Thực Trạng Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Công Nghệ Thông Tin Ở Việt Nam‌


công nghệ, Khoa học vi tính, công nghệ thông tin và sinh học, Y nha khoa, Dược và trợ Y, Nông nghiệp thú y, công nghệ bơ sữa và nông nghiệp, Nghệ thuật, thương mại, khoa học và quản lý du lịch. Bằng cấp của Ấn Độ được Quốc tế thừa nhận, hiện nay các công ty hàng đầu trên toàn cầu đang tham gia ngày càng nhiều trong việc thu xếp việc làm cho các trường đại học Ấn Độ. Ấn Độ có môi trường thân thiện và nền văn hoá phù hợp với các nươớc Châu Á. Chất lượng giáo dục được đảm bảo bởi các cơ quan quốc gia, ví dụ như Uỷ ban chứng nhận quốc gia (cho giáo dục kỹ thuật) và Uỷ ban đánh giá và chứng nhận quốc gia (cho giáo dục bậc cao) và Hiệp hội các trường đại học của Ấn Độ (www.aiweb.org).

Hai nước Việt Nam - Ấn Độ có điều kiện đặc biệt thuận lợi để tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư và kinh doanh...dựa trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống lâu đời và tốt đẹp. Việt Nam cũng có rất nhiều điểm tương đồng với Ấn Độ về mặt địa lý, văn hóa…. Ấn Độ cũng là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, rất dồi dào về nguồn nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT. Ngành CNTT của Ấn Độ đang phát triển vô cùng mnạh mẽ, đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ. Ấn Độ được coi là trung tâm sản xuất phần mềm lớn nhất Châu Á.Với khu công nghệ cao Bangalore được so sánh như thung lũng Silicon của Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực CNPM, nơi được mệnh danh là “Thủ đô tin học mới”, nơi đón nhận các tập đoàn CNTT lớn như IBM, Digital, Hewlett Packard, Sun, Motorola…Hiện nay, ngành có tốc độ tăng trưởng hơn 50

%/ năm, giá trị xuất khẩu hơn 10 tỷ USD chiếm 1/ 10 giá trị xuất khẩu cả nước. Ấn Độ đã xuất khẩu phần mềm đến khoảng 95 nước và hơn 250 trong số hơn 500 công ty hàng đầu thế giới hiện đang sử dụng các phần mềm có xuất xứ từ Ấn Độ.

Đây là một trong những cái nôi đào tạo ra những lao động CNTT với chất lượng khá cao, có thể cạnh tranh được với nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật… Ấn Độ là một trong những nơi lý tưởng để Việt Nam học tập và đúc rút những kinh nghiệm rất quý báu cho sự nghiệp đào tạo nhân lực CNTT nước nhà, cho sự nghiệp phát triển ngành CNTT.

Nguyên nhân thành công chính của Ấn Độ là: Thứ nhất, Ấn Độ đã thực


hiện chính sách mở cửa nhằm thu hút các công ty CNTT lớn trên thế giới vào xây dựng cơ sở vật chất tại 7 khu công nghệ cao, đựợc phân bố trên khắp cả nước với những ưu đãi đặc biệt như: Cung cấp đầy đủ hạ tầng cơ sở, miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu trong 5 năm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và có quyền chuyển lợi nhuận về nước. Thứ hai, khả năng của các kỹ sư ấn Độ dễ thích nghi với những biến đổi kỹ thuật liên tục trong CNTT. Thứ ba, sức mạnh của nền khoa học: Là một quốc gia có nhiều người sử dụng tiếng Anh, với 5 học viện công nghệ quốc gia, được trang bị hiện đại với mạng lưới 1.200 trường đại học và cao đẳng kỹ thuật. Nhiều nhà khoa học về máy tính của Ấn Độ giữ vị trí lãnh đạo trong các công ty hàng đầu thế giới. Đến nay, Ấn Độ có khoảng 4 triệu cán bộ khoa học, đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ. Nhiều kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học lớn ở Ấn Độ luôn được các công ty nước ngoài lôi cuốn. Mặc dù đây là thiệt hại cho Ấn Độ, nhưng điều đó cũng chứng minh một thực tế là, các kỹ sư Ấn Độ thích nghi nhanh với những biến đổi kỹ thuật. Họ nhanh chóng chuyên môn hóa các loại dịch vụ như: bảo trì từ xa, sửa chữa kịp thời các mạng thông tin trên thế giới; Tham gia trực tiếp vào các mạng thông tin của các khách hàng lớn như Citibank, Dautsche Bank, British Airway, American Express, Reekbok, France…; Các chuyên gia Ấn Độ có khả năng sáng tạo, sản xuất phần mềm, chuyên môn hóa trong các ngành quản lý, phân phối, ngân hàng, làm dịch vụ trong nước và xuất khẩu.

Bộ CNTT Ấn Độ đã đề ra kế hoạch hành động tổng thể, nhằm đưa Ấn Độ thành một siêu cường quốc về CNTT. Chủ trương cải cách của Chính phủ Ấn Độ: tập trung vào việc sử dụng mạng thông tin quốc tế, sử dụng ngôn ngữ Ấn Độ, thúc đẩy các dịch vụ và đào tạo cán bộ CNTT, khai thác thương mại điện tử và các xí nghiệp sản xuất thông tin quốc tế.

Kế hoạch hành động CNTT đã được Chính phủ Ấn Độ thông qua, gồm 3 phần:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Phần I: Tập trung vào xây dựng chính sách, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư vào lĩnh vực IT: Xây dựng cơ sở hạ tầng IT đạt tiêu chuẩn với mạng lưới cáp quang vệ tinh và thông tin di động trên toàn quốc, giúp truy cập Internet với tốc độ cao; đề ra các biện pháp để nâng cao nhận thức của người dân về IT, phổ cập giáo


Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 4

dục IT, tin học hóa bộ máy của Chính phủ, phát triển kinh tế dựa trên IT, ứng dụng IT vào các vùng nông thôn, từng bước đa dạng hóa các dịch vụ IT: ngân hàng điện tử, bệnh viện điện tử, giáo dục điện tử, thư viện điện tử, thương mại điện tử, các trung tâm thông tin viễn thông..., đồng thời đào tạo đội ngũ chuyên gia IT đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và số lượng.

Chính phủ rất quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực CNTT, xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích các DN đầu tư phát triển. Thời kỳ đầu, Ấn Độ đã lựa chọn lĩnh vực đầu tư có tính quyết định nhất - đầu tư cho giáo dục. Từ thập niên 80 của thế kỷ 20, Ấn Độ đã thành lập các trường đào tạo sinh viên viết PM. Đội ngũ quản lý các DN PM có tới 70% được đào tạo ở nước ngoài, chủ yếu là ở Mỹ.

Quá trình phát triển các sản phẩm PM là: vững mạnh ở thị trường nội địa - phát triển để xuất khẩu. Để hỗ trợ các DN trong R& D, Chính phủ cung cấp 3/5 quỹ R& D cho các DN. Bộ CNTT đề nghị các công ty lớn bỏ ra ít nhất 2% doanh thu để đầu tư cho CNTT. Từ năm 1985, Chính phủ đã quy định công ty nước ngoài sản xuất máy tính phải có cam kết đóng góp 2% doanh thu cho quỹ R& D. Từ năm 1986, Chính phủ quan tâm đến việc đầu tư mạo hiểm, giúp các công ty nhỏ chia sẻ rủi ro và dễ chấp nhận đầu tư R& D hơn. Đồng thời, Chính phủ cải thiện hệ thống pháp luật, xoá bỏ các rào cản CNTT, buộc DN trong nước mua sản phẩm CNTT của công ty Ấn Độ, đào tạo nhân lực, đưa ra nhiều dự án kích cầu. Nhờ R& D, khéo léo tận dụng nhân lực Ấn Kiều và liên kết nghiên cứu với nước ngoài, nhiều công ty Ấn Độ đã đảm nhiệm nhiều hợp đồng gia công với nước ngoài.

Ấn Độ là một trong số ít nước đang phát triển có nền giáo dục đại học và các viện công nghệ nổi tiếng được các nước đang phát triển đánh giá cao. Hàng năm Ấn Độ đào tạo hàng trăm ngàn kỹ sư tin học, 1/2 sang Mỹ hoặc châu Âu, một số sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2001, số lượng chuyên gia CNTT của Ấn Độ sang Mỹ đã làm mất đi 2 tỷ USD/năm của Ấn Độ. Mỗi năm có tới hơn 60. 000 người tài ra nước ngoài làm việc, chủ yếu là đến Silicon Valley của Mỹ. Để đào tạo một sinh viên tin học thành tài, Ấn Độ phải chi khoảng 20.000 USD. Năm 2000, chỉ có 1.500 chuyên gia giỏi về tin học quay lại Ấn Độ. Một bộ phận chuyên gia làm việc từ xa tuy sống ở ấn Độ nhưng lại làm việc cho DN nước


ngoài.

Ấn Độ áp dụng biện pháp “hoàn lại tiền đào tạo”, nếu sinh viên không về nước. “Chất xám Ấn Độ được hồi hương” là do Chính phủ có nhiều nỗ lực để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc cơ cấu lại nền kinh tế. Các chính sách khuyến khích, biện pháp ưu đãi của Chính phủ tạo ra những cơ hội thuận lợi cho các trung tâm công nghệ cao ra đời. Sự quan tâm của Chính phủ dành cho người di cư có trình độ rất khác nhau theo từng khu vực và thời gian, phản ánh những sự cân nhắc về vấn đề chảy máu và phục hồi chất xám. Sự tiếp cận chuyên biệt theo khu vực này được thể hiện rõ ở các lĩnh vực CNTT.

Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT trong việc tạo ra công ăn việc làm, thu nhập từ xuất khẩu và vai trò quan trọng của việc lưu chuyển xuyên biên giới các chuyên gia CNTT, Chính phủ đã nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc di cư tạm thời của nhân công CNTT tới những thị trường lớn trên thế giới. Việc di cư tự do của các lao động này cũng là một trong những minh chứng cho những ưu đãi mà nước này dành cho việc xuất khẩu phần mềm thông qua các khoản miễn thuế, thành lập các khu chế xuất và các công viên công nghệ phần mềm với giấy phép một cửa duy nhất để thông qua đầu tư. Việc thành lập Lực lượng Đặc nhiệm CNTT Quốc gia và Bộ CNTT đã thúc đẩy mức tăng trưởng của CNTT.

Trong những năm gần đây, Chính phủ cũng đã bắt đầu tiến hành những kế sách để giữ lại những người tài giỏi, chủ yếu thông qua hệ thống giáo dục hợp tác với các hiệp hội công nghiệp. Ví dụ, một kế hoạch đầu tư vào người Ấn Độ ở nước ngoài đang được Hiệp hội Các công ty Dịch vụ Phần mềm Quốc gia (NASSCOM) thực hiện kết hợp với các trường đại học Ấn Độ. Sinh viên tốt nghiệp được khuyến khích ở lại và phát triển những kỹ năng của họ ở Ấn Độ. Kế hoạch này nhằm vào các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin có khuynh hướng kinh doanh, những người được khuyến khích khởi đầu công việc kinh doanh ở Ấn Độ. Vì vậy, khu vực giáo dục đang được sử dụng với vai trò là một công cụ để giữ lại người tài, với sự hỗ trợ của NASSCOM, trong việc thành lập các khóa học và các trường Đại học tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin


để tạo điều kiện phát triển kỹ năng và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với nhân lực CNTT ở Ấn Độ.

Các Viện CNTT đã được thành lập ở một số thành phố, cấp bằng kỹ thuật phần mềm máy tính, đồng thời tổ chức các khóa học ngắn hạn. Ở nhiều địa phương, đặc biệt là ở miền nam, chính quyền các bang đã hỗ trợ thành lập các cơ quan đào tạo tư thục qua việc cung cấp các cơ sở vật chất. Sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc thúc đẩy giáo dục và đào tạo ở lĩnh vực công nghệ thông tin phần lớn là nhằm đáp ứng với nhu cầu về một lực lượng nhân công công nghệ thông tin chi phí thấp có chất lượng cao của đất nước vì nước này vẫn đặt ra mục tiêu cạnh tranh về chi phí trong việc cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp trong và ngoài nước.

Nhân lực giỏi cũng đang được duy trì và thu hút bởi việc ngày càng có nhiều các trung tâm phát triển ở nước ngoài và sự chuyển dịch từ việc cung cấp các dịch vụ ở trong nước sang cung cấp các dịch vụ ở nước ngoài. Mặc dù xu hướng này chủ yếu bị chi phối bởi các động lực của thị trường, nhưng Chính phủ hỗ trợ gián tiếp qua mô hình cung cấp dịch vụ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các trung tâm phát triển nước ngoài ở Ấn Độ và khuyến khích gia công có giá trị cao hơn như các dịch vụ nghiên cứu, phát triển và phân tích ở Ấn Độ.

Nhờ chính sách đào tạo và thu hút nhân lực CNTT, Ấn Độ đã thu hút được sự đầu tư mới từ các tập đoàn lớn trên thế giới. Tập đoàn máy tính Dell nâng gấp đôi số công nhân (lên 20.000 người) trong vòng 3 năm. Giới sinh viên Ấn Độ sau khi tốt nghiệp đại học ở nước ngoài hay trong nước đều tìm việc tại đất nước mình. CNTTvà quản lý là 2 ngành nghề mũi nhọn của Ấn Độ, cung cấp nhân lực cho nhiều nơi trên thế giới. Số lượng nhân công từ nước ngoài đến đăng ký làm việc tại Ấn Độ đang phải cạnh tranh gay gắt với sinh viên Ấn Độ. Hiện có 12.000 công nhân đăng ký tìm việc ở Bangalore, phần lớn là trong lĩnh vực CNTT. Cả nước hiện có hơn 50.000 người nước ngoài làm việc, có nhiều người đến từ châu Âu, Nhật Bản và Mỹ.

Ấn Độ hiện đã xuất khẩu phần mềm đến khoảng 95 nước và hơn 250 công


ty hàng đầu trên thế giới đang sử dụng phần mềm ấn Độ. Nhiều công ty sản xuất phần mềm lớn: Microsft, Oarcle... đã thiết lập hoạt động ở đây. Các công ty CNTT của Ấn Độ đã thiết lập các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực tại 55 nước. NIITvà APTECH đã xây dựng tới 200 trung tâm đào tạo ở Trung Quốc. Có thành tựu như vậy là do nguồn nhân lực có tay nghề cao, sử dụng thành thạo Tiếng Anh, cơ cấu mức lương thấp, giá cả có tính cạnh tranh và cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc hiện đại. Đội ngũ quản trị DN có kỹ năng quản lý dự án tốt, nhiều kinh nghiệm quản lý dự án lớn. Họ có các trung tâm chuyển giao ở nước ngoài và dịch vụ quản lý thông tin về chuyển giao được trang bị chu đáo. Chính phủ Ấn Độ đặc biệt ưu tiên và đầu tư thích đáng vào đào tạo nguồn nhân lực, ngoài các chương trình chính quy ở các trường đại học, còn có các trung tâm, các công ty tư nhân, giúp cho người dân và học sinh mở mang, phát triển kiến thức. Các trường đại học ở Ấn Độ có các khóa học dài hạn và ngắn hạn đảm bảo cho các học viên có được những kiến thức cơ bản và cập nhật. Các phòng, trung tâm R&D ở nước này phát triển mạnh mẽ. Đội ngũ nhân viên ở đây có kỹ năng rất tốt, hầu hết tốt nghiệp ở các trường đại học, các viện nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới. Người Ấn Độ rất say mê nghiên cứu công nghệ mới, có khả năng tự học, kỹ năng quản lý dự án tuyệt vời. Một vài trung tâm R&D hợp tác chặt chẽ với các viện kỹ thuật lớn. Hầu hết các trung tâm R&D đều có các lớp nâng cao kỹ năng cho kỹ sư và họ rất tự hào về chất lượng sản phẩm họ đã chuyển giao. Yếu tố về chi phí đã trở nên thiết yếu trong các kế hoạch phát triển. Ấn Độ cũng gắn kết chặt chẽ với các thị trường Đông Nam Á. Thương hiệu “ Made in India ” trở nên tin cậy với nhiều quốc gia.


CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM

2.2. Thực trạng nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam

CNTT là một lĩnh vực công nghệ mới, được phát triển mạnh ở nước ta trong những năm gần đây, nhưng hiện nay nước ta chưa có một sự phân loại chuẩn quốc gia về cơ cấu ngành nghề cũng như chưa có một hệ thống thống kê quốc gia về thực trạng đội ngũ nhân lực CNTT trong các cơ quan quản lý, các ngành sản xuất, dịch vụ trên cả nước và từng bộ ngành. Theo kết quả điều tra năm 2006, số lượng nhân lực công nghệ thông tin chuyên ngành máy tính ở nước ta còn nhiều hạn chế.

Theo số liệu của niên giám thống kê CNTT 2006, đội ngũ nhân lực CNTT nước ta khoảng 50000 người, gồm 4 nhóm lớn.

- Nhóm làm việc trong các phòng máy tính thuộc các cơ quan Nhà nước, đơn vị kinh doanh sản xuất, khoảng 40000 người, khoảng 10000 có bằng cử nhân kỹ sư về tin học, số còn lại có học thêm về tin học sau khi có bằng đại học ngành khác.

- Nhóm làm công tác giảng dạy CNTT trong các trường đại học, cao đẳng, khoảng 2000 người.

- Nhóm làm trong các đơn vị CNTT chuyên nghiệp như các công ty CNTT, các viện nghiên cứu về CNTT, khoảng 8000 người, trong đó khoảng 5000 người có bằng cử nhân, kỹ sư hoặc cao hơn về CNTT.

- Lực lượng đông đảo ( hàng trăm ngàn) người dùng máy tính trong công việc chuyên môn. Lực lượng này không thuộc vào nhóm nhân lực chuyên ngành CNTT.

Về phân bố trên vùng lãnh thổ, nơi tập trung nhiều nhất nguồn nhân lực này là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đây là những nơi tập trung các cơ quan quản lý nhà nước và các viện nghiên cứu khoa học – công nghệ trong lĩnh vực CNTT, các khoa CNTT ở các trường đại học lớn như ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các cơ sở kinh doanh sản xuất lớn về công nghệ điện tử- tin học- viễn thông... thuộc mọi thành phần kinh tế.


Đội ngũ nhân lực CNTT nước ta đã và đang phát triển mạnh cả về số lượng và cơ cấu trình độ. Số lao động chuyên môn kỹ thuật theo các chuyên ngành tin học, điện tử, vô tuyến viễn thông...tăng lên nhanh chóng, trong đó khoảng 60% lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên. Phần lớn nhân lực CNTT là nam giới( chiếm 85%) với tuổi đời còn trẻ: từ 25-35 tuổi: chiếm 35,4%, 36-55 tuổi: 64,6%. Về trình độ đào tạo, phần lớn có bằng cử nhân ( 66%). Số nhân lực có trình độ sau đại học(thạc sĩ, tiến sĩ, TSKH) còn ít. Đặc biệt có một bộ phận đáng kể được đào tạo từ ngành khoa học có liên quan trực tiếp như toán, vật lý, cơ hoặc cá lĩnh vực công nghệ diện rộng như cơ khí, điện, tự động hóa...chuyển sang lĩnh vực CNTT. Số được đào tạo chuyên ngành CNTT đã tăng nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành.

Nhu cầu về nguồn nhân lực CNTT hiện nay rất lớn, nhu cầu này hiện đang vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống đào tạo, mặc dù chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành này tăng lên mỗi năm. Để đến năm 2010. doanh thu phần mềm đạt 800 triệu USD, chúng ta cần khoảng 80 ngàn kỹ sư làm phần mềm chuyên nghiệp nhưng theo Bộ GD & ĐT, năm 2007 cả nước có khoảng 177 trên 350 trường đại học, cao đẳng tuyển sinh ngành này. Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2007 cho các chuyên ngành sâu về CNTT là khoảng 9.5 ngàn chỉ tiêu đại học và gần 10 ngàn chỉ tiêu cao đẳng.

Thị trường CNTT Việt Nam năm 2005 và 2006 rất sôi động với sự tham gia của các tập đoàn lớn trên thế giới. Nhu cầu nhân lực ở Việt Nam năm 2005 tăng 30-40%, trong đó nhu cầu ngành CNTT tăng 12%( lớn nhất trong 39 nhóm ngành nghề tuyển dụng. Tính đến 2005, cả nước có 2500 đơn vị đăng ký sản xuất phần mềm, khoảng 600 DN thực sự hoạt động, thu hút trên 15.000 chuyên viên trực tiếp làm PM với năng suất bình quân 10.000 USD/người/ năm. Một số doanh nghiệp đã bắt đầu thâm nhập thị trường quốc tế. Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp sẽ đi đôi với việc mở rộng quy mô hoạt động, bổ sung thêm lực lượng nhân sự có trình độ. Tuy nhiên, thực tế cung không đủ cầu, các DNPM rất bức xúc về tình trạng nguồn nhân lực vẫn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng nhất là ngoại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2023