Có thể cụ thể hóa mối liên hệ kiểm tra và đánh giá qua sơ đồ sau:
Kế hoạch
Kiểm
tra
Đánh
giá
- KTĐG kết quả học tập có một tầm quan trọng đặc biệt nó là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Đây là khởi đầu cho một chu trình giáo dục đồng thời cũng là kết thúc của chu trình giáo dục này để mở ra một chu trình giáo dục khác cao hơn. KTĐG “không thể được xem như là việc báo cáo có tính chất hình thức về tình hình học tập, mà nó là một khâu quan trọng của quá trình trọn vẹn nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo”. [13]
- Làm tốt khâu KTĐG sẽ là một biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nó “có thể trở thành một phương tiện quan trọng để điều khiển sự học tập của HS, đẩy mạnh sự phát triển và công tác giáo dục các em”. KTĐG không chỉ là công việc của GV mà còn là công việc của HS. GV KTĐG HS, còn HS tự KTĐG mình và KTĐG lẫn nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường học mới VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang - 1
- Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường học mới VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang - 2
- Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Hs
- Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Trường Tiểu Học Theo Mô Hình Vnen
- Vài Nét Khái Quát Về Đặc Điểm, Vị Trí Địa Lý, Giáo Dục Tỉnh Tuyên Quang
- Thực Trạng Về Hình Thức, Phương Pháp Kiểm Tra – Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Hs Theo Mô Hình Vnen Đã Triển Khai Thí Điểm Ở Tỉnh Tuyên Quang
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
1.2.3. Mô hình trường tiểu học VNEN
Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Việt Nam Escuela Nueva – VNEN) là một kiểu mô hình nhà trường hiện đại, tiên tiến, phù hợp với mục tiêu đổi mới và đặc điểm của GD Việt Nam. Mô hình VNEN xuất phát từ mô hình EN là mô hình nhà trường kiểu mới được thực hiện tại nước Cộng hòa Côlômbia. Mô hình EN đã đưa ra được một giải pháp GD cụ thể để thay đổi nhà trường, phù hợp với xu thế phát triển của GD hiện đại. [2]
Mô hình trường học mới ở cấp tiểu học là một phương thức sư phạm mang tính chuyển đổi hướng vào người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở các nhà trường.
Mô hình VNEN mang lại cơ hội lớn để từng HS nhận ra tiềm năng đầy đủ của mình. Mô hình VNEN được xây dựng theo một chương trình hoàn chỉnh dựa trên triết lí: Mỗi đứa trẻ đều có thể học và phải học, mọi đứa trẻ đều đặc biệt và loài người chúng ta được sinh ra để học hỏi, để làm cho mọi thứ có ý nghĩa. [2]
- Mọi hoạt đông giáo dục trong nhà trường đều vì lợi ích của HS và do
HS thực hiêṇ . Đặc trưng của Mô hình trường học mới là “ Tự”
+ HS: Tự giác, tự quản; Tự học, tự đánh giá; Tự tin, tự trọng.
+ Giáo viên: Tự chủ; Tự bồi dưỡng.
+ Nhà trường: Tự nguyên.
- Mô hình VNEN tập trung vào các nội dung cơ bản như: Đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới đánh giá HS, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đổi mới tổ chức, quản lý lớp học và sự tham gia của cộng đồng vào giáo dục. Phương pháp này tạo ra sự thay đổi căn bản nhà trường tiểu học, không khí học tập nhà trường dân chủ, hợp tác, HS chủ động tích cực với các hoạt động ở lớp, ở gia đình, cộng đồng.
- Các em đã biết cách tự học dưới sự hướng dẫn hỗ trợ của giáo viên. HS học theo VNEN đảm bảo chuẩn kiến thức và kỹ năng; đồng thời mạnh dạn tự tin linh hoạt trong giao tiếp, hợp tác với bạn bè, thích đến trường và ham mê hứng thú học tập. Đặc biệt sự hợp tác giữa nhà trường với cộng đồng có bước phát triển mới.
- Mô hình giáo dục này cũng góp phần đổi mới phương pháp giáo dục truyền thống. Nếu như trước kia nền giáo dục của Việt Nam vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống, lấy người học làm trung tâm thì với mô hình giáo dục này HS được phát huy tối đa khả năng tự học, tự làm chủ kiến thức của mình. Đây được coi là một bước tiến mới trong nền giáo dục nước ta.
1.2.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
- Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: “QL là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ vận hành
theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, GD thế hệ trẻ, đưa GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.[15]
- Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc: “QL nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là nhà trường vận hành theo nguyên lý GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng HS...” [10]
- “QLGD nói chung (và QL trường học nói riêng) là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể QL (hệ GD) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - GD thế hệ trẻ, đưa hệ thống GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.” [18]
- QL nhà trường phổ thông là QL hoạt động dạy và học tức là đưa hoạt động đó từ trạng thái này đến trạng thái khác để dần tiến tới mục tiêu GD.
- Như vậy, công tác QL trường học bao gồm QL các quan hệ giữa trường học và xã hội và QL chính nhà trường.
QLGD chính là một quá trình tác động có định hướng của nhà QLGD (chủ thể) trong việc vận hành những nguyên lý, phương pháp... chung nhất của khoa học QL vào lĩnh vực GD nhằm đạt những mục tiêu GD đề ra. Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường, làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch quá trình dạy học - GD theo mục tiêu đào tạo.
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là hoạt động điều hành của quản lý nhà trường tới quá trình dạy học, giáo dục nói chung và tới quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS nói riêng nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực, phản ánh đúng năng lực học tập của HS, tạo động lực cho HS phấn đấu vươn lên dành kết quả cao trong học tập và giáo viên tự hoàn thiện hoạt động dạy học, giáo dục.
1.3. Những vấn đề cơ bản về đánh giá kết quả học tập của HS ở trường tiểu học theo mô hình VNEN
1.3.1. Mục tiêu đánh giá
- GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học/giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và những khó khăn không thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng từng kết quả đạt được, những ưu điểm nổi bật và những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
- HS có khả năng tham gia đánh giá, tự đánh giá, rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh, bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ hơn.
- Cha mẹ HS, cộng đồng quan tâm và biết tham gia đánh giá quá trình học tập, rèn luyện; quá trình hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục.
- Cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, phương pháp dạy học/giáo dục, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
1.3.2. Nội dung đánh giá
- Đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thứ c, kĩ năng của chương trình giáo dục tiểu học theo từng môn học và hoạt động giáo dục.
- Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung của HS tiểu học:
a) tự phục vụ, tự quản; b) giao tiếp, hợp tác; c) tự học và giải quyết vấn đề.
- Đánh giá sự hình thành, phát triển các phẩm chất của HS tiểu học: a) yêu cha mẹ, gia đình; yêu bạn bè, trường, lớp; yêu quê hương, đất nước, con người; b) tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; c) trung thực, kỉ luật; d) chăm học, chăm làm, thích hoạt động nghệ thuật, thể thao.
1.3.3. Các nguyên tắc đánh giá
- Đánh giá vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của các em; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan và toàn diện.
- Đánh giá những biểu hiện phẩm chất và năng lực của HS theo mục tiêu giáo dục tiểu học; đánh giá dựa trên thái độ, hành vi, kết quả về kiến thức, kĩ năng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của HS; áp dụng các kĩ thuật đánh giá phù hợp với đặc điểm tổ chức lớp học, quá trình hoạt động dạy học/giáo dục trong VNEN.
- Kết hợp đánh giá của GV, các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nhà trường, cha mẹ HS và tự đánh giá của HS. Trong đó, đánh giá của GV là quan trọng nhất.
- Đánh giá sự tiến bộ của mỗi HS, không so sánh với HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và cha mẹ HS.
1.3.4. Phương pháp đánh giá
1.3.4.1. Phương pháp quan sát
a) Mục đích quan sát: để thu thập thông tin một cách có hệ thống nhằm giúp GV và HS cải thiện kết quả giáo dục, dạy học; có những thông tin đánh giá về HS đã thực sự hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ hay chưa và biết được những ưu điểm cần phát huy, nhược điểm cần giúp đỡ khắc phục; các hoạt động của HS/nhóm HS trong tương tác với bạn/nhóm bạn để tăng cường và cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên.
b) Nội dung quan sát:
- Hành vi của HS: Quan sát về sắc thái, nét mặt, lời nói, hành động, cử chỉ, tương tác… để đưa ra những những nhận định về việc HS như: đã hiểu nhiệm vụ chưa? Có chú tâm vào việc thực hiện nhiệm vụ không? Hoàn thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập? Có chăm chú lắng nghe khi thảo luận không? Phản ứng khi nghe ý kiến nhận xét đánh giá của cô giáo, của các bạn, sự hợp tác với các bạn trong nhóm…
- Sản phẩm của HS: Mức độ hoàn thành theo yêu cầu của bài học.
- Thời điểm quan sát: Quan sát nhóm HS hoặc cá nhân HS có thể thực hiện trong mọi thời điểm ở những địa điểm khác nhau, trong mọi hoạt động của HS.
- Vị trí quan sát: Vị trí quan sát thích hợp, kiểm soát được toàn bộ, không ảnh hưởng đến học tập của HS.
- Ví dụ nhận định qua quan sát:
+ Quan sát thấy nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác hoặc tư thế không bình thường, người lắc lư bất ổn, có thể là dấu hiệu HS chưa thực sự hiểu nhiệm vụ.
+ Khi HS nhìn thẳng, dõi theo GV, có cử chỉ muốn nói điều gì đó thì tùy từng tình huống có thể suy đoán là HS đã thực hiện xong nhiệm vụ và muốn được chuyển hoạt động tiếp theo hoặc muốn hỏi GV.
+ HS nào chưa sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, chưa hợp tác với nhóm.
+ HS đã thực hiện xong, thực hiện đúng nhiệm vụ hoặc những điều HS còn cảm thấy chưa rõ, chưa yên tâm…
- Ví dụ thực hiện kĩ thuật quan sát: Để theo dõi một/nhóm HS thường bị chậm tiến độ khi thực hiện một hoạt động. Cách quan sát như sau:
+ Khi giao nhiệm vụ cho cả lớp, GV quan sát xem HS đã sẵn sàng chuẩn bị cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập (tài liệu, dụng cụ học tập,...) chưa?
+ Đứng gần quan sát xem HS này đang tập trung vào việc học hay chưa?
Có thể em đang làm việc riêng, hoặc còn chưa hiểu nhiệm vụ được giao.
+ Đến tận nhóm HS đang học để quan sát chung cả nhóm, xem HS nào đang gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ gì.
- Sử dụng kết quả và phản hồi sau khi quan sát:
Các thông tin quan sát là cơ sở để GV đưa ra các quyết định tác động, động viên, giúp đỡ kịp thời HS trong học tập. Sự can thiệp giúp đỡ có thể tiến hành ngay sau khi thu được thông tin quan sát, hoặc ghi lại trong Nhật kí đánh giá của GV để đưa ra quyết định giúp đỡ, can thiệp sau.
1.3.4.2. Kiểm tra nhanh
- Kiểm tra nhanh nhằm xác định kịp thời hiện trạng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ bài học hoặc những ý tưởng sáng tạo của HS,...
- Nội dung câu hỏi kiểm tra nhanh tập trung vào các kiến thức có trong bài hoặc các kiến thức cũ có liên quan. Số lượng câu hỏi tối đa là 5 câu. Kiểm tra nhanh một nội dung nhỏ thì dùng 1-2 câu hỏi.
- Ví dụ:
i) Diện tích hình chữ nhật có chiều dài 3cm và chiều rộng 2cm là bao nhiêu cm2?
ii) Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước?
A. Không khí. B. Nhiệt độ. C. Chất thải. D. Ánh sáng mặt trời.
1.3.4.3. Phỏng vấn nhanh
- Giúp GV khẳng định những nhận xét ban đầu qua quan sát về mức độ đạt được theo tiến độ bài học của HS. Nếu HS thực hiện nhiệm vụ chậm hơn tiến độ chung thì cần có ngay biện pháp can thiệp như hỗ trợ trực tiếp, nhờ nhóm bạn hỗ trợ để HS có thể đẩy nhanh tốc độ học. Nội dung câu hỏi phỏng vấn không chỉ hỏi về kiến thức mà còn hỏi về hướng xử lí một tình huống cụ thể, về thái độ của HS trước tình huống,…
- Ví dụ: Khi thấy HS pha màu vẽ chưa đúng, GV có thể hỏi: Em cho cô và các bạn biết màu trắng pha với màu đỏ thì ta được màu gì?
Khi thấy HS đang loay hoay mà chưa thể làm xong bài toán GV có thể hỏi: Em thấy khó ở chỗ nào? Em có biết bạn nào có thể giúp em không?
1.3.4.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm của HS
- Đánh giá mức độ hoàn thành của HS so với yêu cầu của mục tiêu của nhiệm vụ đặt ra và đưa ra các tình huống xử lí thích hợp.
- Ví dụ: HS nặn xong một vật theo mẫu khi cả lớp vẫn chưa xong. Có hai cách GV có thể xử lí trong tình huống này:
+ GV cần đến gần và đưa nhận xét là em nặn rất đẹp, nhưng theo em thì có thể trang trí thêm gì nữa không. HS sẽ suy nghĩ và thêm những họa tiết mới
cho hình nặn theo ý thích của mình. Sau khi cả lớp thực hiện xong, GV có thể đề nghị HS nói tại sao lại có ý tưởng đó và đưa ra ý kiến khen ngợi thì HS sẽ phấn khởi và hứng thú hơn;
+ Cho HS chuyển sang hoạt động tiếp theo.
1.3.4.5. Phương pháp sử dụng kết quả tự đánh giá và đánh giá của nhóm HS
- Dựa vào những nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của chính HS hoặc nhóm bạn học để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS. Tùy từng trường hợp mà GV có thể đánh giá để đưa ra giải pháp thích hợp.
- Ví dụ: Khi HS phát biểu về một vấn đề, GV có thể đề nghị nhóm bạn cùng học hoặc bạn của nhóm khác có nhận xét về phát biểu đó. HS có thể đưa ra ý kiến bảo vệ quan điểm và cuối cùng GV gợi ý để HS tự thống nhất những quan điểm chung về vấn đề đó hoặc để các em được bảo lưu các ý kiến khác nhau và coi đó là những nhiệm vụ cần tiếp tục tìm hiểu, giải quyết sau.
1.3.4.6. Tham khảo ý kiến đánh giá của phụ huynh
- Ý kiến của phụ huynh luôn là nguồn thông tin để GV tham khảo trong đánh giá thường xuyên kết quả giáo dục của HS. Một số đặc điểm riêng của HS được phụ huynh cung cấp sẽ giúp cho GV đánh giá đầy đủ, chính xác và phối hợp tốt hơn với gia đình trong giáo dục HS.
- Ví dụ: Dựa vào thông tin phụ huynh cung cấp về vận động tay của HS thỉnh thoảng bị run nhẹ, GV sẽ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ vẽ các đường viền trong bức tranh của HS (dù chưa được chuẩn xác) và không đề nghị HS sửa lại vẫn cho chuyển hoạt động tiếp theo.
1.3.5. Các hình thức KTĐG
1.3.5.1. KTĐG thường xuyên
- Là hoạt động của giáo viên sử dụng các kỹ thuật đánh giá khác nhau trong các hình thức tổ chức thực hiện giờ dạy (lí thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, hoạt động theo nhóm, tự học, tự nghiên cứu, ...) như một bộ phận của phương pháp dạy học nhằm rèn luyện và kiểm tra việc rèn luyện các kiến thức, kỹ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học.