Phải Phù Hợp Với Đặc Điểm Tâm Lý Hs Tiểu Học

3.1.3. Đảm bảo tính pháp chế

Các biện pháp phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế và điều lệ nhà trường, và thực hiện theo hệ thống các văn bản hướng dẫn về KTĐG trường học VNEN, Cụ thể:

- Việc KTĐG phải được diễn ra thường xuyên, đánh giá theo sự tiến bộ của HS, theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

- Kết hợp đánh giá của GV và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, cha mẹ HS trên tinh thần đảm bảo nguyên tắc hài hòa, phù hợp với thực tiễn địa phương.

- Xây dựng mối quan hệ giữa GV với GV, GV với HS đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tạo mối quan hệ đoàn kết thân ái trên tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.

3.1.4. Phải phù hợp với đặc điểm tâm lý HS tiểu học

Các biện pháp đưa ra không những phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, của nhà trường mà còn phải:

- Phù hợp với tâm lý lứa tuổi của HS tiểu học nhằm thu hút sự quan tâm, lòng hăng say phấn đấu, sự hiếu học của HS, qua đó tạo không khí thi đua sôi nổi hào hứng trong tập thể nhà trường, lớp học.

- Không quá khắc nghiệt, khô cứng, khó thực hiện tránh sự mặc cảm tự ti đối với HS; Kích thích chí tưởng tượng để HS nuôi dưỡng những mục tiêu phấn đấu trong quá trình xây dựng môi trường học tập ở lớp, ở trường cũng như ở gia đình.

- Tạo sự gần gũi giữa GV và HS nhằm xoá bỏ mọi ngăn cách về tuổi tác, tâm lý, hòa mình cùng các em giúp HS hăng say hơn trong mọi hoạt động ở nhà trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

- Các biện pháp không gây tâm lý trái ngược với quan niệm, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc địa phương.

3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường học mới VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang - 10

- Các nội dung KTĐG phải được tiến hành đồng bộ và có hệ thống nhằm chuyển đổi căn bản phương thức KTĐG theo mô hình trường học VNEN ở tỉnh Tuyên Quang.

- Việc đổi mới phương thức KTĐG phải gắn liền với việc nâng cao năng lực KTĐG của GVvà cơ sở vật chất của trường học và đổi mới quản lý giáo dục nhà trường.

- Đổi mới có tính kế thừa, không phủ nhận sạch trơn những phương pháp và cách thức làm cũ.

3.2. Các biện pháp quản lý

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV cha mẹ HS và HS về KTĐG theo mô hình VNEN

a) Mục tiêu của biện pháp

Thông qua nhiều hình thức khác nhau giúp cha mẹ HS, GV, CBQL, HS hiểu biết về mục tiêu, nội dung, vai trò ý nghĩa của việc KTĐG theo mô hình VNEN, từ đó khích lệ các đối tượng tích cực tham gia phối hợp cùng nhà trường.

b) Nội dung và cách thực hiện

Để thay đổi nhận thức của đội ngũ giáo viên và phụ huynh HS trong cách đánh giá xếp loại HS theo mô hình trường học mới VNEN. Cán bộ quản lý các nhà trường tổ chức hội thảo chuyên đề về đánh giá, xếp loại HS theo mô hình trường học mới. Thông qua hội thảo giáo viên và phụ huynh được cung cấp các thông tin cần thiết về đánh giá, xếp loại HS theo mô hình trường học mới, xuất phát từ thay đối cách dạy và học theo mô hình trường học mới VNEN, nên cách đánh giá cũng thay đổi theo. Chính vì vậy việc phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh HS là rất quan trọng để cùng nhau tham gia đánh giá kết quả học tập của HS một cách toàn diện hơn.

- Muốn tổ chức thực hiện có hiệu quả KTĐG kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN đòi hỏi CBQL phải tăng cường nâng cao nhận thức cho GV, cha mẹ HS và các tổ chức xã hội về KTĐG theo mô hình VNEN. Tổ chức cho GV, HS, cha mẹ HS học tập các văn bản cụ thể như sau:

+ Quyết định số 16/2006/QĐ-BG&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GD&ĐT về ban hành chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

+ Công văn số 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21/8/2013 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thí điểm đánh giá HS theo mô hình VNEN.

+ Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành qui định đánh giá HS tiểu học.

+ Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học.

+ Những nội qui, qui định của nhà trường về KTĐG kết quả học tập HS và các chủ trương cụ thể khác trong từng năm học.

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề về KTĐG theo mô hình VNEN, nhằm giúp GV, CBQL hiểu sâu hơn về bản chất của KTĐG theo mô hình VNEN, thông qua các hình thức đó giúp GV, CBQL hiểu, nắm vững các nội dung sau:

+ CBQL cần phổ biến tuyên truyền về KTĐG theo mô hình VNEN, nâng cao nhận thức của giáo viên, cán bộ, cha mẹ HS về các đặc điểm của KTĐG theo mô hình VNEN. Đồng thời phải làm rõ các trách nhiệm sau đây của từng lực lượng tham gia KTĐG theo mô hình VNEN.

+ Trách nhiệm của CBQL trong đổi mới phương thức KTĐG, tổ chức thực hiện việc KTĐG theo mô hình VNEN.

+ Trách nhiệm của GV trong đổi mới KTĐG và tổ chức hướng dẫn HS tự đánh giá, phối hợp với cộng đồng, cha mẹ HS để tham gia đánh giá.

+ Trách nhiệm của cha mẹ HS trong phối hợp với nhà trường, GV để tham gia đánh giá kết quả học tập của HS.

- Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp này cần thực hiện như sau:

+ Thông qua bồi dường thường xuyên trong năm học, bồi dường hè, qua các đợt tập huấn do nhà trường và Phòng GD&ĐT tổ chức.

+ Triển khai các nội dung này vào các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần; họp hội đồng, sinh hoạt chuyên đề, hoạt động ngoại khóa.

+ Thực hiện nghiêm việc đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp, có biện pháp xử lý hoặc điều chuyển làm việc khác những GV chưa đạt chuẩn, thiếu tinh thần trách nhiệm, không có tinh thần cầu thị.

c) Điều kiện thực hiện biện pháp

- CBQL phải có tầm nhìn, phải có năng lực phân tích môi trường và đánh giá đúng năng lực đội ngũ giáo viên, có những giải pháp nâng cao nhận thức cho các thành viên một cách hiệu quả, thiết thực.

- CBQL phải hiểu đúng về bản chất của KTĐG theo mô hình VNEN là giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học.

- Cán bộ GV phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của KTĐG theo mô hình trường học mới và trách nhiệm của GV trong việc KTĐG theo mô hình VNEN.

- Nhà trường đầu tư in ấn, photo các tài liệu, văn bản, thông tư của Bộ GD&ĐT về KTĐG HS phát cho GV, HS để học tập.

3.2.2. Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng chuẩn, công cụ đánh giá theo môn học

a) Mục tiêu của biện pháp

Đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận năng lực phải được dựa trên chuẩn và công cụ đã được thử nghiệm vì vậy hiệu trưởng trường tiểu học cần có những biện pháp tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn, hướng dẫn giáo viên thực hiện xây dựng chuẩn đánh giá cho từng môn học và thiết kế công cụ đo phù hợp với chuẩn đã xây dựng nhằm đánh giá khách quan, chính xác, công bằng kết quả học tập và sự tiến bộ của HS và huy động được nhiều lực lượng tham gia đánh giá.

b) Nội dung và cách thực hiện

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn căn cứ vào nội dung chương trình môn học, căn cứ vào chuyển đổi phương thức sư phạm trong dạy học theo mô hình VNEN để xác định các chuẩn đánh giá kết quả học tập của HS và đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập.

- Các chuẩn đó được thể hiện trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá tổng kết. Các chuẩn phải được phản ánh trong nội dung đánh giá và được thực hiện thông qua các công cụ đo.

- Từ chuẩn đánh giá xác định ma trận ngân hàng câu hỏi theo các thang mục tiêu năng lực đánh giá.

- Công cụ đo phải được xây dựng trên cơ sở mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá của từng môn học, phương thức đánh giá, cách thức tiến hành, lực lượng tham gia.

- Tổ trưởng chuyên môn tổ chức các nhóm chuyên gia là giáo viên thực hiện các hoạt động tự nghiên cứu tài liệu, thảo luận để xác định chuẩn đánh giá của nhà trường, của môn học sao cho phù hợp với chuẩn đánh giá của Bộ Giáo dục – Đào tạo.

- Sau khi xác định được chuẩn đánh giá, tổ trưởng chuyên môn cần chỉ đạo giáo viên làm việc theo nhóm để thiết kế các công cụ đo: Quan sát, nghiên cứu đánh giá sản phẩm vv…công cụ đo cần phải đảm bảo các nguyên tắc của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

- Tiến hành thử nghiệm công cụ đo để xác định tính khả thi của công cụ đã thiết kế rồi sau đó sử dụng đại trà.

c) Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng phải nắm vững nội dung chương trình dạy học và phương thức sư phạm của mô hình VNEN.

- Hiệu trưởng phải am hiểu sâu về đánh giá kết quả học tập của HS.

- Giáo viên phải được tập huấn về đánh giá kết quả theo mô hình VNEN.

3.2.3. Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên đa dạng hóa các hình thức, phương pháp đánh giá theo tiếp cận năng lực của HS

a) Mục tiêu biện pháp

- Xác định trình độ đạt được về học tập các môn học và năng lực của HS - Giúp HS điều chỉnh cách học tập và rèn luyện.

- Giúp GV điều chỉnh cách dạy, cách tổ chức giáo dục cho phù hợp

- Tạo động lực cho quá trình dạy học theo phương thức sư phạm của mô hình VNEN được thực hiện và hoàn thiện.

b) Nội dung và cách thực hiện

- Quán triệt nội dung công văn 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21/08/2013 của Bộ GD&ĐT về hướng thí điểm đánh giá HS tiểu học mô hình trường học mới và Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành qui định đánh giá HS tiểu học tới từng giáo viên và phụ huynh HS, HS.

- Quán triệt các nguyên tắc đánh giá tới từng GV và phụ huynh HS:

+ Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và từng lớp học.

+ Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình và cộng đồng.

- Chỉ đạo thực hiện các hình thức đánh giá như: Quan sát có chủ định; quan sát tự do; Kiểm tra viết; kiểm tra miệng; Trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.

- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập/ hoạt động giáo dục của HS (phiếu học tập, kết quả thảo luận nhóm, tranh vẽ, bài viết ngắn, báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu…)

- Chỉ đạo đánh giá theo tiếp cận năng lực HS:

+ “Năng lực” là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể: (OECD - 2002)

+ Bao gồm: năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và năng lực giao tiếp - quan hệ xã hội.

- Chỉ đạo GV tăng cường đánh giá quá trình học tập của HS:

+ Đánh giá sự tiến bộ của HS qua các hoạt động học tập nhằm duy trì sự tiến bộ và điều chỉnh cách dạy, cách học.

+ Quy trình 3 bước đánh giá qua quan sát, gồm: Kế hoạch quan sát, Quan sát - ghi chép; Đánh giá.

- Chỉ đạo tăng cường tự đánh giá trong học tập:

+ Là hình thức đánh giá mà HS tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với các mục tiêu của quá trình học tập.

+ Tự đánh giá thường đi liền với đánh giá đồng đẳng. Tức là các HS trong cùng một nhóm, một lớp sẽ đánh giá lẫn nhau.

- Nhấn mạnh trong chỉ đạo đối với GV về những đổi mới trong đánh giá:

+ Động viên HS là chính, giúp HS tự tin hứng thú, tiến bộ trong học tập.

+ Đánh giá cả quá trình học tập, không chỉ đánh giá KQHT: đánh giá năng lực.

+ Tự đánh giá là chính (bản thân, nhóm, tổ)

+ GV đánh giá thường xuyên qua theo dõi, hướng dẫn trong quá trình; kiểm tra kết quả; ĐG quá trình, ĐG năng lực, sự phát triển: Mỗi HS tự đánh giá, đánh giá trong nhóm, trong nhóm đôi quá trình học tập của mình; Đánh giá thông qua sự tham gia vào hoạt động học, thời gian hoàn thành, thứ tự hoàn thành công việc trong nhóm, kết quả học tập; Đánh giá sự tiến bộ về kiến thức, kĩ năng, khả năng tự học, khả năng giao tiếp, hợp tác, khả năng độc lập, sáng tạo.

- GV đánh giá HS thông qua:

+ Quan sát: sự tích cực, sẵn sàng học tập, sự hợp tác…

i. Năng lực học tập: nhận thức, linh hoạt, độc lập, sáng tạo.

ii. Năng lực xã hội: Giao tiếp, hợp tác, thích ứng.

+ Kiểm tra vấn đáp, viết; hoạt động thực tiễn, câu lạc bộ, chuyên đề.

Đánh giá thường xuyên, toàn diện, cụ thể là quan trọng nhất.

+ Các môn học đạo đức, âm nhạc, mĩ thuật, thủ công, thể dục hiện nay đã được thiết kế các bài dạy theo hướng tổ chức các hoạt động giáo dục. Đánh giá bằng nhận xét nhẹ nhàng (không nặng nề, nhồi nhét, áp đặt). Trong mô hình VNEN các môn học này được coi là các hoạt động giáo dục.

- Góp phần tích cực đào tạo con người toàn diện:

+ Không nặng về kiến thức, hướng vào phát triển các kĩ năng cần thiết phát triển năng lực cho HS.

+ Tích hợp các nội dung vào các môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên – Xã hội.

+ Đạo đức, âm nhạc tích hợp vào môn tiếng Việt để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, con người.

+ Mĩ thuật, thủ công tích hợp để làm ra các sảm phẩm giáo dục, làm các đồ dùng dạy học để học các môn học.

+ Thể dục tổ chức các sân chơi, trò chơi vận động, phát triển thể chất, tinh thần; ý thức tổ chức, kỉ luật cho HS.

- Mục đích nhẹ nhàng về kiến thức, tích hợp các nội dung, phong phú về tổ chức nhằm mục tiêu chung phát triển con người.

c) Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng phải nắm vững những vấn đề cơ bản về KTĐG theo mô hình trường học mới VNEN.

- GV phải được trang bị về kĩ thuật thiết kế công cụ và phương pháp đánh giá.

- Xác định rõ chuẩn đánh giá của các môn học.

3.2.4. Chỉ đạo tổ chuyên môn tăng cường sinh hoạt về nội dung KTĐG kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN

a) Mục tiêu của biện pháp

- Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên sinh hoạt chuyên môn về nội dung KTĐG nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV về KTĐG kết quả học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường đáp ứng yêu cầu mô hình trường học mới VNEN.

- Sinh hoạt chuyên môn về KTĐG theo mô hình VNEN giúp giáo viên hiểu về bản chất KTĐG của mô hình VNEN để điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động; Giúp cho CBQL kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí