Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường học mới VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang - 12

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau phụ thuộc lẫn nhau, trong đó các biện pháp: Nâng cao năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý về đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN; Chỉ đạo tổ chuyên môn tăng cường sinh hoạt về nội dung KTĐG kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN; Xây dựng chuẩn, công cụ đánh giá; Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên đa dạng hóa các hình thức, phương pháp đánh giá theo tiếp cận năng lực của HS là các biện pháp trọng tâm. Các biện pháp còn lại là những biện pháp mang tính điều kiện. Vì vậy đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các biện pháp mới có hiệu quả.

3.4. Khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất

3.4.1. Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp

Khảo nghiệm kết quả trên 28 cán bộ quản lý của các trường tiểu học thực hiện thí điểm mô hình trường học VNEN chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý



STT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết

Rất cần thiết

Cần thiết

Không CT

1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV cha

mẹ HS và HS về KTĐG theo mô hình VNEN

100%



2

Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây

dựng chuẩn, công cụ đánh giá theo môn học

100%




3

Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên đa dạng hóa các hình thức, phương pháp đánh

giá theo tiếp cận năng lực của HS


83,3%


16,7%



4

Chỉ đạo tổ chuyên môn tăng cường sinh hoạt

về nội dung KTĐG kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN


100%




5

Nâng cao năng lực cho CBQL và GV đáp ứng yêu cầu của hoạt động kiểm tra, đánh giá theo

mô hình trường học VNEN


100%




6

Huy động các nguồn lực tham gia quá trình kiểm tra, đánh giá theo mô hình trường tiểu

học mới


100%




7

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,

chống hiện tượng tiêu cực trong hoạt động kiểm tra, đánh giá




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường học mới VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang - 12

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đều mang tính khả thi.

3.4.2. Khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý



STT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết

Rất

khả thi

Khả thi

Không

khả thi


1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV cha mẹ HS và HS về KTĐG theo mô

hình VNEN


100%




2

Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng chuẩn, công cụ đánh giá

theo môn học


100%




3

Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên đa dạng hóa các hình thức, phương pháp

đánh giá theo tiếp cận năng lực của HS


83,3%


16,7%



4

Chỉ đạo tổ chuyên môn tăng cường sinh hoạt về nội dung KTĐG kết quả học tập

của HS theo mô hình VNEN


100%




5

Nâng cao năng lực cho CBQL và GV đáp ứng yêu cầu của hoạt động kiểm tra, đánh

giá theo mô hình trường học VNEN


100%




6

Huy động các nguồn lực tham gia quá

trình kiểm tra, đánh giá theo mô hình trường tiểu học mới


83,3%


16,7%



7

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,

chống hiện tượng tiêu cực trong hoạt động kiểm tra, đánh giá


100%



Từ kết quả thống kê ở bảng 3.2 cho thấy các biện pháp đề xuất đều có tính khả thi và có thể áp dụng trong quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập ở trường tiểu học theo mô hình trường học VNEN.

Kết luận chương 3


Để quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HStheo mô hình trường học VNEN, nhà quản lý có thể tiến hành đồng bộ các biện pháp sau đây:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV cha mẹ HS và HS về KTĐG theo mô hình VNEN

- Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng chuẩn, công cụ đánh giá theo môn học.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên đa dạng hóa các hình thức, phương pháp đánh giá theo tiếp cận năng lực của HS.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn tăng cường sinh hoạt về nội dung KTĐG kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN.

- Nâng cao năng lực cho CBQL và GV đáp ứng yêu cầu của hoạt động kiểm tra, đánh giá theo mô hình trường học VNEN.

- Huy động các nguồn lực tham gia quá trình kiểm tra, đánh giá theo mô hình trường tiểu học mới.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống hiện tượng tiêu cực trong hoạt động kiểm tra, đánh giá.

Các biện pháp trên được xây dựng trên cơ sở khoa học và được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có thể vận dụng trong thực tiễn quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HSở trường tiểu học theo mô hình trường học VNEN.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Mô hình trường học VNEN là mô hình trường học mới hướng vào người học, coi trọng việc phát triển năng lực tự học của HS, đó là mô hình gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Thông qua sự gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng với việc chuyển đổi phương thức sư phạm theo quy trình dạy học 5 bước của thầy và 10 bước học tập của trò, giáo viên tổ chức các hoạt động tự học, trải nghiệm sáng tạo cho HS nhờ vậy mà chất lượng giáo dục sẽ có sự chuyển biến. Bởi người học được nhận thức, được tham gia để bộc lộ năng lực, được điều chỉnh để phát triển năng lực cho phù hợp với yêu cầu giáo dục. Do đó hoạt động đánh giá kết quả học tập được thay đổi một cách căn bản theo tiếp cận năng lực của HS, nội dung đánh giá thay đổi, phương pháp, hình thức đánh giá được tiến hành đa dạng hóa, kết hợp đánh giá bằng nhận xét với đánh giá bằng điểm số do đó công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá cũng phải phù hợp với nội dung, phương pháp, hình thức đánh giá theo mô hình VNEN.

Thực trạng đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN đã đạt được những kết quả nhất định: Trong quá trình tham gia đánh giá HS đối với giáo viên bước đầu đã tạo chuyển biến trong cách kiểm tra, đánh giá HS, góp phần giảm áp lực đối với HS nhưng cũng gây ra những khó khăn và trở ngại cho giáo viên, tăng "gánh nặng" cho giáo viên. Trong giờ lên lớp, thay vì chú trọng hoạt động dạy, giáo viên phải dành thời gian để đánh giá tạo động lực cho HS phát triển, hoạt động đánh giá đã được thay đổi cả về hình thức, phương pháp, lực lượng tham gia đánh giá nhằm tạo sự chuyển biến cho hoạt động dạy học.

Về công tác lập kế hoạch đánh giá đã được tiến hành trên cơ sở pháp lý và đặc trưng của mô hình dạy học VNEN, tuy nhiên cần mở rộng những căn cứ như tính đặc thù của hoạt động đánh giá theo mô hình VNEN, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong đánh giá, Quy chế đánh giá theo mô hình VNEN.

Công tác tổ chức, chỉ đạo cần có những biện pháp tăng cường để huy động cha mẹ HS, HS tham gia đánh giá, xây dựng cơ chế giám sát hoạt động đánh giá, nâng cao năng lực cho giáo viên về đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN. Công tác kiểm tra, đánh giá cần tiến hành thường xuyên hơn.

Tác giả luận văn đã đề xuất được 7 biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá, giữa các biện pháp có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau. Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở khoa học và được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có thể vận dụng trong thực tiễn quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS ở trường tiểu học theo mô hình trường học VNEN.

2. Khuyến nghị

2.1. Khuyến nghị với Sở Giáo dục – Đào tạo

- Sở Giáo dục – Đào tạo cần nâng cao năng lực cho giáo viên về đánh giá kết quả học tập của HS, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên theo các hình thức khác nhau để nâng cao năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý về đánh giá kết quả học tập của HS.

- Chỉ đạo các trường tiểu học xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, giáo viên, gia đình, cha mẹ HS, HS trong đánh giá kết quả học tập của HS.

2.2. Khuyến nghị với cán bộ quản lý, giáo viên trường tiểu học

- Cán bộ quản lý phải đổi mới cách thức quản lý hoạt động dạy học và đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

- Giáo viên cần tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực đánh giá kết quả học tập của HS, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp đánh giá theo tiếp cận năng lực của HS.

- Nhà trường cần có biện pháp huy động các lực lượng cùng tham gia đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình trường học VNEN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ Trường tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2010/QĐ - BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2010.

2. Bộ GD&ĐT, Vụ GD Tiểu học, Dự án mô hình trường học mới Việt Nam, Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới Việt Nam, tr.3, tr.5.

3. Chỉ thị 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014-2015.

4. Công văn số 4250/BGDĐT - GDTH ngày 4 tháng 7 năm 2012 của Bộ GD&ĐT về việc triển khai Dự án VNEN.

5. Công văn số 2764/BGDĐT-GDTH ngày 02 tháng 5 năm 2013 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014.

6. Công văn số 4119/BGDĐT-GDTH ngày 06 tháng 08 năm 2014 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2014-2015.

7. Công văn số 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21/8/2013 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thí điểm đánh giá HS tiểu học mô hình trường học mới Viêt Nam.

8. Đảng CS Việt Nam - “Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII”, NXBCTQG-Hà Nội 1996, tr.25, tr.33.

9. Đảng CS Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB/CTQG-Hà Nội 2001, tr.108.

10. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục,

NXB Quốc gia Hà Nội.

11. Trần Bá Hoành, "Một số vấn đề về lý thuyết đánh giá chương trình", Tạp chí thông tin khoa học giáo dục số 54, tr. 10 - tr. 14.

12. Đào Thị Hồng (2009), Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của HS tiểu học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

13. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng (2009),

Phương pháp dạy học Lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm, tr.232.

14. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

15. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Khái niệm cơ bản về lý luận giáo dục, Trường CBQL/GDTW1- Hà Nội.

16. Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành qui định đánh giá HS tiểu học.

17. Nguyễn Thị Tính, Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

18. Bùi Trọng Tuân (1999), Tổ chức và QL nhân lực, Trường Cán bộ QL, tr.8, tr.12

PHỤ LỤC 1

CÂU HỎI DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC

Để đánh giá hoạt động đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường tiểu học VNEN, xin đồng chí vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây?

Câu 1: Đồng chí cho biết đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình trường học VNEN gồm các công việc nào sau đây?

1. Đánh giá sự tiến bộ của HS; coi trọng động viên khuyến khích vượt khó học tập, rèn luyện đảm bảo kịp thời công bằng khách quan và toàn diện.

2. Đánh giá những phẩm chất năng lực của HS theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

3. Đánh giá dựa trên thái độ hành vi, kết quả về kiến thức kỹ năng kết quả hoàn thành nhiệm vụ của HS phù hợp với lớp học.

4. Kết hợp đánh giá của giáo viên với các đoàn thể tổ chức trong và ngoài nhà trường, cha mẹ HS và tự đánh giá của HS, nhưng đánh giá của GV là quan trọng nhất.

5. Đánh giá sự tiến bộ của mỗi HS, không so sánh với HS khác, không tạo áp lực cho HS và cha mẹ HS.

6. Tất cả những nội dung trên

Câu 2: Những nội dung nào sau đây đã được giáo viên sử dụng trong đánh giá kết quả học tập của HStrong mô hình trường tiểu học VNEN?

1. Đánh giá sự tiến bộ của HS

2. Đánh giá phẩm chất, năng lực của HSđã đạt được.

3. Đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ đạt được ở HS.

4. Đánh giá kết quả đạt được của HSso với mối tương quan với HSkhác

5. Đánh giá quá trình tự rèn luyện, tự học, phấn đấu của HS.

6. Tất cả những nội dung trên

Câu 3: Giáo viên đã sử dụng những hình thức nào sau đây để đánh giá kết quả học tập của HStrong mô hình trường tiểu học VNEN?

1. Đánh giá thường xuyên

2. Đánh giá quá trình

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí