Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Kiểm Định Chất Lượng Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở

Bảy là, chỉ đạo sát sao việc triển khai các hoạt đông sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá nhằm từng bước cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các hoạt động của nhà trường bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí, nội dung trong KĐCLGD, phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường trong việc phấn đấu đạt được các mục tiêu mới về chất lượng giáo dục.

1.4.2.4. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kiểm định chất lượng ở các trường trung học cơ sở

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng của quản lý, là mắt xích cuối cùng của chu trình quản lí, là chức năng, nhiệm vụ của chủ thể quản lý. Thông qua kiểm tra, nhà quản lý mới biết được quá trình thực hiện công việc được tiến hành ra sao, tiến độ thực hiện kế hoạch ở mức độ nào, kết quả hoạt động đến đâu, có gì vướng mắc, sai lệch trong quá trình thực hiện… để từ đó có sự uốn nắn, bổ sung, điều chỉnh kịp thời nhằm tối ưu hóa kết quả của hoạt động. Không kiểm tra, không đánh giá là buông lỏng quản lí, là không quản lý gì cả, mặc cho công việc thực hiện đến đâu tùy ý.

Cần thực hiện kiêm tra, đánh giá toàn diện, tổng thể từ khâu lập kế hoạch, quá trình thực hiện, đến kết quả hoạt động.

Hoạt động KĐCLGD của trường THCS bao gồm hoạt động tự đánh giá của trường THCS và hoạt động đánh giá ngoài trường THCS do cơ quan quản lý giáo dục cấp trên tổ chức thực hiện.

- Đối với hoạt động tự đánh giá về chất lượng giáo dục thì hiệu trưởng trường THCS thực hiện kiểm tra, đánh giá các công việc cụ thể sau đây:

+ Kiểm tra đánh giá việc thành lập hội đồng tự đánh giá của nhà trường như về cơ cấu thành phần, số lượng thành viên đã phù hợp chưa, phân công nhiệm vụ và khả năng thực thi nhiệm vụ ra sao…

+ Kiểm tra, đánh giá việc lập kế hoạch tự đánh giá của hội đồng tự đánh giá có rõ ràng, cụ thể, chi tiết và tính khả thi đến đâu, các nguồn lực hiện có đã đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục của nhà trường đến đâu…

+ Kiểm tra, đánh giá việc thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng để phục vụ cho đánh giá có đầy đủ, rõ ràng, chi tiết và sát thực không. Có đủ căn cứ để đánh giá mức độ đạt được về chất lượng giáo dục của nhà trường hay chưa.

+ Kiểm tra, đánh giá những kết luận, nhận định, đánh giá các mức độ đạt được theo từng tiêu chí trong các nội dung cần đánh giá có đúng mức, khách quan và trung thực không, sự thống nhất trong cách đánh giá của hội đồng tự đánh giá đến đâu, đánh giá tổng thể “trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục” hay “trường đạt chuẩn quốc gia” là đúng và phù hợp chưa.

+ Kiểm tra, đánh giá nội dung và hình thức bản dự thảo báo cáo tự đánh giá của hội động tự đánh giá đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đạt ra hay chưa để cho ý kiến cần bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo.

+ Kiểm tra, đánh giá việc công bố báo cáo tự đánh giá đã thực hiện ra sao, mức độ rộng rãi đến đâu, hình thức công khai như thế nào, sức ảnh hưởng tích cực của nó tới cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và xã hội. Trong các nỗ lực thực hiện các chương trình, mục tiêu hành động cải tiến chất lượng giáo dục của trường THCS.

- Đối với hoạt động đánh giá ngoài về chất lượng giáo dục của trường THCS thì cơ quan quản lí giáo dục cấp trên ( Phòng GDĐT, Sở GDĐT) theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cung cấp các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các trường THCS thực hiện tự đánh giá, đồng thời tổ chức đánh giá ngoài các trường THCS, có kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về toàn bộ các hoạt động có liên quan đến đánh giá ngoài.

Dựa vào báo cáo tự đánh giá về mức độ đạt được trong các nội dung KĐCL và kết quả đánh giá ngoài, hiệu trưởng trường THCS làm tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền để được công nhận là “trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục” hoặc công nhận “trường đạt chuẩn quốc gia”.

Như vậy, làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động tự đánh giá và đối với hoạt động đánh giá ngoài là điều kiện cơ bản đảm bảo cho hoạt động KĐCLGD của trường THCS đạt được kết quả tốt.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lý hoạt động KĐCLGD bao gồm nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của công tác KĐCLGD, đối với các trường THCS, CBQL có nhiều công việc phải giải quyết chưa dành được nhiều thời gian cho hoạt động KĐCLGD, kỹ năng, kinh nghiệm thực hiện KĐCLGD của CBGV còn hạn chế.

Thứ nhất, nhận thức của một số CBQL chủ yếu ở đây là Hiệu trưởng các trường THCS về tầm quan trọng của hoạt động KĐCLGD theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường THCS chưa đầy đủ. Do đó, một số trường còn bị động trong việc thành lập Hội đồng TĐG, tiến hành xây dựng kế hoạch TĐG, phân công nhiệm vụ và thực hiện TĐG của Hiệu trưởng ở một số trường còn mang tính hình thức, chưa sát với yêu cầu của công tác KĐCLGD.

Thứ hai, một số CBQL chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động KĐCLGD, chưa sắp xếp được thời gian nghiên cứu tài liệu và đầu tư cho hoạt động KĐCLGD, thiếu kinh nghiệm tổ chức hoạt động KĐCLGD tại nhà trường, một số thành viên đoàn đánh giá ngoài còn hiểu chưa thật kĩ quy trình, kia năng và tiêu chuẩn đánh giá. Phòng GDĐT cũng chưa dành được nhiều thời gian hỗ trợ các nhà trường đặc biệt là các Hiệu trưởng thực hiện quản lý hoạt động này có hiệu quả, công tác tham mưu cơ sở vật chất cho các nhà trường chưa đồng bộ, thiếu tập chung dẫn đến không đáp ứng được công tác KĐCLGD.

Thứ ba, nhà quản lý phải mất nhiều thời gian, công sức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của các thành viên khi thực hiện KĐCLGD. Lý giải nguyên nhân này được biết hoạt động KĐCLGD đối với một số CBQL, GV vẫn còn rất mới mẻ; một số CBQL, GV hiện nay chưa có nhiều kinh nghiệm và thiếu kí năng, kí thuật thực hiện công tác KĐCLGD.

Thưa tư, chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí hoạt động KĐCLGD cho toàn ngành giáo dục, hiện nay đã có một số doanh nghiệp như Tạp đoàn viễn thông Viettel đã xây dựng phần mềm quản lí hoạt động

KĐCLGD tuy nhiên chưa thực sự hiệu quả và chưa được thực hiện một cách bài bản.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Quản lý hoạt động TĐG đối với phòng GDĐT và các CBQL là một chuỗi những hoạt động bao gồm xây dựng kế hoạch hướng dẫn TĐG (hướng dẫn xây dựng kế hoạch, thành lập Hội đồng TĐG, tiến hành hoạt động TĐG…), tư vấn cho các CSGD trong quá trình thực hiện TĐG, kiểm tra kết quả hoạt động TĐG của các nhà trường… Khi tiến hành những nội dung này có rất nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng quản lý như hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện KĐCLGD trong đó có hoạt động TĐG, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, chế độ chính sách ưu tiên cho hoạt động TĐG và công tác bồi dưỡng thực hiện TĐG dành cho các CSGD.

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp quy ngày càng hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động TĐG. Để đáp ứng được với yêu cầu xã hội, từ năm 2011 cho tới nay, Bộ GDĐT đã xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện KĐCLGD trường THCS phù hợp với từng thời điểm. Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009; Thông tư 13/2012/TT-BGDĐT ngày

06/4/2012; Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012; Năm 2018 Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS (Thông tư này thay thế các quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường trung học tại Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và thay thế Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia).

Thứ hai, hoạt động KĐCLGD tại các trường THCS đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp như Bộ GDĐT, Bộ Tài Chính, UBND tỉnh Thái

Nguyên, Sở GDĐT, UBND TP Thái Nguyên, Phòng GDĐT TP Thái Nguyên. Sự quan tâm này được thể hiện ở việc các cấp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ KĐCLGD, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác KĐCLGD. Tuy nhiên, chưa có sự tham vấn nhiều về hoạt động KĐCLGD cho các nhà trường, chưa có các biện pháp thúc đẩy các nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động KĐCLGD; Cơ sở vật chất chưa được đồng đều; Nguồn kinh phí dành cho hoạt động KĐCLGD chưa được hướng dẫn và sử dụng chặt chẽ.

Thứ ba, công tác bồi dưỡng CBQL về quản lý hoạt động KĐCLGD chưa được triển khai. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiệu quả quản lý KĐCLGD chưa đạt yêu cầu đề ra.

Tiểu kết chương 1


Thực hiện quản lý hoạt động KĐCLGD này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với CBQL đặc biệt là Hiệu trưởng - người đứng đầu cơ sở giáo dục và chuyên viên phụ trách công tác KĐCLGD phòng GDĐT.

Việc nghiên cứu lý luận về quản lý và thực hiện hoạt động KĐCLGD bao gồm nghiên cứu các văn bản pháp quy như Thông tư số 18/2018/TT- BGDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học và các văn bản hướng dẫn, những khái niệm, quan điểm cơ bản về giáo dục, chất lượng giáo dục, nội dung, quy trình thực hiện hoạt động KĐCLGD …

Quản lý hoạt động KĐCLGD theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường THCS được xây dựng trên cơ sở hướng tới mục tiêu, ý nghĩa chung của hoạt động KĐCLGD. Chất lượng quản lý hoạt động KĐCLGD bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quản và chủ quan.

Nghiên cứu lý luận chính là cơ sở để tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động KĐCLGD và quản lý hoạt động KĐCLGD ở các trường THCS trên địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Một số nét khái quát về các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Năm học 2019-2020, thành phố Thái Nguyên có 36 trường THCS (34 trường THCS, 02 trường phổ thông có nhiều cấp học), với 483 lớp, 19.000 học sinh (số liệu được lấy từ báo cáo sơ kết học kì 1 năm học 2019-2020).

Từ năm 2009 đến nay tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở đã được Bộ GDĐT thay đổi bốn lần (Thông tư 12/2009/TT- BGDĐT ngày 12/5/2009; Thông tư 13/2012/TT-BGDĐT ngày 06/4/2012; Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012; Thông tư 18/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018) dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức hoạt động KĐCLGD tại các cơ sở giáo dục. Cùng với sự chỉ đạo của Sở GDĐT tỉnh Thái Nguyên, Phòng GDĐT thành phố Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo 100% các trường THCS trên địa bàn thành phố Thái Nguyên triển khai công tác KĐCLGD theo tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ GDĐT. Đồng thời, đẩy mạnh chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các trường tích cực thực hiện hoạt động TĐG, xây dựng kế hoạch đánh giá ngoài đối với các trường THCS đủ điều kiện, các trường đến chu kỳ KĐCLGD.

2.2. Khái quát chung về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá được thực trạng về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và thực trạng quản lý hoạt động này ở các trường THCS tạo cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp quản lý sát thực hơn để áp dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác KĐCLGD ở các trường THCS thuộc thành phố Thái Nguyên.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng hoạt động KĐCLGD (tự đánh giá) ở các trường THCS

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động KĐCLGD (tự đánh giá, đánh giá ngoài) ở trường THCS

2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát

- Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), giáo viên của 6 trường THCS, tổng số 60 người.

- Địa bàn khảo sát: 6 trường THCS ở thành phố Thái Nguyên gồm các trường: THCS Chùa Hang 2, THCS Quang Trung, THCS Huống Thượng, THCS Tân Thành, THCS Sơn Cẩm, THCS Lương Ngọc Quyến.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Dùng phiếu trưng cầu ý kiến để thăm dò ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên của các trường THCS về các nội dung cần khảo sát.

2.2.5. Kết quả khảo sát

- Sử dụng công thức toán học thống kê để phân tích các số liệu điều tra

- Kết quả khảo sát thực trạng được trình bày trong các bảng số liệu về mặt định lượng, có phân tích về mặt định tính để rút ra những nhận định, đánh giá một cách khách quan, trung thực về hiện trạng, quy ước như sau:

+ Có 3 phương án đánh giá: Lần lượt cho điểm là 3 điểm, 2 điểm và 1 điểm.

+ Nếu có 4 phương án đánh giá: Lần lượt cho điểm là 4 điểm, 3 điểm, 2 điểm và 1 điểm.

Sau đó tính giá trị trung bình công và sếp thứ bậc cho các nội dung được khảo sát.

2.3. Thực trạng hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về mục đích của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở

Để nghiên cứu thực trạng nhận thức của CBQL, GV về mục đích của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở trường trung học cơ sở tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (câu hỏi số 1, phiếu khảo sát số 1, phụ lục 2.1)

cho 60 người là CBQL, giáo viên. Sau khi phân tích số liệu thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL, GV về mục đích của KĐCLGD ở các trường THCS


STT


Mục đích KĐCLGD

Ý kiến đánh giá


Đồng ý


Phân vân

Không


đồng ý

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Để hiểu rõ thực trạng chất lượng giáo dục

của nhà trường


52


86.6


1


1.7


7


11.7


2

Nhằm xác định trường đã đáp ứng mục tiêu

giáo dục đạt mức độ nào theo chuẩn


55


91.7


0


0.0


5


8.3

3

Chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường

55

91.7

0

0.0

5

8.3


4

Xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng

giáo dục, duy trì, nâng cáo chất lượng các hoạt động


51


85.0


2


3.3


7


11.7


5

Công khai hóa về tình hình chất lượng

giáo dục trong từng giai đoạn


57


95.0


3


5.0


0


0.0


6

Tạo cơ sở để đề nghị cấp trên công nhận

trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục


60


100.0


0


0.0


0


0.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 7

* Nhận xét.

Nhìn vào số liệu phân tích ở bảng trên, ta có một số nhận xét sau đây:

- Nhận thức là cơ sở quan trọng cho việc định hướng, điều khiển hành động, hành vi của con người. Nhận thức đúng là cơ sở cho hành động đúng, nhận thức sai thì khó có thể đưa ra hành động đúng được. Vì thế, chúng tôi chia nhỏ mục đích KĐCLGD có đầy đủ và sâu sắc không.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023