Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Phát Triển Chương Trình Môn Khoa Học Tự Nhiên Ở Trường Thcs

7.2.2. Phương pháp chuyên gia

Thông qua bảng hỏi các ý kiến chuyên gia, các CBQL giáo dục, giáo viên có nhiều kinh nghiệm để khảo sát tình hình quản lý chương trình giáo dục khoa học tự nhiên của các trường THCS và biện pháp quản lý chương trình giáo dục của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Xin ý kiến CBQL, chuyên viên Phòng giáo dục Trung học Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai, Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Lào Cai, CBQL, giáo viên khoa học tự nhiên các trường THCS và đặc biệt là các trường trong đề án xây dựng trường THCS Chất lượng cao ở thành phố Lào Cai để phân tích, lựa chọn các ý kiến tốt bổ sung vào biện pháp quản lý chương trình giáo dục của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai.

7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm

Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, CBQL giáo dục, giáo viên có nhiều kinh nghiệm, phỏng vấn về các kết quả nghiên cứu các biện pháp được đề xuất trong luận văn.

7.3. Phương pháp bổ trợ

Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý dữ liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra, thu thập. Trên cơ sở đó xác định được kết quả một cách khách quan các biện pháp quản lý chương trình giáo dục của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong ba chương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở trường THCS

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phát triển chương trình các môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 3

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình môn khoa học Tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

- Jonathan Osborne và Justin Dillon (2008), “Science Education in Europe: Critical Reflections”[33]. Đã trình bày thực trạng giáo dục khoa học ở các nước Châu Âu, trong đó đề cập vấn đề thế hệ trẻ Châu Âu giảm hứng thú với giáo dục khoa học. Với mục tiêu dẫn đầu vể phát triển khoa học bài báo đề cập các vấn đề cải thiện giáo dục khoa học trong các trường phổ thông ở các nước Châu Âu.

- Jan H. van Driel, Douwe Be ijaard, Nico Verloop (2010), “Professional Development and Reform in Science Education: The Role of Teachers' Practical Knowledge”[32]. Trong báo cáo này các tác giả đề cập vấn đề phát triển chuyên môn của giáo viên trong giáo dục khoa học từ góc độ phát triển kiến thức thực tiễn của giáo viên. Báo cáo xác định vai trò quan trọng của kiến thức thực tế của giáo viên trong đổi mới và phát triển giáo dục khoa học đồng thời cũng chỉ ra các chiến lược cho việc phát triển kiến thực tiễn của giáo viên.

- Edgar W. Jenkins và N. W. Nelson, Đại học Leeds, Vương Quốc Anh (2014), “Important but not for me: students’ attitudes towards secondary school science in England”[31]. Tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên khảo sát thực nghiệm ở Anh đối với học sinh trung học. Báo cáo cho biết thái độ của học sinh về giáo dục khoa học ở các trường trung học, sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh và những mong muốn của học sinh đối với các bài học khoa học trong nhà trường. Tác giả cũng nêu vấn đề phát triển chương trình giáo dục khoa học trong các trường phổ thông tại Anh Quốc.

1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước

- Cuốn sách "Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông" của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam do Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội phát hành tập trung nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm phát triển chương trình giáo dục phổ thông của một số quốc gia trong khu vực và thế giới nhằm khái quát những vấn đề cơ bản nhất về xu thế phát triển chương trình giáo dục phổ thông trên thế giới, từ đó nêu lên những đề xuất, khuyến nghị cho Việt Nam trong việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau 2015.[30]

- Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam - Dự án mô hình trường học mới Việt Nam (GPE - VNEN) là một dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại phù hợp với mục tiêu phát triển của giáo dục Việt Nam. Định hướng cơ bản của mô hình này là thực hiện đổi mới đồng bộ cách tiếp cận các thành tố đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường, xây dựng môi trường học tập có tính tham gia và dân chủ, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, bao gồm:

+ Thực hiện phương thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm;

+ Đổi mới đánh giá học sinh theo nguyên tắc vì sự tiến bộ của người học;

+ Đổi mới tổ chức lớp học nhằm tăng cường hoạt động học phát huy tính tích cực, tự lực, tự quản của học sinh;

+ Đổi mới cơ chế quản lý chuyên môn nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và phát triển chuyên môn liên tục của giáo viên;

+ Xây dựng cơ chế thực hiện thường xuyên và hiệu quả sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh.

- Tài liệu thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực nghiệm chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định vị trí, vai trò môn học trong thực

hiện mục tiêu GDPT, mục tiêu và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lõi của môn học mỗi lớp hoặc cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng kế hoạch dạy học môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục của môn học. Trong đó, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. Đây là môn học bắt buộc yêu cầu học sinh phải đạt được 3 phẩm chất, 3 năng lực, 3 năng lực chuyên môn. [4]

Tài liệu: Năng lực quản lí và phát triển chương trình giáo dục ở trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn 2 đã trình bày khá chi tiết về các yếu tố, khái niệm và quy trình phát triển chương trình nhà trường trong các trường phổ thông.[6]

Bài báo khoa học “Phát triển chương trình nhà trường những kinh nghiệm thực tiễn ở trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành” của tác giả Nguyễn Vinh Hiển - Nguyên thứ trưởng bộ giáo dục đã chỉ ra yêu cầu tất yếu và những kinh nghiệm trong phát triển nhà trường, phát triển chương trình môn học trong trường phổ thông nói chung và trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành nói riêng.[10]

Một số học viên cao học của các trường đại học và học viện trong cả nước cũng đã thực hiện các nghiên cứu về vấn đề này hoặc các nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến vấn đề này như:

- Hoàng Thị Thu Vân (2016) Quản Lý Chương trình nhà trường ở các trường trung học cơ sở huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sỹ quản lý Giáo dục, Đại học Thái Nguyên - Trường Đại học sư phạm. Tác giải luận văn đã phân tích thực trạng quản lý chương trình nhà trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình và đề xuất được 5 biện pháp quản lí phát triển chương trình nhà trường ở các trường THCS Huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.[29]

- Hoàng Văn Cường (2015) Phát triển chương trình nhà trường ở trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Thái Nguyên - Trường Đại học sư phạm. Tác giả luận văn đã trình bày cơ sở lý luận và thực trạng phát triển chương trình nhà trường ở trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ và đề xuất được quy trình phát triển nhà trường ở trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ gồm 3 giai đoạn và thực nghiệm xây dựng chương trình một số môn học ở trường THPT Chuyên Hùng Vương. Quy trình và kinh nghiệm của tác giả trình bày trong luận văn có thể áp dụng cho các trường phổ thông khác trong quản lí và phát triển chương trình môn học.[8]

Một số nhận xét:

Quản lí phát triển chương trình giáo dục nhà trường nói chung và quản lí phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên nói riêng là xu thế chung của thế giới và yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục Việt Nam. Các nghiên cứu ở trên đã trình bày nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lí chương trình giáo dục nhà trường, một số vấn đề về phát triển chương trình khoa học tự nhiên ở các trường trung học.

Đối với địa phương đang thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) và thực hiện thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông tổng thể như thành phố Lào Cai thì công tác quản lí phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần có những nghiên cứu cụ thể về lý luận và thực tiễn để đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Chương trình môn học và phát triển chương trình môn học

Môn học là “Khối kiến thức và kỹ năng của một phần chương trình bộ môn cần dạy - học trong một học kỳ ở bậc đại học”.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), môn học là “Hệ thống (hoặc bộ phận tri thức) về một lĩnh vực khoa học được sắp xếp theo yêu cầu sư

phạm để truyền thụ cho người học, mang các đặc điểm: a) Phản ánh các sự kiện, tri thức, qui luật của khoa học tương ứng phù hợp với mục đích, nhiệm vụ dạy học và khả năng nhận thức của họ c sinh; b) Các câu hỏi, bài tập v.v… giúp học sinh tự kiểm tra luyện tập kỹ năng, kỹ xảo. Môn học còn có những yêu cầu phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và giáo dục, lô gíc của môn học không rập khuôn theo lô gíc khoa học tương ứng mà là sự thống nhất giữa lô gíc khoa học và lô gíc nhận thức chung của học sinh”.

Trong tiếng Anh thuật ngữ “course syllabus” dùng để chỉ một chương trình cụ thể với các bố cục chi tiết về kế hoạch giảng dạy, và qui định nội dung kiến thức, kỹ năng môn học trong chương trình học (curriculum). Song, trong thực tế hoạt động giáo dục đào tạo các trường đại học, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo hiểu về thuật ngữ này và có những cách gọi khác nhau: chương trình môn học, chương trình môn chi tiết học, đề cương môn học, đề cương chi tiết môn học.

Theo Từ điển Giáo dục học, chương trình môn học là: “Văn bản Nhà nước quy định với từng môn học về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, khối lượng kiến thức và kĩ năng, kế hoạch phân bổ, thời lượng cần thiết, phương pháp thích hợp, phương tiện tương ứng theo từng lớp học, bậc học. Chương trình bộ môn của mỗi lớp (năm) học được trình bày theo trình tự chương, mục, chủ đề, vấn đề song song với bảng phân bố thời lượng tương ứng”.[27]

Một chương trình môn học chính thức thông báo cho người học toàn bộ các thông tin chủ yếu về môn học như:

1) Vị trí, đặc điểm và tầm quan trọng của môn học;

2) Mục tiêu của môn học;

3) Những nội dung và chuẩn kết quả của môn học;

4) Kế hoạch dạy học môn học;

5) Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học/hoạt động giáo dục của môn học;

6) Cách thức kiểm tra đánh giá chất lượng môn học;

7) Những phương tiện vật chất cần thiết cho việc tham gia lớp học;

8) Những yêu cầu đối với người học trong quá trình học tập môn học.

Chương trình môn học là cơ sở để tổ chức và thực hiện quá trình dạy học, chương trình môn học còn là công cụ để quản lí và phối hợp các hoạt động trong nhà trường nhằm bảo đảm chất lượng, và phục vụ tốt hơn quá trình dạy và học. Đây cũng đồng thời là tài liệu quan trọng trong quá trình các tổ chức kiểm định chất lượng tiến hành kiểm định chất lượng của một cơ sở giáo dục.

Theo tác giả luận văn: Chương trình môn học là bản mô tả một cách đầy đủ về kế hoạch dạy học của một môn học được xác định bởi mục tiêu, yêu cầu chuẩn đầu ra cần đạt được, nội dung, khối lượng kiến thức và kĩ năng, kế hoạch phân bổ, thời lượng cần thiết, phương pháp thích hợp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học tương ứng với từng đơn vị kiến thức, kỹ năng cần hình thành ở người học và tiêu chuẩn, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả.

Phát triển: Là quá trình biến đổi hoặc làm biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao.

Phát triển chương trình môn học: Là một quá trình làm cho chương trình môn học ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn so với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, thông qua việc thiết kế chương trình hoặc điều chỉnh, làm mới chương trình môn học; là quá trình liên tục, khép kín, tuần hoàn.

1.2.2. Phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên

Phát triển chương trình là một quá trình làm cho chương trình ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn so với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, thông qua việc thiết kế chương trình hoặc điều chỉnh chương trình; là quá trình liên tục, khép kín, tuần hoàn.

Phát triển chương trình môn khoa học tự nhiên được xem là hoạt động, một quá trình xem xét các tác động từ môi trường giáo dục, thực thi chương trình, cải tiến và đánh giá chương trình [7].

Ngày đăng: 27/02/2023