Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Tại Các Trường Trung Học Phổ Thông

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường trung học phổ thông

1.5.1. Yếu tố khách quan

- Chủ trương, chính sách của các cấp, các ngành về KĐCLGD bậc THPT:

Công tác kiểm định chất lượng nói chung và hoạt động KĐCLGD bậc THPT nói riêng đều có các văn bản chỉ thị, hướng dẫn của Bộ, ngành có sự thống nhất chung về quan điểm chỉ đạo cũng như những yêu cầu trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Đây là những yếu tố khách quan, “điều kiện cần” để Sở GD&ĐT cùng trường THPT chủ động nắm bắt tình hình và chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ, nhất quán các nội dung của hoạt động kiểm định chất lượng (Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Thông tư số 18/2018/TT - BGDĐT ngày 22/8/2018, Công văn 5932/BGDĐT-QLCL ngày 28/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông).

Ngoài ra, công tác tuyên truyền trên các kênh thông tin, các hội thảo chuyên đề của Bộ, Sở về công tác kiểm định chất lượng góp phần giúp các cơ sở giáo dục tiếp cận và lĩnh hội kịp thời các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên.

- Điều kiện phát triển kinh tế địa phương

Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của từng địa phương sẽ tác động sâu sắc đến tình hình GD, trong đó có vấn đề KĐCLGD. Kinh tế địa phương phát triển tạo điều kiện ban đầu đẩy nhanh tốc độ xây dựng nhà trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục. Song kinh tế không phải là điều kiện quyết định thành công việc xây dựng trường chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục. Có thể kinh tế địa phương chưa phát triển nhưng địa bàn nơi trường đóng là mảnh đất có truyền thống hiếu học, người dân hiểu rõ về xã hội hóa giáo dục, sẵn sàng cùng nhà trường làm mọi việc về GD.

- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của cấp trên

Quá trình kiểm định chất lượng giáo dục cũng như các khác của nhà trường đều có sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và đánh giá, rút kinh nghiệm của cấp trên. Nếu cấp trên chỉ đạo cụ thể, quyết liệt và tổ chức kiểm tra, đánh giá một cách thực chất thì hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới có thể đảm bảo thực hiện theo đúng lộ trình đặt ra.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

- Số lượng và chất lượng đội ngũ kiểm định viên

Số lượng và chất lượng đội ngũ kiểm định viên tác động trực tiếp đến QL hoạt động KĐCLGD. Phẩm chất và năng lực đội ngũ giáo viên cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

- Trình độ và năng lực QL của nhà quản lý.

Vai trò quản lý của người quản lý đó là Sở, Hiệu trưởng trường THPT và Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá. Việc lập kế hoạch phát triển bậc THPT, xây dựng mục tiêu GD THPT phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tổ chức, lãnh chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá; công tác tham mưu với cấp lãnh đạo có sự chỉ đạo sâu sát để thực hiện tốt đề án đã lập ra. Nếu Sở GD&ĐT sát sao, đề ra quy trình, kế hoạch khả thi và tổ chức thực hiện nghiêm túc của Hiệu trưởng trường THPT cùng sự sát sao, đúng quy trình, trách nhiệm của Hội đồng tự đánh giá thì việc tổ chức thực hiện hoạt động KĐCLGD sẽ thuận lợi, đúng hướng.

- Sự nhận thức của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường

Sự nhận thức của các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường vô cùng quan trọng bởi vì ngoài sự nhận thức của cán bộ giáo viên trong ngành thì rất cần đến sự phối hợp của các đoàn thể ngoài nhà trường, như tổ chức các hoạt động giáo dục, chủ động phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh …


Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong, ngoài nước và thực tiễn công tác kiểm định chất lượng giáo dục, luận văn đã đi đến một số kết luận sau:

Luận văn đã trình bày rõ các khái niệm chất lượng, chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục để từ đó xây dựng khái niệm KĐCLGD trường THPT và khái niệm quản lý KĐCLGD trường THPT: “Quản lý KĐCLGD trường THPT là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến hoạt động KĐCLGD trường THPT thông qua các hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tự đánh giá, đánh giá ngoài, công nhận và cấp giấy chứng nhận về KĐCLGD trường THPT theo tiêu chuẩn chất lượng do cơ quan quản lý giáo dục ban hành nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông”. Luận văn cũng đã

xây dựng được qui trình KĐCLGD trường THPT và qui trình quản lý KĐCLGD trường THPT thông qua các chức năng quản lý. Nghiên cứu chứng tỏ quy trình này tác động đến việc cải thiện chất lượng giáo dục trong các trường THPT ở tỉnh Lào Cai. Xây dựng cơ sở lý luận quản lý KĐCLGD ở THPT đặc biệt là làm rõ được phân cấp quản lý và nội dung quản lý KĐCLGD trường THPT.

Luận văn thiết lập những nền tảng cơ bản về lý luận KĐCLGD và lý luận về quản lý KĐCLGD trường THPT để đi tiếp khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng ở Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH LÀO CAI

2.1. Sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục phổ thông tỉnh Lào Cai

2.1.1. Tình hình kinh tế và xã hội

Ranh giới địa chính: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 183,6 km đường biên giới.

Dân số toàn tỉnh: 705,628 người (số liệu năm 2018). Mật độ dân số bình quân: 110,9 người/km2.

Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố Lào Cai và 8 huyện là Sa Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà, với 164 xã, phường, thị trấn.

Phát triển kinh tế - xã hội: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh năm 2018 ước đạt 29.000 tỷ đồng, bằng 105,3% kế hoạch, tăng 16,5% so năm 2017. Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ổn định, giá trị sản xuất đạt 2.320 tỷ đồng, bằng 117% kế hoạch, tăng 12% so với cùng kỳ. Hoạt động du lịch Lào Cai tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh, chất lượng du lịch được nâng lên. Hệ thống lưu trú phát triển, các sản phẩm du lịch được đa dạng hóa, chất lượng hơn. Trong năm, một số các khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao quốc tế, khu nghỉ dưỡng cao cấp được đưa vào sử dụng tại Khu du lịch Quốc gia Sa Pa đã góp phần làm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cho du khách đến với địa phương.

2.1.2. Tình hình giáo dục phổ thông

- Giáo dục tiểu học: Hiện nay toàn tỉnh có 198 trường Tiểu học. Tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp, nội dung giáo dục toàn diện; phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện có sự chuyển biến rõ nét hơn so với năm học trước, thu hẹp khoảng cách về chất lượng giữa điểm trường lẻ và điểm trường chính, giữa các trường khó khăn, trường vùng cao và các trường thuận lợi.

- Đối với giáo dục trung học: Cấp THCS có 225 trường. Cấp THPT có 36 trường (26 trường THPT, 09 trường PTDTNT THCS&THPT, 01 trường THPT chuyên) với 21.485 học sinh.

Trong thời gian qua, việc thực hiện hiệu quả các biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục THCS, THPT; phân luồng sau THCS, THPT; giao quyền tự chủ cho các trường THCS, THPT trong thực hiện kế hoạch giáo dục; thực hiện linh hoạt, hiệu quả mô hình trường học mới cấp THCS, vận dụng phù hợp ở cấp THPT; triển khai mô hình trường học gắn với thực tiễn đa dạng, hiệu quả hơn; tăng cường hoạt động thực hành, trải nghiệm, giáo dục kĩ năng sống... Sớm chuẩn bị tốt kiến thức cho học sinh lớp 9 dự xét tốt nghiệp THCS, học sinh lớp 12 dự thi THPT quốc gia, thực hiện đồng bộ, kịp thời dạy học gắn với ôn tập và luyện tập; hướng dẫn, tổ chức các cuộc thi chọn HSG, học sinh năng khiếu nghiêm túc, thiết thực từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Chất lượng giáo dục THCS, THPT có chuyển biến rõ nét, toàn diện, vững chắc hơn. Kết quả xếp loại hạnh kiểm khá, tốt, học lực từ trung bình trở lên tăng; xếp loại hạnh kiểm yếu, học lực yếu, kém giảm. Chất lượng học sinh tham gia các kỳ thi, cuộc thi, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cấp quốc gia, quốc tế đã có chuyển biến rõ rệt.

2.1.2. Số liệu phát triển giáo dục trung học phổ thông

Thời điểm tháng 8 năm 2019, số liệu phát triển giáo dục THPT tỉnh Lào Cai như sau:

- Về quy mô trường, lớp, học sinh

Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu về số học sinh, số lớp, số trường


Năm học

Số học sinh

Số lớp

Số trường

2016-2017

17.574

526

36

2017-2018

20.756

611

36

2018-2019

21.485

615

36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông ở tỉnh Lào Cai - 7

(Nguồn: Sở GD&ĐT Lào Cai)

Qua Bảng 2.1 ta thấy, số lượng học sinh, số lớp tăng dần theo hằng năm. Đây là cơ hội cũng như thách thức lớn trong quản lý của ngành giáo dục nói chung và của giáo dục THPT nói riêng. Về cơ bản đáp ứng nhu cầu học của học sinh THPT trong tỉnh.

- Về cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên:

Bảng 2.2. Thông tin về cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Lào Cai


Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Nội dung

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Nội dung

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Nội dung

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Tổng CBQL

120

100

Tổng CBQL

118

100

Tổng CBQL

108

100

Trình độ đại học

67

55.83

Trình độ đại học

53

44.82

Trình độ đại học

35

32.41

Trình độ sau đại học


53


44.17

Trình độ sau đại học


65


55.08

Trình độ sau đại học


73


67.59

Bảng 2.3. Thông tin về trình độ giáo viên trường THPT tỉnh Lào Cai


Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Nội dung

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Nội dung

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Nội dung

Số

lượng

Tỷ lệ

%


Tổng số GV


1331


100


Tổng số GV


1398


100


Tổng số GV


1370


100

Trình độ trên

chuẩn

134

10.07

Trình độ

trên chuẩn

154

11.02

Trình độ

trên chuẩn

185

13.50

GV đạt

chuẩn

1197

89.93

GV đạt

chuẩn

1244

88.98

GV đạt

chuẩn

1185

86.50

Dưới chuẩn

0

0

Dưới chuẩn

0

0

Dưới chuẩn

0

0

(Nguồn: Sở GD&ĐT Lào Cai)

Qua Bảng 2.2 và 2.3 cho thấy, 100% trình độ của CBQL, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Tỷ lệ CBQL và giáo viên đạt trình độ trên chuẩn tăng dần qua từng năm, điều đó cho thấy CBQL và giáo viên rất có ý thức học tập nâng cao trình độ. Về chất lượng đã đáp ứng được yêu cầu theo quy định, tuy nhiên, chất lượng CBQL và giáo viên còn có sự bất cập, chưa đồng đều giữa các vùng có điều kiện thuận lợi và vùng khó khăn.

- Về cơ sở vật chất:

Qua kết quả thống kê cơ sở vật chất qua 03 năm 2016 đến 2018, cho thấy cơ sở vật chất nói chung cũng được quan tâm đáng kể thể hiện ở số phòng học kiên cố

tăng từ 605 phòng năm 2016 lên 647 phòng năm 2018, cơ bản đáp ứng yêu cầu cho học sinh học tập. Với quy mô học sinh ngày càng tăng, yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Cơ sở vật chất của trường THPT tại tỉnh Lào Cai cũng cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa để đáp ứng việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

- Về kết quả giáo dục của học sinh THPT

+ Kết quả học tập

Bảng 2.4. Kết quả học tập của học sinh THPT


Năm học

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

2016-2017

7.16%

49.34%

39.93%

3.76%

0%

2017-2018

8.17%

52.7%

35.6%

3.46%

0.04%

2018-2019

8%

53%

36%

3%

0%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học Sở GD&ĐT Lào Cai)

+ Kết quả hạnh kiểm

Bảng 2.5. Kết quả hạnh kiểm học sinh THPT


Năm học

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

2016-2017

73.85%

21.10%

4.45%

0.49%

2017-2018

75.15%

20.49%

3.91%

0.42%

2018-2019

77%

20%

3%

0 %

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học Sở GD&ĐT Lào Cai)

+ Tỷ lệ tốt nghiệp THPT

Bảng 2.6. Kết quả thi tốt nghiệp THPT trong 3 năm gần đây


Năm

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT

2017

98%

2018

99.37%

2019

97.57%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học Sở GD&ĐT Lào Cai)

Qua kết quả học tập Bảng 2.4, hạnh kiểm Bảng 2.5, cũng như tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT Bảng 2.6 ta thấy chất lượng học sinh THPT tỉnh Lào Cai ngày càng tăng. Ngoài ra năm 2019, Dự án: Rô bốt hỗ trợ bón thức ăn cho bệnh nhân Parkinson

sử dụng công nghệ xử lý ảnh của em Vũ Hoàng Long - Lớp 12A2 trường THPT số 1 TP Lào Cai đã được lựa chọn là một trong 10 Dự án của Việt Nam tham gia Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế - Intel ISEF 2019 tại Hoa Kỳ và xuất sắc giành được giải Ba và cũng là dự án duy nhất đạt giải của đoàn học sinh Việt Nam tại Intel ISEF năm 2019, cũng trong năm 2019 Lào Cai có 44 học sinh đạt giải quốc gia, xếp thứ 18 trên toàn quốc - đứng tốp đầu các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và là năm đạt được nhiều giải nhất từ trước đến nay. Để có được kết quả thông qua các bảng số liệu trên cho thấy sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh, Sở GD&ĐT Lào Cai và lãnh đạo các trường THPT, ngoài ra với chủ trương KĐCLGD giúp các trường THPT chú trọng đến chất lượng các hoạt động, các lĩnh vực nhằm phát triển toàn diện cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh.

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Mục đích của nghiên cứu thực trạng

- Nhằm đánh giá khách quan thực trạng quản lý hoạt động KĐCLGD trường trung học phổ thông ở tỉnh Lào Cai, khái quát những việc đã làm được và chưa làm được, phân tích nguyên nhân những hạn chế, tồn tại;

- Cùng với cơ sở lý luận trình bày trong Chương 1, những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu khảo sát thực trạng ở Chương 2 là cơ sở thực tiễn xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động KĐCLGD trường trung học phổ thông ở tỉnh Lào Cai.

2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng

- Phân tích các văn bản quản lý của nhà trường, những văn bản liên quan đến công việc của nhà trường nói chung và KĐCLGD nói riêng. Khảo sát các ý kiến của các cấp quản lý, của HT và GV, NV và cán bộ Sở cùng đoàn đánh giá ngoài các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai về hoạt động KĐCLGD, công tác quản lý KĐCLGD để đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được. Tìm hiểu những tồn tại, bất cập trong hoạt động KĐCLGD.

- Trên cơ sở kết quả khảo sát, vận dụng những khái niệm, lý thuyết về hoạt động KĐCLGD để tiến hành phân tích rõ những nguyên nhân, thực trạng, những điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động KĐCLGD ở các trường THPT. Trao đổi, xin ý kiến của các chuyên gia, những CBQL có kinh nghiệm, am hiểu về công tác KĐCLGD ở trường học

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023