Phân Tích Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Của Tỉnh Vĩnh Phúc Ở Giai Đoạn 2006 - 2014


* Kết cấu hạ tầng

Hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua đang ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cơ sở hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp, phân bổ rộng khắp.

* Dân số và lao động

Dân số tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay là 1.041,4 nghìn người. Lực lượng lao động dồi dào, chiếm 65,7% dân số. Mỗi năm, tỉnh có trên một vạn người bước vào độ tuổi lao động. Dân số tương đối trẻ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên những năm gần đây khá cao.

Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 36,4% lực lượng lao động năm 2007. Năm 2008, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên đáng kể đạt 42,9%, năm 2011 đạt 54%, năm 2012 là 55,8% (tăng 2,5% so với năm 2011), trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề là 41,8% (tăng 1,7% so với năm 2011), năm 2013 đạt khoảng 62 – 63% và năm 2014 đạt khoảng 67%.

Có thể thấy điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC Ở GIAI ĐOẠN 2006 - 2014

3.2.1. Cơ cấu giá trị

3.2.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa ba nhóm ngành kinh tế thể hiện xu hướng vận động và trình độ phát triển của một nền kinh tế. Việc đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Vĩnh Phúc được thể trước tiên qua những phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành .

Từ khi tách tỉnh đến nay, nhìn chung cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng cao.


Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014

(Đơn vị: %)


Năm

Toàn bộ

GDP

Nông

nghiệp

Công nghiệp

và xây dựng

Dịch vụ

2006

19,76

2,61

25,62

22,66

2007

21,86

2,24

30,12

19,20

2008

18,4

6,89

22,7

16,6

2009

14,78

3,13

12,12

11,03

2010

21,6

5,31

21,3

15,27

2011

14,83

4,18

20,29

16,89

2012

13,52

3,69

14,19

19,78

2013

14,89

5,09

20,34

17,9

2014

15,11

3,7

17,6

19,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay - 9

Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

Giai đoạn 2006 – 2010: Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 18,0%/năm, trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,07%, công nghiệp – xây dựng tăng 18,57%, dịch vụ tăng 16,13%. Bảng trên cho thấy tốc độ tăng của năm sau so với năm trước là khá cao, mặc dù năm 2009 tốc độ tăng hơi thấp do gặp rất nhiều khó khăn và thách thức như khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng nặng nề đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng với nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, nhân dân và các doanh nghiệp trong tỉnh nên đã vượt qua khó khăn và đạt được những thành tựu nhất định: nông – lâm – ngư nghiệp tăng 1,13%, công nghiệp – xây dựng tăng 6, 12%, dịch vụ tăng 11,03%.

Giai đoạn 2011 tới nay: Quy mô kinh tế tiếp tục tăng với tốc độ khá, cao hơn mức bình quân cả nước. Giai đoạn 2011 - 2014, GRDP của tỉnh tăng trưởng bình quân 6,04%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân 8,65%/năm (trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,62%/năm; công nghiệp và xây dựng tăng 10,10%/năm; dịch vụ tăng 7,25%/năm), cao hơn so vớ tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả nước cùng thời kỳ (5,6%/năm) nhưng thấp hơn so với giai đoạn 2006 – 2010 (18,0%/năm). Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục có


được sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Đến năm 2014, công nghiệp, dịch vụ hơn 90% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Quá trình tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm qua có thể nói gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp mà đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời có sự đột biến trong một số năm như năm 2007 (tăng 30,12%) và năm 2010 (tăng 21,30%) do một số dự án công nghiệp có quy mô lớn đi vào hoạt động. Đây là những thời điểm mà các dự án công nghiệp đi vào hoạt động làm gia tăng sản lượng công nghiệp.

Cùng với tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế trong tỉnh cũng có sự thay đổi đáng kể:

Bảng 3.2: Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014

(Đơn vị: %)



Năm

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp và xây dựng


Dịch vụ

2006

16,86

57,12

26,02

2007

14,37

59,93

25,70

2008

15,7

58,3

26,0

2009

15,12

56,81

28,07

2010

14,91

56,16

28,93

2011

15,5

54,6

29,9

2012

13,5

53,4

33,1

2013

10,72

61,1

28,18

2014

9,76

62,54

27,7

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngành công nghiệp và xây dựng đang chiếm vị thế cao và là ngành chủ chốt mang lại giá trị lớn cho kinh tế của tỉnh.

Từ năm 2006 đến năm 2014, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp đã giảm từ 16,86% năm 2006 xuống còn 10,1% năm 2014, bình quân giảm


0,76%/năm, nhường chỗ cho sự tăng lên về tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng từ 57,12% năm 2006 lên 62,54% năm 2014, tức là bình quân mỗi năm tăng 0,37%. Khu vực dịch vụ cũng có thay đổi, từ 26,02% năm 2006 tăng lên 27,7% năm 2014, bình quân tăng 0,39%/năm. Mặc dù, ngành nông nghiệp có tỷ trọng giảm nhanh nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng khá trong điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn nhờ chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành theo hướng khai thác tiềm năng thế mạnh và đây cũng là thành tựu quan trọng. Như vậy, trong hơn 8 năm qua, sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô đã chủ yếu diễn ở cả ba ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Đồng thời, mức giảm của ngành nông nghiệp bằng với mức tăng của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2014 liên tục tăng trưởng, sản xuất phát triển toàn diện và đúng hướng, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch tích cực, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh hoặc thâm canh cao với phương thức sản xuất tiên tiến theo hướng CNH, HĐH. Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2014, tăng bình quân 5,7%/năm. Cơ cấu kinh tế trong ngành chuyển dịch mạnh.

Về trồng trọt: Tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng và mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, nhất là đưa lúa xuân muộn ngày càng tăng diện tích ở tất cả các vùng, các tiến bộ kỹ thuật tiếp tục được áp dụng rộng rãi, cơ giới hóa được đưa vào nhiều khâu của quá trình sản xuất, đã làm tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp – nông thôn. Từ năm 2006 tới nay, đã xây dựng trên 20 mô hình trình diễn cơ giới hóa sản xuất trồng trọt, chuyển giao máy làm đất đa năng, máy tuốt liên hoàn, giàn


gieo thẳng lúa… thay thế lao động thủ công, các mô hình đã và đang được nhân rộng. Giá trị thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích đất canh tác tăng từ 30 triệu đồng/ha năm 2006 lên 80 triệu đồng/ha năm 2010 và đạt 130 triệu đồng/ha năm 2014. Giai đoạn từ năm 2006 tới nay đã xây dựng một số vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa với diện tích 17.187 ha.

Về chăn nuôi – thủy sản: Từ năm 2006 – 2010, tăng trưởng bình quân của chăn nuôi đạt 13%/năm, thủy sản đạt 8,15%/năm. Năm 2010, tỷ trọng chăn nuôi - thủy sản chiếm 52,05% giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản, năm 2013, đạt 63,2%. Sản xuất thủy sản đã chuyển hẳn sang hướng chuyên canh hoặc một lúa – một cá ở nhiều vùng. Đã xuất hiện nhiều điển hình thâm canh thủy sản và cải tạo vùng trũng có hiệu quả thuộc các huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, làm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Năm 2013, giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh tăng 4,4% so với năm 2012. Trong những năm gần đây, cùng với ngành chăn nuôi đang có những chuyển biến tích cực, ngành thủy sản cũng có những bước phát triển khá ổn định, tiếp tục đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi trồng. Trong năm 2014, sản lượng nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng.

Về lâm nghiệp: Những năm qua, công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực có rừng và ven rừng. Công tác khuyến lâm đã giúp các chủ rừng và người dân khu vực có rừng nâng cao vai trò, trách nhiệm và ý thức tự giác bảo vệ rừng. Phát triển rừng đã tạo ra sức sống mới cho nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc, góp phần giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, góp phần cải thiện môi trường sinh thái và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.

Giai đoạn từ năm 2006 đến nay, được kế thừa các thành tựu của giai đoạn trước đặc biệt là khoán hộ và các chương trình, đề án, dự án cụ thể phát


triển nông nghiệp - nông thôn, kinh tế nông nghiệp đã dần khẳng định và nâng cao vị thế, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH.

Nhóm ngành công nghiệp – xây dựng

Từ sau khi tái lập tỉnh, nhiều năm liền chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) luôn nằm trong tốp đầu của cả nước.

- Nhờ có sự chủ động của các doanh nghiệp nên đã hạn chế được những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh và ngành công nghiệp tiếp tục giữ vai trò nền tảng phát triển của tỉnh

Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng bình quân giai đoạn 2011 - 2014 đạt 10,3%/năm, trong đó: công nghiệp tăng 9,9%/năm, xây dựng tăng 18,2%/năm. Dự kiến giai đoạn 2011 – 2015 GTSX toàn ngành tăng bình quân khoảng 9,6%/năm, trong đó: công nghiệp tăng khoảng 9,2%/năm, xây dựng tăng khoảng 17,6%/năm.

Bảng 3.3: Tăng trưởng GTSX công nghiệp – xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015


TT


Chỉ tiêu


2010


2013

ƯTH 2014

KH 2015

Tốc độ tăng

trưởng BQ (%)

11-14

11-15


Giá trị sản xuất CN -

XD (giá SS 2010)


83.502,6


117.177,2


123.525,4


132.077

10,3

9,6

1.

GTSX Công nghiệp

80.060,3

111.125,5

116.801,7

124.327

9,9

9,2


- Nhà nước

878,2

1.016,5

1.156,8

1.300

7,1

8,2


- Ngoài Nhà nước

10.490,3

16.916,7

19.444,6

21.700

16,7

16,0


- Khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài


68.691,9


93.192,3


96.200,4


101.327

8,8

8,0

2.

GTSX ngành Xây dựng

3.442,26

6.051,7

6.723,6

7.750

18,2

17,6

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, Dự thảo báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015.

- Trong năm 2014, ngành công nghiệp của tỉnh đã có dấu hiệu phục hồi


Hầu hết các doanh nghiệp lớn như công ty Toyota, Honda, Piagio, phanh Nissin, VPCI1, Microshine, tập đoàn Prime, thép Việt Đức… đều có sản lượng sản xuất, tiêu thụ tăng khá hơn, duy trì được sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể: sản lượng sản xuất của sản phẩm xe ô tô 5-14 chỗ ngồi tăng 20,8%, gạch ốp lát tăng 15,9%, gạch xây dựng tăng 5,1%, quần áo các loại tăng 3,2%, thức ăn gia súc, gia cầm tăng 43,8%... chỉ riêng sản phẩm xe máy giảm (giảm 0,9%) do phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và do điều chỉnh chiến lược kinh doanh của các nhà đầu tư. Dự kiến, cả giai đoạn 2011-2015 nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá cố định 2010) bình quân đạt 9,2%/năm, thấp hơn nhiều so với các giai đoạn trước đây.

- Trong sản xuất công nghiệp, khu vực FDI vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh

Ước đến năm 2014 giá trị sản xuất (giá 2010) của khu vực này đạt

96.200 tỷ đồng, chiếm 82,2% GTSX ngành công nghiệp của tỉnh, nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2014 đạt 8,8%/năm. Khu vực công nghiệp trong nước tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển bình quân khoảng đạt 7,1%/năm, tăng trưởng mạnh nhất là khu vực tư nhân trong nước với tốc độ 16,7%/năm.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như: xe máy tăng 5,4%/năm, gạch ốp lát tăng 4,1%/năm, quần áo may sẵn tăng 12,4%/năm, ống thép tăng 19,2%/năm... Riêng sản phẩm ô tô do sự suy giảm về kinh tế, nhu cầu tiêu dùng xã hội giảm, mặt khác một số chính sách thuế, phí thay đổi đã ảnh hưởng đến tiêu thụ, nên sản lượng ô tô giảm bình quân 10,3%/năm.

- Tiểu thủ công nghiệp làng nghề vẫn giữ vai trò quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Cùng với phát triển các ngành công nghiệp sản xuất tập trung, tiểu thủ


công nghiệp làng nghề đã được quan tâm đầu tư phát triển, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có có 22 làng nghề được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn, trong đó, có 05 cụm công nghiệp làng nghề đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là Thanh Lãng, thị trấn Yên Lạc, Tề Lỗ, Vĩnh Sơn và thị trấn Lập Thạch.

Nhiều năm liền, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong tốp đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của Vĩnh Phúc đã được khẳng định như sản xuất ô tô, xe máy, gạch ốp lát, may mặc… Cùng với sự phát triển của ngành cơ khí chế tạo, trong những năm qua ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh đã được hình thành và từng bước phát triển mạnh mẽ, nhất là công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp điện tử - tin học.

Nhóm ngành dịch vụ

Các ngành dịch vụ phát triển ổn định, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ giai đoạn 2006 – 2014 tăng bình quân 16,6%/năm. Kinh doanh thương mại diễn ra khá sôi động. Du lịch có bước phát triển mới, nhiều khu du lịch tập trung có chất lượng cao được hình thành, vận chuyển hàng hóa và vận tải hành khách tăng mạnh, bưu chính viễn thông có tốc đọ tăng trưởng cao; cơ sở vật chất phát triển khá nhanh; khai thác internet phát triển, hoạt động ngân hàng có nhiều đổi mới, chất lượng được nâng lên. Các dịch vụ tài chính, bảo hiểm có bước phát triển khá so với giai đoạn trước.

Từ năm 2006, Vĩnh Phúc đã xác định tập trung phát triển và nâng cao chất lượng một số ngành dịch vụ có lợi thế só sánh như giáo dục đào tạo, y tế chất lượng cao, du lịch (tâm linh, nghĩ dưỡng, thể thao…). Đến nay tỉnh đã và đang thu hút được nhiều dự án đầu tư các trường đại học, bệnh viện cao cấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022