Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


LÊ HÙNG NHÂN


ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ MÃ SỐ: 60 38 30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam - 1


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRẦN ANH TUẤN


HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện độc lập và dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ luật học Trần Anh Tuấn – Đại học Luật Hà Nội.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Trong quá trình thực hiện, Luận văn có tham khảo một số chuyên đề, các bài viết có liên quan nhưng được trích dẫn nguyên văn, nguồn tài liệu trích dẫn được nêu ra tại danh mục tài liệu tham khảo ở phần cuối Luận văn này.

Tác giả

Lê Hùng Nhân

Lớp cao học luật khóa 2010 – 2012 Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội


Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 3

3. Mục tiêu nghiên cứu 4

4. Đóng góp khoa học của đề tài 4

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

6. Phương pháp nghiên cứu 5

7. Kết cấu của luận văn 6

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY

QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 7

1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của đại diện theo ủy quyền trong

tố tụng dân sự 7

1.1.1. Khái niệm đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự 7

1.1.2. Đặc điểm của đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự 10

1.1.3. Ý nghĩa của đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự 13

1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về đại diện theo

uỷ quyền trong tố tụng dân sự 14

1.2.1. Cơ sở về lý luận 14

1.2.2. Cơ sở thực tiễn 19

1.3. Sơ lược về sự phát triển các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ở Việt nam sau 1945 23

1.3.1. Giai đoạn trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự 2004 23

1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đến nay 26

Chương 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 30

2.1. Các quy định về người ủy quyền và người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự 30

2.1.1. Các quy định về người ủy quyền trong tố tụng dân sự 30

2.1.2. Các quy định về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự ... 37

2.2. Các quy định về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự 42

2.3. Các quy định về nội dung và hình thức ủy quyền trong tố tụng dân sự 45

2.3.1. Các quy định về nội dung ủy quyền trong tố tụng dân sự 45

2.3.2. Các quy định về hình thức ủy quyền trong tố tụng dân sự 49

2.4. Các quy định về thủ tục ủy quyền trong tố tụng dân sự 52

2.5. Các quy định về thời hạn ủy quyền trong tố tụng dân sự 56

2.6. Các quy định về chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố tụng

dân sự 57

Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ 60

3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về đại diện theo ủy quyền trong

tố tụng dân sự 60

3.1.1. Về quyền ký đơn khởi kiện của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự 60

3.1.2. Về hình thức ủy quyền trong tố tụng dân sự 67

3.1.3. Về nội dung và phạm vi đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự 69

3.1.4. Về đaị diên

theo ủy quyền để giải quyết về phần tài sản trong

viêc

ly hôn, trong việc dân sự thuân

tình ly hôn , yêu cầu hủy việc

kết hôn trái pháp luật 72

3.1.5. Về thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự 73

3.1.6. Về chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự 74

3.2. Một số kiến nghị về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự 75

3.2.1. Kiến nghị về lập pháp 75

3.2.2. Kiến nghị về thi hành pháp luật 84

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BLDS: Bộ luật dân sự BLTTDS: Tố tụng dân sự HĐTP: Hội đồng thẩm phán TAND: Tòa án nhân dân

TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao UBND: Ủy ban nhân dân VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

MỞ ĐẦU‌


1. Tính cấp thiết của đề tài

Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự giữa các đương sự, giữa người tham gia tố tụng dân sự với cơ quan tiến hành tố tụng, giữa người tham gia tố tụng với người tiến hành tố tụng …được phát sinh trên cơ sở Tòa án thụ lý đơn yêu cầu của đương sự nhằm giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hoặc công nhận các sự kiện pháp lý khác. Quan hệ tố tụng dân sự là quan hệ hình thức phản ánh các quan hệ pháp luật nội dung thuộc các ngành luật khác như luật dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại….nên quan hệ tố tụng dân sự phản ánh thuộc tính của các quan hệ pháp luật nội dung như tính bình đẳng, thoả thuận, tự do, tự nguyện và quyền tự định đoạt của các đương sự. Việc đặt đương sự vào vị trí trung tâm của toàn bộ quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, xác định tư cách của các đương sự, quyền và nghĩa vụ của các đương sự, mối quan hệ giữa người tham gia tố tụng với cơ quan tiến hành tố tụng, với người tiến hành tố tụng … được xem là vấn đề trọng tâm của ngành luật tố tụng dân sự.

Bô ̣luâṭ tố tung dân sự 2004 được xây dựng trong quá trình nước ta có

những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội , nhằm thể chế hóa những quan điểm, đường lối về xây dựng pháp luật , cải cách tư pháp của Đảng , trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát triển các nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng trước đây. Đặc biệt các quy định của BLTTDS về đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự đã thể hiện được đường lối cơ bản trong cải cách tư pháp, đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho

người dân trong viêc

bảo vê ̣quyền và lơi

ích hơp

pháp của mình; quyền quyết

điṇ h và tự định đoạt, quyền nhờ người khác thay mặt tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của đương sự đã được BLTTDS ghi nhận và có những quy định

khá cụ thể, chi tiết để bảo đảm thực hiện. Nếu đương sự vì một lý do nào đó như già yếu, ốm đau, đi lại khó khăn do khoảng cách về địa lý, do ít kinh

nghiêm hoặc hạn chế về trình độ hiểu biết pháp luật mà không thể hoặc không

muốn tự mình tham gia tố tụng, thì có thể ủy quyền cho người khác (thường là người thân trong gia đình, người có quan hệ trong công tác hoặc luật sư) thay mặt mình để tham gia giải quyết.

Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các quy định về đại diện uỷ quyền trong tố tụng dân sự cho thấy do các quy định của BLTTDS về vấn đề này còn có hạn chế nhất định, chưa đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các đương sự , dẫn tới sự lúng túng khi áp dụng của đương sự và các cơ quan tiến hành tố tụng, chẳng hạn trong các trường hợp đương sự là người bị một hoặc một số hạn chế về thể chất như đui, mù, câm, điếc, cụt cả hai tay; người bị tâm thần.

v.v… Nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đã gây nhiều tranh luận như người được ủy quyền trong tố tụng dân sự có được ký đơn khởi kiện hay không; có được ủy quyền về phần tài sản và cung cấp chứng cứ trong các vụ án ly hôn không, trong trường hợp nào thì việc ủy quyền lại của pháp nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự được coi là hợp lệ; ngoài ra, đã có không ít trường hợp bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới bị hủy hoặc sửa

do có sai sót về đai

diên

theo ủy quyền trong tố tun

g dân sự như vi phạm về

thời hạn ủy quyền, vượt quá phạm vi ủy quyền, việc ủy quyền không đúng pháp luật, xác định không đúng tư cách của đương sự và người đại diện theo ủy quyền của đương sự v.v...

Ngày 29 tháng 03 năm 2011, Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS 2004. Tuy nhiên hạn chế của các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự vẫn chưa được khắc phục. Do đó việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận cơ

bản, đánh giá luật thực định và thực tiễn áp dụng , từ đó đề xuất những kiến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023