Về việc huy động nguồn lực để thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài trường THPT có đến 23% ý kiến cho là chưa đạt yêu cầu. Thực ra, việc huy động nguồn lực bao gồm cả nhân lực, vật lực, tài lực cho công tác KĐCLGD và các điều kiện đảm bảo chất lượng trường THPT bao gồm nhiều yếu tố như cơ sở vật chất đội ngũ giáo viên, CBQL, chương trình dạy học, phương pháp dạy học, cha mẹ, học sinh …và đây là cả quá trình cần có sự chỉ đạo thống nhất trong toàn ngành để đảm bảo các yêu cầu về chất lượng.
Về xây dựng lộ trình và thời gian thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài trường THPT có ĐTB = 2.39 là cao. Tuy nhiên có 11% ý kiến trả lời là chưa đạt. Thực tế qua quan sát, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng lộ trình cho việc đánh giá ngoài của từng trường chưa cơ chế hay qui định nào bắt buộc các trường phải đăng ký đánh giá ngoài. Dẫn đến một số trường chỉ thực hiện tự đánh giá và không muốn đăng ký đánh giá ngoài.
Từ cuối năm 2008 theo yêu cầu chỉ đạo của UBND tỉnh, việc lập kế hoạch KĐCLGD trường THPT tại tỉnh Lào Cai được thực hiện. Đây cũng chính là sự quan tâm của UBND tỉnh trong những năm đầu tiên hoạt động này thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
KĐCLGD trường THPT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Sở GD&ĐT trong việc triển khai kế hoạch năm học. Nhiệm vụ này được phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục của Sở lập kế hoạch theo năm học và được giám đốc Sở phê duyệt, làm căn cứ triển khai cụ thể đến từng trường THPT.
Kế hoạch công tác KĐCLGD trường THPT được công khai trong báo cáo tổng kết năm học và triển khai phương hướng năm học mới. Hơn nữa, công tác KĐCLGD đã được lãnh đạo Sở rất quan tâm và được thường xuyên yêu cầu trong tất cả các kỳ họp giao ban hiệu trưởng THPT. Ngoài ra, mỗi năm học mới Sở GD và ĐT đều có tổ chức duyệt kế hoạch năm học của từng trường.
Trong kế hoạch năm học đều được chỉ đạo bắt buộc đưa hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài vào kế hoạch năm học của nhà trường và xem đây là nhiệm vụ bắt buộc.
2.4.2. Chỉ đạo và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
Thực trạng tổ chức thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài trường THPT được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.15. Khảo sát việc tổ chức thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài
Tiêu chí đánh giá | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||
Chưa đạt | Đạt | Khá | Tốt | ||||
1 | Có văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch. | 00% | 20% 56 | 60% 168 | 20% 56 | 3.00 | 5 |
2 | Phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách | 00% | 24% 67 | 46% 129 | 30% 84 | 3.06 | 3 |
3 | Tập huấn phương pháp tự đánh giá và đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn. | 00% | 29% 81 | 41% 115 | 30% 84 | 3.01 | 4 |
4 | Xây dựng và triển khai hoạt động mạng lưới chuyên môn KĐCLGD trường THPT. | 56% 157 | 20% 56 | 24% 67 | 00% | 1.68 | 6 |
5 | Thành lập các đoàn đánh giá ngoài. | 00% | 00% | 33% 92 | 67% 188 | 3.67 | 1 |
6 | Công nhận mức chất lượng theo tiêu chuẩn. | 00% 00 | 00% 00 | 44% 123 | 56% 157 | 3.56 | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Tại Các Trường Trung Học Phổ Thông
- Thực Trạng Hoạt Động Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Trường Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Lào Cai
- Thực Trạng Hoạt Động Đánh Giá Ngoài Trường Thpt Theo Tiêu Chuẩn
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Trường Thpt Ở Tỉnh Lào Cai
- Biện Pháp 3: Đổi Mới Quản Lý, Tổ Chức Bồi Dưỡng Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Để Hướng Tới Xây Dựng Đội Ngũ Kiểm Định Viên Chuyên Nghiệp
- Biện Pháp 5: Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Trường Thpt Bằng Cách Sử Dụng Kết Quả Kiểm Định Chất Lượng Vào Đánh Giá
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Từ kết quả bảng 2.15 ta thấy:
Vì hầu hết cá các tiêu chí có kết quả ĐTB cao, cho thấy công tác KĐCLGD được tổ chức thực hiện tốt nên dưới đây chúng tôi có vài nhận xét như sau:
Về văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch cũng như quán triệt chủ trương chính sách KĐCLGD được đánh giá cao (ĐTB = 3.00 và 3.06). Sở GD&ĐT đã nỗ lực trong việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, Sở cũng đã ban hành 07 văn bản để chỉ đạo thực hiện KĐCLGD trường THPT.
Tuy nhiên, việc xây dựng và triển khai hoạt động mạng lưới chuyên môn có kết quả ĐTB = 1.68 và có đến 56% trả lời mức chưa đạt yêu cầu. Đây là một tỉ lệ khá cao, cần lưu ý. Theo quan sát trong thực tế có danh sách đính kèm quyết định mạng lưới chuyên môn KĐCLGD trường THPT là 49 thành viên, nhưng mạng lưới này chưa hoạt động và phát huy chức năng và nhiệm vụ.
Thực trạng chỉ đạo thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài trường THPT được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.16. Khảo sát việc chỉ đạo thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài
Tiêu chí đánh giá | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||
Chưa đạt | Đạt | Khá | Tốt | ||||
1 | Chỉ đạo trường THPT thực hiện tự đánh giá. | 0% | 0% | 6% 17 | 94% 263 | 3.94 | 1 |
2 | Chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ tham gia kiểm định chất lượng giáo dục. | 20% 56 | 20% 56 | 40% 112 | 20% 56 | 2.60 | 4 |
3 | Chỉ đạo thiết kế công cụ đo, phương pháp đo. | 28% 78 | 20% 56 | 52% 146 | 0% | 2.24 | 6 |
4 | Chỉ đạo phân tích báo cáo tự đánh giá. | 16% 45 | 30% 84 | 54% 151 | 0% | 2.38 | 5 |
5 | Chỉ đạo khảo sát thực trạng trường THPT. | 0% | 30% 84 | 40% 112 | 30% 84 | 3.0 | 3 |
6 | Chỉ đạo công tác tư vấn, khuyến nghị trường THPT cải tiến chất lượng. | 20% 56 | 40% 112 | 40% 112 | 0% | 2.20 | 7 |
7 | Các biện pháp khác. | 100% | 3.0 | 2 |
Qua Bảng 2.16 cho thấy:
Biện pháp được đánh giá là đã tiến hành chỉ đạo tốt đó là các biện pháp 1: Chỉ đạo trường THPT tự hiện tự đánh giá với ĐTB =3.94.
Một số biện pháp chỉ đạo chưa được đánh giá tốt đó là biện pháp:
Chỉ đạo bồi dưỡng cán bộ tham gia KĐCL chỉ có 20% ý kiến đánh giá là rất tốt, 40% ý kiến đánh giá tốt, 20% ý kiến đánh giá bình thường, 20% ý kiến đánh giá chưa tốt.
Chỉ đạo thiết kế công cụ đo, phương pháp đo không có ý kiến đánh giá là rất tốt, đánh giá tốt có 52% ý kiến đánh giá tốt, 20% ý kiến đánh giá bình thường, 28% ý kiến đánh giá chưa tốt.
Chỉ đạo phân tích báo cáo tự đánh giá không có ý kiến đánh giá là rất tốt, đánh giá tốt có 54% ý kiến đánh giá tốt, 30% ý kiến đánh giá bình thường, 16% ý kiến đánh giá chưa tốt.
Chỉ đạo công tác tư vấn trường THPT công lập cải tiến chất lượng không có ý kiến đánh giá là rất tốt, đánh giá tốt có 40 % ý kiến đánh giá tốt, 40% ý kiến đánh giá bình thường, 20% ý kiến đánh giá chưa tốt.
Vì chưa có nhiều kinh nghiệm trong đánh giá ngoài và kiểm định chất lượng giáo dục nên trong công tác đánh giá, các chuyên gia chưa thể hiện được năng lực tư
vấn hướng dẫn, năng lực phân tích báo cáo tự đánh giá và công cụ đánh giá phải chuẩn nhưng trong công tác này lại hạn chế.
Đánh giá chung công tác chỉ đạo kiểm định chất lượng trường THPT công lập ở tỉnh Lào Cai đã được tiến hành tốt tuy nhiên chưa đồng bộ còn một số nội dung biện pháp chưa được đánh giá tốt.
2.4.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động KĐCLGD
Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động KĐCLGD trường THPT được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.17. Khảo sát việc kiểm tra, đánh giá hoạt động KĐCLGD
Tiêu chí đánh giá | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||
Chưa đạt | Đạt | Khá | Tốt | ||||
1 | Xây dựng các yêu cầu đánh giá hoạt động tự đánh giá và báo cáo tự đánh giá. | 14% 39 | 42% 118 | 24% 67 | 20% 56 | 2.50 | 2 |
2 | Xây dựng các yêu cầu đánh giá hoạt động đánh giá ngoài và báo cáo đánh giá ngoài. | 65% 182 | 13% 36 | 12% 34 | 10% 28 | 1.67 | 4 |
3 | Xem xét và điều chỉnh kế hoạch KĐCLGD. | 55% | 23% | 12% | 10% | 1.77 | 3 |
154 | 64 | 34 | 28 | ||||
4 | Cải tiến các hoạt động chuyên môn về KĐCLGD trường THPT. | 00% | 13% 36 | 28% 79 | 59% 165 | 3.46 | 1 |
Qua Bảng 2.17 cho thấy:
Về xây dựng các yêu cầu đánh giá hoạt động tự đánh giá và báo cáo tự đánh giá với ĐTB = 2.5 được đánh giá ở mức độ khá. Tuy nhiên, có 14% ý kiến trả lời ở mức chưa đạt yêu cầu. Để hiểu rõ việc này, tác giả luận văn cũng đã ghi nhận được cả thành phố có 36 trường THPT thực hiện tự đánh giá, nhưng cán bộ chuyên viên về KĐCLGD của phòng Khảo thí và KĐCLGD chỉ có vài người nên cũng chưa đủ sức để kiểm tra cụ thể từng trường để giúp các trường thực hiện tốt công tác này.
Về xây dựng các yêu cầu đánh giá hoạt động đánh giá ngoài và báo cáo đánh giá ngoài với ĐTB = 1.67 là thấp, và 65% ý kiến cho là chưa đạt yêu cầu là tỷ lệ cao. Để lý giải cho việc này, tác giả luận văn đã khảo sát trực tiếp đến quy trình tổ chức thực hiện đánh giá ngoài hiện nay do Bộ GD&ĐT ban hành. Cho thấy, kết quả đánh giá ngoài được trưởng đoàn gửi về Sở và chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc Sở về kết quả. Nghĩa là kết quả đánh giá ngoài hay báo cáo đánh giá ngoài chưa được thẩm định trước khi trình Giám đốc Sở. Hiện nay, chưa có khâu thẩm định kết quả đánh giá ngoài, dẫn đến kết quả đánh giá ngoài chưa đảm bảo độ tin cậy cao. Hơn nữa, theo Thông tư 18 sau khi hoàn tất đánh giá ngoài, báo cáo đánh giá ngoài phải công khai trên website của Sở GD&ĐT. Nhưng hiện nay, Sở GD&ĐT chưa có thực hiện điều này.
Về việc xem xét và điều chỉnh kế hoạch KĐCLGD với ĐTB=1.77 là thấp và 55% tỷ lệ trả lời chưa đạt yêu cầu là cao. Thực tế quan sát được từ các hoạt động kiểm tra đánh giá cấp Sở GD&ĐT về KĐCLGD cho thấy việc xem xét và điều chỉnh kế hoạch thường ít thực hiện. Hầu hết các kế hoạch về KĐCLGD được xây dựng từ đầu năm học và thực hiện cho đến hết năm học không có việc rà soát và điều chỉnh.
Tuy nhiên, việc cải tiến chuyên môn trong hoạt động KĐCLGD được đánh giá cao với ĐTB =3.46. Điều này phản ánh đúng thực trạng về quản lý chuyên môn KĐCLGD của Sở GD&ĐT. Đội ngũ CBQL cấp Sở về KĐCLGD được đào tạo chuyên môn và nhiệt tình trong công việc. Luôn có những buổi tập huấn chuyên môn đa dạng về chủ đề phù hợp với tình hình thực tiễn KĐCLGD tại địa phương.
2.4.4. Quản lý hoạt động cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học phổ thông
Bảng 2.18. Kết quả cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục sau KĐCL
Tiêu chí đánh giá | Mức độ đánh giá | X | Thứ bậc | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Có xây dựng kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng các hoạt động của trường | 115 | 40.9 | 136 | 48.6 | 24 | 8.6 | 5 | 1.9 | 3.29 | 2 |
2 | Hoạt động cải tiến chất lượng được phân công cụ thể cho các bộ phận trong trường thực hiện | 82 | 29.5 | 147 | 52.4 | 32 | 11.4 | 19 | 6.7 | 3.04 | 5 |
3 | Các hoạt động cải tiến được thông báo cho toàn trường | 101 | 36.2 | 144 | 51.4 | 24 | 8.6 | 11 | 3.8 | 3.20 | 4 |
4 | Nội dung các hoạt động cải tiến cụ thể, dễ hiểu để thực hiện | 86 | 30.5 | 125 | 44.8 | 45 | 16.1 | 24 | 8.6 | 2.98 | 6 |
5 | Có sự tham gia của tất cả GV, NV, HS và phụ huynh HS để thực hiện hoạt động cải tiến | 158 | 56.2 | 93 | 33.3 | 24 | 8.6 | 5 | 1.9 | 3.44 | 1 |
6 | Có đánh giá từng hoạt động cải tiến chất lượng định kỳ để điều chỉnh hành động | 115 | 40.9 | 125 | 44.8 | 27 | 9.5 | 13 | 4.8 | 3.22 | 3 |
Qua bảng số liệu trên cho thấy 4 trên 6 nội dung được đánh giá ở mức độ tốt ĐTB từ 3.2 đến 3.44. Tuy nhiên có 2 nội dung là Hoạt động cải tiến chất lượng được phân công cụ thể cho các bộ phận trong trường thực hiện và Nội dung các hoạt động cải tiến cụ thể, dễ hiểu để thực hiện tỷ lệ đánh giá ở mức trung bình và yếu còn khá cao.
2.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Bảng 2.19. Kết quả yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
Nội dung | Mức độ ảnh hưởng | X | Thứ bậc | ||||||||
Nhiều | Tương đối | Ít | Không | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Nội dung các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá rõ ràng, dễ hiểu và định lượng | 237 | 84.75 | 40 | 14.3 | 3 | 0.95 | 0 | 0 | 3.84 | 3 |
2 | Kế hoạch kiểm định được xây dựng chi tiết | 243 | 86.7 | 37 | 13.3 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.87 | 2 |
3 | Thành viên tham gia hội đồng kiểm định có năng lực và chuyên môn | 261 | 93.3 | 19 | 6.7 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.93 | 1 |
4 | Kế hoạch phân công công việc cho các thành viên hội đồng cụ thể | 232 | 82.9 | 48 | 17.1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.83 | 4 |
5 | Có sự hợp tác của cơ sở giáo dục tham gia kiểm định | 93 | 33.3 | 101 | 36.2 | 86 | 30.5 | 0 | 0 | 3.03 | 7 |
6 | Báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục tham gia kiểm định được trình bày khoa học | 219 | 78.1 | 61 | 21.9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3.78 | 5 |
7 | Minh chứng được sắp xếp khoa học và đúng nội dung | 112 | 40.0 | 157 | 56.2 | 11 | 3.8 | 0 | 0 | 3.36 | 6 |
8 | Có sự tham gia của các thành viên của cơ sở giáo dục tham gia kiểm định | 69 | 24.8 | 104 | 37.1 | 102 | 36.2 | 5 | 1.9 | 2.85 | 8 |
Qua kết quả khảo sát của Bảng 2.19 cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh. Trong 8 yếu tố trên, mức độ ảnh hưởng của chúng khá lớn. Trong đó các yếu tố: Nội dung các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá rõ ràng, dễ hiểu và định lượng; Kế hoạch
kiểm định được xây dựng chi tiết; Thành viên tham gia hội đồng kiểm định có năng lực và chuyên môn; Kế hoạch phân công công việc cho các thành viên hội đồng cụ thể và Báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục tham gia kiểm định được trình bày khoa học có ảnh hưởng lớn nhất với trên 80% ý kiến đánh giá có ảnh hưởng nhiều.
Trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Lào Cai, kế hoạch chỉ đạo công tác KTKĐCLGD, các trường THPT nghiêm túc rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác thực hiện cải tiến chất lượng giáo dục, tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt các biện pháp cải tiến chất lượng giáo dục sau đánh giá ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông ở tỉnh Lào Cai
2.5.1. Ưu điểm
- Bộ và Sở GD&ĐT đã ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật cũng như văn bản chuyên môn để chỉ đạo, triển khai thực hiện hoạt động KĐCLGD trường THPT. Các văn bản chỉ đạo cấp Bộ và cấp Sở phù hợp tương đối với khoa học về KĐCLGD cũng như tình hình thực tế tại địa phương.
- Tổ chức quán triệt và triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT về công tác tự đánh giá, KĐCLGD tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
- Làm tốt công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về nhiệm vụ KĐCLGD nói chung, công tác cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục nói riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, chính quyền địa phương, cùng tham gia nâng cao chất lượng giáo dục.
- KĐCLGD trường THPT đã thật sự trở thành một hoạt động quản lý chất lượng giáo dục như đã được quy định trong Luật Giáo dục. Kết quả bước đầu của công tác KĐCLGD đã khẳng định được tính đúng đắn và là biện pháp để nâng cao chất lượng trường THPT. KĐCLGD trường THPT đã giúp cho Sở GD&ĐT trong công tác quản lý các trường THPT một cách chặt chẽ và toàn diện. Thông qua KĐCLGD đã thúc đẩy trường THPT cải tiến các điều kiện đảm bảo chất lượng của