Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Hs

của HS như: Những vấn đề lý luận dạy học của việc đánh giá trí thức (V.M.Palomxki); con đường hoàn thiện việc kiểm tra tri thức kỹ năng (X.V.Uxova). Cũng trong giai đoạn này nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu các nguyên tắc của việc KTĐG nhằm đảm bảo tính khách quan như: Các hướng nâng cao tính khách quan trong việc đánh giá tri thức HS (A.M.Levitop).

Warren Piper.D (1993), trong tác phẩm “Quản lý chất lượng trong các trường học” đã xác định các chức năng ĐBCL của cơ sở đào tạo bao gồm: xác lập chuẩn, xây dựng quy trình, xác định tiêu chí đánh giá và vận hành, đo lường, đánh giá, thu thập và xử lý số liệu.

Ralf Tyler, nhà giáo dục và tâm lí học nổi tiếng của Mĩ đã nghiên cứu quy trình đánh giá để đánh giá sự tiến bộ của HS.

Theo Freeman (1994), trong tác phẩm “Đảm bảo chất lượng trong giáo dục và đào tạo”, ĐBCL là một cách tiếp cận mà công nghiệp sản xuất sử dụng nhằm đạt được chất lượng tốt nhất... ĐBCL là một cách tiếp cận có hệ thống nhằm xác định nhu cầu thị trường và điều chỉnh các phương thức làm việc nhằm đáp ứng được các nhu cầu đó.

Ở các nước phát triển họ coi trọng hoạt động đánh giá và trách nhiệm chính trong hoạt động đánh giá là thuộc về giáo viên, giảng viên của các trường.

1.1.2. Trong nước

Ở Việt Nam khoa học đánh giá đang phát triển những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu của một số tác giả :

Trần Thị Tuyết Oanh( 1999) Nghiên cứu về kĩ thuật trắc nghiệm trong đánh giá (Luận án TS)

Trần Bá Hoành (2001) nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục đã khái quát quy trình đánh giá, chỉ ra các phương pháp, kĩ thuật đánh giá.

Nguyễn Công Khanh (2012) Nghiên cứu về đo lường trong đánh giá kết quả học tập của người học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Nguyễn Công Khanh (2014) nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá trong giáo dục đã khai thác đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận năng lực, các phương pháp và kĩ thuật đánh giá.

Về lĩnh vực quản lý có tác giả Nguyễn Thanh Tú (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập của sinh viên tiếp cận theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học.

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường học mới VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang - 3

Nguyễn Thị Yến (2014) nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường ĐHSP – ĐHTN.

Nguyễn Văn Toản (2014) nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS phổ thông theo tiếp cận năng lực.

Tính đến thời điểm hiện tại chưa có một luận văn tiến sỹ hay thạc sỹ nào nghiên cứu về biện pháp QL hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình VNEN.

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.1. Kiểm tra

Kiểm tra: Là quá trình thu thập những thông tin, dữ kiện về đối tượng (HS, giáo viên, đơn vị giáo dục cơ sở) làm cơ sở cho việc đánh giá.

- Kiểm tra là quá trình tạo lập kênh thông tin ngược (kênh thông tin phản hồi).

- Kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng một số đo, dựa theo những quy tắc, tiêu chuẩn đã tính.

- Kiểm tra là quá trình xem xét các hoạt động nhằm giúp phát hiện những sai sót, lệch lạc nêu hướng điều chỉnh.

Trong giáo dục:

- Kiểm tra theo hướng định tính là phương thức thu thập thông tin về kết quả (học tập và rèn luyện của HS) bằng cách quan sát và ghi nhận xét dựa theo các tiêu chí giáo dục đã định.

- Kiểm tra theo hướng định lượng là phương thức thu thập thông tin về kết quả (học tập của HS) bằng số như điểm số hoặc số lần thực hiện của những hoạt động nào đó.

Trong dạy học có các dạng kiểm tra sau (bàn chủ yếu đến kiểm tra HS): Kiểm tra hàng ngày; Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra tổng kết. Các dạng kiểm tra được thực hiện bằng hình thức kiểm tra viết, nói, thực hành.

Phép đo - thang đánh giá:

Phép đo trong đánh giá: Đo đạc là phản ánh cho đối tượng cần đo một con số, thứ hạng theo quy luật logic chấp nhận được. Để đo được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS thì những vấn đề cần đo phải được xác định rõ ràng, hoặc là phải quan sát được rõ; những con số ở thang đo phù hợp với mức độ của vấn đề, nhưng lời nhận xét phải sát thực.

1.2.2. Đánh giá kết quả học tập của HS

1.2.2.1. Đánh giá

Đánh giá (Evaluation) là vấn đề được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu và đưa ra nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau.

Ralf Tyler, nhà giáo dục và tâm lí học nổi tiếng của Mĩ, được coi là một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm đánh giá giáo dục, ông sử dụng thuật ngữ ĐG để biểu thị quy trình ĐG sự tiến bộ của người học theo các mục tiêu đạt được.

Theo Woodhouse: Đánh giá (evaluation) là sự lượng giá (assessment) mà kết quả là điểm, có thể cho bằng số (phần trăm hoặc một thang điểm ngắn hơn từ 1 đến 4), bằng chữ (từ A đến F) hay là sự miêu tả (Xuất sắc, giỏi, khá, đạt, không đạt). Điểm cũng có thể là “qua” (Pass) hay “trượt” (Fail).

Theo tác giả Trần Bá Hoành: "ĐG là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích các thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc". [11]

Theo tài liệu biên soạn của Nguyễn Thị Tính thì: "Đánh giá trong giáo dục là một quá trình hình thành nên những nhận định, phán đoán về thực trạng dạy học, giáo dục trên cơ sở đó chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu đề xuất các biện pháp cải tạo thực trạng nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục. Đánh giá được kết hợp giữa định tính (đánh giá bằng nhận xét) với đánh giá bằng định lượng (đánh giá bằng điểm số)". [17]

Vấn đề đo lường và đánh giá trong giáo dục thì người ta quan tâm đến việc việc thu thập thông tin một cách hệ thống, xử lý, phân tích dữ liệu làm cơ sở để đưa ra các quyết định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giảng dạy, mục tiêu giáo dục làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa những thiếu sót.

1.2.2.2. Kết quả học tập của HS

Kết quả học tập là bằng chứng sự thành công của HS về kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục” (James Madison University, 2003; James O. Nichols, 2002). Một quan niệm khác là “Kết quả học tập là kết quả của một môn học, một chuyên ngành hay của cả một khóa đào tạo.”

Nói đến “kết quả học tập” là nói đến thành tích học tập của HS nhưng ở hiện trạng những gì đạt được trong mối quan hệ với mục tiêu đã xác định (hay nói cách khác đó là sự đạt được những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng theo mục đích đánh giá đã xác định). Ví dụ điểm số một bài kiểm tra, kết quả xếp loại từng môn học.

Khi nói đến “thành tích học tập” là thiên về mức độ đạt được những mục tiêu (đã cụ thể thành các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ) của HS này với HS khác sau một quá trình tham gia học tập so với những yêu cầu của môn học.

Khái niệm “chất lượng học tập” thiên về đánh giá cả định tính và định lượng những gì đạt được của HS trong quá trình hoàn thiện và phát triển về trí tuệ, nhân cách, thể chất so với những mục tiêu môn học đã đề ra.

Nói đến “hiệu quả học tập” là thiên về đánh giá kết quả đạt được những mục tiêu môn học trên cơ sở những đầu tư về nhân lực, vật lực, thời gian và công sức bỏ ra sau một giai đoạn học tập. [12]

Kết quả học tập của HS bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà họ có được. Các kiến thức, kĩ năng này được tích lũy từ các môn học khác nhau trong suốt quá trình học được quy định cụ thể trong chương trình giáo dục.

Những quan niệm này tuy cách nói khác nhau nhưng tất cả đều cho rằng kết quả học tập bao gồm các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học có được trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường được lượng hóa bằng các điểm số hay những lời nhận xét thể hiện thông qua đánh giá quá trình (điểm kiểm tra quá trình, điểm kiểm tra kết thúc môn) và đánh giá tổng kết khóa học.

Kết quả học tập của HS được thể hiện thông qua năng lực của HS trong quá trình học tập, rèn luyện, trong quá trình xử lý các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.

1.2.2.3. Đánh giá kết quả học tập của HS

Trước khi làm rõ khái niệm đánh giá kết quả học tập, chúng ta cần tìm hiểu kết quả học tập- Achievement test/assessment- là gì ?

Trong khoa học và trong thực tế thì KQHT được hiểu theo hai nghĩa sau đây:

- Thứ nhất KQHT là mức độ người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định (dựa vào các tiêu chí)

- Thứ hai KQHT là mức độ mà người học đạt được so sánh với những người cùng học khác (theo chuẩn)

Dù hiểu theo cách nào thì KQHT đều thể hiện ở mức độ đạt được mục tiêu của việc dạy học. Mục tiêu của việc dạy học gồm có mục tiêu về: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ở trường tiểu học việc đánh giá KQHT bao gồm 2 loại đánh giá khác nhau tuỳ theo mục tiêu đánh giá:

Một là: Đánh giá quá trình (Formative assessment): loại đánh giá này được tiến hành nhiều lần trong quá trình đào tạo nhằm cung cấp các thông tin ngược để giáo viên và HS kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học. Kiểu đánh giá này được tiến hành sau khi kết thúc một nội dung học tập chính, sau một bài học hay sau một đơn vị kiến thức hoặc thậm chí một chương để thu thập sự phản hồi nhanh của HS để giáo viên có thể kịp thời bổ sung những phần kiến thức còn thiếu hụt của họ đồng thời bổ sung thêm phần tài liệu còn thiếu và điều chỉnh nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với người học ở các giai đoạn khác nhau. Loại đánh giá này cũng giúp HS điều chỉnh họat động học tập của mình và nó cũng cung cấp các số liệu chứng minh sự tiến bộ của HS. Với HS tiểu học đánh giá quá trình còn có tác dụng tạo động lực học tập thường xuyên cho HS.

Quy trình đánh giá gồm những công đoạn sau:

+ Phân tích mục tiêu học tập qua các kiến thức, kỹ năng trang bị cho HS.

+ Đặt ra các yêu cầu về mức độ đạt được các kiến thức, kỹ năng dựa trên những dấu hiệu có thể đo lường hoặc quan sát được.

+ Tiến hành đo lường các dấu hiệu đó để đánh giá mức độ đạt được về các yêu cầu đặt ra, biểu thị bằng điểm số.

+ Phân tích, so sánh các thông tin nhận được với các yêu cầu đặt tiến hành lượng giá

+ Đánh giá, xem xét kết quả học tập của HS, sự tiến bộ của HS, xem xét mức độ thành công của phương pháp giảng dạy của GV để từ đó cải tiến, khắc phục những nhược điểm.

- Điều quan trọng trong đánh giá là quán triệt nguyên tắc vừa sức, bám sát yêu cầu của chương trình. Đánh giá kết quả học tập dựa trên mức thực hiện các tiêu chí và các chuẩn mực theo mục tiêu học tập đã được xác định trong chương trình giáo dục sẽ nhận những thông tin phản hồi chính xác nhằm bổ sung, hoàn thiện quá trình dạy học. Nếu việc đánh giá kết quả học tập của HS

được tổ chức thường xuyên, đúng thời điểm, nhất quán và chính xác sẽ là chìa khóa để nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi đánh giá kết quả học tập của HS là nhằm các mục đích:

- Đối với HS: Theo Đào Thị Hồng “Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng làm thước đo cho sự tiến bộ trong học tập, giúp các em tự nhìn nhận lại quá trình học tập đã qua của mình để phát hiện những ưu khuyết điểm và nguyên nhân của nó để tự điều chỉnh quá trình học tập tiếp theo”. [12]

- Nếu việc đánh giá được tổ chức nghiêm túc sẽ giúp HS nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả học tập cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của bản thân, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan, tự mãn và đặc biệt là phát triển năng lực tự đánh giá, một năng lực cần thiết đối với quá trình học tập của HS không chỉ là khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn cần thiết cho việc học tập suốt đời của một con người.

- Đối với GV: việc đánh giá HS sẽ cung cấp cho GV những thông tin cần thiết về:

+ Trình độ và kết quả học tập của lớp cũng như của từng HS đối với những mục đích học tập về các phương diện: nhận thức, kỹ năng và thái độ.

+ Phát hiện kịp thời những sai lầm điển hình của HS và nguyên nhân của những sai lầm, để từ đó kịp thời điều chỉnh hoạt động học của HS.

+ Giúp cho GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

- Đối với cán bộ quản lý: việc đánh giá HS sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng dạy - học trong cơ sở đào tạo, trường học giúp các nhà quản lý nắm bắt được những sai lệch, để từ đó kịp thời có những điều chỉnh phù hợp nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Hai là: Đánh giá tổng kết (Summative assessment): Đánh giá tổng kết được tiến hành khi kết thúc quá trình dạy học, giáo dục nhằm cung cấp các thông

tin về chất lượng dạy học, giáo dục. Đánh giá này nhằm xếp loại HS được học tiếp các năm sau hay không; Đánh giá tổng kết nó cho số liệu để thừa nhận hoặc bác bỏ sự hoàn thành hoặc chưa hòan thành một chương trình học, nó chỉ tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học tập nhất định: như kết thúc môn học, kết thúc khóa học do vậy loại đánh giá này không tiến hành thường xuyên.

Với một học phần cụ thể thì đánh giá tổng kết chỉ ra mức độ mà HS đạt được như thế nào trong các mục tiêu cụ thể trong môn học đó.

Đánh giá kết quả học tập của HS là một quá trình giáo viên và nhà quản lý thu thập thông tin về thực trạng năng lực học tập của HS làm rõ những kết quả đã đạt được và những kết quả chưa đạt được so với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra từ đó đề xuất biện pháp điều chỉnh quá trình dạy – học, phát triển chương trình giáo dục nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Đánh giá kết quả học tập của HS là một quá trình bao gồm các khâu: Kiểm tra nhằm đo thực trạng học tập của HS

Lượng giá nhằm ước lượng trình độ đạt được của HS

Đánh giá và phản hồi thông tin để điều chỉnh quá trình dạy và học, phát triển chương trình giáo dục, hoàn thiện chuẩn đầu ra của quá trình giáo dục.

Ra quyết định: Là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá. Những thông tin thu thập từ việc đánh giá sẽ làm căn cứ cho việc ra quyết định. Thông thường, những quyết định này cho ta biết thầy giáo định làm gì, quyết định đó là hệ quả của việc lượng hoá, lượng giá và đánh giá việc học tập của HS.

- Như vậy kiểm tra và đánh giá là hai công việc có mối quan hệ biện chứng. Kiểm tra là một thành phần của quá trình đánh giá; là phương tiện, hình thức để đánh giá; ngược lại muốn đánh giá thì phải tiến hành kiểm tra. Điểm số của các bài kiểm tra là những dữ liệu thống kê quan trọng để xác định chất lượng dạy học của một chương trình đào tạo, song nó không phải là lời giải cuối cùng, càng không phải là mục tiêu của việc đánh giá chất lượng dạy học.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí