học được cái gì mà quan trọng đánh giá HS làm được cái gì qua bài học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn việc đánh giá HS ngay trong quá trình học để kịp thời động viên các em, phát hiện các em gặp khó khăn để giúp đỡ một cách kịp thời. Với cách làm này GV sẽ giúp đỡ riêng được từng em, phát huy được năng lực riêng của từng em khác nhau, không phải ứng xử một cách đồng loạt.
- Theo tinh thần công văn 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21/08/2013 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thí điểm đánh giá HS tiểu học mô hình trường học mới và nay là Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành là sự hoàn chỉnh của Công văn số 5737.
- Từ năm học 2012- 2013; 2013 - 2014 công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình trường học mới VNEN thực hiện theo văn bản số 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21/8/2013 và thông tư số 32/2009/TT- BGDĐT của Bộ GD&ĐT với cách đánh giá HS theo nội dung mô hình trường học mới VNEN, đã thu được nhiều kết quả tích cực làm tiền đề cho sự ra đời của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về việc đánh giá HS tiểu học.
- Tìm hiểu thực trạng nội dung đánh giá chúng tôi tiến hành khảo sát trên cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung đánh giá kết quả học tập của HS và thu được kết quả ghi ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Nội dung đánh giá kết quả học tập của HS
Nội dung đánh giá | SL | Tỷ lệ % | |
1 | Đánh giá sự tiến bộ của HS | 54 | 55,1 |
2 | Đánh giá phẩm chất, năng lực của HS đã đạt được. | 39 | 39,7 |
3 | Đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ đạt được ở HS. | 28/98 | 28,57% |
4 | Đánh giá kết quả đạt được của HS so với mối tương quan với HS khác | 0 | 0,0 |
5 | Đánh giá quá trình tự rèn luyện, tự học, phấn đấu của HS. | 3/98 | 3,06% |
6 | Tất cả những nội dung trên | 67/98 | 68,36% |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Hs
- Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Trường Tiểu Học Theo Mô Hình Vnen
- Vài Nét Khái Quát Về Đặc Điểm, Vị Trí Địa Lý, Giáo Dục Tỉnh Tuyên Quang
- Thực Trạng Các Lực Lượng Tham Gia Kiểm Tra – Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Hs Theo Mô Hình Vnen Đã Triển Khai Thí Điểm Ở Tỉnh Tuyên Quang
- Tổ Chức Hoạt Động Ktđg Kết Quả Học Tập Của Hs
- Phải Phù Hợp Với Đặc Điểm Tâm Lý Hs Tiểu Học
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
- Qua khảo sát thực tế trên 98 cán bộ giáo viên thực hiện theo mô hình VNEN, chúng tôi thu được kết quả về nội dung đánh giá kết quả học tập của sinh viên như sau: Có 68,36% cán bộ, giáo viên thực hiện đánh giá đúng, đầy đủ so với yêu cầu đánh giá kết quả học tập của mô hình VNEN.
- Trao đổi với giáo viên về nội dung đánh giá, giáo viên cho biết khi đánh giá HS tiểu học theo các nội dung trên HS được giảm nhiều áp lực về điểm số, giảm sự so sánh điểm số của các em. Nội dung đánh giá được thực hiện ở ba mặt: Các môn học và hoạt động giáo dục; năng lực; phẩm chất và có sự phối hợp giữa thầy cô, phụ huynh và HS. Đánh giá theo mô hình trường học mới VNEN mang tính toàn diện trên các mặt và là kết quả của việc theo sát quá trình thay đổi của HS. Đánh giá tập trung nhiều vào động viên, khuyến khích, tuyên dương những thay đổi tích cực, tiến bộ của các em. Nhìn chung giáo viên không phê bình, chỉ trích HS trước tập thể và phụ huynh HS. Với những vi phạm, những điểm cần khắc phục của HS, giáo viên phải có biện pháp để nhắc nhở riêng, tạo mọi điều kiện giúp các em sửa chữa. Đánh giá bằng nhận xét bao gồm cả việc đánh giá bằng lời và nhận xét vào vở. Sau khi giáo viên đánh giá HS bằng lời nói hay ghi nhận xét vào vở, sau mỗi nhận xét là có lời tư vấn thúc đẩy để HS có động lực thực hiện học tập tốt hơn.
- Trong quá trình đánh giá, giáo viên phải chọn lọc từ ngữ cô đọng, nổi bật, sử dụng những lời nhận xét vừa phải đúng với trình độ HS, vừa phải phù hợp với từng em nhưng tránh chung chung, mơ hồ, và đảm bảo rõ ràng để phụ huynh có thể theo dõi quá trình học của con em mình. Điều này đòi hỏi giáo viên ngoài năng lực đánh giá phải tích cực, theo dõi sát sao hơn với HS trong lớp.
- Có 28,57% ý kiến của cán bộ, giáo viên cho rằng thực hiện nội dung đánh giá là đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ đạt được ở HS, đây chính là cách làm truyền thống xưa nay giáo viên vẫn làm.
- Tìm hiểu thực tế qua nghiên cứu sản phẩm và trò chuyện với giáo viên, chúng tôi được biết để triển khai thực hiện KTĐG kết quả học tập theo mô hình
VNEN, cán bộ quản lý các nhà trường đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên về nội dung KTĐG kết quả học tâp theo mô hình trường học mới VNEN, hướng dẫn HS các nội dung các em tự đánh giá, thông qua ban đại diện cha mẹ HS để phối hợp đánh giá của cha mẹ HS và cộng đồng về kết quả giáo dục. Tổ chức dự giờ giáo viên cốt cán để học tập cách đánh giá thường xuyên, lời nhận xét của giáo viên đối với HS trong giờ học. Tuy nhiên do làm theo thói quen nên một số giáo viên chưa thực hiện đầy đủ các nội dung đánh giá trong đánh giá kết quả học tập của HS.
- Để đánh giá HS một cách tốt nhất sau mỗi tiết học, cán bộ quản lý yêu cầu đầu tiên đối với GV là phải dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng. Đó là lượng kiến thức mà HS cần đạt được trong giờ học. Sau đó, dùng kỹ thuật quan sát từng nhóm đối tượng HS, xem các em đã hiểu nhiệm vụ chưa, có chú tâm vào việc thực hiện nhiệm vụ hay không, có trao đổi tích cực trong nhóm hay hoàn thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập hay không? Giáo viên cũng cần phải quan tâm đến sản phẩm của HS- tức là mức độ hoàn thành theo yêu cầu của bài học, so sánh với mức độ thực hiện nhiệm vụ học tập của HS ở các giờ học trước. Tuy nhiên qua trao đổi với giáo viên thực hiện dự án, giáo viên cho biết giáo viên đã tiến hành các nội dung trên tuy nhiên mức độ toàn diện chưa được nhiều vì lớp học quá đông, điều kiện không gian lớp học chưa thuận lợi, giáo viên phải dạy nhiều môn và còn tham gia các hoạt động khác nên quá tải về công việc. Điều này khẳng định nếu chỉ dựa vào kết quả đánh giá tri thức, kĩ năng, thái độ để kết luận về HS chưa đủ mà cần quan tâm đến sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập.
2.2.3. Thực trạng về hình thức, phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN đã triển khai thí điểm ở tỉnh Tuyên Quang
- Mô hình này cũng coi trọng việc kiểm tra đánh giá trong suốt quá trình học đi đôi với việc kiểm tra kết quả học tập. Mô hình trường học mới sẽ không
chỉ đánh giá HS học được cái gì mà quan trọng sẽ đánh giá HS làm được cái gì qua học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn việc đánh giá HS ngay trong quá trình học để kịp thời động viên các em, phát hiện các em gặp khó khăn về vấn đề gì để giúp đỡ một cách kịp thời. Với cách làm này giáo viên sẽ giúp đỡ riêng được từng em, phát huy được năng lực riêng của từng em khác nhau, không phải ứng xử một cách đồng loạt. Đây chính là tính nhân văn của mô hình trường học mới.
- Về đánh giá kết quả học tập của HS: Thực hiện công văn 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21/08/2013 về hướng thí điểm đánh giá HS tiểu học mô hình trường học mới.
- Cần thống nhất nhận thức trong đội ngũ và cộng đồng về đánh giá HS theo quan điểm mới là chú trọng đánh giá thường xuyên, đánh giá quá trình học tập, đánh giá kiến thức, kỹ năng phải hướng đến đánh giá năng lực. Đánh giá HS theo sự đổi mới của tài liệu học, đánh giá sự tiến bộ của HS theo Chuẩn kiến thức kỹ năng và thái độ của mỗi HS; không nên so sánh với HS khác.
- Với việc đổi mới cách đánh giá của các lớp VNEN, nhà trường cần tuyên truyền, giải thích cho cha mẹ HS về nguyên tắc đánh giá, các công cụ, kỹ thuật đánh giá; đồng thời làm rõ định hướng chuyển trọng tâm từ đánh giá "kết thúc", đánh giá "tổng kết" sang đánh giá từng phần, đánh giá "tiến trình"; chuyển đánh giá "bằng điểm số" sang đánh giá "bằng nhận xét", bằng việc đo "tiến độ", đo "hiệu quả công việc và năng lực thực hành của HS” để cha mẹ HS cùng phối hợp trong dạy học và giáo dục.
- Đánh giá quá trình thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 98 cán bộ, giáo viên và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8. Hình thức giáo viên đã sử dụng để đánh giá kết quả học tập của HS
Hình thức đánh giá đã sử dụng | SL | Tỷ lệ % | |
1 | Đánh giá thường xuyên | 98/98 | 100 |
2 | Đánh giá quá trình | 98/98 | 100 |
3 | Đánh giá tổng kết | 98/98 | 100 |
4 | Đánh giá bằng nhận xét | 98/98 | 100 |
5 | Đánh giá bằng điểm số | 0 | 0,0 |
6 | Kết hợp đánh giá bằng điểm số với đánh giá bằng nhận xét. | 98/98 | 100 |
7 | Các hình thức khác |
- Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy giáo viên đã sử dụng các hình thức đánh giá theo quy định của đánh giá kết quả dạy học của mô hình trường VNEN. Kết quả cho thấy 100% giáo viên đã sử dụng các hình thức đánh giá phù hợp, tuy nhiên mức độ sử dụng có khác nhau điều này được phản ánh qua trò chuyện, trao đổi trực tiếp với giáo viên, cán bộ quản lý trường tiểu học thực hiện thí điểm mô hình trường học VNEN.
- Qua tìm hiểu thực tế tại các trường tiểu học theo mô hình trường học VNEN, chúng tôi được biết mặc dù cán bộ quản lý các nhà trường đã quan tâm trong chỉ đạo thực hiện KTĐG kết quả học tâp của theo mô hình VNEN, nhưng trong khi thực hiện, một số giáo viên còn gặp khó khăn trong KTĐG kết quả học tâp như: Công tác kiểm tra đánh giá của một số trường và một số giáo viên chưa thường xuyên và chưa kịp thời. Đến cuối kì học, năm học mới tổng kết một cách chung chung, do đó không thấy hết được những mặt mạnh, mặt hạn chế, yếu kém để khen thưởng hay phê bình HS đúng thực chất. Đánh giá bằng nhận xét chưa thực sự phản ảnh sát sự tiến bộ của HS, còn mang nặng sự dập khuôn, việc làm này dẫn đến tình trạng cào bằng, trong quá trình đánh giá kết quả học tập của HS, giáo viên chưa động viên, khuyến khích kịp thời, chưa
phát huy tính tích cực trong dạy học theo mô hình VNEN. Mặt khác một số giáo viên sau lời nhận xét đánh giá HS, chưa có lời động viên hoặc tư vấn thúc đẩy, để làm động lực cho HS cố gắng phát huy khả năng học tập và tự đánh giá mình qua lời nhận xét của thầy cô.
- Một số trường ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, trình độ dân trí thấp, việc tham gia kết hợp của cha mẹ HS trong việc đánh giá còn chưa đáp ứng được yêu cầu của mô hình trường học mới VNEN. Công tác kiểm tra đánh giá HS lại phó mặc cho các giáo viên và nhà trường triển khai thực hiện.
- Ngoài ra, hiện nay GV dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tiếng Anh, Thể dục phải dạy tất cả các lớp, có môn chỉ có 1 tiết/tuần/lớp, nhiều trường trên 20 lớp, mỗi lớp gần 40 HS do vậy nhiều GV trong cả năm học cũng chưa nhớ mặt và thuộc hết tên HS, điều này ảnh hưởng đến việc đánh giá, nhận xét hàng tháng dẫn tới việc KTĐG chưa kịp thời, chưa hiệu quả.
- Tìm hiểu sâu hơn chúng tôi khảo sát về việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật đánh giá của giáo viên và thu được kết quả ở bảng 2.9.
Bảng 2.9. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS
Mức độ sử dụng | |||
Thường xuyên | Chưa TX | Chưa sử dụng | |
Kiểm tra nói | 98/98 100% | 0,0 | 0,0 |
Kiểm tra viết tự luận | 98/98 100% | 0,0 | 0,0 |
Kiểm tra bằng trắc nghiệm | 31/98 31,63% | 67/98 68,37% | 0,0 |
Phương pháp quan sát | 21/98 21,42% | 77/98 78,57% | 0,0 |
Sử dụng phương pháp đánh giá đồng đẳng | 0,0 | 31/98 31,63% | 67/98 68,37% |
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của HS. | 67/98 68,37% | 31/98 31,63% | 0,0 |
Phương pháp tự đánh giá của HS | 0,0 | 73/98 74,49% | 25/98 25,51% |
Các phương pháp khác |
- Từ kết quả thống kê nêu trên cho thấy, giáo viên sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá như kiểm tra nói, kiểm tra viết được tiến hành thường xuyên chiếm tỷ lệ 100%, điều này hoàn toàn phù hợp bởi đây là các phương pháp kiểm tra, đánh giá truyền thống, giáo viên vẫn sử dụng thường xuyên.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của HS đã được giáo viên bước đầu sử dụng chiếm tỷ lệ thường xuyên đạt 68,37%.
+ Bên cạnh đó phương pháp trắc nghiệm chưa được giáo viên quan tâm sử dụng thường xuyên còn chiếm tỷ lệ tương đối cao chiếm tỷ lệ là 68,37%.
+ Phương pháp quan sát cũng chưa được giáo viên sử dụng thường xuyên còn chiếm tỷ lệ tương đối cao là 78,57% .
+ Phương pháp đánh giá đồng đẳng chỉ có 31,63% giáo viên chưa sử dụng thường xuyên và còn có tỷ lệ tương đối lớn giáo viên chưa sử dụng chiếm tỷ lệ 68,37%.
+ Phương pháp tự đánh giá của HS còn có 74,49% giáo viên chưa thường xuyên sử dụng và 25,51% giáo viên chưa sử dụng.
- Để tìm hiểu sâu hơn về phương pháp đánh giá của giáo viên, chúng tôi sử dụng các phương pháp trò chuyện, nghiên cứu sản phẩm, chúng tôi được giáo viên cho biết: Đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học theo mô hình trường học mới VNEN là đánh giá HS ngay trong quá trình học để kịp thời động viên các em, phát hiện các em gặp khó khăn về vấn đề gì để giúp đỡ một cách kịp thời. Với cách làm này giáo viên sẽ giúp đỡ riêng được từng em, phát huy được năng lực riêng của từng em khác nhau, không phải ứng xử một cách đồng loạt. Đó chính là cái cốt lõi, tính nhân văn của việc đánh giá HS theo mô hình trường học mới VNEN. Tuy nhiên do áp lực công việc nhiều phương pháp giáo viên không thể tiến hành thường xuyên.
- Việc sử dụng kết quả phản hồi sau khi quan sát cũng là nội dung vô cùng quan trọng, bởi các thông tin quan sát là cơ sở để giáo viên đưa ra quyết định và có biện pháp động viên, giúp đỡ kịp thời HS trong quá trình học tập. Sự can thiệp giúp đỡ có thể tiến hành ngay sau khi thu được thông tin quan sát. Tuy nhiên giáo viên còn hạn chế ở khâu này.
- Bên cạnh sử dụng kỹ thuật quan sát, giáo viên có thể đưa ra hình thức kiểm tra nhanh kết quả sản phẩm của HS, hoặc dùng kỹ thuật phỏng vấn đưa ra những câu hỏi nằm trong lượng kiến thức của từng nhiệm vụ. Điều đó giúp giáo viên nắm bắt kịp thời mức độ hoàn thành nhiệm vụ bài học và những ý tưởng sáng tạo của HS. Tất cả những hoạt động, kỹ thuật trên giúp giáo viên nhận xét, đánh giá HS được chính xác, động viên, khuyến khích và hỗ trợ HS một cách kịp thời đảm bảo mục tiêu bài học. Tuy nhiên trong quá trình triển khai giáo viên chưa thực hiện được theo đúng ý tưởng sư phạm.
- Sau khi thu thập các minh chứng quan sát để đánh giá kết quả học tập của HS. Giáo viên ghi lời nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS vào sổ nhật ký, kết hợp ghi nhận xét vào vở HS những lời động viên tuyên dương để khích lệ khi HS hoàn thành bài tập hoặc những lời nhận xét mang tính tư vấn thúc đẩy để HS cố gắng tự sửa chữa những thiếu sót trong bài tập mà không làm ảnh hưởng đến tâm lý các em. Tuy nhiên do số lượng HS quá đông, giáo viên dạy nhiều môn nên dẫn tới việc nhận xét mang tính hình thức, chiếu lệ, dập khuôn.
- Cuối học kỳ I và cuối năm học HS được đánh giá thông qua bài kiểm tra viết đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và địa lý, Tiếng Anh. Các bài kiểm tra đánh giá theo thang điểm 10. Giáo viên sử dụng kết quả của bài kiểm tra để làm minh chứng đánh giá xếp loại HS vào thời điểm cuối học kỳ I và cuối năm học. Điều này là việc làm thường xuyên của giáo viên nên dễ thực hiện.
- Trao đổi với cán bộ quản lý và giáo viên, chúng tôi nhận thấy trong khi triển khai thực hiện các nhà trường còn gặp một số khó khăn về phương pháp đánh giá:
+ Một số GV còn có thói quen với cách KTĐG theo Thông tư số 32/2009 của Bộ GD&ĐT, nhận xét đánh giá HS dùng từ diễn tả chưa thực sự phù hợp, lời nhận xét còn mang tính phê bình nhắc nhở, chưa có lời tư vấn thúc đẩy cho HS sau lời nhận xét đối với bài tập chưa hoàn thành.