Nguyên Tắc Đảm Bảo Tính Đồng Bộ Và Hệ Thống

sắc VHDT cho học sinh, đã có nhiều biện pháp được đề xuất và vận dụng vào thực tiễn quản lý, có những biện pháp thể hiện được tính hiệu quả của nó. Vì vậy, trong khi nghiên cứu và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, chúng tôi đã có kế thừa các biện pháp quản lý giáo dục bản sắc VHDT đã được các cơ sở giáo dục nghiên cứu và áp dụng nhằm điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường để đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng mô hình nhân cách của con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải có sự đồng thuận, nhất trí cao của các cấp quản lý, của chính quyền địa phương, của GV, phụ huynh HS, toàn thể HS trong nhà trường, đặc biệt là các biện pháp đó có thể áp dụng được vào thực tiễn quản lý của nhà trường.

Hiệu quả của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT mang lại là học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Góp phần giữ gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bẳn sắc dân tộc. Các biện pháp quản lý phải có tác động nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý trong công tác giáo dục HS trong nhà trường phổ thông.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống

Giáo dục bản sắc VHDT ở trường THPT là một nội dung giáo dục quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nên quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh cũng phải đặt trên nền tảng mang tính hệ thống của chương trình giáo dục phổ thông:

Quản lý giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang phải lưu ý tới mối quan hệ giữa các môn học, giữa các thành tố cấu trúc của quá trình giáo dục THPT.

Quản lý giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh THPT không thể tách rời quản lý các hoạt động khác trong nhà trường vì giáo dục BSVHDT cho học sinh là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể ở trường phổ thông.

Tính hệ thống đòi hỏi giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh THPT không chỉ chú trọng một khối lớp nào mà cần xem xét trong tính tổng thể của cả 3 khối lớp.

Các biện pháp đưa ra phải đồng bộ và hệ thống, phải tác động vào các yếu tố của quá trình quản lý giáo dục bản sắc VHDT. Quá trình giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, việc đưa ra các biện pháp quản lý giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh phải có tính đồng bộ và thống nhất, có tính khoa học nhằm phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - 11

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Cung cấp cho cán bộ, giáo viên kiến thức về vai trò của giáo dục bản sắc VHDT, mục tiêu, nội dung, con đường giáo dục bản sắc VHDT trong trường phổ thông. Hình thành cho cán bộ giáo viên năng lực tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT trong dạy học và giáo dục.

Hoạt động bồi dưỡng hướng tới 3 nhóm đối tượng: Giáo viên chủ nhiệm, GV các bộ môn có ưu thế và Bí thư Đoàn trường.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Với cả 3 nhóm đối tượng giáo viên chủ nhiệm, các bộ môn có ưu thế và Bí thư Đoàn trường:

- Quán triệt kế hoạch giáo dục bản sắc VHDT, xác định các mục tiêu, nội dung, con đường tổ chức, hình thức kiểm tra đánh giá, thời điểm tổ chức và các chủ thể chịu trách nhiệm chính trong hoạt động này.

- Xác định trách nhiệm, vai trò của GVCN, các bộ môn học có ưu thế và Bí thư Đoàn trường trong giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh.

Với nhiệm vụ dạy học trên lớp của GV các bộ môn có ưu thế:

- Tập huấn kĩ năng dạy học tích hợp mục tiêu, nội dung bài dạy với đặc điểm lịch sử, văn hoá... của địa phương, kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học lồng ghép với rèn kỹ năng ứng xử, giao lưu văn hóa trong mối quan hệ thầy-trò, trò-trò.

- Tập huấn kĩ năng “nghiên cứu bài học”.

+ Tập huấn các phương pháp dạy học thông qua trải nghiệm, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề,…

Với nhiệm vụ giáo dục học sinh của GVCN, cán bộ Đoàn trường:

- Tập huấn phương pháp khảo sát, phân loại học sinh theo các tiêu chí, như học lực, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tính cách, sở trường, hứng thú, thói quen,... làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục.

- Tập huấn các phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt lớp, giáo dục cá biệt, tư vấn, tham vấn cho học sinh.

- Tập huấn các kĩ năng huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh và xã hội.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành biện pháp

- Với những giáo viên mới đi làm:

Nội dung bồi dưỡng cho đối tượng này là các kỹ năng cần thiết từ việc: Soạn bài theo đúng cấu trúc, nội dung phải chọn lọc đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp với đối tượng người học theo phương châm: lựa chọn và biết kết hợp các phương pháp giảng dạy, thực hiện các bước lên lớp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với học sinh giúp học sinh lĩnh hội, tiếp nhận tri thức một cách tốt nhất.

Hình thức bồi dưỡng có thể là bồi dưỡng tại chỗ, yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn đưa những nội dung này để trao đổi trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, chọn các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục bản sắc VHDT để giúp đỡ, hướng dẫn giáo viên trẻ.

- Còn đối với một bộ phận giáo viên có thái độ, văn hóa ứng xử chưa thực sự phù hợp như: trang phục quá thời trang, diêm dúa khi lên lớp, còn có quan niệm sử dụng trừng phạt là chủ yếu để giáo dục học sinh,...

Bồi dưỡng để nâng cao trình độ và năng lực sư phạm để giáo dục BSVHDT cho học sinh với nhóm đối tượng này rất khó khăn, nếu không tế nhị, khéo léo rất có thể xảy ra phản tác dụng.

Với những đối tượng này Hiệu trưởng các trường THPT vừa khéo léo, vừa kiên quyết yêu cầu giáo viên phải chỉnh đốn tư thế, tác phong, phong cách, trang phục, ứng xử với đồng nghiệp và học sinh.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Kế hoạch bồi dưỡng phải có tính khả thi, đảm bảo sự thống nhất cao giữa các đơn vị liên quan. Thường xuyên kiểm tra, bám sát kế hoạch.

Làm tốt công tác tuyên truyền động viên, khen, chê kịp thời. Trên cơ sở kế hoạch đã định, thông báo chương trình hành động đến từng cán bộ giáo viên từng bộ phận có liên quan làm cho họ tự giác chấp nhận kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch. Muốn vậy, người Hiệu trưởng và cán bộ quản lý trường THPT phải trình bày, phân tích, phải thuyết phục, động viên, khích lệ, huy động sức mạnh của các đơn vị, các tổ chức đoàn thể trong trường để mỗi tổ chức, mỗi đơn vị bằng chức năng của mình góp phần thực hiện kế hoạch bồi dưỡng với chất lượng cao nhất.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, CBQL cần theo dõi, kiểm tra sát sao việc thực hiện của từng cá nhân, từng bộ phận, phát hiện những thiếu sót nảy sinh để đưa ra biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời.

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo đa dạng hóa các con đường giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua các loại hình hoạt động dạy học, các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, mời các nghệ nhân nói chuyện bảo tồn văn hóa, thông qua việc phối hợp các lực lượng gia đình, xã hội. Bổ sung và mở rộng thêm kiến thức đã học, tăng cường thể chất, nhận thức xã hội và ý thức công dân, thêm yêu quê hương, đất nước; Giáo dục thái độ tích cực, văn hóa lành

mạnh tinh thần đoàn kết, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể. Đây là cơ hội giúp GV và HS tham gia tìm hiểu thực tế về đời sống, văn hóa địa phương, HS có cơ hội trải nghiệm thực tế về những vấn đề các em được học lý thuyết ở trường học, giáo dục các em có ý thức trách nhiệm với đất nước, địa phương về vấn đề giữ gìn các giá trị truyền thống,…

Biến quá trình rèn luyện thành quá trình tự rèn luyện. Từ chỗ thực hiện theo kế hoạch đến chỗ tự xây dựng kế hoạch hoạt động, tự tổ chức, điều chỉnh hoạt động, thực hiện kế hoạch và tự đánh giá kết quả hoạt động cho chính bản thân và tập thể học sinh.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Giúp cho học sinh tự đề ra nhiệm vụ, tự tìm cách giải quyết, tự kiểm tra và đánh giá. Từ đó học sinh có nhu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao; có thể vạch ra kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ được giao. Điều quan trọng đối với nhà trường là làm sao để học sinh không được tách khỏi mình ra khỏi các hoạt động của tập thể lớp, đứng ngoài quan sát mà tự giác thấy mình là một thành viên của tập thể lớp đang hoạt động tích cực.

Trường tổ chức các chuyến tham quan trải nghiệm, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tìm hiểu về danh nhân văn hóa địa phương, các hoạt động động tập thể sinh hoạt VH dân gian, các trò chơi, lễ hội dân gian, mời các nghệ nhân nói chuyên về việc lưu truyền bản sắc VHDT, phối hợp các lực lượng gia đình - xã hội trong giáo dục bản sắc VHDT,…

Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể về chương trình tham qua thực tế tìm hiểu về bản sắc VHDT của địa phương kết hợp với bộ môn lịch sử, địa lý,…tham quan các di tích lịch sử như phố cổ Đồng Văn, Khu nhà Vương, Chùa Sùng Khánh, Chùa Nậm Dầu, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, các làng nghề truyền thống như dệt Lanh Lùng Tám - Quản Bạ,… qua đó giáo dục cho các em lòng yêu nước, tự hào dân tộc, có trách nhiệm giữ gìn và lưu truyền những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành biện pháp

- Thông qua con đường dạy các môn học có ưu thế (Văn, Sử, Địa, GDCD,…), để giáo dục bản sắc VHDT. Việc giáo dục bản sắc VHDT thông qua con đường này là cần thiết. Điều này góp phần tạo ra sự nhất quán giáo dục và thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện một cách thiết thực nhất. Chú trọng giáo dục bản sắc VHDT; quán triệt tối đa toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

- Thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa. Đây là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng trong các trường phổ thông. Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho các hoạt động chính khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh. Nội dung của các hoạt động trên rất đa dạng và phong phú thể hiện qua các hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động,… nhờ đó các kiến thức tiếp thu được ở trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng thêm trong thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập chính khóa. Đây không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà thông qua các hoạt động này nhằm thu hút các cá nhân và các tổ chức xã hội cùng tham gia.

Thông qua các chương trình hành động tổ chức nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của HS trong học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí. Từ đó phát huy được vai trò chủ thể của học sinh, định hướng cho học sinh có ý thức tiếp thu, vận dụng vào điều khiển các hoạt động tập thể của học sinh.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Huy động sự ủng hộ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cũng như ngồn lực tài chính của các bộ phận liên quan, ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cần huy động các nguồn tài trợ từ các mạnh thường quân, các tổ chức đoàn thể, cá doanh nghiệp,....

Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên và các tổ chức đoàn thể ủng hộ và có ý thức tham gia, đóng góp cho việc xây dựng và thực hiện các hoạt động.

GV, cán bộ phụ trách cần chuẩn bị nội dung đề cương về kế hoạch trải nghiệm, tham quan thực tế.

Kế hoạch hoạt động phải cụ thể, thường xuyên kiểm tra, đúng định hướng, theo dõi, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, sai trái.

Chọn địa điểm cụ thể, xây dựng phương án để tổ chức có hiệu quả.

Cần có sự phối hợp của GVCN, GV bộ môn và Đoàn thanh niên và chính quyền địa phương

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Môi trường sư phạm có lành mạnh thì công tác giáo dục mới đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy đối với công tác giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh cũng cần quan tâm đến việc xây dựng, phát triển môi trường sư phạm lành mạnh. Xây dựng tập thể sư phạm các trường THPT huyện Vị Xuyên có truyền thống văn hóa, có quyết tâm và trách nhiệm trong công tác giáo dục bản sắc VHDT cho HS. Từ đó có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc VHDT.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Xây dựng nếp sống văn hóa trong trường THPT theo nét đẹp của phong tục tập quán của các dân tộc. Cụ thể: Ăn mặc, đi đứng, chào hỏi, giao tiếp, ứng xử, các mối quan hệ trong cộng đồng,...Môi trường sư phạm lành mạnh là không có tệ nạn xã hội xâm nhập học đường, bạo lực học đường, cũng như những tác động xấu khác ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.

Tích cực triển khai phong trào thi đua:“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường đạt hiệu quả. Cụ thể:

Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa giữa các thành viên trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó.

Nhà trường coi trọng việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua: Quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường, thông qua các hoạt động của các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa hàng tuần, các tiết sinh hoạt lớp, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức,...Từ đó cung cấp cho học sinh các kiến thức về kỹ năng sống, làm cho học sinh có kỹ năng sống phù hợp với môi trường sống và học tập, với cuộc sống hiện đại.

Nhà trường có chương trình hoạt động tập thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và tổ chức thực hiện chương trình thường xuyên đạt hiệu quả, tạo bầu không khí trường học luôn vui tươi, lành mạnh.

Nhà trường cần đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Học sinh các dân tộc của nhà trường rất yêu văn nghệ, có năng khiếu về thể thao. Chính vì vậy nhà trường xác định ngoài việc học tập, các em học sinh phải được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, trong đó có các trò chơi dân gian và hát dân ca. Các hoạt động đó giúp các em giảm bớt căng thẳng sau các giờ học và còn làm cho các em yêu trường, yêu lớp, tham gia giữ gìn các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Xây dựng môi trường, cảnh quan, trang trí lớp học thể hiện nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc (lớp học, khuôn viên trường,....) tạo nên một không gian sống động, gần gũi, thân thiện với HS.

Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh, mỗi thầy cô là một hạt nhân tiêu biểu của cuộc vận động: “mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”; nâng cao chất lượng chuyên môn, phương pháp sư phạm, trách nhiệm và tình thương của từng thầy cô giáo đối với học sinh thân yêu.

Tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh để giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc cho HS cũng như giúp các em có thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí