Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Trường Tiểu Học Theo Mô Hình Vnen

- Đánh giá thường xuyên quá trình học tập, rèn luyện được thực hiện trên lớp học theo tiến trình các bài học, các hoạt động giáo dục ở nhà trường và trong cuộc sống hàng ngày của HS ở gia đình và ở cộng đồng.

1.3.5.2. KTĐG định kì kết quả học tập

- Là hoạt động của GV vào những thời điểm đã được qui định trong chương trình môn học, gắn các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với những phương pháp KTĐG tương ứng nhằm đánh giá, định hướng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của HS. Kết quả KTĐG định kì được xem là kết quả học tập môn học của HS và là cơ sở để đánh giá chất khi kết thúc môn học.

- Đánh giá định kì kết quả học tập các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí được tiến hành vào cuối học kì I và cuối năm học bằng bài kiểm tra định kì.

- Đề kiểm tra định kì gồm các câu hỏi/bài tập được thiết kế theo các mức độ:

+ Mức 1: HS nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học khi được yêu cầu; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

+ Mức 2: HS kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống/vấn đề mới, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Mức 3: HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống/vấn đề mới, không giống với những tình huống/vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống/vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

- Kết quả kiểm tra định kì phản ánh mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng và năng lực môn học của HS, được đánh giá thông qua hình thức cho điểm (thang điểm 10) kết hợp với sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, hạn chế và góp ý cho HS.

- Kiểm tra đánh giá tổng kết: là sử dụng các hình thức thi học kỳ, thi hết môn, thi kết thúc năm học nhằm đánh giá kết quả học tập của HS sau một quá trình học tập nhất định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

1.3.6. Các lực lượng đánh giá

1.3.6.1. GV đánh giá

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường học mới VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang - 5

- Dựa trên đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà HS phải thực hiện trong bài học (hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng), giáo viên thường xuyên quan sát, theo dõi cá nhân HS, nhóm HS trong quá trình học tập để có nhận định, động viên hoặc gợi ý, hỗ trợ kịp thời đối với từng việc làm, từng nhiệm vụ của mỗi cá nhân hoặc của cả nhóm HS; nếu hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất thì chuyển sang nhiệm vụ thứ hai cho đến khi hoàn thành bài học; chấp nhận sự khác nhau (nếu có) về thời gian, tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ học tập của các HS trong lớp.

- Các phẩm chất và năng lực được hình thành và phát triển trong quá trình trải nghiệm, tham gia thường xuyên hàng ngày vào các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể. Giáo viên quan sát từng HS để kịp thời đưa ra những nhận định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của HS; từ đó, động viên, khích lệ, giúp HS khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ.

- Trong quá trình đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi vào Nhật kí đánh giá của mình những điều cần đặc biệt lưu ý, giúp ích cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân hoặc tập thể HS.

1.3.6.2. Cha mẹ HS đánh giá

Cha mẹ HS được mời tham gia hoặc quan sát các hoạt động dạy học/giáo dục của nhà trường, sử dụng tài liệu hướng dẫn học tập, đáp ứng các yêu cầu của HS trong quá trình học tập, nhất là những hoạt động học tập, sinh hoạt ở gia đình, ở cộng đồng và nên ghi nhận định vào phiếu đánh giá. Thông qua đó động viên, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, phát triển kỹ năng sống, vận dụng kiến thức vào cuộc sống và tham gia các hoạt động xã hội, tìm hiểu về những sự vật, hiện tượng tự nhiên và văn hóa, lịch sử, nghề truyền thống ... của địa phương.

1.3.6.3. Tự đánh giá của HS

- HS tự đánh giá: đối với mỗi nhiệm vụ/hoạt động cá nhân thì HS cố gắng tự thực hiện; trong quá trình thực hiện hoặc sau khi thực hiện nhiệm vụ, HS tự đánh giá việc làm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Chia sẻ kết quả hoặc khó khăn không thể vượt qua với bạn/nhóm bạn hoặc giáo viên để giúp bạn hoặc được bạn hay giáo viên giúp đỡ kịp thời; báo cáo kết quả cuối cùng với giáo viên để được xác nhận hoàn thành hoặc được hướng dẫn thêm.

- HS đánh giá bạn: ngay trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể, GV hướng dẫn HS tham gia đánh giá bạn hoặc nhóm bạn. Ví dụ: giáo viên yêu cầu HS quan sát hoạt động để nhận xét bài làm, câu trả lời của bạn/nhóm bạn hoặc giúp bạn hoạt động hiệu quả hơn; viết phiếu “điều em muốn nói” (nếu có) để góp ý hoặc động viên bạn… trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. GV có thể đưa ra lời nhận xét, góp ý đối với các đánh giá của HS cũng trên tinh thần tôn trọng ý kiến của các em.

- Mỗi HS có nhật kí tự đánh giá, ghi lại những gì đã làm được, chưa làm được; những mong muốn của bản thân trong quá trình học tập, sinh hoạt và rèn luyện; những điều muốn nói với các bạn, thầy cô giáo, cha mẹ và người thân. Nhật kí này là của riêng HS, có thể chia sẻ hoặc không chia sẻ với người khác.

1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của trường tiểu học theo mô hình VNEN

1.4.1. Lập kế hoạch đánh giá

- CBQL là người lập kế hoạch KTĐG theo tuần, theo tháng và theo năm học dựa trên văn bản chỉ đạo của ngành cũng như đặc thù riêng của trường, tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã được đề ra, lập được kế hoạch thì tư duy quản lý sẽ có hệ thống hơn để có thể tiên liệu được các tình huống sắp xảy ra, phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể hướng tập thể

GV vào mục tiêu cuối cùng muốn hướng đến. Bên cạnh đó, cũng sẽ dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện công việc của mình và của nhà trường.

- Khi lập kế hoạch KTĐG cán bộ quản lý phải trả lời các câu hỏi sau đây:

+ Chuyển đổi phương thức KTĐG của nhà trường như thế nào để đảm bảo chất lượng dạy và học?

+ Những nguồn lực nào được huy động để chuyển đổi phương thức KTĐG của nhà trường ?

+ Cha mẹ HS tham gia như thế nào vào quá trình KTĐG ? Làm thế nào để huy động được cha mẹ HS tham gia vào quá trình KTĐG ?

+ Trách nhiệm của giáo viên và của nhà quản lý có vai trò như thế nào trong chuyển đổi phương thức KTĐG của nhà trường ?

+ Những khó khăn trong KTĐG theo mô hình VNEN ?

+ Thời gian hoàn thành từng bước theo kế hoạch là bao lâu ?

+ Đánh giá thường xuyên được thực hiện theo phương thức nào? Có những lực lượng nào tham gia đánh giá? Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá? Cách thức đo và công cụ đo?

+ Đánh giá tổng kết được tiến hành tại thời điểm nào và hình thức thực hiện? Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá? Cách thức đo và công cụ đo?

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của trường tiểu học theo mô hình VNEN

- Nhà trường thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTĐG kết quả học tập theo mô hình VNEN.

- Quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ HS về KTĐG theo mô hình VNEN.

- Phân công phân nhiệm cho từng thành viên trong thực hiện kế hoạch KTĐG theo mô hình VNEN.

- Tập huấn giáo viên về phương pháp KTĐG theo mô hình trường học mới.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội trong thực hiện KTĐG kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong KTĐG kết quả học tập của HS.

- Huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện kế hoạch KTĐG theo mô hình VNEN:

+ Chuẩn bị nguồn tài liệu phục vụ KTĐG theo mô hình trường học VNEN.

+ Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ KTĐG theo mô hình trường học VNEN.

- Xác định các chuẩn đánh giá theo tiếp cận mô hình trường học VNEN.

- Xác định các tiêu chí đo trên mỗi môn học và các hoạt động.

- Xây dựng các thang đo và công cụ đo phù hợp với các hình thức kiểm tra, đánh giá ứng với từng môn học.

1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của trường tiểu học theo mô hình VNEN

a) Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên về phương pháp KTĐG:

- Chỉ đạo tập huấn bồi dưỡng giáo viên về phương pháp ra đề, quy trình ra đề, xây dựng ma trận ra đề trong mô hình trường học mới.

- Chỉ đạo tập huấn bồi dưỡng giáo viên về phương pháp đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác.

- Chỉ đạo tập huấn bồi dưỡng giáo viên về phương pháp đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của HS như:

+ Tự phục vụ, tự quản.

+ Giao tiếp, hợp tác.

+ Tự học và giải quyết vấn đề.

- Chỉ đạo tập huấn bồi dưỡng giáo viên về phương pháp đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của HS như:

+ Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục:

+ Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm:

+ Trung thực, kỉ luật, đoàn kết:

+ Yêu gia đình, bạn bè và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước:

- Chỉ đạo tập huấn giáo viên về các kĩ thuật nhận xét, đánh giá HS theo tiếp cận năng lực, đánh giá bằng nhận xét.

- Chỉ đạo tập huấn bồi dưỡng giáo viên về phương pháp đánh giá định kỳ kết quả học tập của HS bằng điểm số.

- Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên kết hợp giữa đánh giá bằng điểm số với đánh giá bằng nhận xét.

b) Chỉ đạo bồi dưỡng HS tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:

- Chỉ đạo tập huấn bồi dưỡng HS về phương pháp tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên;

- Chỉ đạo tập huấn bồi dưỡng HS về phương pháp nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.

c) Chỉ đạo bồi dưỡng cha mẹ HS về phương pháp đánh giá:

- Chỉ đạo bồi dưỡng về phương pháp cho cha mẹ HS phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ HS học tập, rèn luyện;

- Chỉ đạo GV hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của HS hoặc cùng HS tham gia các hoạt động; trao đổi với GV các nhận xét, đánh giá HS bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư.

d) Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt thống nhất phương pháp đổi mới KTĐG.

- Hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn tập trung theo hướng đổi mới KTĐG theo mô hình trường học mới VNEN, phân tích những điểm giáo viên cần lưu ý, tổ chức hội thảo hướng chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau tạo ra sự đồng thuận, thống nhất về phương pháp KTĐG.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên việc ra đề thi, xây dựng ngân hàng câu hỏi.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên giáo viên thực hiện nhiệm vụ đánh giá thường xuyên.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên giáo viên đánh giá định kỳ.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên giáo viên đánh giá tổng kết.

1.4.4. Kiểm tra đánh giá việc giáo viên thực hiện đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN

- Kiểm tra tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện quy chế kiểm tra đánh giá thường xuyên.

- Kiểm tra tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện quy chế kiểm tra đánh giá định kỳ.

- Kiểm tra tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện quy chế kiểm tra đánh giá tổng kết.

- Kiểm tra tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện kết hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá nêu trên.

- Kiểm tra việc đảm bảo các nguyên tắc đánh giá của giáo viên, tính khách quan, chính xác của kết quả đánh giá.

- Kiểm tra sự tiến bộ của HS qua các kỳ kiểm tra và những biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở trường tiểu học theo mô hình trường học VNEN 1.5.1.Các yếu tố chủ quan

- Năng lực kiểm tra, đánh giá của giáo viên và các lực lượng tham gia, giáo viên còn hạn chế về năng lực đánh giá theo mô hình trường học VNEN vì đây là hình thức kiểm tra, đánh giá hoàn toàn mới, thay đổi về bản chất so với hình thức kiểm tra, đánh giá truyền thống.

- Năng lực quản lý, hiệu trưởng các trường tiểu học lần đầu tiên làm quen với hình thức kiểm tra, đánh giá mới của giáo viên nên cách thức quản lý có những tình huống chưa theo kịp.

- Đánh giá kết quả học tập của HS không chỉ phụ thuộc vào giáo viên mà còn phụ thuộc vào các lực lượng liên đới, phụ thuộc vào sự phối hợp của các lực lượng này.

- Đặc biệt do giáo viên xưa nay vẫn làm theo thói quen nay thay đổi cách làm là cả một quá trình đòi hỏi giáo viên phải vượt qua rào cản đó là đổi mới tư duy của giáo viên, thay đổi cách làm.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Do số lượng HS trên một lớp quá đông nên giáo viên không thể bao quát hết được tất cả các HS để nhận xét một cách chuẩn mực.

- Giáo viên phải dạy nhiều môn.

- Do giáo viên không có trợ giảng.

- Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa tạo được động lực.


Kết luận chương 1


Mô hình trường học VNEN là mô hình trường học hướng vào người học, mọi hoạt động giáo dục của nhà trường đều lấy người học làm điểm xuất phát. Trong đó hoạt động KTĐG kết quả học tập là một nội dung trọng tâm của mô hình VNEN.

Như vây, chương 1 ta đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận của quá trình quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập theo mô hình VNEN, cụ thể như sau:

Thứ nhất là các khái niệm về quản lý; quản lý giáo dục; kiểm tra đánh giá; kết quả học tập; mô hình trường học VNEN.

Thứ hai là mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức KTĐG kết quả học tập theo mô hình VNEN.

Thứ ba là quản lý các hoạt động KTĐG kết quả học tập theo mô hình VNEN.

Từ những kết quả nghiên cứu trên sẽ là cơ sở lý luận vững chắc cho việc tìm hiểu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS tại các nhà trường theo mô hình VNEN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023