Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Phát Triển Chương Trình Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Trong Học Cơ Sở

biến yêu cầu phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên của nhà trường thành nhu cầu của họ, trên cơ sở đó phát huy vai trò chủ thể tích cực sáng tạo của họ. Vì vậy, chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên góp phần thực hiện có hiệu quả kế hoạch giáo dục nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Nội dung chỉ đạo phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường nói chung và phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên bao gồm:

- Chỉ đạo phân tích bối cảnh, xác định mức độ phù hợp của chương trình môn Khoa học Tự nhiên và các nội dung cần bổ sung, hoàn thiện.

- Chỉ đạo, hướng dẫn cách xác định mục tiêu môn khoa học tự nhiên phù hợp với điều kiện nhà trường và năng lực học sinh.

- Chỉ đạo, hướng dẫn thiết kế kế hoạch, các chủ đề trong môn khoa học tự nhiên theo từng khối lớp.

- Chỉ đạo, hướng dẫn đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, GD, kiểm tra đánh giá theo tiếp cận NL.

- Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên dạy môn Khoa học Tự nhiên về năng lực phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên.

- Kiểm tra đôn đốc việc phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường nói chung và việc phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên nói riêng ở các trường, ở các tổ chuyên môn và của mỗi GV.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trong học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá là một trong những nội dung quan trọng của QL, trong đó có quản lí phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở trường THCS.

Kiểm tra, đánh giá việc phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở trường THCS là quá trình chủ thể QL áp dụng những cách thức, biện pháp để đảm bảo hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên được thực

hiện một cách khoa học, có hiệu quả, đạt được mục tiêu đã được xác định, đồng thời để thu nhận được những thông tin phản hồi về thực hiện chương trình, trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh chương trình cho phù hợp.

Nội dung kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên gồm:

Kiểm tra công tác lập kế hoạch phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường THCS.

Kiểm tra công tác rà soát, phân tích bổ sung, làm mới, điều chỉnh chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường THCS.

Kiểm tra công tác hoàn thiện chương trình và tổ chức thẩm định chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường THCS.

Kiểm tra công tác tổ chức thực hiện chương trình đã được phê duyệt Kiểm tra hoạt động đánh giá chương trình môn Khoa học Tự nhiên.

Để thực hiện được các nội dung kiểm tra nêu trên, Phòng Giáo dục - Đào tạo cần phải thực hiện tốt các công việc sau đây:

Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá việc phát triển chương trình trong nhà trường; kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện phát triển CTGD nhà trường; phát hiện, điều chỉnh các hoạt động chưa phù hợp để đảm bảo mục tiêu phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên phù hợp với điều kiện địa phương, đặc điểm dân cư, năng lực của giáo viên và học sinh..

Xây dựng công cụ đánh giá chương trình môn Khoa học Tự nhiên. Xây dựng lực lượng kiểm tra chương trình môn Khoa học Tự nhiên.

Xây dựng quy trình tổ chức kiểm tra chương trình môn Khoa học Tự nhiên. Tổ chức kiểm tra, thu thông tin về chương trình môn Khoa học Tự nhiên.

Đánh giá những thông tin thu được và xây dựng kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Năng lực quản lý của Hiệu trưởng về phát triển chương trình

Đội ngũ cán bộ QLGD là lực lượng trực tiếp QL tất cả các khâu của quá trình GD nói chung và hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên nói riêng. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý sẽ ảnh hưởng quyết định sự thành bại của quá trình phát triển kế hoạch nhà trường nói chung và chất lượng phát triên chương trình môn khoa học tự nhiên nói riêng. Vì vậy, các cấp QLGD cần làm tốt công tác tuyên truyền, GD, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết, kỹ năng, nghiệp vụ về phát triển CT và QL phát triển CTGD nhà trường phổ thông theo tiếp cận NL cho đội ngũ CBQL nhà trường. Bên cạnh đó, CBQL nhà trường (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) cần đạt yêu cầu Chuẩn hiệu trưởng trường THCS các cấp theo đánh giá hàng năm.

- Năng lực phát triển chương trình của giáo viên khoa học Tự nhiên

Đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp tham gia vào tất cả các khâu của hoạt động xây dựng kế hoạch, phát triển chương trình các môn học ở các trường THCS. Nhận thức, năng lực phát triển chương trình của đội ngũ GV sẽ quyết định sự thành công và hiệu quả của quá trình phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường nói chung và chương trình môn khoa học tự nhiên nói riêng. GV là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên. Vì vậy, đội ngũ GV cần đảm bảo về số lượng và chất lượng, đồng bộ về cơ cấu để dạy các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống, văn hóa, lịch sử của địa phương

Mỗi địa phương đều có đặc điểm tự nhiên, KT, XH, truyền thống, bản sắc văn hóa, lịch sử...riêng. Các yếu tố này có tác động mạnh mẽ tới các quyết

định QL phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường nói chung và phát triển chương trình từng môn học nói riêng. Vì vậy, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng vùng miền, từng địa phương mà CBQL GD các cấp, đặc biệt là CBQL các trường THCS lựa chọn các nội dung, chủ đề của chương trình môn khoa học tự nhiên cho phù hợp với điều kiện nhà trường, năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh.

- Sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các lực lượng GD ngoài trường.

GD không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường,Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên cần phải tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền. Đồng thời Nhà trường chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể ở địa phương, với cha mẹ HS để huy động đa dạng các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất nhà trường cho hoạt dộng phát triển kế hoạch nhà trường nói chung và môn khoa học tự nhiên nói riêng.

- Điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường THCS

Việc quản lí phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên trong trường THCS cần phải có những diều kiện về CSVC, trang thiết bị phù hợp. Cụ thể: Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát bảo đảm quy định; Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết bị của phòng học bảo đảm theo quy định tối thiểu của Điều lệ trường THCS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Có thể khẳng định công tác quản lí hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở là hoạt động có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS nói chung và nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học Tự nhiên nói riêng. Do đặc thù môn Khoa học Tự nhiên đỏi hỏi phải đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ, yêu cầu phát triên nguồn nhân lực chất lượng cao của địa phương nên công tác phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS cơ sở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục, đào tạo của các địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường THCS là việc làm thường xuyên, liên tục của giáo viên nhằm đánh giá mức độ phù hợp, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, hoặc làm mới chương trình môn học.

Phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường THCS đòi hỏi giáo viên phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản trong phát triển chương trình môn học và tuân thủ theo quy trình xác định.

Hiệu trưởng các trường THCS cần tiến hành các nội dung quản lý nhằm triển khai có hiệu quả hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên một cách linh hoạt, sáng tạo để thực hiện đồng bộ các khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá trong phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường THCS.

Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường THCS chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan đó là: năng lực quản lý của Hiệu trưởng và người giúp việc; Năng lực phát triển chương trình môn học của giáo viên dạy các môn Khoa học Tự nhiên. Đồng thời chịu sự tác động của các nhân tố khách quan như: Sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội, cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường THCS.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG‌

TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI

2.1. Thực trạng về tình hình giáo dục trung học cơ sở của thành phố Lào Cai

i)Mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Lào Cai lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020 về công tác giáo dục đào tạo và Đề án số 09 “ Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo thành phố Lào Cai, giai đoạn 2016-2020” của Thành ủy Lào Cai [21], được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, HĐND, UBND đặc biệt là sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, sự nghiệp GD&ĐT của thành phố Lào Cai tiếp tục có những chuyển biến tích cực, hệ thống mạng lưới giáo dục trường lớp được phát triển mạnh ở tất cả các cấp học, toàn thành phố có 20 trường có cấp THCS.

Bảng 2.1. Tổng hợp số trường, lớp, học sinh năm học 2017 - 2018


TT

Cấp học

Số trường

Số lớp

Số học sinh

Tỷ lệ HS/lớp

1

THCS;

TH&THCS

20

225

7557

33,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 của Phòng GD&ĐT TP Lào Cai)

Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy hệ thống trường lớp bậc THCS cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em Nhân dân trong thành phố, tỷ lệ bình quân HS/lớp đảm bảo theo quy định của từng bậc học.

ii). Về chất lượng giáo dục

Ngành giáo dục thành phố Lào Cai đã tích cực tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy, chính quyền địa phương, đội ngũ CBQL, GV, HS, cha mẹ HS hiểu và đồng thuận về những đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT được triển khai trong năm học 2017-2018 theo tinh thần Nghị quyết số 29- NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng (khóa XI). Công tác quản lý chỉ đạo từ Phòng GD&ĐT đến các đơn vị trường, tổ khối chuyên môn, đoàn thể đã có hiệu lực, hiệu quả. CBQL, GV các trường học tiếp cận kịp thời những đổi mới PPDH gắn với đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của HS; chú trọng GD nhân cách, đạo đức, kỹ năng sống, giá trị sống cho HS; nâng cao chất lượng các cuộc thi học sinh giỏi các cấp, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với dạy học tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn trong GV và HS. Tham gia các cuộc thi khu vực và quốc tế về toán và khoa học.

Hàng năm, ngành giáo dục thành phố Lào Cai luôn là đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh về chất lượng GD. Học sinh thành phố Lào Cai là lực lượng nòng cốt cho đội tuyển của tỉnh thi HS giỏi cấp khu vực và cấp quốc gia, quốc tế. Duy trì và nâng cao chất lượng PCGD từ MN đến THCS, thực hiện có hiệu quả công tác XHHGD.

Bảng 2.2. Xếp loại hạnh kiểm học sinh học theo chương trình hiện hành năm học 2017 - 2018

Xếp loại hạnh kiểm

Kết quả

chung

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

Số lượng học sinh

2779

146

182

714

1737

Tốt (tỉ lệ %)

75.31

69.86

68.13

69.61

78.87

Khá (tỉ lệ %)

22.56

28.08

25.27

27.31

19.86

Tb (tỉ lệ %)

1.98

2.05

6.59

2.66

1.21

Yếu (tỉ lệ %)

0.14

0.00

0.00

0.42

0.06

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 của Phòng GD&ĐT TP Lào Cai)

Bảng 2.3. Xếp loại học lực học sinh học theo chương trình hiện hành năm học 2017 - 2018‌

Xếp loại học lực

Kết quả

chung

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

Số lượng học sinh

2778

146

182

714

1736

Giỏi (tỉ lệ %)

6.05

3.42

6.04

5.60

6.45

Khá (tỉ lệ %)

40.75

26.71

31.32

38.10

44.01

Tb (tỉ lệ %)

49.60

65.75

56.59

51.12

46.89

Yếu (tỉ lệ %)

3.56

4.11

6.04

5.04

2.65

Kém (tỉ lệ %)

0.04

0.00

0.00

0.14

0.00

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 của Phòng GD&ĐT TP Lào Cai)

2.2. Tổ chức khảo sát

i) Mục tiêu khảo sát

Đánh giá đúng thực trạng phát triển chương trình và thực trạng quản lý phát triển chương trình các môn Khoa học Tự nhiên hiện nay ở các trường THCS thành phố Lào Cai, phân tích nguyên nhân của thực trạng làm căn cứ đề xuất biện pháp quản lý phát triển chương trình các môn Khoa học Tự nhiên hiện nay ở các trường THCS thành phố Lào Cai.

ii) Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng phát triển chương trình các môn Khoa học Tự nhiên hiện nay ở các trường THCS thành phố Lào Cai.

- Khảo sát thực trạng quản lý phát triển chương trình các môn Khoa học Tự nhiên hiện nay ở các trường THCS thành phố Lào Cai.

- Khảo sát những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình quản lý phát triển chương trình các môn Khoa học Tự nhiên hiện nay ở các trường THCS thành phố Lào Cai.

iii) Đối tượng và phạm vi khảo sát

- Hiệu trưởng trường THCS thành phố Lào Cai: 15 người

- Phó Hiệu trưởng trường THCS thành phố Lào Cai: 19 người

- Tổ trưởng chuyên môn tự nhiên, (lí, sinh, hóa) 15 người

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí