Tổ Chức Hoạt Động Ktđg Kết Quả Học Tập Của Hs

Bảng 2.12. Tổ chức hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS



STT


Các biện pháp tổ chức

Mức độ (%)

Đã tiến hành

Đang

tiến hành

Chưa

tiến hành

1

Xây dựng lực lượng kiểm tra

28/28

100%

0,0

0,0

2

Xây dựng các Quy chế kiểm tra, đánh giá theo

mô hình VNEN

0,0

28/28

100%

0,0


3

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về

đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN.

28/28

100%


0,0


0,0

4

Hướng dẫn cha mẹ HS về nội dung tham gia

đánh giá.

28/28%

100%

0,0

0,0

5

Hướng dẫn HSvề tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng

28/28

100%

0,0

0,0

6

Xây dựng cơ chế, giám sát hoạt động đánh giá

0,0

28/28

100%

0,0

7

Huy động các nguồn lực để thực hiện đánh giá

0,0

28/28

100%

0,0

8

Quy định về hồ sơ đánh giá kết quả học tập

của HS

28/28

100%

0,0

0,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường học mới VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang - 9

- Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy hiệu trưởng các trường đã làm tốt công tác tổ chức ở một số nội dung:

+ Quy định về hồ sơ đánh giá kết quả học tập của HS.

+ Hướng dẫn HS về tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng.

+ Hướng dẫn cha mẹ HS về nội dung tham gia đánh giá.

+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN.

+ Xây dựng lực lượng kiểm tra

- Qua trao đổi trực tiếp với một số hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường tiểu học tiến hành thí điểm mô hình VNEN, chúng tôi được biết thực hiện đánh giá HS các lớp học VNEN năm học 2013-2014:

+ Thực hiện đánh giá HS lớp 1,2,3,4 theo công văn số 5737/BGDĐT- GDTH ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thí điểm đánh giá HS tiểu học theo Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN).

+ Thực hiện bộ hồ sơ đánh giá HS lớp 1,2,3,4 từ ngày 01 tháng 11 năm 2013 sau khi được tập huấn cụm trường.

+ Đối với HS lớp 5 vẫn thực hiện việc đánh giá theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá và xếp loại HS tiểu học và công văn số 717/ BGDĐT-GDTH ngày 11 tháng 02 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT Quy định đánh giá và xếp loại HS tiểu học.

- Thực hiện hồ sơ đánh giá HS học theo VNEN (thay cho hồ sơ cũ: sổ theo dõi kết quả kiểm tra đánh giá HS tiểu học, học bạ…) gồm:

+ Nhật kí đánh giá của giáo viên.

+ Các bài kiểm tra định kì cuối học kỳ I và cuối năm học.

+ Phiếu đánh giá tổng hợp cuối hoc

+ Phiếu đánh giá của phụ huynh.

kì I và cuối năm học.

+ Nhật kí tự đánh giá của HS (nếu có).

+ Các sản phẩm hoặc các vật thay thế sản phẩm của hoạt động giáo dục, văn hoá, nghệ thuật,…(nếu có).

+ Các loại giấy chứng nhận, giấy khen, thư cảm ơn, xác nhận thành tích của HS trong năm học (nếu có).

- Năm học 2014-2015 thay đổi cách đánh giá HS theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT.

+ Sở Giáo dục – Đào tạo đã tổ chức tập huấn cho giáo viên về đánh giá theo mô hình VNEN, tuy nhiên do cách tiếp cận của từng giáo viên nên có một bộ phận giáo viên còn hạn chế về năng lực đánh giá. Với cha mẹ HS, HS nhà trường đã phổ biến tuy nhiên quá trình thực hiện tham gia của các lực lượng trên còn bộc lộ một số vấn đề.

+ Bên cạnh một số biện pháp thực hiện tốt vẫn còn một số biện pháp tổ chức chưa được tiến hành tốt mới đang triển khai thực hiện đó là các biện pháp sau đây:

* Xây dựng các Quy chế kiểm tra, đánh giá theo mô hình VNEN.

* Xây dựng cơ chế, giám sát hoạt động đánh giá.

* Huy động các nguồn lực để thực hiện đánh giá.

* Đánh giá chung về cơ bản công tác tổ chức quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN ở các trường tiểu học đã được tiến hành tốt tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại đó là: Chưa hoàn thiện Quy chế, chưa hoàn thiện cơ chế giám sát, chưa huy động được nguồn lực một cách hiệu quả.

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang

Sử dụng câu hỏi phần phụ lục, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.13

Bảng 2.13. Chỉ đạo hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS



STT


Các biện pháp tổ chức

Mức độ (%)

TX

Chưa TX

Chưa TH

1

Chỉ đạo xây dựng chuẩn đánh giá theo từng

môn học

98/98

100%

0,0

0,0

2

Chỉ đạo xây dựng các công cụ kiểm tra, đánh

giá theo mô hình VNEN

64/98

65,31%

34/98

34,69%

0,0

3

Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp kiểm

tra, đánh giá

98/98

100%

0,0

0,0

4

Chỉ đạo giáo viên phối hợp các hình thức đánh

giá

98/98

100%

0,0

0,0

5

Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn cha mẹ HSvề nội

dung tham gia đánh giá.

34/98

34,69%

64/98

65,31%

0,0

6

Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn HS về tự đánh

giá, đánh giá đồng đẳng

34/98

34,69%

64/98

65,31%

0,0

7

Giám sát hoạt động đánh giá

0,0

98/98

100%

0,0

8

Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thực

hiện hồ sơ đánh giá kết quả học tập của HS

98/98

100%

0,0

0,0

9

Các biện pháp khác




- Từ kết quả thống kê nêu trên, chúng tôi nhận thấy các nội dung sau đây đã được nhà trường quan tâm chỉ đạo thường xuyên để giáo viên thực hiện:

+ Chỉ đạo xây dựng chuẩn đánh giá theo từng môn học có 100% ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá đã tiến hành thường xuyên.

+ Chỉ đạo xây dựng các công cụ kiểm tra, đánh giá theo mô hình VNEN có 100% ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá đã tiến hành thường xuyên.

+ Chỉ đạo giáo viên phối hợp các hình thức đánh giá có 100% ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá đã tiến hành thường xuyên.

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên thực hiện hồ sơ đánh giá kết quả học tập của HS có 100% ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá đã tiến hành thường xuyên.

+ Bên cạnh đó vẫn còn một số nội dung chưa được chỉ đạo thường xuyên còn chiếm tỷ lệ tương đối cao:

+ Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn cha mẹ HS về nội dung tham gia đánh giá có 65,31% ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên nhận xét chưa tiến hành thường xuyên.

+ Giám sát hoạt động đánh giá có 100% ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên nhận xét chưa tiến hành thường xuyên.

+ Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn HS về tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng có 65,31% ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên nhận xét chưa tiến hành thường xuyên.

- Đánh giá chung về cơ bản công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN đã được nhà trường quan tâm thực hiện, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn một số nội dung chưa được tiến hành thường xuyên đó là: Chỉ đạo tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS, huy động cha mẹ HS tham gia đánh giá, giám sát quá trình đánh giá của giáo viên.

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá kết quả học tập

- Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện mô hình trường học đã được tiến hành thường xuyên để kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, giáo dục và hoạt động quản lý. Qua kiểm tra đánh giá đã phát hiện các nhà trường chưa nhanh nhạy còn để trong trường tồn tại hai nhóm giáo viên dạy VNEN và chương trình hiện hành, chưa tạo được một tập thể sư phạm nhà trường cùng hướng đến mục tiêu là đổi mới sư phạm. Mặc dù biết rằng trong giai đoạn đầu áp dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá mới rất khó khăn nhưng một số cán bộ quản lý còn đứng bên ngoài cuộc, chưa tìm cách vượt qua trở ngại tạm thời, phó thác cho giáo viển và HS tự mình giải quyết.

- Việc thuyên chuyển, bố trí giáo viên chưa qua lớp tập huấn phương pháp đánh giá kết quả dạy học mô hình trường học mới đảm nhiệm các lớp VNEN gây trở ngại không nhỏ trong quá trình dạy học của thầy và trò khi một số vấn đề về phương pháp, tổ chức lớp học và đánh giá chưa được giáo viên nắm và hiểu đúng bản chất của sự việc.

- Đánh giá đúng và đầy đủ những mặt đã làm được và chỉ ra những hạn chế cần khắc phục của HS trong việc triển khai VNEN ở các trường tiểu học còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau cả từ phía người dạy, người học và yếu tố quản lý.

- Cán bộ quản lý chưa giám sát được quá trình đánh giá của giáo viên.

- Chưa huy động được các lực lượng cùng tham gia đánh giá. Nguyên nhân của tình trạng này:

+ Điều kiện kinh tế: Đời sống gia đình các em còn gặp nhiều khó khăn, đại đa số là gia đình thuộc hộ nghèo, chủ yếu sống vào nương rẫy nên thường xuyên thiếu ăn nên không chú ý đến việc học tập của con em mình.

+ Điều kiện dân trí thấp: HS là người dân tộc thiểu số nên hạn chế về ngôn ngữ tiếng Việt, chưa quan tâm đến việc học tập của con, còn phó mặc cho nhà trường.

+ HS còn hạn chế vốn tiếng Việt, gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, tự đánh giá, đánh giá bạn.

+ Giáo viên chưa tạo nhiều điều kiện để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng do chưa tin vào năng lực HS.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

- Đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình trường học mới VNEN, không phải chỉ giáo viên trực tiếp tham gia đánh giá, mà còn phải có sự phối kết hợp giữa các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên bộ môn, cha mẹ HS,... cùng tham giá đánh giá. Cán bộ quản lý các trường tiểu học thực hiện thí điểm mô hình trường học VNEN của tỉnh Tuyên Quang bước đầu tạo được mối quan hệ gắn kết các lực lượng tham gia đánh giá HS theo mô hình trường học mới VNEN, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm bất cập trong công tác lập kế hoạch, trong tổ chức và trong chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá.

- Về nhận thức đa số cán bộ quản lý, giáo viên đã có nhận thức đúng và tương đối đầy đủ về đánh giá kết quả học tập theo mô hình VNEN.

- Về công tác lập kế hoạch đánh giá đã được tiến hành trên cơ sở pháp lý và đặc trưng của mô hình dạy học VNEN, tuy nhiên cần mở rộng những căn cứ như tính đặc thù của hoạt động đánh giá theo mô hình VNEN, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong đánh giá, Quy chế đánh giá theo mô hình VNEN.

- Công tác tổ chức cần có những biện pháp tăng cường để huy động cha mẹ HS, HS tham gia đánh giá, xây dựng cơ chế giám sát hoạt động đánh giá.

- Công tác chỉ đạo cần tăng cường các biện pháp giám sát hoạt động đánh giá, chỉ đạo xây dựng công cụ đánh giá, chỉ đạo huy động HS, cha mẹ HS tham gia đánh giá.

- Công tác kiểm tra, đánh giá cần tiến hành thường xuyên và giám sát được hoạt động đánh giá của giáo viên, HS.

Kết luận chương 2


Bước đầu các trường tiểu học thí điểm thực hiện mô hình trường học VNEN của tỉnh Tuyên Quang đã quản lý được hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, các nội dung đánh giá, phương pháp, hình thức tổ chức đánh giá, lực lượng tham gia đánh giá đã theo sát những quy định của mô hình VNEN.

Qua nghiên cứu thực tế tại các trường tham gia VNEN, việc KTĐG kết quả học tập của học sinh còn nhiều lúng túng, chưa phản ánh được chất lượng dạy và học, vẫn còn tồn tại bệnh thành tích. Trước mỗi năm học, các trường đều tổ chức khảo sát, bàn giao chất lượng từ lớp dưới lên lớp trên, những học sinh chưa đạt chuẩn thì các nhà trường bù đắp kiến thức cho các em. Tuy nhiên thực tế việc KTĐG vẫn còn nhiều bất cập từ khâu tổ chức đến thực thi. Kết quả kiểm tra đôi khi chưa kịp thời, chưa giúp cho việc điều chỉnh kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy học dẫn đến chất lượng chưa phản ánh trung thực.

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về nội dung, hình thức KTĐG một số trường chưa thống nhất, chưa đầy đủ. đặc biệt về sự phối hợp giữa cha mẹ HS với giáo viên trong việc đánh giá chưa hiệu quả, còn mang tính hình thức. Công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đã được tiến hành bài bản tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần phải khắc phục và tăng cường trong công tác quản lý.

Từ thực trạng trên của các trường thực hiện thí điểm mô hình VNEN tỉnh Tuyên Quang, để công tác quản lý KTĐG kết quả học tập có hiệu quả hơn cần phải đưa ra các biện pháp mang tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh Tuyên Quang nhằm nâng cao hiệu quả KTĐG góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO MÔ HÌNH VNEN‌

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH TUYÊN QUANG


3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Quán triệt định hướng KTĐG theo mô hình trường học mới VNEN ở tỉnh Tuyên Quang

- Giảng dạy cho các em nắm chắc nội dung kiến thức, kỹ năng các môn học, tạo tiền đề vững chắc để các em có đủ kiến thức bước vào học tập ở bậc trung học cơ sở một cách vững vàng.

- Rèn luyện cho HS những kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, kỹ năng tổ chức và tham gia các hoạt động tập thể. Xây dựng lòng tự tin khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô giáo và xã hội.

- Rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và cho các bạn; hình thành thói quen tự giác, tích cực, chăm chỉ trong học tập.

- Bồi dưỡng thái độ tích cực, tự giác tham gia các hoạt động, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin, ước mơ, tình yêu con người, yêu cuộc sống, quê hương đất nước.

3.1.2. Đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đảm bảo các biện pháp tổ thực hiện KTĐG theo mô hình VNEN mang tính khả thi.

- Không gây áp lực, quá tải cho GV và HS ; biện pháp tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của nhà trường, lớp học.

- Tạo hứng thú cho HS và tinh thần trách nhiệm cho người dạy để thu hút các thành viên trong nhà trường tham gia.

- Nâng cao chất lượng giáo dục, tạo dựng niềm tin và tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể các cấp, của cộng đồng của cha mẹ HS tham gia vào các hoạt động giáo dục với nhà trường.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023