Di Sản Thế Giới Và Di Tích Lịch Sử - Văn Hoá

- Tài nguyên du lịch văn hóa có tính nhận thức nhiều hơn là hưởng thụ giải trí

Theo Luật Du lịch: "Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, , khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục dích du lịch”. (Luật Du lịch 2017).

3.2 Các loại tài nguyên du lịch văn hóa

Là sản phẩm văn hoá nên nguồn tài nguyên du lịch văn hóa cũng rất đa dạng, phong phú. Chúng có thể được phân thành những dạng chính như sau:

3.2.1 Di sản thế giới và Di tích lịch sử - văn hoá

3.2.1.1 Di sản thế giới

Di sản thế giới được hiểu là các di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố... do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó, Ủy ban Di sản thế giới sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Di sản thế giới được phân thành 3 nhóm: di sản thiên nhiên, di sản văn hóa và di sản hỗn hợp. Trong đó, Di sản văn hoá thế giới là các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc thể hiện tài năng con người; có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong 1 thời kì nhất định, trong một khung cảnh văn hoá nhất định. Di sản văn hoá thế giới là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hoá của một dân tộc. Bất cứ một quốc gia nào có di tích được công nhận là di sản văn hoá thế giới thì không những là một tôn vinh lớn cho dân tộc ấy , mà còn là một nguồn tài nguyên quý giá, có sức hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.

Cho đến năm 2016, Hội đồng di sản thế giới đã công nhận 1052 di sản, trong đó có: 203 di sản thiên nhiên, 814 di sản văn hoá và 35 di sản hỗn hợp (vừa văn hoá, vừa thiên nhiên). Các di sản đó hiện diện tại 165 quốc gia. Italia là quốc gia có số lượng di sản thế giới được công nhận nhiều nhất với 50 di sản, tiếp theo là Trung Quốc (47 di sản) và Tây Ban Nha (44 di sản).


Trong số các di sản thể giới phải kể đến 7 kỳ quan do bàn tay khối óc con người tạo ra tập trung ở những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Đây là 7 kỳ quan kỳ diệu được khắc mốc ghi tên từ thế kỷ VI như những chứng tích kinh điển. Cụ thể là:

1. Kim tự tháp Ai Cập

2. Vườn treo Babylon (Irac)

3. Tượng khổng lồ Helios trên đảo Rhodes (Hi Lạp)

4. Lăng mộ vua Mausolus ở Halicanaso (Thổ Nhĩ Kỳ)

5. Đền thờ nữ thần Artemis ở Ephesus (Thổ Nhĩ Kỳ)

6. Tượng thần Zeus trong ngôi đền tại Olympia (Hi Lạp)

7. Ngọn hải đăng ở Alexandria (Ai Cập)

Trong 7 kỳ quan trên chỉ còn Kim tự tháp ở Ai Cập là còn tồn tại.


Cho đến nay, Việt Nam có 23 di sản các loại; trong đó có 02 di sản thiên nhiên; 01 công viên địa chất toàn cầu; 19 di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) và 01 di sản hỗn hợp.

Bảng 3.1: Danh mục các di sản thế giới của Việt Nam


TT

Tên di sản

Năm

Loại di sản

Địa phương

1

Vịnh Hạ Long

1993;

2000

Di sản thiên nhiên

Quảng Ninh

2

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

2003;

2015

Di sản thiên nhiên

Quảng Bình

3

Cao nguyên đá Đồng văn

2010

Công viên địa chất toàn cầu

Hà Giang

4

Quần thể di tích Cố đô Huế

1993

Di sản vật thể

Thừa thiên - Huế

5

Phố cố Hội An

1999

Di sản vật thể

Quảng Nam

6

Khu di tích Mỹ Sơn

1999

Di sản vật thể

Quảng Nam

7

Nhã nhạc Cung đình Huế

2003

Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại


8

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên

2005

Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu nhân loại

Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 6


9

Quan họ

2009

Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại

Bắc Ninh, Bắc Giang (Kinh Bắc)

10

Ca trù

2009

Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại cần được bảo về khẩn cấp.

Đồng bằng Bắc Bộ

11

Mộc bản Triều Nguyễn

2009

Di sản tư liệu

Thừa thiên - Huế

12

Hoàng thành Thăng Long

2010

Di sản vật thể

Hà Nội

13

Hội Gióng ở Đền Phù Đồng và đền Sóc

2010

Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại

Hà Nội

14

Bia đá các Khoa thi tiến sí triều Lê Mạc

2010

Di sản tư liệu

Hà Nội

15

Thành nhà Hồ

2011

Di sản vật thể

Thanh Hóa

16

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

2012

Di sản tư liệu

Bắc Giang

17

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

2012

Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Phú Thọ

18

Hát Xoan


Di sản Văn hóa phi vật thể

Phú Thọ

19

Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ

2013

Di sản Văn hóa phi vật thể

Đồng bằng sông Cửu Long

20

Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh

2014

Di sản Văn hóa phi vật thể

Nghệ An, hà Tĩnh

21

Châu bản triều Nguyễn

2014

Di sản tư liệu

Thừa thiên - Huế

22

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ

2016

Di sản Văn hóa phi vật thể


23

Danh thắng Tràng An

2012

Di sản hỗn hợp

Ninh Bình

(Nguồn: www.vietnamtourism.com)

3.2.1.2 Di tích lịch sử - văn hóa

Các di tích lịch sử - văn hoá là những bằng chứng xác thực, cụ thể nhất về đặc điểm văn hoá mỗi nước, chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia. Đó là những tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc và của cả nhân loại.

Được coi là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, di tích lịch sử văn hoá được hiểu là "những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học" (Luật Di sản văn hoá, 2001).

Theo khái niệm trên, chỉ những di tích nào có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật mới được coi là những di tích lịch sử văn hoá. Như vậy, một trong những vấn đề quan trọng trong việc xác định các di tích lịch sử văn hoá chính là việc đánh giá đúng giá trị của các di tích.

Theo các thang giá trị khác nhau, những di tích cũng được phân thành những cấp khác nhau:

- Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương

- Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia

- Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị biệt tiêu biểu cho quốc gia.

Ở nước ta các di tích lịch sử văn hoá được chia thành những loại sau: Di tích khảo cổ học, di tích lịch sử, di tích văn hóa nghệ thuật và danh lam thắng cảnh.

a. Di tích khảo cổ học

Là những di tích thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự vào thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại.

Đa số di tích lịch sử khảo cổ bị vùi lấp trong lòng đất, cũng có một số hiện diện trên mặt đất. Có quan điểm cho rằng, các di tích khảo cổ (còn gọi là di chỉ khảo cổ) bao gồm 2 loại: di chỉ cư trú và di chủ mộ táng. Trong đó các di chỉ cư trú có thể là các di chỉ hang động hoặc di sản ngoài trời thường phân bố trên các thềm sông cổ, các bãi hoặc sười đồi, nơi gần nguồn nước.

Phạm vi của các di chỉ khảo cổ có thể được mở rộng hơn, ngoài các di chỉ cư trú và mộ táng còn có cả những công trình kiến trúc cổ, những thành phố cổ, những tàu thuyền cổ bị đắm.

Trong lịch sử cổ đại, nhiều thành phố bị san phẳng, bị vùi lấp do thiên tai, do địch hoạ, sau này đã được các nhà khảo cổ phát hiện, nghiên cứu và tái tạo. Những thành phố Hy Lạp cổ đại bên bờ biển Đen hoặc Địa Trung Hải là những ví dụ điển hình, trong đó phải kể đến thành Tơroa, thành phố này đã được miêu tả trong thần thoại Hy Lạp nổi tiếng "Ô đi xê và I liat". Di tích thành phố cổ Pompei, Heculan bị núi lửa vùi lấp ở Italia.

Ở Việt Nam, một số di tích loại này cũng đã được phát hiện. Điển hình là các di tích của nền văn hoá Đông Sơn, Hoà Bình, Bắc Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo... hoặc như Thánh địa Cát Tiên ở Đồng Nai là một quần thể kiến trúc hoành tráng, một thánh địa Bàlamôn giáo đặc trưng ở khu vực phía Nam của đất nước, mà theo đánh giá của các nhà khảo cổ học Nhật Bản thì nó có giá trị sánh ngang với Angkor Wat của Campuchia.

b. Di tích lịch sử

Di tích lịch sử là những di tích ghi dấu các sự kiện lịch sử hoặc các đặc điểm lịch sử tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình. Lịch sử của mỗi quốc gia là một quá trình lâu dài với nhiều sự kiện được ghi dấu lại. Do vậy chỉ những di tích nào gắn với các sự kiện tiêu biểu mới được coi là những di tích lịch sử.

Quan niệm về di tích lịch sử ở các nước cũng có sự khác nhau, ở nước ta các di tích lịch sử bao gồm:

Di tích ghi dấu về dân tộc học: Sự ăn ở, sinh hoạt của các tộc người.

Di tích ghi dấu những sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định chiều hướng của đất nước hoặc địa phương như Bến Bình Than, Cây đa Tân Trào, Rừng Trần Hưng Đạo.

Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược như Bạch Đằng, Đống Đa, Điện Biên Phủ.

Di tích ghi dấu những kỷ niệm như di tích về Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, tượng Bác Hồ trên đảo CôTô.

Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động như công trình Bắc Hưng Hải, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến như chuồng cọp ở Côn Đảo, làng Mỹ Lai, trại giam Phú Lợi.

Ngoài ra còn có những di tích ghi dấu sự đấu tranh cách mạng, thường là những di tích gắn liền với cuộc đời và hoạt động của những lãnh tụ cách mạng hoặc gắn với những sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.

c. Di tích văn hoá - nghệ thuật

Các di tích văn hoá - nghệ thuật là dạng đặc biệt của các di tích lịch sử văn hoá, bao gồm các công trình kiến trúc có giá trị hoặc các tác phẩm nghệ thuật như tượng đài, bích họa...

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều di tích nghệ thuật nổi tiếng như Kim Tự Tháp ở Ai Cập, tháp Eiffel, cung điện Louvre, tháp nghiêng Pisa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhà thờ Phát Diệm, tòa thánh Tây Ninh.

Thực ra rất khó phân biệt loại hình di tích lịch sử với các di tích văn hoá nghệ thuật, bởi bản thân mỗi di tích văn hoá đều đã mang trong mình những giá trị lịch sử và mỗi di tích lịch sử lại mang trong mình chất văn hoá, hay nói cách

khác chúng cũng là những sản phẩm văn hoá. Chính vì vậy nhiều khi người ta gọi chung là loại hình di tích lịch sử - văn hoá - nghệ thuật. Nhiều công trình có giá trị văn hoá và nghệ thuật cao được tôn vinh là biểu trưng văn hoá dân tộc như, tháp Eiffel là biểu trưng của Paris, của nước Pháp, hay Angkor Wat của Camphuchia, Tượng Nữ thần tự do của nước Mỹ…

Các di tích kiến trúc nghệ thuật ở nước ta khá phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều dạng như làng cổ, đình, chùa, đền miếu, nhà thờ, lăng tẩm, tượng đài, bích hoạ…và có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Tiêu biểu như Văn Miếu

- Quốc Tử Giám, chùa Tây Phương, làng cổ Đường Lâm, Cố đô Huế, chùa Thiên Mụ, chùa Keo, nhà thờ Phát Diệm, toà thánh Tây Ninh… Thời gian gần đây nhiều di tích được trùng tu, nâng cấp và đặc biệt có rất nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật có qui mô lớn được xây dựng như tượng Thánh Gióng, tượng đài Điện Biên Phủ, chùa đồng Yên Tử, chùa Bái Đính…

d. Danh lam thắng cảnh

Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

Trong thực tế, loại hình này là sự tập hợp của hai loại hình di tích, di tích nhân tạo và di tích thiên tạo. Đây là những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp hoặc có chứa các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng. Phần lớn những danh lam thắng cảnh ở Việt Nam đều có đặc điểm này. Danh thắng nổi tiếng là Hương Sơn có cả một hệ thống các ngôi chùa gắn liền với các hang động. Các điểm nổi tiếng khác như Yên Tử, Hồ Tây, hồ Ba Bể, Tam Thanh, Nhị Thanh, Tam Cốc, Bích Động,...

Từ xa xưa, các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh ở Việt Nam đã được xếp hạng. Trước đây, các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng cấp sắc phong cho các vị thần, thánh, hoàng làng. Như dưới thời Lê có khoảng 2511 vị thần có sắc phong, nghĩa là có 2511 thiết chế tôn giáo đã được đặt dưới sự bảo trợ của nhà nước.

Thời thuộc Pháp, Toàn quyền Đông Dương cũng đã ký quyết định liệt hạng 404 di tích của Việt Nam (tính đến năm 1930).

Trong những năm gần đây việc được công nhận di tích đã trở thành nhu cầu của đông đảo quần chúng và các địa phương. Tính đến tháng 5 năm 1998 số di tích này đã lên đến con số 2215 di tích, bao gồm 850 di tích lịch sử, 127 di tích kiến trúc nghệ thuật, 355 di tích lịch sử kiến trúc, 36 di tích khảo cổ và 47

danh lam thắng cảnh.Trong đó, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và trung du phía Bắc. Các tỉnh, thành phố có số di tích được xếp hạng nhiều nhất là: Hà Nội có 366 di tích, Hà Tây 293 di tích, Bắc Ninh 121di tích, Hưng Yên 115 di tích, Nghệ An có 91 di tích, Hải Dương 85 di tích, Hải Phòng 83 di tích.

Tính đến năm 2014, trên cả nước có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh, trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7000 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Trong đó vùng đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều nhất chiếm tỉ lệ khoảng 70% tổng số di tích. Trong số các di tích quốc gia có 72 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 9 di tích được ghi nhận là di sản thế giới.

3.2.2. Lễ hội

Trong các dạng của tài nguyên du lịch nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị thu hút khách du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Lễ hội nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức và tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần”, những nhân vật có thật trong lịch sử hay trong huyền thoại. Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người. Lễ hội còn thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng, xã, địa phương hay dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt qua khó khăn, giành cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Trong các thành tố của lễ hội cổ truyền, thành tố quan trọng nhất và chủ yếu của lễ hội là nhân vật thờ phụng; thành tố thứ hai là vật dâng cúng. Vật dâng cúng có khi thông thường là hoa, quả, oản, rượu cũng có khi là vật dâng cúng mang tính nghi lễ; thành tố thứ ba là nghi thức thờ cúng; thành tố thứ tư là trò diễn. Trò diễn rất gắn kết với nhân vật thờ phụng, gắn bó với cuộc đời nhân vật. Thông thường, nghi thức thờ cúng là phương tiện giao tiếp của con người với thần linh, bao gồm bài văn tế, trình tự buổi cúng tế và động tác cúng tế.

Nhìn chung các lễ hội có qui trình tiến hành theo ba bước: chuẩn bị, vào hội và kết thúc hội. Trong đó, vào hội là hoạt động chính của lễ hội với nhiều hoạt động diễn ra trong ngày hội. Đó là các nghi thức tế lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui. Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ hội, diễn ra trong một ngày hay nhiều ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động trong các ngày này.

Lễ hội cổ truyền mang đậm giá trị bản sắc văn hóa. Làm thế nào để kế thừa và phát huy kho tàng văn hoá quí giá này của các thế hệ tiền nhân để lại. Đó là công việc của cộng đồng, cả dân tộc để hướng tới xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trên đất nước ta, lễ hội hết sức phong phú và đa dạng có ở mọi vùng, miền và mọi địa phương. Các lễ hội diễn ra quanh năm, bốn mùa tạo nên những dịp sinh hoạt văn hoá hết sức sôi động, cuốn hút mọi tầng lớp nhân dân trẩy hội. Theo thống kê năm 2008 cả nước có gần 7.965 lễ hội, bao gồm: 7039 lễ hội dân gian là loại hình phổ biến, trải đều trong năm, chủ yếu là qui mô làng xã; 544 lễ hội tôn giáo chủ yếu do các các chức sắc tôn giáo nơi thờ tự tổ chức; 332lễ hội lịch sử - cách mạng, tuy số lượng không nhiều nhưng lễ hội này có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân; có 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào do các tổ chức, cá nhân người nước ngoài sinh sống, công tác tại Việt Nam hoặc do người Việt Nam tổ chức và 40 các lễ hội khác. Trong sách Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam có giới thiệu về 212 lễ hội tiêu biểu, có lễ hội qui mô quốc gia, có lễ hội qui mô địa phương. Các lễ hội du lịch là một loại hình mới của lễ hội.

Có một cách nhìn quen thuộc, người ta chia lễ hội thành hai phần chính là phần lễ và phần hội

- Phần lễ (nghi lễ): Phần lễ bao gồm các nghi thức, các động tác, các bài văn tế. Tuỳ vào tính chất của lễ hội mà nội dung của phần lễ sẽ mang ý nghĩa riêng. Có thể phần nghi lễ mở đầu ngày hội mang tính tưởng niệm lịch sử hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng niệm một vị anh hùng dân tộc. Cũng có thể phần lễ là nghi thức thuộc về tín ngưỡng tôn giáo bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn đối với các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Phần nghi lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống, giá trị thẩm mỹ và triết học sâu sắc của cộng đồng. Nó mang ý nghĩa hấp dẫn nhất của cả lễ hội đối với du khách. Phần nghi lễ là phần hạt nhân của lễ hội.

- Phần hội: là phần tổ chức những trò chơi, trò diễn, vật dâng cúng, thi tài,... Mặc dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hoá truyền thống, nhưng phạm vi và nội dung của nó không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn luôn được bổ sung những yếu tố văn hoá mới. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy nơi nào bảo tồn và phát triển được những nét truyền thống trong phần hội với những trò chơi

Ngày đăng: 22/05/2023