nghề: phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành trở lên; chuẩn giảng viên dạy thực hành nghề phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng;
(iv) Chuẩn nhà giáo dạy tích hợp trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề: phải đạt chuẩn nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn và dạy thực hành nghề.
Như vậy, ngoài yêu cầu chuẩn trình độ chuyên môn đào tạo và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, nhà giáo dạy nghề phải đáp ứng điều kiện về chuẩn kỹ năng nghề đối với những nhà giáo dạy thực hành nghề hoặc nhà giáo dạy tích hợp. Bởi một trong các mục tiêu cơ bản nhất của dạy nghề là người học phải đạt được các tiêu chuẩn kỹ năng nghề nhất định. Do vậy, giáo viên, giảng viên dạy nghề phải là người đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ năng nghề (ít nhất là cao hơn một bậc), phải là người giỏi nghề (cả lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề) và có trình độ sư phạm đạt chuẩn thì mới có thể truyền tải được những kiến thức, kỹ năng của từng mô đun, môn học của nghề đó cho người học. Điều này là phù hợp với các điều kiện thực tế của nhà giáo tại các cơ sở dạy nghề. Vì hiện nay có rất nhiều nhà giáo có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sỹ hoặc cao hơn nữa nhưng họ lại thiếu khả năng về trình độ kỹ năng nghề cần thiết để có thể giảng dạy thực hành nghề. Theo số liệu thống kê, trên cơ sở báo cáo thống kê đội ngũ giáo viên của 146 trường cao đẳng nghề, 267 trường trung cấp nghề và 786 trung tâm dạy nghề trong cả nước trong năm 2012 thì trong tổng số 32.967 giáo viên dạy thực hành và dạy tích hợp chỉ có 129 giáo viên là nghệ nhân, 608 là thợ bậc 7 hoặc tương đương, 949 thợ bậc 6 hoặc tương đương, 2.101 thợ bậc 5 hoặc tương đương, 4.257 thợ bậc 4 hoặc tương đương (những người được coi là thợ bậc cao). Do đó, tính tổng thể đến hết năm 2012 cần bồi dưỡng, chuẩn hóa kỹ năng nghề cho 8.809 giáo viên cao đẳng nghề, trung cấp nghề (Không bao gồm 4875 giáo viên dạy lý thuyết chuyên môn nghề và giáo viên môn chung) và 1.913 giáo viên sơ cấp nghề (Không bao gồm 1.418 giáo viên dạy lý thuyết nghề là môn chung).
Bảng 2.2: Tổng hợp về trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên
Cơ sở dạy nghề | Tổng số GV cơ hữu | Số Giáo viên dạy thực hành và tích hợp | ||||||||||||||
Nghệ nhân | Bậc 7 hoặc tương đương | Bậc 6 hoặc tương đương | Bậc 5 hoặc tương đương | Bậc 4 hoặc tương đương | Bậc 3 hoặc tương đương | Chưa đánh giá | ||||||||||
Số lượng | Tỉ lệ (%) | Số lượng | Tỉ lệ (%) | Số lượng | Tỉ lệ (%) | Số lượng | Tỉ lệ (%) | Số lượng | Tỉ lệ (%) | Số lượng | Tỉ lệ (%) | Số lượng | Tỉ lệ (%) | |||
A | B | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | |
1 | Trường cao đẳng nghề | 14.277 | 5 | 0,04 | 233 | 2,03 | 575 | 5,02 | 1.224 | 10,68 | 2.185 | 19,06 | 1.586 | 13,84 | 5.655 | 49,33 |
2 | Trường trung cấp nghề | 10.874 | 28 | 0,32 | 281 | 3,19 | 202 | 2,29 | 669 | 7,59 | 1.190 | 13,50 | 2.589 | 29,38 | 3.854 | 43,73 |
Cộng khối trường nghề = 1+2 | 25.151 | 33 | 0,16 | 514 | 2,54 | 777 | 3,83 | 1.893 | 9,34 | 3.375 | 16,65 | 4.175 | 20,59 | 9.509 | 46,90 | |
3 | Trung tâm dạy nghề | 14.109 | 96 | 0,76 | 94 | 0,74 | 172 | 1,36 | 208 | 1,64 | 882 | 6,95 | 7.908 | 62,31 | 3.331 | 26,25 |
Cộng (1+2+3) | 39.260 | 129 | 0,39 | 608 | 1,84 | 949 | 2,88 | 2.101 | 6,37 | 4.257 | 12,91 | 12.083 | 36,65 | 12.84 | 38,95 |
Có thể bạn quan tâm!
- Về Công Tác Tuyển Sinh , Kiểm Điṇ H Chất Lươn Văn Bằng Chứng Chỉ Cho Người Học Nghề
- Tình Hình Tuyển Sinh Học Nghề Trình Độ Trung Cấp, Cao Đẳng
- Về C Ông Tác Phát Triển Đội Ngũ Giáo Viên Dạy Nghề, Chế Độ Đãi Ngộ Thu Hút Người Học Nghề
- Những Hạn Chế, Bất Cập Trong Thực Hiện Pháp Luật Về Dạy Nghề
- Giải Pháp Bảo Đảm Thực Hiện Pháp Luật Về Dạy Nghề
- Pháp luật về dạy nghề ở Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Tổng số GV CĐN, TCN cần bồi dưỡng chuần hóa KNN: 8.809 (Không bao gồm 4875 giáo viên dạy lý thuyết nghề và môn chung). Tổng số GV SCN cần bồi dưỡng chuần hóa KNN: 1.913 (Không bao gồm 1418 giáo viên dạy lý thuyết nghề và môn chung).
59
Về chế độ đãi ngộ và thu hút người học nghề
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người học được hưởng chính sách học bổng, trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định của pháp luật. Trong đó, người học được Nhà nước miễn học phí trong các trường hợp sau đây: Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng là người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; người mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa; Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp; Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định; người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khi tham gia các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo dưới 03 tháng được hỗ trợ chi phí đào tạo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được tuyển thẳng vào học trường trung cấp, cao đẳng công lập.
Người học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật; người học là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật mà có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khi tham gia chương trình đào
tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được hưởng chính sách nội trú theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, trong quá trình học tập nếu người học đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khỏe hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học tập hoặc đi làm thì được bảo lưu kết quả học tập và được trở lại tiếp tục học tập để hoàn thành khóa học. Thời gian được bảo lưu kết quả học tập không quá 05 năm. Những kiến thức, kỹ năng mà người học tích lũy được trong quá trình làm việc và kết quả các mô-đun, tín chỉ, môn học người học đã tích lũy được trong quá trình học tập ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp được công nhận và không phải học lại khi tham gia học các chương trình đào tạo khác.
Sau khi tốt nghiệp người học được hưởng các chính sách như: Được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang theo quy định; ưu tiên đối với những người có bằng tốt nghiệp loại giỏi trở lên; Được hưởng tiền lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động dựa trên vị trí việc làm, năng lực, hiệu quả làm việc nhưng không được thấp hơn mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu hoặc mức lương khởi điểm đối với công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo quy định của pháp luật.
So với quy định tại Luật Dạy nghề trước đây chính sách đối với người học đã được quy định đầy đủ và được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi khi tham gia học nghề, đặc biệt là các chế độ miễn giảm học phí và ưu tiên tuyển dụng. Mở rộng những ưu đãi cho người học là một trong những giải pháp giúp thu hút người học nghề để họ yên tâm học tập và tích lũy kiến thức. Đồng thời các chính sách khuyến khích của Nhà nước đã tạo cơ hội học nghề để mọi người có nhu cầu học nghề đều được tham gia học nghề một cách dễ dàng. Dạy nghề không chỉ góp phần tích cực vào giải quyết việc làm trong
nước mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động. Tỷ lệ lao động có kỹ năng nghề chiếm khoảng 25% trong tổng số lao động xuất khẩu, qua đó góp phần nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ.
2.1.5. Công tác quản lý nhà nước về dạy nghề
Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện pháp luật về dạy nghề
Tính từ thời điểm Luật Dạy nghề có hiệu lực từ 01/6/2006 đến 31/5/2012, việc triển khai thực hiện Luật đã đạt được những thành tựu chủ yếu như sau:
Ngay sau khi Luật Dạy nghề được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo Tổng cục Dạy nghề và các Vụ có liên quan của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chuẩn bị kế hoạch và dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, do vậy, khi Luật có hiệu lực thi hành thì hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai Luật cũng được ban hành. Bên cạnh đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã có văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt Luật Dạy nghề, trước mắt tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến Luật Dạy nghề, thực hiện việc chuyển đổi các trường dạy nghề theo hệ thống cũ thành các trường trung cấp nghề hoặc các trung tâm dạy nghề theo hệ thống mới, đảm bảo cho hệ thống mới theo quy định của Luật Dạy nghề đi vào hoạt động. Theo báo cáo của 52 Bộ, ngành, địa phương và Tập đoàn thì ngay sau khi Luật Dạy nghề có hiệu lực thi hành, các Bộ, ngành, địa phương đều chuẩn bị kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của Bộ, ngành, địa phương mình theo quy định của Luật Dạy nghề. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân của hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Dạy nghề như: Đưa các nội dung về đào tạo nghề
vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; ban hành Nghị quyết của tỉnh ủy về đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động dạy nghề; ban hành các văn bản về tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo nghề...; Ủy ban nhân dân các tỉnh đã ban hành các chỉ thị, quyết định, kế hoạch, đề án về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề...
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các Bộ, ngành; cấp ủy, chính quyền các địa phương về việc triển khai thực hiện Luật Dạy nghề đã góp phần quan trọng vào việc phát triển hoạt động dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực của Bộ, ngành, địa phương và đất nước.
Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dạy nghề
Để chuẩn bị cho Luật Dạy nghề 2006 khi được Quốc hội thông qua có thể nhanh chóng được triển khai thực hiện trong cuộc sống, ngày 2/6/2006, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có Quyết định số 828/QĐ- LĐTBXH thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật và đã chỉ đạo đưa công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Dạy nghề vào trong chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật chung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Do vậy, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức lồng ghép công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến Luật Dạy nghề với các luật khác như Luật Sửa đổi, bổ sung Bộ Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài… cho lãnh đạo cấp huyện, cán bộ công đoàn, đại diện người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành như: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng...
Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Dạy nghề đã được các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin truyền thông triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: tư vấn
pháp luật, xuất bản sách hỏi đáp, phát tờ rơi…, trong đó đặc biệt hướng tới đối tượng là học sinh, sinh viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động dạy nghề. Theo báo cáo của 52 Bộ, ngành, địa phương và Tập đoàn, ngay trong cuối năm 2007, các Bộ, ngành, địa phương đều đã tổ chức quán triệt đến cán bộ quản lý, chuyên viên về việc thực hiện triển khai thi hành Luật Dạy nghề, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề, các cơ sở giáo dục có tham gia dạy nghề cũng đã thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến Luật Dạy nghề ngay sau khi Luật được công bố, thông qua các hình thức như nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong các buổi học pháp luật.
Có thể nói, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dạy nghề đã tạo nhận thức cơ bản cho các đối tượng về nội dung của pháp luật về dạy nghề. Đây là tiền đề quan trọng để pháp luật về dạy nghề nhanh chóng đi vào thực tiễn những năm qua. Cùng với việc chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương và cơ sở dạy nghề thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Luật, từ 2007 đến đầu năm 2012, trên cơ sở huy động các nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, các chương trình, đề án... Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trực tiếp tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến pháp luật về dạy nghề và bồi dưỡng nghiệp vụ dạy nghề trong các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về dạy nghề cho khoảng trên 4.000 lượt cán bộ là lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ quản lý dạy nghề của các Bộ ngành, địa phương và giáo viên dạy nghề trong cả nước.
Về công tác ban hành văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về dạy nghề
Tính đến 31/12/2009, đã có tới 50 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để hướng dẫn triển khai Luật Dạy nghề 2006. Tính đến 30/5/2012, đã có 142 văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Dạy
nghề 2006. Hầu hết các lĩnh vực quan trọng được quy định trong Luật Dạy nghề như các quy định về quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề; các điều kiện, thẩm quyền, hồ sơ thủ tục để thành lập cơ sở dạy nghề; việc xây dựng chương trình dạy nghề; hướng dẫn ban hành danh mục nghề đào tạo; việc tổ chức thi kiểm tra và cấp phát văn bằng chứng chỉ nghề; bảo đảm chất lượng dạy nghề; các quy định về chế độ làm việc, đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; xây dựng tiêu chí để kiểm định chất lượng dạy nghề; xác định nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề .v.v… đều có văn bản hướng dẫn thi hành. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Dạy nghề nói trên được xây dựng và ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền, đảm bảo yêu cầu về chất lượng văn bản, đã tạo nên một hệ thống pháp luật về dạy nghề tương đối đồng bộ, thống nhất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của dạy nghề. Việc ban hành các văn bản đã kịp thời hướng dẫn triển khai trên các lĩnh vực chủ yếu của hệ thống dạy nghề 3 cấp trình độ theo quy định của Luật Dạy nghề. Hầu hết các quy định của Luật Dạy nghề giao cho Chính phủ (tại Điều 92 Luật Dạy nghề) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (tại 17 điều của Luật Dạy nghề) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành đều đã có văn bản hướng dẫn thi hành (chỉ còn Điều 86 quy định về Quỹ hỗ trợ học nghề chưa có văn bản hướng dẫn thi hành). Nhờ đó, hệ thống dạy nghề mới với 3 trình độ đào tạo (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề) đã được hình thành và đang vận hành đúng theo quy định của Luật.
Về công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành
Năm 2006, sau khi Luật Dạy nghề được thông qua, công tác thanh tra, kiểm tra đã được lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rất quan tâm. Số lượng cán bộ thanh tra dạy nghề của Tổng cục Dạy nghề được tăng cường (từ 4 người năm 2006 lên 11 người năm 2011) nên số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra cũng được tăng cường và ngày càng đổi mới về phương