NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt | Cụm từ viết tắt | |
1. | ĐGĐK | Đánh giá định kỳ |
2. | ĐGTX | Đánh giá thường xuyên |
3. | GD | |
4. | GD&ĐT | Giáo dục và Đào tạo |
5. | GV | GV |
6. | QL | Quản lý |
7. | HS | HS |
8. | KQHT | Kết quả học tập |
9. | KTĐG | |
10. | SHCM | Sinh hoạt chuyên môn |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường học mới VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang - 1
- Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Hs
- Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Hs
- Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Trường Tiểu Học Theo Mô Hình Vnen
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lớp, HS tiểu học tỉnh Tuyên Quang 33
Bảng 2.2. Lớp, HS các trường tham gia VNEN 33
Bảng 2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, CBQL, GV 34
Bảng 2.4. Chất lượng giáo dục tiểu học năm học 2013-2014 35
Bảng 2.5. Chất lượng giáo dục chương trình VNEN năm học 2013-2014 35
Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL, GV về hoạt động KTĐG 37
Bảng 2.7. Nội dung đánh giá kết quả học tập của HS 39
Bảng 2.8. Hình thức giáo viên đã sử dụng để đánh giá kết quả học tập của HS 43
Bảng 2.9. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS 44
Bảng 2.10. Các lực lượng đã tham gia đánh giá kết quả học tập của HS 47
Bảng 2.11. Những căn cứ xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTĐG kết
quả học tập 52
Bảng 2.12. Tổ chức hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS 55
Bảng 2.13. Chỉ đạo hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS 57
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý 79
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý 80
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, tiềm năng trí tuệ trở thành động lực chính cho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Mỗi con người lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm lịch sử - xã hội thông qua các con đường giáo dục. Giáo dục được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia và mỗi con người trong cuộc sống của mình. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác giáo dục và đào tạo. Trong đường lối chiến lược, Đảng ta luôn xác định GD&ĐT là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, của Đảng đã chỉ rõ: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. [9]
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, BCH Trung ương khoá VIII cũng xác định chiến lược phát triển GD&ĐT thời kỳ CNH - HĐH đất nước: “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục...khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành” [8]. Nghị quyết nêu rõ: “Đội ngũ GV, cán bộ quản lý giáo dục và số đông học sinh, sinh viên có những cố gắng rất lớn; đại bộ phận thầy, cô giáo có tâm huyết, gắn bó với nghề” song “chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo còn thấp” và “công tác quản lý gáo dục - đào tạo có những yếu kém, bất cập” [8]. Đổi mới công tác quản lý giáo dục là một trong bốn giải pháp lớn để phát triển giáo dục mà Nghị quyết đã đề ra.
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, phương pháp dạy và học”. [9]
Từ những năm đầu của thế kỷ XXI đến nay, giáo dục Việt Nam đã có nhiều đổi mới và thu được những thành tựu quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hoá hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Trình độ dân trí không ngừng được nâng cao. Chất lượng giáo dục có những chuyển biến bước đầu. Một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hoá loại hình giáo dục - đào tạo đã được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ Mầm Non đến sau Đại học.
Giáo dục Tiểu học là một cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là “bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân” [1]. Như vậy, giáo dục tiểu học có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đòi hỏi hoạt động dạy học, giáo dục và hoạt động quản lý phải đáp ứng yêu cầu của cấp học. Trong quá trình quản lý giáo dục tiểu học, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá giữa vai trò quan trọng trong tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.
Từ năm học 2012 – 2013 Bộ GD&ĐT áp dụng mô hình trường tiểu học mới (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva). Về mục tiêu dạy học, mô hình trường học mới đảm bảo cho HS được rèn luyện một cách toàn diện, không phải chỉ có học kiến thức mà được rèn luyện nhiều hơn về kỹ năng sống, trang bị năng lực tự quản, tự phục vụ…Nội dung dạy học được thiết kế theo quy trình đảm bảo cho HS có khả năng tự học, chuyển quá trình dạy học thành quá trình hướng dẫn HS tự học, tự vận dụng kiến thức.
Mô hình này cũng coi trọng việc kiểm tra đánh giá trong suốt quá trình học đi đôi với việc kiểm tra kết quả học tập. Việc đánh giá HS ngay trong quá trình học để kịp thời động viên các em, phát hiện các em gặp khó khăn để giúp đỡ một cách kịp thời. Với cách làm này GV sẽ giúp đỡ riêng được từng em, phát huy được năng lực riêng của từng em khác nhau, không phải ứng xử một cách đồng loạt. Mô hình trường học mới là những thể nghiệm bước đầu cho việc triển khai đổi mới chương trình và sách giáo khoa cấp Tiểu học sau năm 2015.
Là cán bộ đang công tác tại Sở GD&ĐT, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý (QL) hoạt động kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập theo mô hình mới của các trường tiểu sẽ là tiền đề cho những quyết sách đảm bảo sự vận hành chất lượng và hiệu quả công tác GD. Việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp QL sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác QLGD theo mô hình trường tiểu học mới. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường học mới ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động quản lý trường tiểu học theo mô hình trường học mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý quá trình dạy học, giáo dục ở các trường Tiểu học thí điểm dạy học theo mô hình VNEN tại tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS tại các trường tiểu học đang thí điểm chương trình VNEN còn nhiều bất cập. Nếu nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS một cách khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, góp phần thực hiện thành công dự án xây dựng mô hình trường tiểu học mới.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu theo mô hình trường học mới VNEN.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang.
5.4. Tổ chức khảo nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Nghiên cứu các tài liệu về kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu về mô hình trường học VNEN và kiểm tra, đánh giá theo mô hình trường học VNEN để hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Sử dụng bảng hỏi để điều tra về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá ở trường tiểu học của tỉnh Tuyên Quang theo mô hình trường học VNEN.
- Quan sát hoạt động dạy học, giáo dục, hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên ở trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang theo mô hình trường học VNEN.
- Phương pháp phỏng vấn, tổng kết kinh nghiệm:
+ Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình trường học VNEN
+ Sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm của các trường xây dựng mô hình trường học mới.
- Xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất.
6.3. Các phương pháp bổ trợ.
Sử dụng toán thống kê để xử lý các kết quả nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS tại trường Tiểu học thí điểm dạy học theo mô hình VNEN tỉnh Tuyên Quang.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục; cấu trúc đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường tiểu học theo mô hình VNEN.
Chương 2:Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang.
Kết luận và kiến nghị
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO MÔ HÌNH VNEN
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Ngoài nước
Ngay từ khi xuất hiện mô hình nhà trường các hình thức KTĐG mức độ của HS cũng gia đời. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia có những hình thức KTĐG khác nhau nhưng đều đưa ra những qui định chuẩn, phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện tại. Chẳng hạn: Thời kì phong kiến sử dụng thi, kiểm tra để đánh giá kết quả của HS; Thời kì tiền công nghiệp thi, kiểm tra phải phù hợp với trình độ HS và coi đó là một cách thức dạy và học, có vai trò khuyến khích HS tích cực, tự giác học tập; Thời kì hậu công nghiệp KTĐG phát triển theo tiêu chí hướng vào mục đích, yêu cầu của chương trình giảng dạy.
Đầu thế kỷ XVI, nhà giáo dục vĩ đại J.A Comenxki (1592-1670) đã đưa ra mô hình nhà trường và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Đó là nhà trường được phân theo cấp học, bậc học ở những lứa tuổi nhất định; các môn học trong nhà trường được quy định chặt chẽ có chương trình, có nội dung cụ thể thống nhất; thời gian đào tạo cũng được ấn định, đương nhiên cách KTĐG kết quả học tập của HS cũng được quy định rõ ràng.
Đến thế kỷ XVIII thì hệ đánh giá chất lượng đầu tiên được áp dụng phổ biến trong nhà trường. Lúc đầu hệ đánh giá có 3 bậc chính: Tốt - Trung bình - Kém. Tuy nhiên để đánh giá được theo 5 bậc chất lượng HS thì phải kiểm tra như thế nào để đánh giá được chính xác, phù hợp với đối tượng HS nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học mới là vấn đề được các nhà giáo dục quan tâm.
Từ những năm 1970 trở lại đây có rất nhiều công trình nghiên cứu từng vấn đề cụ thể, trong đó xác định một cách khoa học nội dung đánh giá kết quả