Trách Nhiệm Thực Hiện Hoạt Động Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Trường Trung Học Cơ Sở

2. Trưởng đoàn điều hành các hoạt động của đoàn đánh giá ngoài theo quy trình đánh giá ngoài.

3. Thư ký và các thành viên còn lại thực hiện nhiệm vụ do trưởng đoàn phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.

4. Đoàn đánh giá ngoài giữ bí mật các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá trước khi thông báo kết quả đánh giá ngoài cho trường trung học.

1.3.6. Trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở

Trách nhiệm trong công tác KĐCLGD được quy định tại Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT dành cho các cơ quan quản lý là Sở GDĐT và Phòng GĐĐT và đơn vị thực hiện là các trường THCS. Cụ thể:

* Trách nhiệm của Sở GDĐT (Quy định tại điều 41 Thông tư số 18):

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục; lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia; hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các phòng giáo dục và đào tạo, các trường trung học trực thuộc triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia theo quy định.

2. Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

3. Giám sát, chỉ đạo các trường trung học trực thuộc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng để không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng.

4. Hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

* Trách nhiệm của Phòng GDĐT (Quy định tại điều 42 Thông tư số 18):

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục; lập kế hoạch xây dựng, đầu tư cho các trường trung học trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý để đạt chuẩn quốc gia; hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các trường trung học trực thuộc triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 6

2. Giám sát, chỉ đạo các trường trung học, trường tiểu học trực thuộc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng để không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng.

3. Hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở GDĐT để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra.

* Trách nhiệm của trường trung học (Quy định tại điều 43 Thông tư số 18):

1. Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền lập kế hoạch xây dựng và phát triển phấn đấu từng giai đoạn trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục, đạt chuẩn quốc gia.

2. Tổ chức tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài; đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia khi xét thấy đảm bảo các tiêu chuẩn đánh giá trường trung học tại Quy định này.

3. Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng trong báo cáo tự đánh giá, các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài và chỉ đạo của cơ quan quản lý. Hằng năm báo cáo kết quả thực hiện cải tiến chất lượng đối với cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát.

4. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến các hoạt động của nhà trường, các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác đánh giá ngoài; phản hồi ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài đúng thời hạn.

5. Duy trì, phát huy kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia để không ngừng nâng cao và cải tiến chất lượng.

1.4. Một số vấn đề về quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở

1.4.1. Mục đích của quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở

Quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở nhằm đạt được mục đích đảm bảo cho hoạt động KĐCLGD ở trường THCS được diễn ra một cách thuận lợi, theo đúng kế hoạch đã đề ra, đúng quy trình và đầy đủ các nội dung của kiểm định chất lượng giáo dục, đảm bảo tính khách quan, trung thực, công khai, minh bạch, bình đẳng,… qua đó góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động KĐCLGD ở các trường THCS trong tự đánh giá và đánh giá ngoài. Từ đó, các trường THCS có hướng phấn đấu không ngừng, cải tiến chất lượng giáo dục nhằm nâng cáo chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục của trường trung học cơ sở

Kế hoạch được hiểu là một bản thiết kế để tổ chức thực hiện một hoạt động nào đó. Trong đó có xác định rõ nội dung các công việc cụ thể, ấn định thời gian tiến hành các công việc, địa điểm và nguồn lực cho thực hiện nội dung công việc,… có kế hoạch tổng thể, khái quát và kế hoạch cụ thể, chi tiết.

Xây dựng kế hoạch hoạt động là một chức năng quản lý, là chức năng, nhiệm vụ của chủ thể quản lý. Dựa vào kế hoạch hoạt động đã được xây dựng mà chủ thể quản lý tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan, đơn vị, là căn cứ để nhà quản lý chỉ đạo, huy động các nguồn lực cho thực thi các nhiệm vụ cũng như việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện và kết quả của hoạt động,... Có thể nói xây dựng kế hoạch hoạt động là công việc khởi đầu của một quá trình quản lý, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng đạt được mục tiêu của hoạt động.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tổng thể cải tiến chất lượng các trường THCS

+ Định kì rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu, tầm nhìn, và chiến lược phát triển của các trường THCS;

+ Hoàn thiện hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong theo định hướng chuẩn khu vực, quốc tế và một số trường tiên tiến trên thế giới; kiện toàn đơn vị chuyên trách về hệ thống bảo đảm chất lượng tăng cường năng lực bảo đảm chất lượng bên trong cho đội ngũ cán bộ, viên chức của các trường THCS; xây dựng kế hoạch bảo đảm chất lượng hằng năm của các trường THCS và triển khai thực hiện kế hoạch đã đề ra;

+ Thực hiện kiểm định các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế theo quy định của Bộ GDĐT;

- Triển khai hiệu quả công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài và cải tiến sau đánh giá ngoài

- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá trường THCS là chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường THCS. Sau khi đã có hướng dẫn về nhiệm vụ năm học và sự định hướng của cấp trên về công tác KĐCLGD ở các nhà trường thì hiệu trưởng trường THCS xây dựng kế hoạch năm học, trong đó có cả kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường và dự kiến thời gian đánh giá ngoài để báo cáo cấp trên. Việc xây dựng kế hoạch KĐCLGD của trường THCS cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

+ Có kế hoạch tổng thể, khái quát về KĐCLGD của nhà trường

+ Có kế hoạch cụ thể, chi tiết về tự đánh giá CLGD

+ Ấn định rõ thời gian thực hiện công việc tự đánh giá

+ Xác định rõ 5 nội dung trong tự đánh giá về CLGD

+ Chỉ rõ được quy trình thực hiện hoạt động KĐCLGD

+ Xác định nguồn nhân lực tham gia KĐCLGD của nhà trường

+ Phân công các nhóm hoặc cá nhân thực hiện từng mảng công việc

Đối với các trường chưa đăng ký KĐCL thì cần có giải pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tự đánh giá, khẩn trương rà soát, hoàn thiện Báo cáo tự đánh giá, đăng ký với các tổ chức KĐCLGD và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hoạt động đánh giá ngoài;

Đối với các trường đã được đánh giá ngoài nhưng chưa đủ điều kiện để được công nhận đạt kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, cần tập trung khắc phục hạn chế, cải tiến chất lượng ở các tiêu chí chưa đạt, phát huy những tiêu chí đã làm tốt;

Đối với các trường đã được đánh giá ngoài và được công nhận đạt chuẩn, tiếp tục cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện báo cáo giữa kỳ theo quy định; triển khai các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục sau đánh giá ngoài.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động KĐCLGD ở trường trung học cơ sở

Tổ chức thực hiện các hoạt động của đơn vị là một chức năng của quản lý, là nhiệm vụ rất quan trọng của chủ thể quản lý nhằm cụ thể hóa kế hoạch hoạt động hướng tới đạt được mục tiêu của tổ chức.

Sau khi đã có kế hoạch KĐCLGD thì hiệu trưởng trường THCS tổ chức thực hiện các hoạt động KĐCLGD của nhà trường bao gồm tổ chức các hoạt động tự đánh giá về chất lượng giáo dục và phối hợp với các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên (Phòng GDĐT, Sở GDĐT) tổ chức đánh giá ngoài về chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Việc tổ chức, thực hiện các hoạt động TĐG của trường THCS cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

+ Bám sát các văn bản hướng dẫn, quy định về KĐCLGD.

+ Có đầy đủ số liệu minh chứng cho tự đánh giá và đánh giá ngoài.

+ Thực hiện đầy đủ các nội dung trong công tác TĐG.

+ Thực hiện đúng quy trình về KĐCLGD.

+ Thực hiện KĐCLGD một cách nghiêm túc, khách quan, trung thực.

+ Đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng…

+ Việc KĐCLGD đem lại hiệu quả thiết thực cho mỗi trường …

- Hoạt động KĐCLGD trường THCS được tổ chức thực hiện (tự đánh giá, đánh giá ngoài trường THCS) trên các nội dung sau đây và được đối chiếu, so sánh giữa thực trạng so với yêu cầu của từng nội dung để đánh giá. Cụ thể như sau:

Một là, về tổ chức và quản lý nhà trường: Nội dung này có 10 tiêu chí, mỗi tiêu chí lại có các chỉ báo cụ thể. Căn cứ vào tình hình thực hiện từng tiêu chí so với yêu cầu mà hội đồng tự đánh giá xem xét và đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của từng tiêu chí, sau đó đưa ra đánh giá chung về mức độ đáp ứng yêu cầu của nội dung này.

Hai là, về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh: Nội dung này có 4 tiêu chí và có các chỉ báo cụ thể từng tiêu chí làm cơ sở để so sánh,đối chiếu và đánh giá.

Ba là, về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một nội dung trong KĐCLGD của trường THCS. Nội dung này có 6 tiêu chí, mỗi tiêu chí có các chỉ báo cụ thể để làm căn cứ xác đinh, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường trong thời gian hiện tại.

Bốn là, về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Nhà trường, gia đình và các tổ chức đoàn thể xã hội là các lực lượng tham gia tích cực trong các hoạt động giáo dục học sinh, góp phần quan trọng vào đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. Thực hiện mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội trong nhà trường như thế nào có ảnh hưởng không nhỏ tới đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Vì thế, nó được đưa vào là nội dung KĐCLGD của trường THCS. Nội dung này có hai tiêu chí và các nội dung cụ thể xem xét đánh giá.

Năm là, về hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục: Hoạt động giáo dục là hoạt động trọng tâm của nhà trường, kết quả giáo dục phản ánh thực trạng về hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, về hoạt động giáo dục của nhà trường và hoạt động tự tu dưỡng rèn luyện của mỗi học sinh. Vì thế, nội dung này là một nội dung quan trọng KĐCLGD của trường THCS. Nội dung này có 6 tiêu chí, mỗi tiêu chí có chỉ báo cụ thể để xem xét, đánh giá.

- Tổ chức thực hiện hoạt động KĐCLGD của trường THCS được tiến hành tuần tự theo các bước sau đây:

+ Thứ nhất, thành lập hội đồng tự đánh giá.

+ Thứ hai, lập kế hoạch tự đánh giá.

+ Thứ ba, thu thập, xử lý, phân tích các minh chứng cũng như sử dụng các minh chứng phục vụ cho đánh giá các nội dung, tiêu chí.

+ Thứ tư, đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn.

+ Thứ năm, viết báo cáo tự đánh giá.

+ Thứ sáu, công bố báo cáo tự đánh giá và đề nghị công nhận trường đạt chuẩn KĐCLGD.

+ Thứ bảy, triển khai các hoạt động sau tự đánh giá.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện các hoạt động KĐCLGD

Chỉ đạo là một chức năng của quản lý. Chủ thể quản lý sử dụng chức năng này như một quyền lực để yêu cầu cấp dưới của mình thực thi đầy đủ các nhiệm vụ, làm tốt công việc được giao nhằm hướng tới đạt được mục đích của hoạt động. Đối với những hoạt động phức tạp có nhiều nội dung khác nhau, có nhiều người tham gia, đòi hỏi sự công phu chu đáo… thì sự chỉ đạo, thực hiện hoạt động ấy càng phải được quan tâm đúng lúc, sát sao cụ thể.

Hoạt động KĐCLGD của trường THCS là hoạt động phức tạp. Nó bao gồm hoạt động tự đánh giá về chất lượng giáo dục của nhà trường và hoạt động đánh giá ngoài về chất lượng giáo dục của trường THCS. Vì thế chúng cần sự chỉ đạo của Hiệu trưởng trường THCS và sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên xung quanh các công việc sau đây:

Một là, chỉ đạo việc thành lập hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS theo đúng các văn bản hướng dẫn, đảm bảo các thành phần, đủ số lượng có các phẩm chất, trình độ, kỹ năng phù hợp để đảm nhiệm các công việc do hội đồng phân công.

Hai là, chỉ đạo công việc lập kế hoạch tự đánh giá sao cho bản kế hoạch được xây dựng một cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết và tính khả thi cao thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện kế hoạch và huy động được nhiều nguồn lực tham gia thực hiện kế hoạch.

Ba là, chỉ đạo các thành viên trong hội đồng tự đánh gái thực hiện nghiêm túc việc thu thập, xử lý, phân tích các minh chứng một cách đầy đủ

theo từng nội dung với từng tiêu chí đảm bảo đúng yêu cầu, phân tích các minh chứng rõ ràng, khoa học giúp cho việc đáng giá thuận lợi.

Bốn là, chỉ đạo đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí. Đánh giá các mức độ đạt được của từng tiêu chí phản ánh thực trạng về chất lượng giáo dục của nhà trường. Do tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan dễ dẫn đến có những đánh giá sai lệch về mức độ đạt được của các tiêu chí, khiến cho KĐCLGD không đạt được yêu cầu đặt ra. Vì thế hiệu trưởng trường THCS đặt ra các yêu cầu cho các thành viên trong hội đồng tự đánh giá bao gồm:

+ Nêu cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường.

+ Bám sát các minh chứng đã được thu thập, xử lí, phân tích làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ đạt được của từng tiêu chí trong các nội dung cần đánh giá.

+ Đánh giá chất lượng giáo dục một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và trung thực.

+ Kết quả đánh giá phản ánh đúng thực trạng về mọi mặt hoạt động, thành tích, tồn tại và hướng phát triển của nhà trường.

+ Không vì thành tích mà có những đánh giá sai lệch về mức độ đạt được của các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn.

Năm là, Viết báo cáo tự đánh giá hiệu trưởng trường THCS tiếp nhận sự hướng dẫn và chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên về viết báo cáo tự đánh giá. Vì thế, hiệu trưởng chỉ đạo hội đồng tự đánh giá viết báo cáo tổng hợp kết quả tự đánh giá về chất lượng giáo dục của nhà trường một cách đầy đủ, rõ ràng, theo một cấu trúc nhất định, nhấn mạnh được các điểm mạnh, điểm yếu so với các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định và các mục tiêu phấn đấu của nhà trường.

Sáu là, chỉ đạo hội đồng tự đánh giá công bố báo cáo tự đánh giá một cách công khai, rộng rãi để toàn thể giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh và xã hội được biết để họ có trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển nhà trường, hướng tới đạt được mục tiêu chất lượng cao hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023