Kết Quả Giáo Dục – Đào Tạo Tiền Giang 10 Năm Đầu Đổi Mới (1986 – 1996)

- Tiếp tục tiến hành xoá mù chữ. Mục tiêu cụ thể là:

- Đến năm 1996 sẽ hoàn thành công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học

- Tiếp theo đó thực hiện chống mù chữ - phổ cập giáo dục trung học cơ sở

- Tiếp tục đào tạo giáo viên cung cấp cho các ngành học, bậc học tư Mầm non, Tiểu học đến Trung học cơ sở.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho các địa phương.

Việc định hướng đúng đắn; chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ, đồng bộ là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm nên những thành quả giáo dục – đào tạo của tỉnh nhà.

2.2.2. Kết quả giáo dục – đào tạo Tiền Giang 10 năm đầu đổi mới (1986 – 1996)

2.2.2.1. Giáo dục mầm non

Giáo dục mẫu giáo có chuyển biến tốt, hệ thống trường lớp phong phú, đa dạng, thu hút nhiều trẻ đi học, nơi cao nhất là Mỹ Tho.

Năm học 1988 - 1989, ngành giáo dục Mầm Non tỉnh Tiền Giang huy động được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

35.100 cháu đến lớp, cao hơn các tỉnh An Giang (12.900), Bến Tre (33.200), Long An (27.230) và Đồng Tháp (20.370). Thành phố Mỹ Tho là nơi huy động trẻ Mẫu giáo đi học đạt tỉ lệ cao nhất là 88,8% , riêng Mẫu giáo 5 tuổi đạt tỉ lệ 99,5% so với tổng số trẻ trong độ tuổi.[26, 1138]

Từ năm học 1991(năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội VII của Đảng thể hiện rõ sự đổi mới về tư duy giáo dục) trở về sau, giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo của tỉnh có bước chuyển biến đáng kể về số lượng và chất lượng sau mỗi năm học.

Giáo dục - Đào tạo Tiền Giang hai mươi năm đổi mới 1986 - 2006 - 5

Đặc biệt, từ năm học 1993-1994, Tiền Giang đi vào triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khoá VII về “tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”- đây là thuận lợi cơ bản để nâng cao vai trò vị trí của ngành giáo dục- làm cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo tỉnh nhà mang tính xã hội hoá ngày càng cao hơn, số lượng học sinh đến trường tăng liên tục. Cụ thể được ghi nhận như sau:

- Năm học 1993 - 1994, số học sinh tăng 5,1% so với năm 1992 - 1993.

- Năm học 1994 - 1995, tăng 15,39% (34.754 học sinh), riêng mẫu giáo 5 tuổi tăng 17,7%. Tỉ lệ trẻ em từ 3 - 5 tuổi đi học của cả nước là 30,65%, ở Tiền Giang có huyện đã vượt khá cao như:

+ Thành phố Mỹ Tho (84,29%)

+ Thị xã Gò Công (61,8%)

+ Chợ Gạo (40,53%)

+ Gò Công Tây (39,86%)

+ Châu Thành (30,99%).

Mạng lưới nhà trẻ - mẫu giáo của tỉnh được thành lập ở từng xã, phường. Riêng các nhà trẻ ở các hợp tác xã nông nghiệp do không có nhu cầu gởi con của xã viên nên đã chuyển giao cơ sở cho mẫu giáo. Nơi nào nhà trẻ - mẫu giáo có cơ sở gần nhau được thành lập dưới dạng liên hợp.

Nhìn chung, hệ thống nhà trẻ - mẫu giáo diện chính qui đã được ổn định vững chắc. Tính đến năm 1993, nhà trẻ có 12 nhóm với 1.387 cháu, mẫu giáo có 92 trường gồm 4 trường hợp nhất, 64 tổ mẫu giáo với 1.002 lớp và 28.731 cháu [61, 2].

-Năm học 1995 - 1996, toàn tỉnh có 7 nhà trẻ với 1.637 trẻ, 16 nhóm trẻ, mẫu giáo có 97 trường với 35.849 cháu, đạt 82,90% tỉ lệ trẻ trong độ tuổi mẫu giáo (5 tuổi). Sự gia tăng tỉ lệ học sinh mẫu giáo chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị và vùng đông dân cư còn ở nông thôn số lượng tăng không đáng kể, chính vì thế, việc đa dạng các loại hình trường lớp để huy động trẻ ra lớp đúng độ tuổi là điều rất cần thiết.

Ngoài hệ thống nhà trẻ - mẫu giáo diện chính qui, tỉnh còn mở các nhóm tuổi thơ tại 2 huyện điểm (Cai Lậy và Mỹ Tho) và 3 huyện diện (Gò Công Đông, Gò Công Tây và Cái Bè) gồm 31 nhóm tuổi thơ với 361 cháu. Các nhóm này từng bước đi vào ổn định và thực hiện nội dung hướng dẫn của nhóm; đáp ứng yêu cầu của phụ huynh ở những nơi không mở được lớp mẫu giáo, góp phần đa dạng hoá ngành học mầm non.

Đối với nhà trẻ, nhóm trẻ gia đình, trường lớp dân lập…tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện đúng tinh thần Quyết định 1245 về đa dạng hoá công tác phát triển giáo triển bậc học Mầm non của Bộ Giáo dục – đào tạo, nghĩa là các nhóm này chịu sự quản lí chuyên môn của ngành giáo dục các cấp. Công tác triển khai loại hình trường lớp bán công, dân lập được thực hiện từng bước khá chắc chắn và có biện pháp quản lí tốt.

Trong thực tế đã xuất hiện những mô hình phát triển về chất lượng, ổn định về số lượng đó là trường mẫu giáo Bình Minh (thị xã Gò Công), trường liên hợp Hồng Gấm (thành phố Mỹ Tho), Trường liên hợp mầm non (trực thuộc Sở giáo dục – đào tạo).

Bên cạnh đó, tỉnh có một trường mẫu giáo dân lập Hùng Vương mở trong dòng tu (có sự thống nhất của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Mặt trận Tổ quốc tỉnh), trường đặt dưới sự quản lí chuyên môn của Phòng Giáo dục Mỹ Tho. Qua nhiều năm hoạt động, chất lượng chăm sóc, giáo dục theo mục tiêu đào tạo đã từng bước được nâng lên.

Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ có nhiều chuyển biến tích cực sau mỗi năm. Từ những năm 1990 công tác chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ được thực hiện qua nhiều khâu:

- Tổ chức tiêm chủng

- Khám sức khoẻ

- Sử dụng biểu đồ phát triển…

Đặc biệt là chủ trương chống suy dinh dưỡng. Từ năm học 1992 - 1993, Sở Giáo dục – đào tạo đã đề ra nhiều biện pháp:

- Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng bằng cách xoá dinh dưỡng kênh D; giảm tỉ lệ trẻ kênh C, kênh B

- Tăng dần tiền ăn hàng ngày cho các cháu với mức từ 1200đ-2000đ.

- Ngoài ra còn kết hợp cân đo và theo dõi bằng biểu đồ tăng trọng theo qui định hàng tháng, hàng quí. Nếu như năm học 1990 - 1991 tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở nhà trẻ - mẫu giáo là 42% (gồm cả kênh B, kênh C và có cả kênh D - suy dinh dưỡng nặng), thì đến năm học 1995 - 1996, tỉ lệ này chỉ còn 13,73% trẻ suy dinh dưỡng nhẹ (kênh B) và 0,68% trẻ kênh C (suy dinh dưỡng mức trung bình), không có kênh D.

Các trường còn phối hợp với ngành y tế tổ chức tiêm chủng, khám sức khoẻ định kì, thực hiện an toàn và vệ sinh cho trẻ, đảm bảo nâng chất lượng giáo dục qua từng năm học. Tuy nhiên, trình độ và năng lực thực tiễn của giáo viên mầm non chưa đồng đều. Ở các vùng sâu vùng xa, còn thiếu giáo viên và cơ sở vật chất vì vậy đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục.

Nhìn chung, ở bậc học mầm non giai đoạn 1986 - 1996 dù còn có những khó khăn nhưng các loại hình trường lớp đều thực hiện giáo dục theo đúng chương trình qui định của Bộ Gíao dục – đào tạo. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí được bồi dưỡng về lí luận, về thực tế chuyên môn trong chương trình chỉnh lí nhà trẻ và cải cách mẫu giáo.

Phương pháp giáo dục trên từng tiết dạy, từng hoạt động giáo dục phù hợp với đặc trưng bộ môn và theo phương pháp cải cách. Giáo viên đã chủ động, linh hoạt hơn trong kế hoạch giáo dục trẻ, không gò bó, cứng nhắc rập khuôn trong từng bài dạy hay hoạt động. Điều này đã góp phần tích cực phát triển trí tuệ, hình thành hành vi, thói quen tốt cho trẻ, tạo sự năng động sáng tạo cho trẻ trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, giáo viên còn tích cực tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con khoa học cho các bậc cha mẹ. Đây là biện pháp giúp

phụ huynh kết hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục, kịp thời hướng dẫn uốn nắn trẻ phát triển một cách toàn diện.

2.2.2.2. Giáo dục phổ thông

Giáo dục tiểu học

Những năm 1980-1981 ngành giáo dục – đào tạo đã triển khai “Chương trình công nghệ giáo dục” tại Trung tâm công nghệ giáo dục của tỉnh và thực hiện thí điểm ở một số địa phương.

“Chương trình công nghệ giáo dục” tại Trung tâm công nghệ giáo dục của tỉnh tiếp tục được triển khai trong nhiều năm kế tiếp, ngoài ra chương trình còn triển khai ở 10 trường của huyện Châu Thành. Tổng kết sơ bộ vào năm 1995 - 1996 chương trình được đánh giá chung là Tốt (vì hạnh kiểm của học sinh đạt 91,9% loại tốt, học lực loại trung bình trở lên chiếm 96,7%). Tuy nhiên, sau đó mô hình không nhân lên được nữa nên chương trình giảm dần và kết thúc, Trung tâm công nghệ giáo dục tỉnh giải tán vào cuối năm học 2000 - 2001.

Ngoài ra, phải kể thêm “Chương trình song ngữ Pháp - Việt” do các tổ chức phi chính phủ thuộc Cộng đồng Pháp ngữ tài trợ từ năm học 1994 - 1995, dự kiến sau năm 2006 sẽ chuyển giao cho ngành giáo dục. Chương trình này được sự đầu tư giúp đỡ của một tổ chức giáo dục của Pháp, mục tiêu là tạo điều kiện cho học sinh Việt Nam tiếp cận với loại hình giáo dục hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của tỉnh nhà.

Bước đầu thực hiện, ngành giáo dục – đào tạo tỉnh đã cho mở các lớp song ngữ tiếng Pháp từ lớp 1 đến lớp 5 đặt tại trường tiểu học Thủ Khoa Huân (phường 1- Thành phố Mỹ Tho), và từ lớp 6 đến lớp 9 đặt tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) làm thí điểm. Nếu học sinh theo đến hết chương trình thì khả năng ngoại ngữ (tiếng Pháp) rất tốt và được ưu tiên theo học các trường Đại học của các nước trong Cộng đồng Pháp ngữ.

Năm học 1995 - 1996, chương trình tiếp tục được triển khai ở 2 lớp Một và 2 lớp Hai tại trường tiểu học Thủ Khoa Huân, 2 lớp Sáu và 3 lớp Bảy tại trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu. Phía đối tác đã quan tâm trang bị cơ sở vật chất và bồi dưỡng giáo viên, cấp hơn 40 triệu đồng cho 2 Trường để làm phòng học bộ môn, bổ sung khá đầy đủ phương tiện và tài trợ cho một số giáo viên đi bồi dưỡng trong hai tháng hè tại Pháp.[62, 13]

Bên cạnh đó, ngành giáo dục – đào tạo tỉnh nhà còn triển khai Chương trình giáo dục trẻ khuyết tật chuyên biệt và Chương trình giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học ở nhiều trường trong tỉnh:

- Chương trình giáo dục trẻ khuyết tật chuyên biệt dành cho trẻ khiếm khuyết như câm, điếc nặng; các em được chăm sóc, nuôi dạy ở Trường khuyết tật tỉnh.

- Còn Chương trình giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật dành cho trẻ khuyết tật nhẹ như nói lắp, nói ngọng…các em được học chung với học sinh bình thường.

Như vậy, có thể nói từ năm học 1987 - 1988 trở đi, ngành giáo dục – đào tạo Tiền Giang đã có nhiều nổ lực, cố gắng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bằng cách phối hợp thực hiện các chương trình giáo dục; tập huấn giáo viên, chỉ đạo các trường tăng cường và thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm, nhân các điển hình. Nhờ đó, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt.

Đối với công tác quản lý, với mục tiêu phát huy năng lực của cán bộ quản lý, ngành giáo dục – đào tạo tỉnh nhà đã mở hội nghị khoa học bàn về “Công tác quản lí của người hiệu trưởng phổ thông cơ sở và việc tổ chức quá trình tự học, tự đào tạo của học sinh”.

Cũng từ giai đoạn này, tỉnh có những chủ trương, chính sách thông thoáng hơn trong việc đa dạng hoá các loại hình trường lớp như dân lập, bán công, lớp hệ B, vì vậy các loại hình trường lớp rất phong phú, đáp ứng yêu cầu của người học. Đây là chủ trương đúng đắn, vừa thoả mãn nhu cầu của người dạy, người học vừa giải quyết nhu cầu nâng cao trình độ văn hoá của toàn xã hội. Chính vì vậy, số lượng trường học, nhất là trường trung học phổ thông tăng lên rõ rệt.

Những năm 1986 - 1990, do còn khó khăn về nhiều mặt nên số lượng và chất lượng giáo dục – đào tạo của Tỉnh cũng chưa ổn định. Nhưng từ năm học 1991 - 1992 (năm đầu tiên thực hiện điểm và cách làm giáo dục), số lượng và chất lượng giáo dục mới dần ổn định và gặt hái những thành quả giáo dục to lớn.

Những năm 1993 – 1995, trên cơ sở quán triệt và thực hiện Nghị Quyết Trung Ương 4 của Đảng về việc “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”, giáo dục –đào tạo tỉnh Tiền Giang đã:

- Có nhiều đổi mới, tạo được nhiều chuyển biến quan trọng, chấm dứt thời kì xuống cấp, mở ra thời kì phát triển mới,

- Qui mô trường lớp tiếp tục được mở rộng, tạo sự cân đối hài hoà, đa dạng các loại hình trường lớp, phù hợp với điều kiện kinh tế, địa lí của từng địa bàn dân cư.

Sự phát triển theo hướng đổi mới của ngành giáo dục Tiền Giang đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ em, thanh thiếu niên và người lao động tỉnh nhà. Vì lẽ đó, những năm học 1993 - 1994, 1994 - 1995 các ngành học, cấp học ở Tiền Giang đều phát triển.

Gò Công và thành phố Mỹ Tho trong nhiều năm phát triển đã trở thành những đơn vị điển hình trong phong trào xã hội hoá giáo dục của tỉnh. Nguyên nhân là do thành phố Mỹ Tho và Gò Công đã lập và luôn củng cố Hội đồng giáo dục từ cấp thành phố đến xã, phường, đảm bảo sinh hoạt đều đặn và có chương trình hoạt động cụ thể.

Ở Gò Công Đông và thị xã Gò Công, việc chỉ đạo được phổ biến đến từng xã, phường; tuy nhiên việc huy động các lực lượng tham gia công tác giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở huyện Gò Công Đông nơi có địa bàn rộng, dân cư phân tán nhưng do Ban chỉ đạo biết cách huy động lực lượng nên đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trước thời hạn.

Riêng ở Gò Công Tây, cuộc vận động xã hội hoá giáo dục đã được triển khai dưới hình thức mở Đại hội cơ sở. Đến năm học 1995 - 1996 đã có 14/16 xã, thị trấn mở được [64, 24]. Với cách làm này, Gò Công Tây đã tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về đường lối giáo dục của Đảng, thực trạng giáo dục ở địa phương, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người đối với giáo dục. Kết quả là :

- Số học sinh huy động ra lớp tăng, số học sinh bỏ học giảm

- Cơ sở vật chất do nhân dân đóng góp xây dựng năm 1996 gấp ba lần năm 1991.

Kết quả trên phản ánh trung thực hiệu quả của công tác xã hội hoá giáo dục. Đây là gương điển hình để các huyện, thị khác trong tỉnh học hỏi.

Việc huy động trẻ 6 tuổi ra lớp Một đạt kết quả cao, năm 1995-1996 đạt 98,1%, trong đó có 42 xã, phường, thị trấn huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp Một. Công tác huy động trẻ thất học ra các lớp phổ cập được thực hiện liên tục, mục tiêu chung của tỉnh là quyết tâm hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học càng sớm càng tốt.

Hiệu quả đào tạo những năm 1990 - 1995 đạt 57,8%, kết quả này thể hiện sự thành công bước đầu của nỗ lực chống lưu ban, bỏ học, nâng dần chất lượng dạy và học trong toàn bậc học.

Giáo dục trung học:

Số lượng học sinh trung học cơ sở cũng tăng đáng kể trong những năm bắt đầu thực hiện Nghị quyết Trung ương 4:

- Năm học 1993 - 1994 có 68.224 học sinh đến trường, tăng 2.467 học sinh (tỉ lệ tăng 9,12%) so năm trước đó.

- Năm 1994 - 1995, có 77.462 học sinh đến trường, tăng 9.398 học sinh (tăng 13,45%).

- Năm học 1995 - 1996 là 86.833 học sinh, dự đoán trong những năm tới số lượng học sinh tăng khoảng 12.000 đến 13.500.

Số lượng học sinh trung học phổ thông tăng như sau:

- Năm học 1993 - 1994 có 15.876 em, tăng 35,57% so năm 1992 - 1993.

- Năm học 1995 - 1996 là 19.644 học sinh, tăng 3.768 em so với năm 1994 – 1995.

Trong những năm tới số lượng học sinh tăng khoảng 2500 đến 3000/ năm.[64, 9]

Tỉ lệ học sinh ngoài công lập của Tiền Giang là 26,09% trong khi toàn quốc tỉ lệ này là 19,8%, điều đó chứng tỏ việc đa dạng hoá các loại hình trường lớp của tỉnh thực hiện có hiệu quả.

Như vậy, nếu không kịp thời giải quyết tốt việc đa dạng hoá các loại hình trường lớp, việc xây dựng cơ sở vật chất và xây dựng đội ngũ, chắc chắn sẽ xuất hiện mâu thuẫn gay gắt giữa yêu cầu nâng cao chất lượng và phát triển số lượng học sinh. Bài toán khó đã có đáp số cụ thể, đó chính là việc gia tăng số lượng trường học nhất là trường trung học phổ thông:

- Năm 1990 - 1991 tỉnh có 22 trường Trung học phổ thông, 198 trường tiểu học, 85 trường trung học cơ sở,

- Đến năm học 1995 - 1996 có 28 trường Trung học phổ thông, 216 trường tiểu học, 95 trường trung học cơ sở.

Đặc biệt, từ khi ngành trực tiếp quản lí ngân sách, bộ mặt nhà trường (đặc biệt các trường phổ thông trung học) đã có sự thay đổi lớn: từng bước trang bị các thiết bị dạy - học đúng qui cách, có đủ sân chơi, bãi tập; được nhân dân địa phương hoan nghênh như các trường phổ thông trung học Nguyễn Văn Côn, Trương Định, Chợ Gạo, Nguyễn Đình Chiểu…

Việc bỏ học giảm đáng kể, năm học 1991-1992 tỉ lệ bỏ học ở cấp II là 11,2%, cấp III là 8,1%, năm 1995-1996 chỉ còn: cấp II: 5,3%, cấp III: 3,8%.[61,7]

Tỉ lệ duy trì sỉ số các cấp đạt 98% trở lên, phong trào thi đua “Hai tốt” được đẩy mạnh qua các đợt thi đua thao giảng, hội giảng.

Việc dạy nghề phổ thông, do thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ nên chỉ đáp ứng được 9% học sinh trung học. Tuy nhiên việc dạy ngoại ngữ lại có những cố gắng vượt bậc, năm 1996 đã phủ kín 17/19 trường trung học cơ sở thuộc 7/9 huyện thị, dù đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Giáo viên ngoại ngữ đủ chuẩn Đại học và Cao đẳng còn thấp chỉ có 93% bậc trung học phổ thông, 60% bậc trung học cơ sở.

Các trường đều có lớp chuyên, lớp chọn và đội ngũ học sinh nòng cốt. Chất lượng giáo dục ở những lớp học này luôn rất tốt cả về học lực và hạnh kiểm. Đây là hạt nhân góp phần thúc đẩy việc nâng chất lượng giáo dục đại trà. Năm học 1994 - 1995, ở Tiền Giang, các trường sau đây đã thực hiện thí điểm chuyên ban trung học phổ thông:

- Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Thành phố Mỹ Tho) và THPT Trương Định ở Thị xã Gò Công.

- Trường THPT Đốc Binh Kiều (Thị trấn Cai Lậy- huyện Cai Lậy), trường THPT Tân Hiệp (Thị trấn Tân Hiệp- Châu Thành).

Đến năm học 1999 - 2000 chương trình phân ban kết thúc, từ năm học 2001 - 2002 tất cả các trường trung học phổ thông trong tỉnh đều dạy theo chương trình không phân ban.

Mặt khác, việc ứng dụng phương pháp học tập mới “lấy học sinh làm trung tâm” đã ngày càng phát huy tính tích cực của học sinh, tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc dạy và học nói chung trên toàn tỉnh.

Ngoài ra, từ năm học 1994 - 1995 tỉnh đã thành lập Trường trung học phổ thông chuyên ban đặt trong trường Cao đẳng sư phạm Tiền Giang thực hiện giảng dạy chuyên sâu và nâng cao học lực cho học sinh có năng khiếu. Kết quả học tập của trường luôn dẫn đầu tỉnh về:

- Tỉ lệ học sinh lên lớp

- Tỉ lệ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

- Tỉ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia.

2.2.2.3. Giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023