-33.
- Hoàng Tấn Bình Long (2013), Vấn đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.
Và một số bài viết khác. Các bài viết này đã đề cập đến lý thuyết của nghiên cứu bài học. Nghiên cứu về công tác quản lý TCM trong nhà trường phổ thông có thể kể đến một số đề tài như:
- Phạm Khánh Tường (2003), Một số biện pháp quản lý chuyên môn của HT đối với giáo viên mới vào nghề của một số trường THPT ở Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.
- Nguyễn Hữu Hòa (2009), Một số biện pháp quản lý hoạt động TCM của HT các trường THPT thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.
- Bùi Đức Tấn (2011), Quản lý hoạt động TCM của HT các trường THPT thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.
- Nguyễn Minh Đăng (2012), Biện pháp quản lý TCM của HT trường THPT huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.
Mỗi đề tài đi sâu nghiên cứu một phạm vi, nhưng đa phần nghiên cứu chỉ đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý tổ chuyên môn của hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn theo hình thức truyền thống.
Năm học 2014-2015, Bộ GD&ĐT chỉ đạo triển khai đại trà sinh hoạt chuyên môn dựa trên tiếp cận "nghiên cứu bài học" tại tất cả các trường phổ thông trong toàn quốc, đến nay chưa đề tài nào nghiên cứu, đánh giá về thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý sinh hoạt chuyên môn qua hình thức nghiên cứu bài học. Đề tài này đã góp phần hệ thống hóa lý luận và nghiên cứu thực trạng để đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn qua hình thức nghiên cứu bài học trong trường THCS.
1.2. Những khái niệm công cụ
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Quản lý
Khái niệm quản lý (management) là khái niệm rất chung, tổng quát, có rất nhiều định nghĩa khác nhau:
Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ quản lý được định nghĩa là: “Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”.
- F.W.Taylor cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người