Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Trường Thcs

khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.(Trích trong sách của tác giả Trần Khánh Đức [15. Tr327]).

- Theo các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí, khái niệm về quản lý được định nghĩa như sau: “Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [9. Tr.22].

Tác giả Trần Khánh Đức khẳng định "Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động của một nhóm người, hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất." [15, tr.328].

Từ những quan niệm của các học giả đã nêu, chúng ta thấy rằng bản chất của hoạt động quản lý là hoạt động được tiến hành trong một tổ chức; với các tác động có tính hướng đích của chủ thể quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của các cá nhân để thực hiện mục tiêu của tổ chức; nhằm cho hệ thống vận động theo mục tiêu đã đặt ra, tiến đến trạng thái có chất lượng mới.

Có thể mô tả mối quan hệ giữa các thành tố cơ bản của hệ thống quản lý qua sơ đồ sau:



Chủ thể quản lý

Quyết định


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường trung học cơ sở Yên Bái - huyện Yên Định - Thanh Góa dựa trên tiếp cận “Nghiên cứu bài học” - 3

Mục tiêu quản lý


Công cụ quản lý

Xác lập



Thực hiện


Đối tượng quản

Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý[11.tr.71]

Như vậy, quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.

1.2.1.2. Quản lý giáo dục

QLGD là một chuyên ngành được phát triển trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung vì vậy khái niệm QLGD cũng được biểu đạt một cách rất đa dạng tùy theo những phương diện nghiên cứu và tiếp cận của nhà nghiên cứu về QLGD. Điều này được thể hiện bởi một số quan niệm về QLGD sau:

Đối với cấp vĩ mô:

- QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở GD là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển GD, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.

Đối với cấp vi mô:

- QLGD được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể HS, cha mẹ HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD của nhà trường.

1.2.1.3.Quản lý nhà trường

- Trường học (nhà trường) :

Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong hệ thống tổ chức xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển xã hội. [11.tr.33]

Nhà trường là nơi tổ chức thực hiện và quản lý quá trình giáo dục. Quá trình này được thực hiện bởi hai chủ thể, người được giáo dục (người học) và người giáo dục (người dạy). Trong quá trình giáo dục, hoạt động của người

học và hoạt động của người dạy luôn gắn bó tương tác hỗ trợ nhau để thực hiện mục tiêu giáo dục theo yêu cầu xã hội.

- Khái niệm quản lý nhà trường

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD với thế hệ trẻ và từng HS”. [10.tr.34].

Theo tác giả M.I.Kônđacôp : “Quản lý nhà trường là một hệ thống xã hội- sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt kinh tế-xã hội, tổ chức- sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn”.(Trích trong sách của tác giả Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sĩ Thư [16.tr.373]).

Quản lý trường học là quản lý con người là GV và HS, quản lý trường học là quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, lấy hoạt động học của HS là trọng tâm. Ngoài ra cần có sự hỗ trợ của các lực lượng trong nhà trường như nhân viên, tài vụ, đoàn đội… nhằm thực hiện tốt quá trình dạy và học trong trường đạt kết quả. Muốn làm tốt quản lý nhà trường cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý đúng về cơ cấu, đủ về số lượng, mạnh về khả năng chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ nhà trường đạt tới mục tiêu đề ra. Chính vì vậy việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực phẩm chất đạo đức, văn hoá, quản lý, có lý luận, có tầm nhìn, có khả năng điều hành cơ sở giáo dục đạt tới mục tiêu là vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.

1.2.2. Hoạt động tổ chuyên môn

1.2.2.1. Vị trí của tổ chuyên môn

Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành, Thông tư số: 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ GD&ĐT: Tổ chuyên môn là một

bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS, THCS. Trong trường các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục [4].

1.2.2.2. Chức năng của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường. Chức năng của Tổ chuyên môn:

- Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học;

- Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.

Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý.

Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn; có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.

1.2.2.3. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn

Điều lệ trường THCS, THCS ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ GD&ĐT quy định nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau:

Điều 16. Tổ chuyên môn

- Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thànhtổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THCS. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.

- Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường;

+ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ GD&ĐT;

+ Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;

+ Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

- Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.

Hiện nay, công văn chỉ đạo hoạt động chuyên môn ở trường phổ thông được hướng dẫn cụ thể theo tinh thần công văn 10801/SGD&ĐT ngày 31 tháng 10 năm 2014. Hoạt động tổ chuyên môn được triển khai thường kỳ, tổ chức “Ngày chuyên môn” 1 tháng/lần ở tất cả các bộ môn, mô hình trường học kết nối được triển khai. TCM tổ chức các chuyên đề về giảng dạy, triển khai nhiệm vụ chuyên môn.

1.2.2.4. Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS

Hoạt động chuyên môn trong nhà trường là nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu, sự tham gia, đóng góp của mỗi thành viên trong nhà trường góp phần tạo nên môi trường học tập giảng dạy trong học sinh và giáo viên. Hoạt động tổ chuyên môn đúng hướng, đúng quy trình, kỹ thuật tạo nên môi trường giáo dục hiểu biết, tin tưởng, hiệu quả. Trong sinh hoạt tổ chuyên môn, các thành viên tham gia nhiệt huyết, hào hứng, định hướng là cần

thiết. Khi mỗi thành viên tổ chuyên môn hiểu rõ, họ sẽ tham gia không mệt mỏi, sáng tạo trong mọi hoạt động chuyên môn. Cán bộ quản lý trường học, các giáo viên cốt cán ở các bộ môn cần tìm hiểu, nắm rõ nội dung của hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Việc phổ biến về nghiên cứu bài học trong hoạt động tổ chuyên môn với từng thành viên trong nhà trường góp phần thực hiện đúng nếu hiểu sai chúng ta sẽ quay trở lại với sinh hoạt truyền thống. Để tạo nên môi trường học tập sâu rộng, đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật của hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cần đến sự liên kết thực hiện của các cụm trường, liên trường, toàn ngành. Hướng dẫn, tổ chức, sinh hoạt tổ chuyên môn gắn lý thuyết và thực hành, tổ chức các buổi sinh hoạt mẫu, rút kinh nghiệm chỉnh sửa những nội dung chưa đúng trong quá trình thực hiện.

Trong kế hoạch hoạt động, các tổ chuyên môn tổ chức thường kỳ các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn; mỗi tuần dành một buổi “chuyên môn” để thực hiện hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học: dự giờ, suy ngẫm và thảo luận. Khi thực hiện, CBQL và TTCM là người đi đầu, tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học theo giai đoạn: tập trung, chia nhóm và tách tổ, nhóm sau khi thành thạo. Việc chia nhỏ nhóm sẽ tạo cơ hội cho tất cả các thành viên được xây dựng ý kiến trong các buổi sinh hoạt tổ.

Hiện nay, hoạt động tổ chuyên môn tại trường là một hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo viên tại chỗ, từ thực tế nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên. Hoạt động tổ chuyên môn dựa trên tiếp cận “Nghiên cứu bài học” đang được coi là công cụ để chẩn đoán, phát hiện rõ ràng, cụ thể từng vấn đề trong việc học của học sinh; suy xét và lý giải cặn kẽ, toàn diện, rộng mở các nguyên nhân liên quan, từ đó giúp giáo viên thiết kế, tiến hành bài học thực sự có chất lượng cho học sinh. Đó là một tiếp cận, mô hình hay công cụ nghiên cứu mới nhằm đảm bảo cơ hội học tập thực sự có chất lượng mọi học sinh trong từng bài học.

Tổ chuyên môn thực hiện theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo với các hoạt động sau:

- Lập kế hoạch hoạt động giảng dạy của từng giáo viên và của tổ. Kế hoạch thực hiện công tác đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học;

- Xây dựng phân phối chương trình môn học theo khung PPCT của Bộ GD&ĐT và Hướng dẫn của Sở GD&ĐT; lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện qua hoạt động giảng dạy của giáo viên trên lớp theo PPCT môn học đã được phê duyệt. Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh: bồi dưỡng, phụ đạo, phát huy năng lực,…

- Lập kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho giáo viên nhằm nắm vững và hiểu rõ mục đích, yêu cầu nội dung môn học mà mình phụ trách theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn học quy định, từng bước đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Tổ chức các chuyên đề, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho các thành viên trong tổ; tổ chức thao giảng, thi giáo viên Giỏi, thi triển lãm TBDH và ĐDDH tự làm, công trình NCKH,… nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ.

- Các thành viên trong tổ thực hiện kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn như: việc quản lý và sử dụng TBDH, việc soạn giảng, chuẩn bị bài dạy, ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh theo quy định.

- Tham gia nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục và dạy học nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt trong nhà trường.

- Tham gia vào các hoạt động chung của nhà trường: công tác tổ chức, công tác xây dựng và lập kế hoạch, công tác chủ nhiệm lớp, công tác lao động hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác xã hội hóa giáo dục, công tác đoàn thể,… và các phong trào thi đua khác.

Như vậy, với các chức năng nhiệm vụ nêu trên, tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của trường phổ thông. Các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác của chiến lược phát triển nhà trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học.

1.2.3. Nghiên cứu bài học

Thuật ngữ Nghiên cứu bài học (NCBH) (tiếng Anh là Lesson Study hoặc Lesson Research) dùng để chỉ một quá trình nghiên cứu, học hỏi từ thực tế của một nhóm hay nhiều GV của một nhà trường nhằm đáp ứng tốt nhất việc học tập có chất lượng của HS. NCBH có trọng tâm là nghiên cứu việc học (NCVH) của HS thông qua từng chủ đề, bài học, môn học, lớp học cụ thể. Thuật ngữ NCVH (tiếng Anh là Learning study) để chỉ những hoạt động trọng tâm, cụ thể của của GV trong quá trình NCBH gồm: thiết kế và tiến hành bài học-quan sát- suy ngẫm và chia sẻ về thực tế việc học của HS trong bài học đó để tìm hiểu HS học như thế nào? GV cần phải làm gì để HS học tập thực sự và có hiệu quả?

Hiện nay, NCBH “cộng đồng học tập” đang được coi là có ưu thế, phù hợp và hiệu quả hơn ở các nhà trường phổ thông. Bởi vì, việc phát triển chuyên môn của GV có hiệu quả bền vững và lý tưởng nhất là được đặt trong một cộng đồng ủng hộ việc học tập (Webster-Wright, 2009). Darling- Hammond (1998) cũng chỉ ra rằng cần phải làm cho việc phát triển chuyên môn của GV gắn với việc học tập của HS và đổi mới chương trình, nó phải được gắn chặt vào cuộc sống hàng ngày của trường học [24]. Như vậy, NCBH cộng đồng học tập hướng đến cả việc học của GV và HS, thông qua nghiên cứu việc học của HS, GV cùng học hỏi và phát triển chuyên môn của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2022