Thực Trạng Về Phát Triển Chương Trình Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Thành Phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai

- Giáo viên cốt cán, giáo viên có chuyên môn khoa học tự nhiên: 75 người

- Địa bàn khảo sát: 15 trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai.

iv) Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu

- Sử dụng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, nghiên cứu sản phẩm. Quy trình khảo sát:

- Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ của các nhà trường.

- Bước 2: Quan sát thực tế hoạt động quản lý của cán bộ quản lý, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh;

- Bước 3: Phát phiếu cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh ở các trường thu phiếu và xử lý thông tin.

- Bước 4: Xử lí dữ liệu

Các phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh được tập hợp lại theo phương pháp thống kê. Để đưa ra những nhận xét có căn cứ, tác giả quy ước sử dụng điểm số để đánh giá các mức độ như sau:

Mức độ tốt/thường xuyên: 3 điểm

Mức độ bình thường/thỉnh thoảng: 2 điểm. Mức độ không tốt/không bao giờ: 1 điểm

Dữ liệu từ các phiếu được quy ra điểm ở các mức độ khác nhau của từng tiêu chí, tính giá trị trung bình, sử dụng phương pháp thống kê toán học và xếp thứ bậc từng tiêu chí. Từ đó, phân tích và rút ra các kết luận về thực trạng.

2.3. Thực trạng về phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

2.3.1. Thực trạng nhận thức của các cấp quản lý, giáo viên về phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Để tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng và sự cần thiết phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã tiến hành điều tra và tham khảo ý kiến của CBQL và GV các trường THCS trên địa bàn thành phố, tập hợp và xử lí kết quả qua bảng 2.4.

Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng và sự cần thiết của phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS


Nội dung nhận thức

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Tổng số khách

thể


TS

điểm


XTB


Thứ bậc

SL

Đ

SL

Đ

SL

Đ

1. Phát triển chương trình môn

KHTN là làm mới chương trình

72

216

28

56

24

24

124

296

2.39

1

2.Phát triển chương trình môn KHTN là đánh giá,điều chỉnh,

cập nhật, làm mới, hoàn thiện chương trình


70


210


25


50


29


29


124


289


2.33


2

3.Phát triển chương trình môn KHTN là thực hiện đánh giá chương trình và thay đổi chương trình theo yêu cầu của

Bộ GD và ĐT


38


114


32


64


54


54


124


232


1.87


3

4.Phát triển chương trình môn KHTN là điều chỉnh, cập nhật

chương trình


35


105


34


68


55


55


124


228


1.84


4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 7

Từ số liệu thống kê ở bảng 2.3 cho thấy đa số cán bộ quản lý và giáo viên trường THCS của thành phổ Lào Cai đã có nhận thức tương đối đúng về phát triển chương trình môn KHTN, tuy nhiên mức độ nhận thức đầy đủ chưa cao chiếm điểm trung bình đạt 2.33 điểm đạt mức khá, xếp thứ 2.

Còn nhiều cán bộ quản lý và giáo viên nhân thức rằng phát triển chương trình môn KHTN là làm mới chương trình đạt 2.39 điểm xếp thứ 1.

Còn nhiều cán bộ quản lý và giáo viên THCS có nhận thức rằng phát triển chương trình môn KHTN là thực hiện theo yêu cầu của Bộ Giáo dục - Đào tạo không thuộc trách nhiệm của nhà trường và giáo viên.

Nhận xét chung: Về cơ bản cán bộ quản lý và giáo viên đã có nhận thức tương đối đúng nhưng chưa đầy đủ về phát triển chương trình môn KHTN. Vì vậy Hiệu trưởng trường THCS cần quan tâm nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về phát triển chương trình môn học.

2.3.2. Thực trạng xác định mục tiêu chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai

Để tìm hiểu thực trạng việc xác định mục tiêu chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS, chúng tôi đã tiến hành điều tra và tham khảo

ý kiến của CBQL và GV các trường THCS thông qua sử dụng bảng hỏi ở phần phụ lục, tập hợp và xử lí kết quả qua bảng 2.4.

Qua số liệu ở bảng 2.4 và trao đổi trực tiếp với các hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên giảng dạy môn khoa học học tự nhiên ở các trường THCS chúng tôi nhận thấy:

- Công tác xác định mục tiêu chung của cả chương trình môn khoa học tự nhiên, từng chủ đề lớn là hoạt động được đánh giá không cao. Điều này phản ánh sự khó khăn, lúng túng của GV khi xây dựng, phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS.

- Việc cấu trúc lại chương trình, xây dựng mục tiêu cho từng bài dạy, từng chủ đề cũng là khó khăn không nhỏ và tốn nhiều thời gian của tổ chuyên môn, giáo viên trong xây dựng và thực hiện chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Trao đổi với một số giáo viên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, chúng tôi nhận thấy bản thân mỗi giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện xác định mục tiêu dạy học chủ đề liên môn khoa học tự nhiên nên rất cần có sự hỗ trợ của tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học, dự giờ, seminar tổ chuyên môn về bài học môn khoa học tự nhiên do giáo viên chuẩn bị.

Bảng 2.5. Thực trạng việc xác định mục tiêu chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai


T T


Nội dung


Tốt


Bình thường


Chưa tốt

Tổng số

khách thể

Tổng số điểm


XTB


Thứ bậc

SL

Đ

SL

Đ

SL

Đ






1

Xác định mục tiêu chung của cả chương trình môn

khoa học tự nhiên;


31


93


43


86


50


50


124


229


1.85


4

2

Xác định mục tiêu các chủ

đề lớn của từng khối lớp

35

105

45

90

44

44

124

239

1.93

3

3

Xác định mục tiêu của các

chủ đề nhỏ từng khối lớp

39

117

48

96

37

37

124

250

2.02

2


4

Xác định mục tiêu từng bài

dạy trong môn khoa học tự nhiên ở trường THCS


43


129


51

10

2


30


30


124


261


2.10


1

Nghiên cứu giáo án của một số chủ đề dạy học cho thấy các sản phẩm về mục tiêu dạy học theo chủ đề liên môn khoa học tự nhiên là sản phẩm của tập thể giáo viên mang tính thí điểm, thử nghiệm chưa phải là sản phẩm cá nhân.

2.3.3. Thực trạng công tác điều chỉnh nội dung, phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Để đánh giá thực trạng công tác điều chỉnh nội dung, phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã tiến hành điều tra và tham khảo ý kiến của CBQL và GV các trường THCS. Kết quả điều tra được tập hợp và xử lý qua bảng 2.5:

Bảng 2.6. Thực trạng công tác điều chỉnh nội dung, phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai‌


Nội dung

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Tổng số khách

thể

Tổng số điểm


XTB


Thứ bậc

SL

Đ

SL

Đ

SL

Đ

1. Công tác xây dựng

kế hoạch giáo dục nhà trường


5


15


65


130


54


54


124


199


1.60


4

2. Điều chỉnh nội dung, cấu trúc lại chương trình, phát triển chương trình môn khoa học tự

nhiên


35


105


66


132


23


23


124


260


2.10


2

3. Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình môn khoa học

tự nhiên của tổ chuyên môn


25


75


56


112


43


43


124


230


1.85


1

4. Kế hoạch thực hiện chương trình môn

học của giáo viên giảng dạy


12


36


68


136


44


44


124


216


1.74


3

Qua số liệu ở bảng 2.6 và trao đổi trực tiếp với các hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và GV giảng dạy môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS chúng tôi nhận thấy:

- Điều chỉnh nội dung, cấu trúc lại chương trình, phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên cũng là hoạt động được đánh giá cao.

Đối với thành phố Lào Cai đến năm học 2018- 2019 , 100% các trường có cấp THCS trên toàn thành phố đã triển khai dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam VNEN. Trong mô hình trường học mới Việt Nam thì môn Khoa học tự nhiên đã là một môn học riêng biệt không còn là nhóm các môn học như trong chương trình hiện hành. Vì vậy việc phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên có nhiều thuận lợi hơn so với các đơn vị thực hiện theo mô hình giáo dục hiện hành. Tuy nhiên do triển khai mới trong chương trình thí điểm nên công tác phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên nói riêng và công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cần có sự điều chỉnh rà soát kỹ lưỡng mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình môn học ở từng khối lớp đối chiếu với tiêu chí đánh giá đầu ra, chuyển lớp, chuyển cấp của học sinh.

- Công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường được đánh giá có hiệu quả chưa cao do đây là hoạt động mới khác với thực hiện theo mô hình giáo dục truyền thống nhà trường, giáo viên thực hiện tổ chức giảng dạy theo kế hoạch cứng có sẵn được xây dựng từ Bộ GD&DDT, Sở GD&ĐT thống nhất toàn tỉnh. Hơn nữa công tác này đòi hỏi năng lực chuyên môn sâu của Lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn, đòi hỏi sự phối kết hợp của tất cả giáo viên nhà trường.

- Công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình, điều chỉnh góp ý chương trình môn khoa học tự nhiên đã được quan tâm. Đối với các trường thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam công tác này đã đạt được một số kết quả nhất định. Giáo viên đã có thói quen đối chiếu, so sánh chương trình thực hiện của nhà trường với chương trình hiện hành, với yêu sự phát triên của khoa học công nghệ và yêu cầu thực tiễn của đất nước, địa

phương. Tuy nhiên công tác này còn gặp rất nhiều khó khăn và phụ thuộc nhiều vào năng lực chuyên môn của giáo viên giảng dạy môn học.

2.3.4. Quy trình phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai

Để đánh giá thực trạng thực hiện qui trình phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS Thành phố Lào Cai, chúng tôi đã tiến hành điều tra và tham khảo ý kiến của CBQL và GV các trường THCS. Kết quả điều tra được tập hợp và xử lý qua bảng 2.7

Bảng 2.7. Thực trạng qui trình phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS Thành phố Lào Cai‌


Nội dung

Tốt

Bình thường

Chưa tốt


TSKT

Tổng điểm


XTB

Thứ bậc

SL

Đ

SL

Đ

SL

Đ

1. Phân tích bối cảnh

nhà trường THCS

25

75

61

122

38

38

124

235

1.90

7

2. Phân tích kế hoạch giáo dục nhà trường và chương trình môn

KHTN


27


81


65


130


32


32


124


243


1.96


6

3. Phân tích, đối chiếu yêu cầu chương trình mới với chương trình

hiện hành


32


96


63


126


29


29


124


251


2.02


4

4. Định hướng điều chỉnh nội dung dạy học môn khoa học tự

nhiên


33


99


72


144


19


19


124


262


2.11


2

5. Xây dựng kế hoạch

dạy học môn khoa học tự nhiên


35


105


75


150


14


14


124


269


2.17


1

6. Triển khai kế hoạch

dạy học môn khoa học tự nhiên


33


99


66


132


25


25


124


256


2.06


3

7. Đánh giá chương trình môn khoa học tự nhiên, đề suất nội

dung điều chỉnh cho năm học tiếp theo


31


93


62


124


31


31


124


248


2.00


5

Qua bảng số liệu 2.6 cho thấy, đa số các bước trong qui trình phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS Thành phố Lào Cai được đánh giá ở mức độ trung bình và khá.

Công tác phát triển chương trình ở trường THCS là hoạt động mới nên một bộ phận cán bộ QL, GV chỉ đạo, xây dựng và thực hiện phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS Thành phố Lào Cai chưa khoa học, dẫn tới tâm lý ngại đổi mới, chưa biết chỉ đạo điều hành, động viên và tạo điều kiện để GV và các tổ chuyên môn triển khai; tâm lí quản lí của các cơ quan quản lí giáo dục, các đoàn kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục nhà trường còn nặng nề theo kiểu áp đặt, máy móc gây khó khăn cho công tác phát triển chương trình của các trường.

Trong triển khai thực hiện chương trình các môn học đặc biệt là môn khoa học tự nhiên một bộ phận GV còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong triển khai, thực hiện; việc "dạy học tích hợp, liên môn" cũng là một thách thức bởi còn có các cách hiểu, vận dụng và thực hiện khác nhau giữa trong triển khai ở các nhà trường, địa phương.

Điều đáng quan tâm là việc thực hiện phân tích bối cảnh để xác định những yêu cầu, mục tiêu, nội dung của hoạt động phát triển chương trình môn KHTN chưa được đánh giá cao đạt kết quả trung bình là 1.90 xếp cuối cùng là xếp thứ 7.

Phân tích kế hoạch giáo dục nhà trường và chương trình môn KHTN cũng chưa được thực hiện tốt điểm số trung bình đạt 1.96 xếp thứ 6. Mặc dù đây là khâu vô cùng quan trọng nhằm giúp giáo viên có thể điều chỉnh, cập nhật, làm mới chương trình một cách hiệu quả.

Đánh giá chương trình môn khoa học tự nhiên, đề suất nội dung điều chỉnh cho năm học tiếp theo cũng chưa được đánh giá cao với điểm trung bình đạt 2.0 mặc dù đây là khâu giúp giáo viên có cơ hội đột phá trong phát triển chương trình môn KHTN.

Phân tích, đối chiếu yêu cầu chương trình mới với chương trình hiện hành sẽ giúp giáo viên cập nhật nội dung mới, điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá một cách hiệu quả, tuy nhiên kết quả đánh giá nội dung trên đạt điểm trung bình là 2.02 xếp thứ 4. Nguyên nhân do giáo viên còn hạn chế về năng lực phát triển chương trình môn học.

Nhận xét chung về cơ bản quy trình phát triển chương trình môn KHTN đã được triển khai ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tuy nhiên mức độ thực hiện các khâu mới chỉ đạt được ở mức trung bình và có một vài khâu đạt mức khá, chưa có khâu nào đạt mức tốt.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

2.4.1. Lập kế hoạch hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Lập kế hoạch là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình quản lí phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên nói riêng và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường nói chung ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Hoạt động này nhằm xác định hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để đạt được trạng thái mong muốn của hoạt động phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Kế hoạch là nền tảng của quản lí, là sự quyết định quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, chương trình các môn học và là cơ sở để các tổ chuyên môn, từng GV phải tuân theo nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023