Thực Trạng Nhận Thức Của Cbql, Gv Về Ý Nghĩa, Vai Trò Của Hoạt Động Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Ở Trường Trung Học Cơ Sở

- Trong các nội dung đưa vào khảo sát, chỉ có nội dung thứ 6 “Tạo cơ sở để đề nghị cấp trên công nhận trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục” là có 100% ý kiến đồng ý xếp vào mục đích KĐCLGD, các nội dung còn lại đều có ý kiến còn phân vân và không đồng ý.

- Nội dung thứ 2 và thứ 4 là mục đích chính của KĐCLGD nhưng chỉ có 91,7% và 85,0% ý kiến đồng ý (bằng hoặc thấp hơn các nội dung thứ 1, thứ 3 và thứ 5). Điều này chứng tỏ còn một bộ phận CBQL, GV các trường THCS chưa thật sự hiểu về mục đích KĐCLGD ở các nhà trường nên mới đánh giá như vậy.

- TĐG về chất lượng giáo dục của các nhà trường là một bộ phận gắn liền với KĐCLGD trường học. Các trường THCS còn có CBQL, GV hiểu chưa đầy đủ, hiểu chưa đúng về mục đích KĐCLGD sẽ không thể thực hiện đúng, thực hiện tốt các công việc TĐG, dễ dẫn tới những đánh giá sai lệch về chất lượng giáo dục.

2.3.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở

Để nghiên cứu thực trạng nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (câu hỏi số 2, phiếu khảo sát số 1, phụ lục 2.1) cho 60 người là CBQL, giáo viên. Sau khi phân tích số liệu thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa , vai trò của KĐCLGD ở các trường THCS


STT


Vai trò của KĐCLGD

Ý kiến đánh giá

Đồng ý

Phân vân

Không đồng ý

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Giúp các nhà quản lí giáo dục

nhìn lại toàn bộ các hoạt động đã được thực hiện ra sao


60


100.0


0


0.0


0


0.0


2

Giúp ban giám hiệu các nhà trường điều chỉnh các hoạt động

theo một chuẩn mức nhất định


58


96.7


0


0.0


2


3,3


3

Giúp các trường xác định được mức độ đáp ứng các mục tiêu giáo

dục theo các tiêu chuẩn đánh giá


60


100.0


0


0.0


0


0.0


4

Biết điểm mạnh, điểm yếu của

trường để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục


60


100.0


0


0.0


0


0.0


5

Giúp các trường THCS định hướng đúng mục tiêu và xác định

chuẩn chất lượng nhất định


60


100.0


0


0.0


0


0.0


6

Là động lực thúc đẩy thi đua dạy tốt, học tốt, công tác tốt hướng tới đạt được mục tiêu chất lượng

giáo dục


57


95.0


3


5,0


0


0.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 8

* Nhận xét

- Qua tổng hợp kết quả khảo sát tại bảng khảo sát cho thấy hầu hết các CBQL, GV nhận thức được ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở với 95% trở lên ý kiến tán thành..

- Có 6 nội dung đưa vào khảo sát nhận về vai trò, ý nghĩa của hoạt động KĐCLGD ở các trường THCS thì có tới 4 nội dung (nội dung 1,3,4 và 5) là có tới 100% ý kiến đồng ý (thể hiện sự nhận thức đúng).

- Nội dung thứ 2 (Giúp ban giám hiệu các nhà trường điều chỉnh các hoạt động theo một chuẩn mức nhất định) thì có 96,7% ý kiến đồng ý, còn lại tỷ lệ rất nhỏ 3,3% ý kiến không đồng ý.

2.3.3. Thực trạng về thực hiện các nguyên tắc hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trong quá trình tự đánh giá ở các trường trung học cơ sở

Để nghiên cứu thực trạng về thực hiện các nguyên tắc hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (câu hỏi số 3, phiếu khảo sát số 1, phụ lục 2.1) cho 60 người là CBQL, giáo viên. Sau khi phân tích số liệu thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện các nguyên tắc trong tự đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường THCS


STT


Nguyên tắc đánh giá

Mức độ thực hiện


Tổng điểm

Điểm trung bình

()

Xếp thứ bậc

Rất tốt


Tốt

Chưa tốt

Không tốt

1

Đánh giá độc lập, không bị chi phối

6

40

14

0

172

2.87

6

2

Đánh giá khách quan, không thiên vị

11

40

9

0

182

3.03

2

3

Đánh giá theo đúng các tiêu chuẩn,

tiêu chí

10

40

10

0

180

3.00

4

4

Đánh giá trung thực về chất lượng

giáo dục

16

29

15

0

145

3.02

3

5

Đánh giá công khai về chất lượng

giáo dục

7

40

13

0

174

2.90

5

6

Minh bạch các tư liệu minh chứng

đánh giá

10

48

2

0

188

3.13

1

7

Bình đẳng trong KĐCLGD

6

50

0

0

174

2.90

5

8

Thực hiện tự đánh giá đúng định kì

6

50

0

0

174

2.90

5

* Nhận xét

Nhìn vào bảng phân tích số liệu khảo sát ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Tất cả các nguyên tắc trong KĐCLGD, cụ thể là trong quá trình TĐG của các trường THCS đều được đánh giá ở các mức độ thực hiện khác nhau, nhưng không có nguyên tắc nào bị đánh giá là thực hiện không tốt.

- Có 2/8 là nguyên tắc thứ 7 “Bình đẳng trong KĐCLGD” và nguyên tắc thứ 8 “Thực hiện tự đánh giá đúng định kì” đều được đánh giá ở mức độ thực hiện tốt và rất tốt. Điều này chứng tỏ các trường THCS ở thành phố Thái Nguyên thực hiện tốt sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và Đào tạo thành phố về nhiệm vụ KĐCLGD ở các nhà trường.

- Tất cả các nguyên tắc được đánh giá ở mức độ thực hiện trong KĐCLGD có một số điểm trung bình cộng ) ở mức cao (từ 2,87 đến 3,13) tức là = 3,00 mức độ thực hiện tốt. Điều này nói lên các trường THCS thực hiện khá tốt các nguyên tắc của KĐCLGD trong quá trình TĐG ở các nhà trường. Đây cũng là một trong các yếu tố góp phần thực hiện tốt các yêu cầu của KĐCLGD ở các nhà trường.

- Các nguyên tắc như đánh giá khách quan, đánh giá theo đúng tiêu chí, đánh giá trung thực, đánh giá minh bạch là những nguyên tắc đánh giá rất cơ bản trong KĐCLGD, đều được xếp ở mức độ thực hiện có thứ bậc từ 1 – 4.

- Tuy nhiên vẫn còn một số nguyên tắc như nguyên tắc 1 (Đánh giá độc lập, không bị chi phối) và nguyên tắc 3 (Đánh giá theo đúng các tiêu chuẩn, tiêu chí), nguyên tắc 4 (Đánh giá trung thực về chất lượng giáo dục) và nguyên tắc 5 (Đánh giá công khai về chất lượng giáo dục) vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng việc thực hiện các nguyên tắc này trong quá trình KĐCLGD ở các nhà trường là chưa tốt, chiếm tỷ lệ từ 16,6% đến 25,0%. Như vậy có thể hiểu việc thực hiện các nguyên tắc trong quá trình KĐCLGD ở các nhà trường là không được thực hiện đồng đều nhau. Có nguyên tắc thì trường này thực hiện chưa tốt, có nguyên tắc thì trường khác thực hiện chưa tốt.

2.3.4. Thực trạng về thực hiện đánh giá các nội dung của kiểm định chất lượng ở các trường trung học cơ sở

Để nghiên cứu thực trạng về thực hiện đánh giá các nội dung của kiểm định chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (câu hỏi số 4, phiếu khảo sát số 1, phụ lục 2.1) cho 60 người là CBQL, giáo viên. Sau khi phân tích số liệu thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện các nội dung trong kiểm định chất lượng giáo dục


STT


Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện


Tổng điểm

Điểm trung bình

()

Xếp thứ bậc

Rất tốt


Tốt

Chưa tốt

Không tốt

1

Tổ chức và quản lí nhà trường

THCS

5

46

9


196

2.93

4

2

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân

viên và học sinh

35

19

6


209

3.48

2

3

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

2

41

13

4

161

2.68

5

4

Quan hệ giữa nhà trường, gia

đình và xã hội

35

22

3


212

3.53

1

5

Hoạt động giáo dục và kết quả

giáo dục

10

41

9


181

3.02

3

* Nhận xét

Các nội dung đánh giá ở đây được hiểu là các tiêu chuẩn đánh giá trong KĐCLGD ở các trường nhà trường theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Các trường THCS thực hiện tự đánh giá về chất lượng giáo dục của trường mình theo 5 tiêu chuẩn. Từ bảng số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau

- Trong quá trình KĐCLGD thì cả năm tiêu chuẩn trên đều được đánh giá về mức độ thực hiện có điểm từ 2,68 đến 3,53 có nghĩa là tiệm cận “Tốt” và trên “Tốt”. Không có tiêu chuẩn nào bị đánh giá là thực hiện “Chưa tốt”.

- Trong cả 5 tiêu chuẩn đánh giá vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện “Chưa tốt” và có cả “Không tốt”. Ví dụ như Tiêu chuẩn 1 (Tổ chức và quản lí nhà trường THCS) có 9 ý kiến đánh giá chưa tốt chiếm tỷ lệ 15%; Tiêu chuẩn 3 (Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học) có 13 ý kiến đánh giá chưa tốt và 4 ý kiến đánh giá không tốt chiếm tỷ lệ 28,3% xếp thứ bậc ở vị trí

thứ 4 và thứ 5. Điều này cho thấy công tác tổ chức và quản lý nhà trường cũng như điều kiện về CSVC và thiết bị dạy học ở một số trường THCS là chưa làm tốt, chưa đầy đủ còn thiếu thốn, nói cách khác là chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn CLGD.

- Mức độ chênh lệch giữa các giá trị trung bình cộng của các nội dung (Tiêu chuẩn) được đánh giá còn chênh lệch nhiều. Điểm cao nhất là 3,53, điểm thấp nhất 2,68, chênh lệch nhau tới 0,85 điểm. Điều đó cho thấy các hoạt động trong nhà trường chưa được quan tâm đầy đủ, đồng đều cũng như tổ chức thực hiện chưa đem lại kết quả đồng bộ.

- Việc KĐCLGD qua việc đánh giá mức độ thực hiện theo các tiêu chí, chỉ báo của 5 tiêu chuẩn nói trên ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên phản ánh rõ về thực trạng chất lượng giáo dục của các nhà trường một cách toàn diện trong thời gian vừa qua so với tiêu chuẩn của KĐCLGD do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Điều đó đặt ra cho các nhà trường THCS là xúc tiến, đẩy mạnh và thực hiện chương trình, kế hoạch hành động để duy trì và cải tiến chất lượng giáo dục của các nhà trường nhằm đáp ứng các mục tiêu giáo dục.

2.3.5. Thực trạng về thực hiện quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trong tự đánh giá ở trường trung học cơ sở

Để nghiên cứu thực trạng về thực hiện quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trong tự đánh giá ở trường trung học cơ sở tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (câu hỏi số 5, phiếu khảo sát số 1, phụ lục 2.1) cho 60 người là CBQL, giáo viên. Sau khi phân tích số liệu thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trong tự đánh giá ở trường trung học cơ sở


STT


Quy trình tự đánh giá

Mức độ thực hiện


Tổng điểm

Điểm trung bình )


Xếp thứ tự

Rất tốt


Tốt

Chưa tốt

Không tốt


1

Thành lập hội đồng tự đánh giá

đủ số lượng, thành phần và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ


40


16


4


0


216


3.60


1

2

Lập kế hoạch tự đánh giá đầy đủ,

chi tiết

2

47

11

0

171

2.85

4


3

Thu thập minh chứng đầy đủ, xử

lý minh chứng phù hợp, phân tích minh chứng sâu sắc


2


42


13


3


163


2.72


6


4

Đánh giá các mức đạt được theo

từng tiêu chí có căn cứ, khách quan, trung thực


4


48


8


0


176


2.93


3

5

Viết báo cáo tự đánh giá đầy đủ nội

dung, đảm bảo kĩ thuật, văn phong

12

43

5

0

187

3.12

2

6

Công bố báo cáo tự đánh giá kịp

thời, rộng rãi

2

45

12

1

168

2.80

5

* Nhận xét

Nhìn vào bảng phân tích số liệu điều tra ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Việc thực hiện quy trình trong tự đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường THCS có điểm trung bình cộng ) dao động trong khoảng từ 2,72 đến 3,60 nghĩa là chúng được thực hiện ở mức độ được đánh giá là “chưa tốt” còn 4 bước có điểm < 3,0.

- Mức độ thực hiện của các bước trong tự đánh giá là có khác nhau. Đại đa số các bước được đánh giá ở mức độ thực hiện “tốt” và “rất tốt”. Tuy nhiên vẫn còn các ý kiến đánh giá các bước thực hiện chưa tốt như bước 2 (Lập kế

hoạch tự đánh giá đầy đủ, chi tiết) chiếm 18,2%; bước 3 (xử lý minh chứng phù hợp, phân tích minh chứng sâu sắc) chiếm 21,6%; bước 6 (Công bố báo cáo tự đánh giá kịp thời, rộng rãi) chiếm 20,0%.

- Bước 2, bước 3 và bước 4 là những bước rất quan trọng trong quá trình TĐG của các nhà trường. Nếu thực hiện các bước này không được tốt sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả và chất lượng của công tác KĐCLGD ở các nhà trường. Rất tiếc ở các các bước này được đánh giá ở mức độ thực hiện có thứ bậc thấp; bước 2 xếp thứ bậc thứ 4; bước 3 xếp thứ bậc thứ 6 và bước 4 xếp thứ bậc thứ

3. Điều này cho thấy các trường THCS chưa thực sự tập trung sức lực vào thực hiện các bước “then chốt” của công tác TĐG.

* Đánh giá chung về thực trạng hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường THCS thành phố Thái Nguyên.

- Tuy chưa có sự nhận thức đầy đủ, toàn diện và sâu sắc nhưng đa số CBQL, GV các trường THCS đã có nhận thức đúng các mục đích cơ bản về vai trò, ý nghĩa của KĐCLGD ở nhà trường.

- Việc thực hiện các nguyên tắc đánh giá trong KĐCLGD được các nhà trường THCS thực hiện tương đối tốt, trong đó các ngục uyên tắc cơ bản được thực hiện tốt, có thứ bậc cao.

- Mặc dù nội hàm của các khái niệm chất lượng giáo được mở rộng nhiều hơn, bao hàm 5 nội dung rộng lớn và được quy vào 5 tiêu chuẩn để kiểm định chất lượng với rất nhiều tiêu chí và chỉ báo khác nhau về chất lượng nhưng đã được các trường THCS tổ chức đánh giá đầy đủ. Đánh giá về mức độ thực hiện kiểm định các nội dung này chưa phải là thực sự tốt nhưng cũng nói lên sự cố gắng của các nhà trường.

- Việc thực hiện các bước hay các gọi là quy trình trong công tác đánh giá cũng được các nhà trường thực hiện đúng theo quy định của các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên vẫn còn những bước thực hiện chưa thực sự tốt.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí