Phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên là một quá trình liên tục nhằm không ngừng hoàn thiện chương trình môn khoa học tự nhiên sao cho phù hợp với trình độ phát triển của khoa học - công nghệ, của kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương, phù hợp vơi điều kiện của nhà trường và năng lực của học sinh.
Phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS là quá trình nhà trường cụ thể hóa môn khoa học tự nhiên từ tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình của Bộ GD&DT sao cho phù hợp ở mức cao nhất với thực tiễn của từng nhà trường. Trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung, nhà trường sẽ lựa chọn, xây dựng nội dung và xác định cách thức thực hiện phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu GD và xác định chuẩn và hình thức đánh giá kết quả học tập [11].
Theo tác giả luận văn phát triển chương trình môn khoa học tư nhiên ở trường THCS là hoạt động làm mới, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện nội dung và cách thức tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả trong quá trình tổ chức dạy học môn học.
Dựa trên mục tiêu chung của chương trình giáo dục, các trường xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trường mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương, bảo đảm mục tiêu và chất lượng giáo dục” trong đó việc bổ sung, sắp sếp lại các chủ đề, xây dựng các chủ đề liên môn, chủ đề trả nghiệm gắn với thực tiễn địa phương có vai trò quan trọng [5].
1.2.3 Quản lý phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở
Như trên chúng tôi đã phân tích, Phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên trong trường THCS là một quá trình làm cho chương trình ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn so với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn của nhà
trường, thông qua việc thiết kế chương trình, điều chỉnh, bổ sung, cấu trúc lại, xây dựng các chủ để liên môn, hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường và năng lực học sinh; Phát triển chương trình môn học là quá trình liên tục, khép kín, tuần hoàn.
Từ đó, theo chúng tôi, quản lí phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở trường THCS là quá trình tác động của các chủ thể quản lí nhà trường đến các hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên của giáo viên và tổ chuyên môn thông qua thực hiện các chức năng quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá việc làm mới, điều chỉnh, hoàn thiện, đánh giá chương trình môn học nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu và chuẩn đầu ra của môn học, nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học Tự nhiên, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của trường THCS.
1.3. Một số vấn đề cơ bản về phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở
1.3.1. Mục tiêu, nội dung chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 1
- Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Chương Trình Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Thcs
- Các Nguyên Tắc Phát Triển Chương Trình Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Trung Học Cơ Sở
- Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Phát Triển Chương Trình Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Trong Học Cơ Sở
- Thực Trạng Về Phát Triển Chương Trình Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Thành Phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
1.3.1.1. Mục tiêu của chương trình môn khoa học tự nhiên
- Thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông. Cùng với các môn học khác, môn Khoa học Tự nhiên góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
- Hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu ở học sinh
Cùng với các môn học khác, môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể, bao gồm những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Môn Khoa học tự nhiên góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh; đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
- Hình thành và phát triển năng lực ở học sinh
Môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; góp phần hình thành và phát triển một số năng lực khác như: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực công nghệ, năng lực tin học; góp phần phát triển năng lực học tập suốt đời. Bên cạnh đó, môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực chuyên môn về tìm hiểu tự nhiên. Thông qua phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động của người học, nhấn mạnh quá trình chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học của học sinh mà hình thành và phát triển các kĩ năng thực hành và kĩ năng tiến trình: quan sát, đặt câu hỏi và trả lời, lập luận, dự đoán, chứng minh hay bác bỏ giả thuyết bằng thực hành, mô hình hoá, giải thích, vận dụng, tổng hợp kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Thông qua các hoạt động học tập của môn học này, phát triển ở học sinh tư duy phản biện; củng cố và phát triển khả năng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác.
1.3.1.2. Nội dung của môn khoa học tự nhiên
Chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3 trục cơ bản là: Chủ đề khoa học - Các nguyên lí/khái niệm chung của khoa học - Hình thành và phát triển năng lực. Trong đó, các nguyên lí/khái niệm chung sẽ là vấn đề xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoa học của chương trình.
- Chủ đề khoa học chủ yếu của chương trình môn Khoa học tự nhiên:
+ Chất và sự biến đổi của chất: chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các chất.
+ Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá.
+ Năng lượng và sự biến đổi: năng lượng, các quá trình vật lí, lực và sự chuyển động.
+ Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà, hoá học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh - địa - hoá, Sinh quyển.
Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.
- Các nguyên lí chung của khoa học tự nhiên trong chương trình môn Khoa học tự nhiên:
+ Tính cấu trúc
+ Sự đa dạng
+ Sự tương tác
+ Tính hệ thống
+ Sự vận động và biến đổi
Các nguyên lí chung, khái quát của khoa học tự nhiên là nội dung cốt lõi của môn Khoa học tự nhiên. Các nội dung vật lí, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời được tích hợp, xuyên suốt trong các nguyên lí đó. Các kiến thức vật lí, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời là những dữ liệu vừa làm sáng tỏ các nguyên lí tự nhiên, vừa được tích hợp theo các logic khác nhau trong hoạt động khám phá tự nhiên, trong giải quyết vấn đề công nghệ, các vấn đề tác động đến đời sống của cá nhân và xã hội. Hiểu biết về các nguyên lí của tự nhiên, cùng với hoạt động khám phá tự nhiên, vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn là yêu cầu cần thiết để hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên ở học sinh.
Sự phù hợp của mỗi chủ đề vật lí, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời với các nguyên lí chung của khoa học được lựa chọn ở các mức độ khác nhau.
Có nguyên lí cần được thể hiện ở mức độ phù hợp cao, nhưng cũng có nguyên lí chỉ thể hiện ở mức độ thấp (ví dụ, trong bảng 5 (phần phụ lục) thể hiện, A: mức độ cao; B: mức độ trung bình; C: mức độ thấp - với nội dung “Các thể của chất” của chủ đề Chất có ở xung quanh ta, khi chọn mức A cho nguyên lí về “Sự đa dạng”, điều đó có nghĩa trong chủ đề này cần nhấn mạnh nhiều hơn tới sự đa dạng của các trạng thái của chất so với các nguyên lí khác như tính cấu trúc, tính hệ thống và sự tương tác).
1.3.2. Nội dung phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở
Theo hướng dẫn của Bộ GD - ĐT và các nhà nghiên cứu [13], [10], phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS hiện nay tập trung vào các nội dung cốt lõi sau đây:
1.3.2.1. Điều chỉnh, bổ sung, cấu trúc nội dung dạy học, xây dựng các chủ để tích hợp, liên môn, chủ đề trải nghiệm của môn Khoa học tự nhiên trong xây dựng chương trình giáo dục nhà trường
Hoạt động này thường bao gồm các nội dung:
- Rà soát nội dung chương trình, tài liệu học tập để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp, thông tin gắn với hoạt động thực tiễn ở địa phương. Phát hiện và xử lý sao cho trong phạm vi cấp học không còn những nội dung dạy học trùng nhau trong môn Khoa học tự nhiên nói riêng và với các môn học khác nói chung; những nội dung trong tài liệu học tập sắp xếp chưa hợp lý; những nội dung không phù hợp với địa phương của nhà trường.
- Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của môn Khoa học tự nhiên, có thể chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động trải nghiệm và bổ sung các hoạt động GD khác vào CT hiện hành; xây dựng kế hoạch dạy học của môn khoa học Tự nhiên phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế nhà trường.
- Xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn khoa học tự nhiên trên cơ sở liên kết các nội dung các các chủ đề đã có trong tài liệu học tập, phân phối lại thời gian, hình thức tổ chức dạy học các chủ đề đó phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương và năng lực của học sinh.
- Chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau (có thể đang trùng nhau) trong các môn học Vật lý, Hóa học, Sinh học của chương trình THCS, chủ đề liên môn gắn với nội dung GD liên quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đất nước.
1.3.2.2. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong thực hiện chương trình môn Khoa học Tự nhiên
- Căn cứ vào chủ đề, nội dung dạy học liên môn khoa học tự nhiên, hướng dẫn giáo viên lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu của chủ đề dạy học.
- Phân tích chương trình dạy học các môn học Vật lý, Hóa học. Sinh học lựa chọn những nội dung trùng lặp, nội dung liên quan xác định chủ đề học tập có thể chuyển đổi từ hình thức dạy học trên lớp sang hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học.
- Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, GD theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ lên lớp, ở trong hay ngoài phòng học. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.
- Vận dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng coi trọng phát triển năng lực học sinh. Kiểm tra, đánh giá không chỉ tập trung vào việc xem học sinh học cái gì mà quan trọng hơn là kiểm tra học sinh đó học như thế nào, có biết vận dụng không; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình với đánh giá tổng kết cuối kì, cuối năm học.
- Các tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học và kế hoạch bộ theo tiếp cận năng lực học sinh.
1.3.2.3. Đổi mới quản lí hoạt động dạy học, thực hiện chương trình môn học nhằm nâng cao hiệu quả phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên
Quản lí hoạt động dạy học, thực hiện chương trình môn Khoa học Tự nhiên theo các quy định hiện hành và theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; chú trọng các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí… khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện kế hoạch, đề xuất điều chỉnh, báo cáo kết quả và kinh nghiệm các hoạt động thí điểm. Các hoạt động chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra của cấp trên đều phải tôn trọng Kế hoạch này của nhà trường. Các cấp quản lí chưa xếp loại giờ dạy, chưa thanh tra hoạt động sư phạm nếu giáo viên không có nguyện vọng được xếp loại, được thanh tra.
Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn Khoa học Tự nhiên thông qua hoạt động nghiên cứu bài học (có hướng dẫn, tập huấn riêng). Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, phân phối CT các môn học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận NL. Nên ghi hình các tiết dạy và các cuộc họp, thảo luận/rút kinh nghiệm để làm tư liệu chia sẻ cho đông đảo giáo viên trong và ngoài nhà trường tham khảo.
Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển CTGD nhà trường phổ thông thông qua các hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa nhà trường với các cơ sở GD tham gia thí điểm và các cơ sở GD khác.
1.3.2. Quy trình phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường trung học cơ sở
Như trên chúng tôi đã phân tích, phát triển chương trình môn Khoa học Tự nhiên trong trường THCS là một quá trình làm cho chương trình ngày càng
hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn so với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn của nhà trường, thông qua việc thiết kế chương trình, điều chỉnh, bổ sung, cấu trúc lại, xây dựng các chủ để liên môn, hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường và năng lực học sinh; Phát triển chương trình môn học là quá trình liên tục, khép kín, tuần hoàn.
Có nhiều mô hình phát triển chương trình giáo dục trên thế giới như Mô hình Tyler, Mô hình Taba, Mô hình Saylor, Alexander và Lewis, Mô hình Oliva [19], quy trình phát triển chương trình giáo dục của Robert .M. Diamond...
Trên cơ sở định hướng đổi mới về phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học. Tôi vận dụng quy trình sau đây [4] để nghiên cứu phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên trong trường THCS:
- Cán bộ quản lý, giáo viên phân tích bối cảnh trường THCS
Đây là công việc rất quan trọng trước khi thực hiện công tác phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên nói riêng và phát triển chương trình giáo dục nhà trường nói chung. Phân tích bối cảnh trường THCS là quá trình xem xét, phân tích tất cả các yếu tố trong và ngoài nhà trường để từ đó xác định mục tiêu, cấu trúc, nội dung và việc triển khai CTGD của nhà trường. Các yếu tố bên trong nhà trường gồm có: Đội ngũ GV (về số lượng, chất lượng), dặc điểm của HS, cơ sở vật chất, năng lực tổ chức và QL của nhà trường... Các yếu tố bên ngoài nhà trường bao gồm: Quan điểm và chỉ đạo của Đảng, nhà nước, Bộ GD - ĐT về chương trình giáo dục, chương trình môn khoa học tự nhiên; các văn bản pháp qui có liên quan đến Giáo dục Đào tạo, xu thế phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, đặc điểm vùng, miền, địa phương...
- Giáo viên xác định mục tiêu của chương trình môn khoa học tự nhiên theo đặc thù của trường THCS:
Trên cơ sở kết quả phân tích bối cảnh để xác định mục tiêu chương trình môn khoa học tự nhiên trong trường THCS. Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch giáo