Nâng Cao Năng Lực Cho Cbql Và Gv Đáp Ứng Yêu Cầu Của Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Theo Mô Hình Trường Học Vnen

b) Nội dung và cách thực hiện

Đối với nội dung về ĐGTX nên tổ chức SHCM thông qua hoạt động dự giờ. Đối với nội dung ĐGĐK nên tổ chức SHCM qua nghiên cứu đề kiểm tra, cách xây dựng ma trận đề kiểm tra, nội dung dạy học, kết quả học tập của HS. Thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị.

- Xây dựng kế hoạch cần tập trung vào các nội dung cụ thể mà GV, CBQL quan tâm, gặp vướng mắc, khó khăn cần được chia sẻ, hỗ trợ trong KTĐG HS. Cần nghiên cứu kỹ công văn số 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21/8/2013 về Hướng dẫn thí điểm đánh giá HS tiểu học Mô hình trường học mới Việt Nam và dựa trên thực tiễn đánh giá HS ở lớp, trường để xây dựng kế hoạch trong SHCM. Đối với nội dung về ĐGTX, trong kế hoạch cần nêu rõ bài dạy minh họa, người dạy minh họa, thời gian và địa điểm dạy, ... Đối với nội dung về ĐGĐK và các nội dung khác, cần nêu rõ người chuẩn bị nội dung, đề kiểm tra, bài kiểm tra,... Khuyến khích GV tự nguyện đăng ký nội dung về đánh giá HS để chuẩn bị SHCM căn cứ vào mục đích cụ thể của buổi SHCM.

- Có thể lựa chọn nội dung về đánh giá HS để xây dựng kế hoạch SHCM như sau:

+ Cách ĐGTX theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục: Cách quan sát, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá kết quả học tập của từng HS và từng nhóm HS qua mỗi hoạt động học; các kỹ thuật đánh giá trên lớp; cách quan sát, nhận định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của từng HS; Cách hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; cách phối hợp với phụ huynh tham gia hoặc quan sát, đánh giá HS; cách viết nhật ký ĐGTX về từng HS...

+ Cách đánh giá để bồi dưỡng, giúp đỡ HS nhằm phát huy khả năng của các em và giúp các em tiến bộ trong học tập.

+ Cách xây dựng ma trận đề kiểm tra (các mạch kiến thức cần kiểm tra, số câu, số điểm tương ứng với các mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3), cách ra đề

kiểm tra, đánh giá định kì kết quả học tập; cách chấm bài kết hợp với sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, hạn chế và góp ý cho HS.

+ Cách ghi Phiếu tổng hợp đánh giá cuối học kì I và cuối năm học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

+ Cách hướng dẫn HS bình bầu khen thưởng vào cuối học kì I, cuối năm học...

- GV dạy minh họa chuẩn bị bài dạy hoặc chuẩn bị nội dung (về đánh giá định kì, khen thưởng, tổng hợp kết quả đánh giá...) sẽ trình bày tại chuyên đề (hoặc Hội thảo).

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường học mới VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang - 11

- Phân công GV, tổ chuyên môn hoặc nhà trường hỗ trợ GV dạy minh họa hoặc chuẩn bị nội dung chuyên đề (hoặc Hội thảo).

Bước 2: Tổ chức triển khai

- Tổ chức dạy minh họa và dự giờ. Việc dự giờ tập trung vào nội dung đánh giá thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục của GV và HS nhằm trả lời các câu hỏi:

+ GV giám sát, hỗ trợ, đánh giá hoạt động học của từng nhóm / từng HS như thế nào?

+ GV có vận dụng giáo dục kỷ luật tích cực khi nhận xét, đánh giá HS không? Cách động viên, khích lệ HS hoặc hướng dẫn, hỗ trợ HS vượt qua khó khăn trong học tập như thế nào ?

+ Các kĩ thuật đánh giá trên lớp nào đã được GV sử dụng ?

+ HS có biết cách tự đánh giá và đánh giá bạn hay không ?

+ Kết quả đánh giá của GV và kết quả HS tự đánh giá và đánh giá bạn như thế nào ?

+ GV ghi Nhật ký đánh giá sau giờ dạy như thế nào ?

+ Nên điều chỉnh hoạt động dạy học như thế nào sau giờ dạy ?...

- Tổ chức trao đổi các nội dung khác về đánh giá HS như: Cách ra đề kiểm tra định kì, cách đánh giá cho điểm và nhận xét của GV, hồ sơ đánh giá từng HS của giáo viên.

Bước 3: Thảo luận chung

- Sau khi dự giờ, cần tập trung thảo luận về ĐGTX trong giờ học, các kĩ thuật đánh giá trên lớp. Trên cơ sở đó, làm rõ những điều đã học tập được, chia sẻ những băn khoăn, những đề xuất nhằm giúp HS học tốt hơn thông qua đánh giá.

- Đối với các nội dung về ĐGĐK, khen thưởng, tổng hợp đánh giá, trước khi thảo luận, GV được phân công thuyết minh về nội dung đã chuẩn bị kết hợp với thực tiễn đánh giá (thông qua các sản phẩm như đề kiểm tra, các bài kiểm tra đã được chấm và nhận xét, sửa lỗi; phiếu tổng hợp đánh giá đã được ghi đầy đủ,...), nêu rõ cách làm. Trên cơ sở đó, căn cứ vào thực tiễn của lớp, trường mình, các GV khác cùng trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm hay, những khó khăn, vướng mắc và cùng tìm ra biện pháp tháo gỡ khó khăn.

- Cuối buổi thảo luận, người chủ trì có thể tổng kết các vấn đề nổi bật qua thảo luận và gợi ý các vấn đề cần suy ngẫm về đánh giá HS nhằm giúp cho HS có thể học tập có hứng thú và tiến bộ hơn. Những người tham dự có thể tự suy nghĩ và lựa chọn biện pháp áp dụng cho việc đánh giá HS ở lớp mình, trường mình.

Bước 4: Áp dụng vào đánh giá HS

Dựa trên kết quả thảo luận và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, hoặc nghiên cứu cách đánh giá bài định kỳ các GV (đối với SHCM cấp tổ), các tổ chuyên môn (đối với SHCM cấp trường), các trường (đối với SHCM cấp cụm) nêu rõ phương hướng áp dụng để đổi mới cách đánh giá HS theo Mô hình trường học mới Việt Nam vào thực tiễn dạy học ở lớp, trường mình.

c) Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng là người chỉ đạo xây dựng kế hoạch về nội dung và hình thức, thời gian sinh hoạt chuyên môn về nội dung KTĐG kết quả học tập của HS theo mô hình trường học VNEN.

- Tổ trưởng chuyên môn phải nghiên cứu kỹ các văn bản về KTĐG theo mô hình trường học VNEN và sinh hoạt chuyên môn để nắm vững mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, hình thức KTĐG của mô hình trường học mới VNEN từ đó chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn mới có hiệu quả.

- Giáo viên phải tự giác, chủ động, tích cực tham gia dạy minh họa, viết các chuyên đề và báo cáo chuyên đề trước tổ chuyên môn.

3.2.5. Nâng cao năng lực cho CBQL và GV đáp ứng yêu cầu của hoạt động kiểm tra, đánh giá theo mô hình trường học VNEN

a) Mục tiêu của biện pháp

Nhân tố chính quyết định thành công trong việc KTĐG kết quả học tập theo mô hình trường học VNEN là nhân tố CBQL và GV. Vì vậy Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường tiểu học cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL và GV đáp ứng yêu cầu về KTĐG kết quả học tập theo mô hình trường học mới VNEN, giúp GV thay đổi cách dạy và thay đổi cách KTĐG, cán bộ người quản lý thay đổi cách thức quản lý hoạt động dạy học và hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS. Thông qua đó giúp cán bộ quản lý có kế hoạch tổ chức hướng dẫn HS, cha mẹ HS phối hợp với giáo viên để thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả học tập của HS. Vì vậy khâu đột phá trong đổi mới KTĐG kết quả học tập theo mô hình trường học mới phải là năng lực KTĐG của GV và năng lực quản lý của cán bộ quản lý .

b) Nội dung và cách thực hiện

- Tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu KTĐG kết quả học tập theo mô hình trường học VNEN để xác định nội dung, chương trình bồi dưỡng.

- Tổ chức tốt việc tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực KTĐG cho GV theo mô hình trường học mới Việt Nam gắn với chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học và tài liệu học tập của VNEN. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về năng lực hướng dẫn tư vấn cho HS về phương pháp tự đánh giá kết quả học tập mình

và nhận xét đánh giá kết quả của bạn theo mô hình trường học VNEN và tư vấn hướng dẫn cho cha mẹ HS về nội dung, phương pháp đánh giá con em mình.

- Bồi dưỡng kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho GV trong KTĐG để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Phát huy vai trò tự bồi dưỡng của tổ chuyên môn và mỗi GV về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tại các tổ chuyên môn tại trường, tổ chức tốt công tác kiểm tra, dự giờ góp ý xây dựng.

- Phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong tổ chức các Hội thảo, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo mô hình trường học mới.

- Phát triển đội ngũ GV cốt cán để tổ chức tập huấn, giao đảm nhiệm các lớp theo mô hình trường học mới VNEN. Phân công giao nhiệm vụ cụ thể đến từng giáo viên, từng bộ phận công tác, đồng thời đẩy mạnh hiệu quả công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng để GV được chia sẻ, học hỏi về kinh nghiệm KTĐG kết quả học tập theo mô hình trường học mới VNEN, nhấn mạnh những ưu điểm đem lại cho HS và nhà trường. Chia sẻ những kiến thức, kĩ năng GV còn hạn chế, tạo môi trường để GV học hỏi lẫn nhau và phát triển nghề nghiệp.

- Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để GV tích cực tham gia đổi mới phương pháp KTĐG kết quả học tập. Coi đổi mới phương pháp KTĐG kết quả học tập theo mô hình VNEN là một nhiệm vụ trọng tâm của GV trong phát triển nhà trường.

- Phát triển môi trường làm việc cho giáo viên: Tăng cường cơ sở vật chất trường học, xây dựng mối quan hệ sư phạm thân thiện chia sẻ, động viên, khích lệ tinh thần đổi mới vì sự phát triển của nhà trường và sự tiến bộ của HS.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về đánh giá kết quả học tập của HS theo các modul: Đánh giá thường xuyên; Đánh giá định kỳ; Đánh giá tổng kết; Phối hợp các lực lượng để đánh giá vv…

- Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về năng lực lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường học VNEN.

c) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường cần phải có công cụ khảo sát đánh giá năng lực GV để xác định nhu cầu bồi dưỡng giáo viên, đồng thời phải có cơ chế xử lý rõ ràng, nhằm giúp GV sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá để hoàn thiện.

- Cán bộ tham gia bồi dưỡng GV phải có năng lực chuyên môn giỏi và năng lực nghiệp vụ sư phạm tốt, có nghệ thuật phát huy vai trò tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện của mỗi GV và tạo ra môi trường để GV học hỏi đồng nghiệp.

- Cán bộ quản lý cấp Phòng và Hiệu trưởng nhà trường phải chủ động trong công tác xây dựng, bồi dưỡng GV về KTĐG kết quả học tập mô hình trường học mới VNEN.

3.2.6. Huy động các nguồn lực tham gia quá trình kiểm tra, đánh giá theo mô hình trường tiểu học mới

a) Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong đánh giá kết quả học tập của HSgiúp cho việc đánh giá kết quả học tập của HS được khách quan, trung thực, chính xác, công bằng đồng thời tạo động lực cho hoạt động dạy học phát triển.

b) Nội dung và cách thực hiện

- Xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động giữa giáo viên và cha mẹ HS với các tổ chức giáo dục trong trường để thực hiện nội dung đánh giá kết quả học tập của HS.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong đánh giá kết quả học tập của HS.

- Phát huy vai trò tự đánh giá của HS trong quá trình dạy học và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS, giáo viên cần có những biện pháp và kĩ thuật dạy học để tích cực hóa hoạt động tự đánh giá của HS.

- Giáo viên cần trang bị cho HS các kĩ thuật tự nhận thức về bản thân và người khác, kĩ năng xác định mục tiêu, chuẩn đánh giá, kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và của bạn trong tổ nhóm.

- Thống nhất giữa giáo viên, cha mẹ HS, HS về các tiêu chí đánh giá, cách thức quan sát, nghiên cứu sản phẩm và cách nhận xét, đánh giá.

- Phát huy tối đa vai trò của các lực lượng trong đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình trường học VNEN.

c) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Giáo viên và cán bộ quản lý phải có nhận thức đúng về mô hình trường học VNEN và hoạt động giáo dục theo mô hình VNEN.

- Cha mẹ HS và cộng đồng phải nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm phối hợp với nhà trường để giáo dục HS.

- Hiệu trưởng phải xây dựng được cơ chế phối hợp các hoạt động.

- HS phải tự giác tích cực tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.

3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống hiện tượng tiêu cực trong hoạt động kiểm tra, đánh giá

a) Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS do giáo viên thực hiện nhằm tạo động lực cho giáo viên thực hiện đúng hoạt động đánh giá thông qua đó tạo động lực cho hoạt động dạy học phát triển để nâng cao chất lượng dạy và học.

b) Nội dung và cách thực hiện

- Quản lý chặt chẽ theo hệ thống nhất định các giờ kiểm tra định kỳ giữa kỳ 1, cuối kỳ 1, giữa kỳ 2 và cuối năm học.

- Tăng cường trách nhiệm của CBQL, GV trong hoạt động KTĐG kết quả học tập theo đúng qui định.

- Đảm bảo cho việc KTĐG được thường xuyên, ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục.

- Thực hiện nghiêm túc đúng qui định, tránh hiện tượng tiêu cực; đảm bảo tính chính xác, khách quan trong KTĐG.

- Nhà trường phải đề ra nội qui, qui chế chuyên môn ngay từ đầu năm học, nhằm qui trách nhiệm cho tổ khối chuyên môn, GV trong việc KTĐG kết quả học tập của HS .

- Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên về KTĐG thường xuyên, định kỳ, đảm bảo việc KTĐG đúng qui trình và thời gian qui định.

- Đối với việc đánh giá thường xuyên các môn học và hoạt động giáo dục: Để đảm bảo trong mỗi giờ học GV phải đánh giá được 100% HS lớp mình dạy, không để “sót” em nào. Đây là một việc làm khó, nó đỏi hỏi GV phải có tinh thần trách nhiệm và phải có năng lực quan sát, năng lực đánh giá tốt. Đặc biệt đối với những lớp trên 35 HS hoặc các lớp ghép 2, 3 trình độ cần đỏi hỏi GV nêu cao tinh thần trách nhiệm thì mới hoàn thành được nhiệm vụ.

- Đối với các kỳ kiểm tra định kỳ cuối kỳ 1 và cuối năm học nhà trường phải thành lập hội đồng ra đề, hội đồng coi, hội đồng chấm bài kiểm tra. Phân công GV coi chéo, chấm chéo giữa các lớp, GV không được coi, chấm bài kiểm tra HS lớp mình dạy để đảm bảo tính, công bằng khách quan.

- Nhà trường thành lập tổ thanh tra do hiệu trưởng làm tổ trưởng để thanh tra việc coi, chấm bài kiểm tra của giáo viên. Tổ chức chấm lại bài kiểm tra của mỗi lớp để khẳng định rằng bài kiểm tra được GV chấm đúng, chấm đủ theo hướng dẫn chấm.

- Định kỳ hàng tháng hiệu trưởng phải có đánh giá trước hội đồng nhà trường về việc KTĐG kết quả học tập của HS để kịp thời nhắc nhở, khắc phục những thiếu sót, hạn chế, đề ra các giải pháp khắc phục.

c) Điều kiện thực hiện

- CBQL, GV phải nắm chắc phân phối chương trình, kế hoạch dạy học, kế hoach kiểm tra định kỳ và các văn bản hướng dẫn về KTĐG.

- Nhà trường phải tăng cường thanh tra, kiểm tra việc KTĐG kết quả học tập của HS một cách thường xuyên.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí