Vài Nét Khái Quát Về Đặc Điểm, Vị Trí Địa Lý, Giáo Dục Tỉnh Tuyên Quang

Trong mô hình trường học VNEN cách dạy, cách học thay đổi một cách căn bản dạy học được tiến hành theo quy trình 5 bước, học tập của HS được thực hiện thông qua hội đồng tự quản và thực hiện theo 10 bước, nhằm phát triển năng lực của HS. Nội dung dạy học gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất. Hoạt động học tập của HS được tổ chức theo hướng trải nghiệm. Vì vậy hoạt động quản lý phải thay đổi theo hướng tiếp cận phương thức sư phạm mới. Đó là quản lý theo quy trình và quản lý theo tiếp cận năng lực của người học, sự thay đổi năng lực của HS.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO MÔ HÌNH VNEN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH TUYÊN QUANG‌‌

2.1. Một vài nét về khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1. Vài nét khái quát về đặc điểm, vị trí địa lý, giáo dục tỉnh Tuyên Quang

2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư

Tuyên Quang là tỉnh miền núi thuộc khu vực đông bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Yên Bái, có diện tích tự nhiên 5.870 km2, chủ yếu là vùng đồi núi; dân số gần 800 ngàn người; mật độ dân số trung bình 136 người/km2; Toàn tỉnh có 22 dân tộc, trình độ dân trí còn thấp; nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn do chưa tiếp cận nhiều với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Toàn tỉnh có 7 huyện, thành phố và có 141 xã, phường, thị trấn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ngày một được cải thiện.

2.1.1.2. Tình hình giáo dục tiểu học tỉnh Tuyên Quang

a) Qui mô trường lớp, HS .

- Trong những năm gần đây, giáo dục tiểu học Tuyên Quang luôn được duy trì ổn định, giữ vững qui mô trường lớp; toàn tỉnh có 165 trường tiểu học với hơn 60 nghìn HS. Hàng năm huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp một, tỷ lệ huy động HS trong độ tuổi đi học đạt trên 99,9%, không có HS bỏ học. Tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đạt trên 30%, tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ năm 1995 và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2001.

Bảng 2.1. Số lớp, HS tiểu học tỉnh Tuyên Quang



Khối lớp

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

Lớp

HS

Lớp

HS

Lớp

HS

Lớp

HS

Khối 1

670

12085

675

12767

701

13777

700

13727

Khối 2

698

11859

676

11833

706

13346

705

13368

Khối 3

652

12112

608

11840

595

12297

592

12274

Khối 4

580

11086

597

12068

559

11634

556

11594

Khối 5

564

11241

548

11074

558

11710

553

11640

Tổng

3164

58383

3104

59582

3119

62764

3106

62603

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường học mới VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang - 6

(Nguồn do Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang cung cấp)

- Qua biểu số liệu về lớp và HS theo các giai đoạn như trên đã cho thấy HS tiểu học từ năm học 2011-2012 đến nay cơ bản số HS là tăng nhưng không lớn, căn cứ vào tỷ lệ dân số và tỷ lệ huy động trong độ tuổi thì quy mô HS tiểu học đã gần ổn định.

- Qui mô trường lớp, HS các trường tham gia VNEN

Bảng 2.2. Lớp, HS các trường tham gia VNEN



STT


Trường TH tham gia VNEN

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

Lớp

HS

Lớp

HS

1

Thị Trấn NH

30

501

26

498

2

Năng Khả

33

436

31

446

3

Thổ Bình

25

387

25

425

4

Hồng Quang

22

305

22

324

5

Vĩnh Lộc

20

652

22

682

6

Phúc Thịnh

15

275

14

261

7

Bắc Mục

18

520

19

578

8

Tân Yên

15

343

13

341

9

Trung Môn

18

500

18

458

10

Minh Cầm

27

524

14

287

11

Bình Thuận

21

773

23

870

12

Ỷ La

16

547

17

606

13

Tân Trào

14

370

14

375

14

Bình Yên

13

216

13

216

Tổng

287

6349

271

6367

(Nguồn do Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang cung cấp)

b) Đội ngũ cán bộ quản lý, CBQL, GV

- Toàn tỉnh có trên 3 nghìn CBQL, GV trực tiếp giảng dạy, đạt tỷ lệ bình quân 1,3 GV/lớp. Đội ngũ CBQL, GV dần được nâng cao cả về số lượng cũng như chất lượng. Đại đa số CBQL, GV đã được nâng cao về trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn. Tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; an tâm công tác; có uy tín với tập thể nhà trường, với các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân; có năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ người CBQL, GV; có tinh thần trách nhiệm cao trong việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp dần đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành và xã hội.

- Tuy nhiên, số lượng CBQL, GV tiểu học của tỉnh còn thiếu, nhất là GV dạy các bộ môn tự chọn như: Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ và ở các trường vùng sâu, vùng xa, chất lượng còn nhiều hạn chế, bất cập. Một bộ phận CBQL, GV chưa say mê, tâm huyết với nghề nên chưa đem hết khả năng phục vụ sự nghiệp giáo dục. Khả năng nghiên cứu khoa học, ý thức tự học, tự bồi dưỡng của một số CBQL, GV chưa cao, bảo thủ nên ảnh hưởng nhiều đến chuyên môn; vốn kiến thức thực tế còn hạn chế nên bài giảng chưa sâu, chưa có sức thuyết phục đối với HS; chất lượng giảng dạy còn thấp, số lượng CBQL, GV đạt danh hiệu GV giỏi các cấp chưa nhiều, tỉ lệ CBQL, GV đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua các cấp vẫn còn thấp. Một số CBQL, GV tính kỷ luật, kỷ cương chưa cao, chưa thực sự gương mẫu, là tấm gương sáng cho HS noi theo.

Bảng 2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, CBQL, GV



Số lượng

Trình độ đào tạo

Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp

Chuẩn

Trên

chuẩn

Xuất sắc

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

4127

2025

2102

1367

2002

742

16

%

99,2

49,1%

50,9%

33,1%

48,5%

18,0%

0,4%

(Nguồn do Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang cung cấp)

c) Chất lượng giáo dục

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng chất lượng giáo dục tỉnh Tuyên Quang trong những năm gần đây tương đối ổn định, tỷ lệ HS có học lực khá giỏi năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ HS yếu kém giảm. Đặc biệt xếp loại Hạnh kiểm thực hiện đầy đủ đạt trên 99%, thực hiện chưa đầy đủ chỉ còn 1%.

Bảng 2.4. Chất lượng giáo dục tiểu học năm học 2013-2014



Khối lớp

Xếp loại Hạnh kiểm

Xếp loại Học lực

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện

chưa đầy đủ


Giỏi


Khá


Trung bình


Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

13593

99,7

34

0,2

3375

26,4

4424

34,6

4617

36,2

353

2,8

2

12225

99,8

30

0,2

2529

23,4

3929

36,4

4172

38,6

165

1,5

3

11549

99,8

20

0,2

2376

22,8

3762

36,1

4164

39,9

123

1,2

4

11654

99,9

13

0,1

2162

20,6

3635

34,7

4605

43,9

79

0,8

5

11858

99,9

10

0,1

2448

22

3989

35,9

4649

41,8

28

0,3

Tổng

60879

99,8

107

0,2

12890

23,2

19739

35,5

22207

40

748

1,3

(Nguồn do Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang cung cấp)


Bảng 2.5. Chất lượng giáo dục chương trình VNEN năm học 2013-2014


Khối

Hoàn thành

Chưa HT

SL

%

SL

%

1

1278

99

9

1

2

1448

99,3

10

0,7

3

1130

98,8

14

1,2

4

1176

99,3

8

0,7

5

1251

99,6

3

0,4

Tổng

6283

99,2

44

0,8

(Nguồn do Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang cung cấp)

2.1.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở các trường tiểu học theo mô hình VNEN

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập theo mô hình VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập các trường thí điểm xây dựng mô hình trường học mới tỉnh Tuyên Quang.

2.1.2.3. Đối tượng khảo sát

Tiến hành khảo sát trên 28 cán bộ quản lý và 70 GV của mười bốn trường tiểu học thực hiện thí điểm xây dựng mô hình trường học VNEN.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng phiếu hỏi

- Phỏng vấn trực tiếp

- Quan sát hoạt động

- Nghiên cứu hồ sơ, tổng kết kinh nghiệm

2.2. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về KTĐG kết quả học tập theo mô hình VNEN

- KTĐG kết quả học tập của HS có vai trò vô cùng quan trọng trong việc dạy và học, đặc biệt là dạy học theo mô hình VNEN, đây là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục phát động các phong trào, các cuộc vận động như: “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”; “Chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”; “Dạy tốt – Học tốt”; “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” ...Nhờ đó mà ý thức trách nhiệm của CBQL, GV nói chung và hoạt động KTĐG nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt là nhận

thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng trong hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS.

- Qua khảo sát 28 CBQL và 70 GV các trường thí điểm thực hiện mô hình VNEN. Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy một số lượng lớn CBGL, GV các trường đã có nhận thức đúng và đầy đủ về KTĐG kết quả học tập theo mô hình trường học VNEN.

- Để biết được mức độ hiểu biết của cán bộ quản lý tại các trường, thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình trường học VNEN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, sau đây là kết quả thăm dò ý kiến:

Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL, GV về hoạt động KTĐG


STT

Nội dung nhận thức

SL

Tỷ lệ

%


1

Đánh giá sự tiến bộ của HS; coi trọng động viên khuyến khích vượt khó học tập, rèn luyện đảm bảo kịp thời công bằng

khách quan và toàn diện.


5


5,1

2

- Đánh giá những phẩm chất năng lực của HStheo mục tiêu

giáo dục tiểu học.

15

15,3

3

Đánh giá dựa trên thái độ hành vi, kết quả về kiến thức kỹ năng kết quả hoàn thành nhiệm vụ của HS phù hợp với lớp học.


4


4,08


4

Kết hợp đánh giá của giáo viên với các đoàn thể tổ chức trong

và ngoài nhà trường, cha mẹ HSvà tự đánh giá của HS, nhưng đánh giá của GV là quan trọng nhất


3


3,06

5

Đánh giá sự tiến bộ của mỗi HS, không so sánh với HSkhác, không tạo áp lự cho HS và cha mẹ HS.


1


1,02

6

Tất cả những nội dung trên

70/98

71,42

- Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy một số lượng lớn CBQL và GV của 14 trường tham gia dạy học theo mô hình trường học mới VNEN đã có nhận thức đúng và tương đối đầy đủ về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình trường học VNEN.

- Có 71,42% cán bộ giáo viên tham gia quản lý dạy học theo VNEN đã có nhận thức đúng và đầy đủ về đánh giá kết quả học tập theo mô hình VNEN. Tuy nhiên bên cạnh vẫn còn một số cán bộ, giáo viên hiểu đúng nhưng chưa đầy đủ về đánh giá kết quả học tập theo mô hình VNEN.

- Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên, chúng tôi nhận thấy trong quá trình triển khai thực hiện dạy học theo mô hình VNEN, CBQL và GV các trường đã hiểu được cách đánh giá HS đã có sự thay đổi căn bản: Đánh giá quá trình học tập kết hợp định lượng (bằng cách cho điểm) và định tính (bằng nhận xét) đây cũng chính là tinh thần cơ bản của Thông tư 30 do Bộ Giáo dục đào tạo đã ban hành trong năm 2014, GV tạo mọi cơ hội để bản thân mỗi HS tự đánh giá mình, kết hợp sự đánh giá của cha mẹ HS và cộng đồng, sự đánh giá đó bao gồm cả việc đạt được mục tiêu kiến thức, sự tự giác, tự tin, ý thức, sự tương tác trong quá trình học tập. Tạo cho các em thói quen biết chia sẻ, đánh giá nhưng quan trọng hơn là biết động viên bạn tiến bộ kết hợp cả việc định tính với định lượng để kiểm soát chất lượng mang tính toàn diện hơn.

- Giáo viên nhận thức rằng từ việc đánh giá bằng điểm số được thay bằng những lời nhận xét của giáo viên, từ cách suy nghĩ học vì điểm được thay bằng học để có kiến thức, để phát triển năng lực, phẩm chất thực sự không dễ thay đổi mà phải kiên trì từng bước mới có hiệu quả. Không phải giáo viên nào cũng thực hiện được ngay việc đánh giá thường xuyên các môn học và các hoạt động giáo dục của HS trên lớp hàng ngày. Bởi khó khăn trước mắt là thay đổi tư duy của các bậc phụ huynh, tư duy của HS và ngay cả nhận thức của bản thân giáo viên. Có những giáo viên chưa tin vào điều này sẽ thành hiện thực mà cho rằng đây chỉ là dự án triển khai.

2.2.2. Thực trạng về nội dung KTĐG theo mô hình VNEN ở các trường đã triển khai thí điểm ở tỉnh Tuyên Quang

- Mô hình này coi trọng việc KTĐG trong suốt quá trình học đi đôi với việc kiểm tra kết quả học tập. Mô hình trường học mới không chỉ đánh giá HS

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí