Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra thể lực của 3 khóa học theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của sinh viên trường Đại học Văn hoá,
Thể thao và Du lịch Thanh Hoá
Giới tính | Tốt | Đạt | Không đạt | ||||
n | % | n | % | n | % | ||
Năm thứ I (n = 147) | Nam 68 SV | 4 | 5.89 | 41 | 60.29 | 23 | 33.82 |
Nữ 79 SV | 5 | 6.32 | 45 | 56.97 | 29 | 36.71 | |
Năm thứ II (n = 162) | Nam 69 SV | 6 | 8.69 | 44 | 63.77 | 19 | 27.54 |
Nữ 93 SV | 7 | 7.53 | 54 | 58.06 | 32 | 34.41 | |
Năm thứ III (n = 176) | Nam 79 SV | 8 | 10.13 | 52 | 65.82 | 19 | 24.05 |
Nữ 97 SV | 9 | 9.28 | 61 | 62.88 | 27 | 27.84 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Công Tác Giáo Dục Thể Chất Ở Trường Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
- Thực Trạng Nội Dung Môn Giáo Dục Thể Chất Trường Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
- Động Cơ Tập Luyện Thể Thao Của Sinh Viên Trường Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa (N = 485)
- Nghiên Cứu Nội Dung Môn Giáo Dục Thể Chất Cho Sinh Viên Trường Đại Học Văn Hoá, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hoá.
- Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa - 16
- Tổng Hợp Nội Dung Môn Giáo Dục Thể Chất Cho Sinh Viên Trường Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
Xem toàn bộ 307 trang tài liệu này.
Thông qua bảng 3.10 cho thấy về thể lực chung: Kết quả kiểm tra thể lực của 3 khóa học theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đều có tăng về thể lực theo thứ tự tăng dần giữa các năm học, năm thứ I, năm thứ II, năm thứ III đều có tăng ở các mức tốt, đạt. Riêng mức không đạt có giảm theo thứ tự năm học từ năm thứ I đến năm thứ III theo thứ tự giảm dần cụ thể: Nam năm thứ I là 33.82% năm thứ II giảm xuống 27.54% năm thứ III giảm xuống 24.05%.
Bảng 3.11. So sánh mức độ phát triển thể chất 3 năm học theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá
Nội dung kiểm tra | Năm thứ I (1) | Năm thứ II (2) | Năm thứ III (3) | t1-2 | t2-3 | t1-3 | P | ||||
() |
| () |
| () |
| ||||||
Nam | n = 68 | n = 69 | n = 79 | ||||||||
1 | Lực bóp tay thuận (kg) | 41.03 | 4.8 | 42.92 | 4.56 | 43.12 | 4.78 | 1.97 | 1.36* | 2.16 | <0.05 |
2 | Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) | 15.57 | 1.16 | 16.73 | 1.84 | 17.78 | 1.99 | 2.18 | 1.72* | 4.07 | |
3 | Bật xa tại chỗ (cm) | 215.54 | 26.86 | 219.21 | 5.32 | 223.34 | 24.90 | 1.98 | 2.52 | 3.46 | |
4 | Chạy 30m XPC (s) | 5.81 | 0.70 | 5.72 | 0.67 | 5.64 | 0.64 | 0.24* | 0.22* | 0.46* | |
5 | Chạy con thoi 4x10m (s) | 12.62 | 1.42 | 12.67 | 1.32 | 12.42 | 1.36 | 0.09* | 0.49* | 0.38* | |
6 | Chạy tuỳ sức 5 phút (m) | 927.89 | 31.29 | 936.65 | 29.33 | 943.38 | 36.04 | 3.60 | 2.68 | 6.08 | |
Nữ | n = 79 | n = 93 | n = 97 | ||||||||
1 | Lực bóp tay thuận (kg) | 27.23 | 3.08 | 27.78 | 3.83 | 28.79 | 2.91 | 0.67* | 0.74* | 2.04 | |
2 | Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) | 14.37 | 2.61 | 15.87 | 2.77 | 17.29 | 2.35 | 2.07 | 2.00 | 4.18 | |
3 | Bật xa tại chỗ (cm) | 154.15 | 10.50 | 157.19 | 14.41 | 158.84 | 11.89 | 1.97 | 1.84* | 3.19 | |
4 | Chạy 30m XPC (s) | 6.83 | 0.85 | 6.72 | 0.39 | 6.61 | 0.79 | 0.30* | 0.33* | 0.55* | |
5 | Chạy con thoi 4x10m (s) | 13.48 | 1.59 | 13.21 | 1.31 | 12.97 | 1.57 | 0.50* | 0.45* | 0.92* | |
6 | Chạy tuỳ sức 5 phút (m) | 841.03 | 39.74 | 853.44 | 46.94 | 860.16 | 43.27 | 4.30 | 2.26 | 6.75 |
Ghi chú: * có nghĩa P>0.05
Nữ năm thứ I là 36.71% năm thứ II giảm xuống 34.41% năm thứ III giảm xuống 27.84%. Vậy thể lực của sinh viên nam và nữ đều tăng ở mức tốt, đạt, giảm xuống ở không đạt.
Thông qua bảng 3.11 cho thấy tác giả so sánh mức độ phát triển thể chất 3 năm học theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, của sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, theo từng năm học cụ thể:
So sánh mức độ phát triển thể chất 3 năm học theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của sinh viên nhà trường cho thấy:
So sánh kết quả phát triển thể chất ở nam sinh viên năm thứ I và năm thứ II cho thấy: Trong 6 test kiểm tra thì có 4 test lực bóp tay thuận (kg), nằm ngửa gập bụng (lần/30s), bật xa tại chỗ (cm), chạy tuỳ sức 5 phút (m) có sự khác biệt thống kê cần thiết với t tính > t bảng ở ngưỡng P<0.05; Các test còn lại gồm: Chạy 30m XPC (s) và Chạy con thoi 4x10m (s) không có sự khác biệt thống kê cần thiết với t tính < t bảng ở ngưỡng P>0.05.
So sánh kết quả phát triển thể chất ở nam sinh viên năm thứ II và năm thứ III cho thấy: Trong 6 test kiểm tra thì có 2 test bật xa tại chỗ (cm), chạy tuỳ sức 5 phút (m) có sự khác biệt thống kê cần thiết với t tính > t bảng ở ngưỡng P<0.05; Các test còn lại gồm: Lực bóp tay thuận (kg), nằm ngửa gập bụng (lần/30s), chạy 30m XPC (s) và Chạy con thoi 4x10m (s) không có sự khác biệt thống kê cần thiết với t tính < t bảng ở ngưỡng P>0.05.
So sánh kết quả phát triển thể chất ở nam sinh viên năm thứ I và năm thứ III cho thấy: Trong 6 test kiểm tra thì có 4 test lực bóp tay thuận (kg), nằm ngửa gập bụng (lần/30s), bật xa tại chỗ (cm), chạy tuỳ sức 5 phút (m) có sự khác biệt thống kê cần thiết với t tính > t bảng ở ngưỡng P<0.05; Các test còn lại gồm: Chạy 30m XPC (s) và Chạy con thoi 4x10m (s) không có sự khác biệt thống kê cần thiết với t tính < t bảng ở ngưỡng P>0.05.
So sánh kết quả phát triển thể chất ở nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ II cho thấy: Trong 6 test kiểm tra thì có 3 test nằm ngửa gập bụng (lần/30s), bật xa tại chỗ (cm), chạy tuỳ sức 5 phút (m) có sự khác biệt thống kê cần thiết với t tính > t bảng ở ngưỡng P<0.05; Các test còn lại gồm: Lực bóp tay thuận (kg), chạy 30m XPC (s) và Chạy con thoi 4x10m (s) không có sự khác biệt thống kê cần thiết với t tính < t bảng ở ngưỡng P>0.05.
So sánh kết quả phát triển thể chất ở nữ sinh viên năm thứ II và năm thứ III cho thấy: Trong 6 test kiểm tra thì có 2 test nằm ngửa gập bụng (lần/30s), chạy tuỳ sức 5 phút (m) có sự khác biệt thống kê cần thiết với t tính
> t bảng ở ngưỡng P<0.05; Các test còn lại gồm: Lực bóp tay thuận (kg), bật xa tại chỗ (cm), chạy 30m XPC (s) và Chạy con thoi 4x10m (s) không có sự khác biệt thống kê cần thiết với t tính < t bảng ở ngưỡng P>0.05.
So sánh kết quả phát triển thể chất ở nữ sinh viên năm thứ I và năm thứ III cho thấy: Trong 6 test kiểm tra thì có 4 test lực bóp tay thuật (kg), nằm ngửa gập bụng (lần/30s), bật xa tại chỗ (cm), chạy tuỳ sức 5 phút (m) có sự khác biệt thống kê cần thiết với t tính > t bảng ở ngưỡng P<0.05; Các test còn lại gồm: Chạy 30m XPC (s) và Chạy con thoi 4x10m (s) không có sự khác biệt thống kê cần thiết với t tính < t bảng ở ngưỡng P>0.05.
Tóm lại, qua so sánh kết quả thể lực của sinh viên trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá qua 3 năm học cho thấy: Ở cả nam và nữ sinh viên năm thứ II và năm thứ III cho thấy: sự phát triển về thể chất thấp cụ thể có 4 test/12 test kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thể hiện ở t tính > t bảng ở ngưỡng P<0.05; sinh viên năm thứ I và năm thứ II và sinh viên năm thứ I và năm thứ III cho thấy: Đã có sự phát triển về thể chất cao cụ thể có 7 test/12 test và 8 test/12 test sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với t tính
> t bảng ở ngưỡng P<0.05.
3.1.5. Thực trạng nội dung một số chương trình Giáo dục thể chất trong và ngoài nước.
3.1.5.1. Chương trình Giáo dục thể chất Đại học Giao thông Thượng Hải Trung Quốc.
Mục đích giảng dạy.
Giáo dục thể chất như một phương tiện để trau dồi phong cách ý thức của học sinh, tính kiên cường, bất khuất ý chí, một sức khỏe mạnh mẽ và tinh thần cao thượng, đổi mới công tác giảng dạy để đạt được sự phát triển toàn diện về giáo dục và đào tạo của trường học, mục tiêu là phát triển tổng thể các tính năng đặc biệt của tài năng thể thao. Để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho mục đích này, phát triển lâu dài nhận thức thể thao và khả năng phù hợp cho các nhiệm vụ, và cố gắng làm cho sinh viên học nhiều hơn 2-3 môn đào tạo, phù hợp với cơ sở vật chất đặc điểm riêng của nhà trường, đổi mới và phát triển khoa học, tập Thể dục thể thao cho sinh viên, tạo mọi khả năng tăng cường thể chất cho sinh viên, cải thiện sức khỏe tinh thần học tập và khả năng thích ứng của xã hội.
Định hướng dạy học.
Trong quá trình giảng dạy mục đích tha thiết để thúc đẩy chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng niềm đam mê về Thể dục thể thao trong suốt quá trình học tập của sinh viên, nhận thức về tác dụng của tập luyện thể dục thể thao một cách khoa học để nâng cao sức khỏe của sinh viên, nâng cao thể lực của sinh viên và phẩm chất về văn hóa, đạo đức, để thực hiện quá trình dạy học theo mục tiêu tổng thể của sự sáng tạo, sự phát triển toàn diện và phát triển tố chất đặc biệt về Giáo dục thể chất cho sinh viên.
Bảng 12. Phân phối thời lượng giảng dạy của môn học Giáo dục thể chất Đại học Giao thông Thượng Hải.
Môn học bặt buộc | Môn học tự chọn | Môn học tự chọn | Môn học tự chọn | Tất cả các loại tổng số giờ | tỷ lệ phần trăm | |||||
Học kỳ | 1 | 2 | 3 | 4 | ||||||
Thời lượng và tỷ lệ phần trăm | Giờ | % | giờ | % | Giờ | % | Giờ | % | ||
Lý thuyết | 2 | 5.6 | 2 | 5.6 | 2 | 5.6 | 2 | 5.6 | 8 | 5.6 |
Kỹ, chiến thuật | 18 | 50 | 16 | 44.4 | 18 | 50 | 16 | 44.4 | 68 | 47.2 |
Chất lượng chung | 4 | 11.1 | 4 | 11.1 | 4 | 11.1 | 4 | 11.1 | 16 | 11.1 |
Chuyên ngành | 4 | 11.1 | 4 | 11.1 | 4 | 11.1 | 4 | 11.1 | 16 | 11.1 |
Kiểm tra | 4 | 11.1 | 4 | 11.1 | 4 | 11.1 | 4 | 11.1 | 16 | 11.1 |
Bơi | 4 | 11.1 | 4 | 11.1 | 8 | 5.6 | ||||
Máy tập | 4 | 11.1 | 2 | 5.6 | 4 | 11.1 | 2 | 5.6 | 12 | 8.3 |
Tổng số | 36 | 100 | 36 | 100 | 36 | 100 | 36 | 100 | 144 | 100 |
Thông qua bảng 12 cho thấy chương trình GDTC của Đại học Giao thông Thượng Hải Trung Quốc chia làm hai phần. Phần bắt buộc và phần tự chọn, học phần bắt buộc học phần một gồm 36 tiết, học phần hai, ba, bốn học phần tự chọn mỗi học phần 36 tiết. Vậy tổng học phần GDTC gồm bốn học phần, mỗi học phần 36 tiết, tổng bốn học phần là 144 tiết.
Học phần bắt buộc do khoa chỉ định cho từng khóa học, học phần tự chọn sinh viên có thể chọn các môn học đã định trước do khoa chỉ định và tùy theo số lượng sinh viên đăng ký khoa sẽ bố trí lịch học cho sinh viên học phần tự chọn [108].
3.1.5.2. Thực trạng nội dung môn GDTC trường Đại học Quốc gia Hà Nội - Việt Nam.
Nội dung chương trình GDTC được thực hiện theo danh mục các môn học GDTC dành cho sinh viên hệ chính quy do Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành ngày 16 tháng 6 năm 2010.
Chương trình GDTC được bố trí giảng dạy, học tập trong toàn khóa học với 4 tín chỉ.
Giáo dục thể chất 1 (01 tín chỉ). Giáo dục thể chất 2 (01 tín chỉ). Giáo dục thể chất 3 (01 tín chỉ). Giáo dục thể chất 4 (01 tín chỉ).
Giáo dục thể chất 1 là môn học bắt buộc, mã môn học PES1003.
Giáo dục thể chất 2, 3, 4 là các môn học tự chọn có điều kiện. Sinh viên có thể lựa chọn trong số các môn học tự chọn 03 môn thể thao khác nhau ở cấp độ 1 hoặc lựa chọn 01 môn thể thao ở ba cấp độ đào tạo khác nhau với yêu cầu chuyên môn tăng dần nhằm đạt được một trình độ kỹ năng vận động nhất định ở môn thể thao đó. Trong trường hợp sinh viên lựa chọn một môn học tự chọn ở ba cấp độ khác nhau để tập luyện thì phải hoàn thành môn học tiên quyết trước đó [26].
3.1.5.3. Chương trình GDTC do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với các trường đại học không chuyên Thể dục thể thao.
Mới nhất theo Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo đại học [17].
Chương II điều 4. Khối lượng kiến thức của chương trình môn học GDTC mà người học cần tích lũy tối thiểu là 3 (ba) tín chỉ. Cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể khối lượng kiến thức môn học này phù hợp với yêu cầu của từng ngành đào tạo.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình theo chương trình môn học GDTC để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập; tổ chức cập nhật, đánh giá chương trình môn học GDTC theo quy định hiện hành, phù hợp với điều kiện thực tiễn và các tiến bộ của khoa học chuyên ngành; công bố công khai chương trình môn học GDTC ngay từ đầu khóa học để người học có thể lựa chọn các học phần và đăng ký học tập; bố trí giảng viên, đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu của chương trình môn học GDTC và việc luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực cho người học, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Chương trình GDTC của Bộ Giáo dục, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Giao thông Thượng Hải, nhìn chung chương trình các trường đều chia làm hai phần bắt buộc và tự chọn, nhưng mỗi trường đều có chương trình tự chọn hợp lý với đặc điểm sinh viên, cơ sở vật chất của Nhà trường.
Bàn luận về thực trạng Giáo dục thể chất trong và ngoài nước
Về chương trình GDTC trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, chia làm hai phần bắt buộc và tự chọn, so sánh chương trình GDTC của Bộ Giáo dục, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Giao thông thượng Hải, nhìn chung chương trình các trường đều chia làm hai phần bắt buộc và tự chọn, nhưng mỗi trường đều có chương trình tự chọn hợp lý với đặc điểm sinh viên, cơ sở vật chất của Nhà trường. Chính vì vậy trường