Tổng Hợp Các Mô Hình Trồng Rừng Keo Lai Tại Địa Điểm Nghiên Cứu


An, Hưng Đạo và Kim Cúc có diện tích trồng Keo lai từ 24 – 37%. Hai xã Đình Phùng và Khánh Xuân có diện tích trồng keo lần lượt là 45,88 % và 46,15%. Xã Bảo Toàn, Hưng Thịnh và Sơn Lập có diện tích trồng keo từ 53 – 55%. Cuối cùng là hai xã Cô Ba và Hồng Trị là có diện tích trồng Keo lai lớn nhất 62,31% và 71,80 %.

Do điều kiện thời gian có hạn, đề tài chỉ nghiên cứu một số mô hình trồng rừng tại các xã: Cố Pàng, Cô Ba, Hưng Thịnh, Khánh Xuân, Thượng Hà, trong các xã trên Cô Ba là xã có diện tích trồng Keo lai lớn nhất, tiếp đến là Hưng Thịnh, Khánh Xuân, Cố Pàng, xã có diện tích trồng keo lai nhỏ nhất là Thượng Hà. Trong 5 xã trên, tuy Cố Pàng và Thượng Hà là hai xã có diện tích trồng rừng lớn nhất nhưng lại là các xã có tỷ lệ trồng Keo lai thấp nhất (13,60 và 12,84%). Tại khu vực nghiên cứu có thể thấy diện tích trồng Keo lai tại các điểm nghiên cứu không đồng đều, ngoài trồng Keo lai, các khu rừng thuộc địa bàn nghiên cứu còn trồng các loại khác như: Sa Mộc, Quế, Hồi, … Diện tích rừng trồng hiện nay dùng làm nguyên liệu giấy, ngoài ra còn phục vụ việc xây dựng, làm đồ nội thất và làm chất đốt cho nhân dân. Cây Keo lai là cây đa tác dụng, gỗ có thể cung cấp cho nhu cầu làm giấy, gỗ xẻ, ván dăm, ván bóc,… Tùy thuộc vào mục đích sử dụng ban đầu mà người trồng rừng có biện pháp tác động để cho ra sản phẩm mong muốn đồng thời thu được năng suất cao nhất. Thông thường biện pháp hữu hiệu nhất để hài hòa hai chỉ tiêu này là điều chỉnh mật độ trồng rừng ban đầu cho phù hợp.

Tổng hợp các mô hình trồng rừng Keo lai tại địa điểm nghiên cứu được trình bày tại bảng sau:


Bảng 3.3. Tổng hợp các mô hình trồng rừng Keo lai tại địa điểm nghiên cứu


Địa điểm

Mô hình trồng rừng

Tình hình áp dụng thực tế


Cô Ba

Keo lai thuần loài mật độ 2500 cây/ha

Ít áp dụng

Keo lai thuần loài mật độ 1660 cây/ha

Áp dụng nhiều

Keo lai thuần loài mật độ 1250 cây/ha

Ít áp dụng

Hỗn loài Keo - Thông

Ít áp dụng

Trồng xen canh cây NN với cây Keo

Áp dụng nhiều


Cố Pàng

Keo lai thuần loài mật độ 2500 cây/ha

Ít áp dụng

Keo lai thuần loài mật độ 1660 cây/ha

Áp dụng nhiều

Keo lai thuần loài mật độ 1250 cây/ha

Ít áp dụng

Hỗn loài Keo - Thông

Ít áp dụng

Trồng xen canh cây NN với cây Keo

Áp dụng nhiều


Hưng Thịnh

Keo lai thuần loài mật độ 2500 cây/ha

Ít áp dụng

Keo lai thuần loài mật độ 1660 cây/ha

Áp dụng nhiều

Keo lai thuần loài mật độ 1250 cây/ha

Ít áp dụng

Hỗn loài Keo - Thông

Ít áp dụng

Trồng xen canh cây NN với cây Keo

Áp dụng nhiều


Khánh Xuân

Keo lai thuần loài mật độ 2500 cây/ha

Ít áp dụng

Keo lai thuần loài mật độ 1660 cây/ha

Áp dụng nhiều

Keo lai thuần loài mật độ 1250 cây/ha

Ít áp dụng

Hỗn loài Keo - Thông

Ít áp dụng

Trồng xen canh cây NN với cây Keo

Áp dụng nhiều


Thượng Hà

Keo lai thuần loài mật độ 2500 cây/ha

Ít áp dụng

Keo lai thuần loài mật độ 1660 cây/ha

Áp dụng nhiều

Keo lai thuần loài mật độ 1250 cây/ha

Ít áp dụng

Hỗn loài Keo - Thông

Ít áp dụng

Trồng xen canh cây NN với cây Keo

Áp dụng nhiều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - 8

Mô hình trồng rừng Keo lai trồng thuần loài với mật độ 2500 cây/ha được áp dụng nhiều trong thời gian trước đây (từ năm 2005 trở về trước). Hiện nay tại khu vực hầu như không áp dụng mô hình này vào trồng rừng do tốn công cuốc hố, chăm sóc, phân bón, cây giống trong khi thu nhập đạt được


không có sự khác biệt đáng kể so với mô hình trồng rừng với mật độ 1660 cây/ha.

Mô hình trồng rừng Keo lai thuần loài với mật độ 1250 cây/ha được một số chủ rừng đưa vào sử dụng với mục tiêu sản xuất gỗ lớn. Chu kỳ trồng rừng thường lên đến 8 – 10 năm tùy vào sinh trưởng và năng suất của rừng trồng. Mô hình có đặc điểm ít tốn công chăm sóc, phân bón, giống cây trồng tuy nhiên thời gian quay vòng vốn dài, mức độ rủi ro lớn (cây bị rỗng ruột, đổ gãy) nên không được các hộ dân sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, nếu trồng rừng với mật độ trên thì không tận thu được nguồn nguyên liệu trung gian trong quá trình tỉa thưa. Hiện mô hình này đang được trồng tại xã Cố Pàng với diện tích tương đối nhỏ.

Mô hình trồng rừng hỗn loài Keo lá tràm –Thông: Đây là mô hình trồng xen giữa Keo lá tràm và Thông. Ở mô hình này hầu hết đều xảy ra hiện tượng cây Keo lá tràm lấn át khiến cây Thông không phát triển được, mô hình này đòi hỏi thực hiện kỹ thuật tỉa thưa hợp lý để hai loài Keo lá tràm và Thông đều phát triển và mang lại hiệu quả, chính vì vậy mô hình này hiện nay hầu như không được áp dụng

Mô hình trồng Trồng xen cây nông nghiệp với cây Keo: Trong giai đoạn 1 – 2 năm đầu khi cây Keo lai còn nhỏ, chưa khép tán người dân thường trồng xen các cây Sắn, Ngô vào giữa các hàng Keo. Mô hình này giúp người dân tận dụng được tối đa sức sản xuất của đất rừng, tận thu được sản phẩm trung gian đồng thời che bóng cho cây rừng trong giai đoạn đầu (1 – 2 năm tuổi). Tuy nhiên, nếu che bóng với cường độ lớn sẽ dẫn đến cây Keo lai sinh trưởng èo uột, thân nhỏ, chiều cao lớn do phải vươn lên để cạnh tranh nguồn ánh sáng với các cây nông nghiệp. Trên thực tế mô hình này rất hay được người dân các xã trong vùng nghiên cứu sử dụng. Cần phải có một nghiên cứu sâu hơn về mức độ ảnh hưởng của những cây nông nghiệp đối với cây Keo lai trong giai đoạn tuổi nhỏ để có những khuyến cáo hợp lý cho người dân trên địa bàn nói riêng và trên các vùng khác có sử dụng mô hình này nói chung.


Mô hình trồng rừng Keo lai thuần loài với mật độ 1660 cây/ha là mô hình được người dân lựa chọn nhiều nhất. Mô hình này thường được sử dụng để lấy sản phẩm là gỗ giấy phục vụ cho nhà máychế biến gỗ. Phần lớn diện tích rừng trồng Keo lai tại huyện Bảo Lạc nói chung và địa bàn 5 xã nghiên cứu nói chung đều trồng theo mật độ này. Vì vậy đây cũng là mô hình nghiên cứu chính của đề tài.

3.1.3. Nguồn giống trồng rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng và rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng sản xuất. Không có giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng trồng lên cao.

Gần đây, với việc đưa một số giống Keo lai cao sản vào sản xuất, một số nơi đã đạt năng suất rừng trồng 30 - 40 m3 /ha/năm, mở ra triển vọng mới cho công tác giống và trồng rừng sản xuất ở nước ta. Cùng với việc đưa giống mới vào sản xuất là việc áp dụng công nghệ nhân giống hom có quy mô hàng trăm ngàn cây/năm ở nhiều lâm trường và hợp tác xã. Nhiều cơ sở nhân giống bằng nuôi cấy mô cũng ra đời, góp phần quan trọng vào việc đưa nhanh các giống mới có năng suất cao vào sản xuất.

Kết hợp sử dụng giống có chất lượng di truyền được cải thiện với việc trồng đúng lập địa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích đáng là những biện pháp tổng hợp để tăng năng suất rừng trồng. Mặt khác bảo tồn nguồn gen cây rừng là một khâu không thể thiếu để tạo cơ sở vững chắc cho công tác cải thiện giống lâu dài ở nước ta.

Trong các năm gần đây Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về quản lý giống cây trồng (trong đó có cây trồng lâm nghiệp) như Pháp lệnh giống cây trồng và Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa của Chủ tịch nước, Nghị định bảo hộ giống cây trồng và một số Nghị định và Quyết định khác của Chính phủ về công tác giống và bảo tồn nguồn gen cây rừng làm cơ sở cho cải thiện giống cây rừng ở nước ta phát triển.

Tuy vậy, công tác giống cây rừng ở nước ta cũng có một số bất cập như tỷ lệ giống có chất lượng cao được sử dụng chưa nhiều, nhiều nơi còn sử dụng


giống xô bồ, việc áp dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào cải thiện giống mới ở giai đoạn ban đầu. Hiện nay giống trồng rừng Keo lai ở nước ta được ươm tại vườn ươm bằng phương pháp giâm hom, cây trồng trong vườn giống lấy hom là cây Keo lai đời F1, đã được công nhận, chất lượng cây giống tương đối tốt, thân cây mọc thẳng, khoẻ, lá xanh và mượt, chiều cao cây giống là khoảng 25 – 30cm, đường kính cổ rễ thường từ 3 - 4mm, cây giống sinh trưởng tốt, không mang mầm bệnh, tuổi cây giống khoảng 3 - 4 tháng tuổi.

Nguồn giống trồng rừng Keo lai chủ yếu do Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng cung cấp. Nguồn giống tương đối ổn định, đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn quy định của ngành. Các giống trồng rừng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu đều tốt, được ươm bằng phương pháp giâm hom, cây trồng trong vườn giống lấy hom là cây Keo lai đời F1, đã được công nhận, thân cây mọc thẳng, khoẻ, lá xanh và mượt, chiều cao cây giống là khoảng 25 – 30cm, đường kính cổ rễ thường từ 3 - 4mm, cây giống sinh trưởng tốt, không mang mầm bệnh, tuổi cây giống khoảng 3 - 4 tháng tuổi.

3.1.4. Kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

3.1.4.1. Kỹ thuật trồng

Kỹ thuật trồng rừng rất quan trọng đối sinh trưởng của rừng. Trồng rừng đúng kỹ thuật thì rừng sinh trưởng tốt, năng suất cao, ngược lại trồng rừng không đúng kỹ thuật thì năng suất rừng giảm, hiệu quả thấp.

Qua khảo sát ở các điểm nghiên cứu, nhiều người dân trồng rừng Keo lai đúng kỹ thuật, trồng đúng thời vụ, chăm sóc và bảo vệ rừng tốt đúng quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó một số ít người dân trồng rừng chưa đúng kỹ thuật, kỹ thuật chỉ là tương đối như đào hố chưa đúng tiêu chuẩn, mật độ thường cao hơn quy định, xử lý thực bì còn qua loa…

Kỹ thuật trồng thường được tiến hành từng bước như sau:

* Xử lý thực bì

Trong thực tế, các trạng thái thực bì nơi trồng rừng khá đa dạng và phức tạp như: trảng cỏ, cây bụi thảm tươi thấp dưới 2m, cây bụi thảm tươi cao


hơn 2m, nương rẫy bỏ hóa, hoàn cảnh đất sau khai thác trắng, rừng thứ sinh nghèo kiệt... Mỗi trạng thái hoàn cảnh này đều có những đặc trưng riêng biệt về số lượng và mức độ thực bì phân bố trên đó. Vì vậy, ứng với mỗi trạng thái hoàn cảnh trên phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý thực bì khác nhau. Bên cạnh đó, phương thức và các biện pháp kỹ thuật xử lý thực bì còn phụ thuộc vào đặc điểm đất đai, địa hình trồng rừng và phương thức trồng. Keo lai ở các điểm nghiên cứu được trồng rừng thuần loài và ở các địa hình khác nhau nên xử lý thực bì khác nhau, tùy thuộc vào độ dốc, địa hình của nơi trồng rừng mà xử lý thực bì, có thể giữ nguyên, làm sạch một phần thực bì hoặc xử lý thực bì toàn diện trước khi trồng.

Xử lý thực bì toàn diện: Là phương thức áp dụng các biện pháp kỹ thuật phát dọn thực bì toàn bộ trên diện tích thiết kế trồng rừng. Phương thức này chỉ thực hiện ở những nơi có độ dốc <100 và trồng tập trung rừng với mục đích thâm canh. Thực bì sau khi phát để khô rồi đốt hoặc lấy ra khỏi nơi trồng. Khi phát dọn thực bì thường phát từ chân dốc phát lên, chặt toàn bộ cây gỗ, cây bụi và cỏ trên mặt đất, sau đó để khô toàn bộ những cây bụi, cành, lá và đốt có kiểm soát tránh làm cháy rừng. Đối với những nơi còn nhiều gốc cây nằm ở trong đất, cần phải sử dụng thiết bị máy móc để lấy ra khỏi rừng. Toàn bộ việc xử lý thực bì phải thực hiện trong mùa khô và hoàn thành trước mùa trồng rừng 1 – 1,5 tháng

Xử lý thực bì cục bộ: Là phương thức áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý thực bì theo từng đám, từng băng để trồng rừng Keo lai. Phương thức này thường áp dụng trong trồng rừng ở những nơi có độ dốc cao trên 100, đặc biệt là trên 150. Kỹ thuật chủ yếu là phát dọn toàn bộ cây bụi thảm tươi trong phạm vi nhất định nào đó. Ở địa điểm điều tra, tùy theo địa hình của từng tỉnh, người dân trồng rừng Keo lai phát dọn thực bì khác nhau. Tại khu vực nghiên cứu một số vị trí có độ dốc 10-200, người dân làm sạch thực bì một phần xung quanh hố trồng cây với đường kính 1-2m. Một số khu vực có độ dốc 5-70 đều xử lý bằng cách làm sạch toàn bộ thực bì.


* Thời vụ trồng rừng

Thời vụ trồng rừng tác động trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng, nếu trồng đúng thời vụ thì rừng sinh trưởng tốt. Thời vụ trồng rừng ở các vùng sinh thái của nước ta khác nhau, thường được trồng vào đầu mùa mưa.

Thời vụ trồng rừng ở vùng Đông Bắc được xác định là 2 vụ chính, đó là Xuân - Hè và vụ Hè - Thu. Qua khảo sát, Tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao bằng người dân trồng rừng vào vụ Xuân – Hè (vào tháng 3 - 4 trong năm). Thời gian này là mùa mưa thuận lợi cho sinh trưởng của rừng mới trồng.

* Kỹ thuật trồng

Ở địa bàn khảo sát, các chủ rừng thường trồng Keo lai với mật độ 1660 cây/ha (3m x 2m), ở một số khu vực người dân trồng rừng với mật độ thường cao hơn như trồng rừng Keo lai hạt và các giống Keo lai khác với mật độ cao hơn khoảng 1800 - 2000 cây/ha. Trước khi trồng rừng, người dân đào hố trồng, thường thì người dân đào hố trồng với kích cỡ quy định của kỹ thuật là 30cm x 30cm x 30cm. Tuy nhiên, một số khu vực người dân trồng rừng bằng Keo lai hạt cuốc hố không đúng quy định, thường nhỏ hơn kích cỡ quy định đặc biệt là nơi địa hình khó khăn đồi núi dốc, đất cứng kèm sỏi đá nhiều, người dân đào hố trồng với kích cỡ bé hơn quy định thường là 20cm x 20cm x 20cm. Trước khi trồng đất trong hố được trộn đều và lấp bổ sung cho đầy, các cây giống được rạch bầu, đặt cây con vào giữa hố, để mặt bầu thấp hơn miệng hố 34cm, giữ cây thẳng đứng sau đó lấp đất, dùng tay ấn chặt lớp đất mặt vào gốc cây. Thường thì người dân trồng rừng Keo lai có bón phân NPK (0,1 – 0,3kg/gốc cây). Do khu vực và địa hình khác nhau nên Keo lai sinh trưởng và cho năng suất cũng khác nhau.

3.1.4.2. Kỹ thuật chăm sóc rừng trồng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Chăm sóc rừng trồng là khâu rất quan trọng, việc thành rừng hay không là khâu chăm sóc và bảo vệ rừng. Trong 2 - 3 năm đầu sau khi trồng cần phải


tiến hành chăm sóc cây trồng mỗi năm 2 lần vào đầu mùa mưa và đầu mùa khô. Nội dung chăm sóc là dãy cỏ và xới đất quanh hố.

Ở địa bàn nghiên cứu, phần lớn người dân trồng rừng và chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật. Cũng có những hộ dân trồng rừng và chăm sóc chưa đúng kỹ thuật, kỹ thuật chăm sóc cụ thể ở các điểm nghiên cứu như sau:

Chăm sóc năm thứ nhất: Người dân trồng rừng tiến hành cuốc xới thực bì và cỏ dại xâm lấn xung quanh gốc với đường kính 0,6 - 0,8m, xăm sâu 5 - 10cm, cách gốc 20 - 25cm tạo độ thông thoáng cho bộ rễ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Chuẩn bị cây trồng dặm để trồng dặm vào các cây bị chết, lượng cây chuẩn bị phụ thuộc vào tỷ lệ sống của cây trồng chính.

Các lần chăm sóc các năm tiếp theo thực hiện như sau: Cuốc xới thực bì xung quanh gốc, xăm sâu 8 - 10cm chiếu theo đường kính tán trở ra, vun vào gốc với đường kính rộng 0,8 - 1m.

3.1.4.3. Quản lý và bảo vệ rừng trồng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Sau khi trồng rừng khâu quản lý bảo vệ cũng rất quan trọng quyết định đến sự thành rừng hay không thành rừng. Người dân tích cực bảo vệ rừng trồng, thường xuyên đi thăm rừng, kiểm tra rừng để phát hiện ra các tác nhân sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Nếu có sự xuất hiện sâu bệnh trên diện rộng không thể xử lý được thì cần báo cho cơ quan chuyên môn để xữ lý kịp thời tránh gây thiệt hại nghiêm trọng đến rừng trồng.

Tại địa bàn nghiên cứu người dân đều khá tích cực chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng thường xuyên, hàng ngày họ tuần tra bảo vệ rừng trồng và có những biện pháp tích cực phòng chống cháy rừng như mua sắm thiết bị phòng chống cháy rừng, khi trồng họ cũng thiết kế chia rừng thành các lô nhỏ khoảng 5 ha, tạo các đường ranh cản lửa, chú ý phát hiện các tác nhân gây cháy rừng để có biện pháp ngăn chặn, như:

+ Ngăn chặn người vào rừng đốt ong, tham quan du lịch tổ chức nấu nướng ở trong rừng.

+ Cấm chăn thả trâu bò vào rừng khi rừng còn nhỏ (dẫm đạp, cắn phá,...)

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí