Đánh Giá - Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Đánh Giá‌


+ Chất lượng là "tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu người sử dụng" (Tiêu chuẩn Việt Nam 8402, 1994)

Như vậy, theo người nghiên cứu thì: "Chất lượng được đánh giá quá mức độ trùng khớp với mục tiêu" và "Chất lượng là sự đáp ứng với mục tiêu đề ra" đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Trước đây người ta hiểu CL theo quan niệm "tĩnh" có nghĩa là "Chất lượng phụ thuộc vào mục tiêu", ngày nay hiểu CL theo quan niệm "động", có nghĩa là "chất lượng là một hành trình, không phải là điểm dừng cuối cùng mà là đi tới".

Như vậy, chất lượng là một khái niệm mang tính tương đối, động, đa chiều. Khi tiếp cận ở mỗi vị trí, góc độ khác nhau thì cho ra những nhìn nhận, quan điểm về chất lượng là khác nhau. Tuy nhiên, các định nghĩa về khái niệm chất lượng đều thể hiện “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”, và khi sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi của những người hưởng lợi: học sinh, phụ huynh, người sử dụng, giáo viên, nhà trường, nhà nước và cộng đồng.

Chất lượng giáo dục:

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số quan điểm đánh giá về chất lượng giáo dục bằng “Đầu vào”, “Đầu ra”, “Giá trị gia tăng”, “Giá trị học thuật”, “Kiểm toán”,...hoặc được đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định hoặc đạt được mục tiêu đề ra; sự phù hợp với mục đích,... Trong đó, có một số khái niệm nổi bật:

- Trong một nghiên cứu khá nổi tiếng của Harvey và Green (1993) nhằm tổng kết những quan niệm chung của các nhà GD, CL GD được định nghĩa như một tập hợp các thuộc tính khác nhau (Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thanh, 2003).

+ Sự vượt trội (hay sự xuất sắc)

+ Sự hoàn hảo (kết quả hoàn thiện, không sai sót)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

+ Sự phù hợp với mục tiêu (đáp ứng nhu cầu của khách hàng)


Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh - 5

+ Sự đáng giá về đồng tiền bỏ ra (trên khía cạnh đánh giá để đầu tư)

+ Sự chuyển đổi (sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác) Theo Bùi Minh Hiền, chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu

GD, là chất lượng người học được hình thành từ các hoạt động GD theo những mục tiêu định trước (Bùi Minh Hiền, 2006).

Nguyễn Đức Chính (2000), có đưa ra định nghĩa về chất lượng giáo dục Việt Nam như sau: “Chất lượng giáo dục được đánh giá qua mức độ trùng khớp với mục tiêu định sẵn” (Nguyễn Đức Chính, 2000).

Lâm Quang Thiệp và Vũ Văn Tạo cũng cho rằng chất lượng giáo dục là sự phù hợp mục tiêu (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010).

Như vậy, chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu. Đây là định nghĩa được nhiều người chấp nhận và tương đồng với quan niệm về chất lượng giáo dục của hầu hết các tổ chức ĐBCL trên thế giới [8]. Sự phù hợp với mục tiêu có thể bao gồm việc đáp ứng đòi hỏi của những người quan tâm như các nhà QL, nhà giáo hay các nhà nghiên cứu GD, sự đáp ứng hay vượt qua các chuẩn mực đã được đặt ra trong GD, những yêu cầu về sự hoàn thiện đầu ra, hiệu quả đầu tư… [23].

Bộ GD&ĐT cũng đã xác định:”Chất lượng giáo dục trường đại học là sự đáp ứng mục tiêu đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học của Luật giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của ngành” [3].

Trong nghiên cứu này, người nghiên cứu sử dụng định nghĩa: chất lượng giáo dục được xem như là sự “phù hợp với mục tiêu” - là đáp ứng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành.

1.2.3. Kiểm định chất lượng giáo dục

KĐCL GD là hoạt động đánh giá chất lượng được tiến hành trên hai góc độ bao gồm đánh giá sản phẩm đầu ra của giáo dục và đánh giá hệ thống các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.


Theo định nghĩa của tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO, 2003): KĐCL GD được xác định là “một quá trình đánh giá từ bên ngoài nhằm đưa ra quyết định công nhận một trường đại học hay một chương trình đào tạo của nhà trường đáp ứng các chuẩn mực quy định”;

Hội đồng KĐCL đại học của Hoa Kỳ (CHEA) cho rằng: kiểm định là một quá trình xem xét chất lượng từ bên ngoài, được giáo dục đại học sử dụng nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng” (Charles Wankel, 2013).

Theo UNESCO (2007), KĐCLGD được định nghĩa là một quá trình bao gồm tự đánh giá, đánh giá ngoài và công nhận mức chất lượng của một cơ sở giáo dục dựa trên chuẩn mực do cơ quan quản lí giáo dục ban hành .

Theo Thông tư 62/2012/TT - Bộ GD&ĐT định nghĩa (Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐ, 2012).

Thông tư trên cũng quy định quy trình kiểm định chất lượng giáo dục gồm các bước sau:

a) Cơ sở giáo dục tiến hành tự đánh giá;

b) Cơ sở giáo dục đăng ký đánh giá ngoài với một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và đề nghị xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục;

c) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tiến hành đánh giá ngoài;

d) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thẩm định, công nhận hoặc không công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

1.2.4. Đánh giá - Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục Đánh giá‌

Theo Trần Bá Hoành: “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc (Trần Bá Hoành, 1991).


Theo Trần Khánh Đức: “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn. Đánh giá có thể là đánh giá định lượng (quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dự vào các ý kiến và giá trị” (Trần Khánh Đức, 2009).

Theo Phạm Ngọc Hoa, đánh giá là một hình thức chuẩn đoán của việc xem xét chất lượng, hiệu quả việc giảng dạy, học tập và xem xét chương trình đào tạo dựa vào việc kiểm tra chi tiết các chương trình học, cơ cấu và hiệu quả của một cơ sở đào tạo, xem xét bên trong và các cơ chế kiểm soát chất lượng của cơ sở đó (Phạm Ngọc Hoa, 2013).

Như vậy, đánh giá là quá trình thu thập, xử lý, phân tích thông tin về đối tượng được đánh giá để đưa ra những nhận định, phán đoán về kết quả đạt được so với mục tiêu. Từ đó, đưa ra những quyết định nhằm cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Tự đánh giá trong KĐCL GD

Tự đánh giá (Self- Evaluation) là nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ sở đào tạo trong quá trình hình thành và phát triển và được thực hiện trong quá trình tổ chức KĐ các cơ sở đào tạo đại học theo chủ trương, chính sách và kế hoạch triển khai của các cơ quan có thẩm quyền.

Tự đánh giá là một khâu đầu tiên trong tổng thể các hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạo đại học. Trước hết tự đánh giá là thể hiện cụ thể tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ xã hội theo chức năng nhiệm vụ được giao của cơ sở đào tạo đại học và phù hợp với tôn chỉ mục đích và sứ mạng của nhà trường, tạo cơ sở cho bươc tiếp theo đánh giá ngoài (External- Evaluation)

Như vậy, tự đánh giá trong KĐCLGD cũng đã được Bộ GD&ĐT định nghĩa như sau “là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban


hành để báo cáo về tình trạng chất lượng giáo dục, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác để cơ sở giáo dục tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục” (Thông tư số 62/2012/TT- BGDĐT, 2012).

1.3. Lý luận về hoạt động Tự đánh giá trong Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học‌

1.3.1. Tầm quan trọng của KĐCL cơ sở giáo dục đại học‌

Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCL GD) giúp cho các nhà quản lí giáo dục nhìn lại toàn bộ hoạt động của nhà trường một cách có hệ thống để từ đó điều chỉnh các hoạt động giáo dục của nhà trường theo một chuẩn mực nhất định. Thông qua hoạt động KĐCL GD, bao gồm hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài, lãnh đạo trường ĐH sẽ xác định được mức độ đáp ứng các mục tiêu giáo dục theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trong từng giai đoạn. Kết quả KĐCL GD phản ánh chất lượng đào tạo của nhà trường, từ đó lãnh đạo nhà trường nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị mình, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, đảm bảo chất lượng giáo dục.

KĐCL GD giúp cho trường ĐH định hướng và xác định chuẩn chất lượng nhất định. Quyết định số 06/VBHN-BGDĐT ngày 04-03-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và Thông tư 62/2012/TT - Bộ GD&ĐTquy định quy trình, chu kỳ KĐCL GD, trường ĐH được kiểm định và đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của trường với 10 tiêu chuẩn 61 tiêu chí. Mỗi tiêu chuẩn gồm nhiều tiêu chí cụ thể, các tiêu chuẩn này là quy định tối thiểu mà các trường cần đạt được nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, từ đó mỗi trường ĐH sẽ từng bước xác định chuẩn cho từng hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra.


KĐCLGD tạo ra cơ chế đảm bảo chất lượng vừa linh hoạt vừa chặt chẽ bao gồm tự đánh giá, đánh giá ngoài và thẩm định, công nhận hoặc không công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.Trong đó tự đánh giá và đánh giá ngoài là hai hoạt động có mối quan hệ biện chứng với nhau, luôn có thông tin phản hồi giữa đảm bảo chất lượng nội bộ và đảm bảo chất lượng bên ngoài, giúp cho các cơ sở giáo dục ĐH kịp thời cải tiến những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh. Kết quả KĐCL GD các cơ sở giáo dục ĐH đạt được hay không đạt so với tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ góp phần định hướng cho các hoạt động sau đây của xã hội:

- Giúp phụ huynh và người học có cơ sở lựa chọn trường theo học ở ĐH;

- Làm cơ sở để các nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực

- Định hướng phát triển cho các cơ sở giáo dục ĐH nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực về giáo dục.

-Trong quá trình KĐCL khâu đầu tiên và quan trọng là hoạt động TĐG

1.3.2. Vai trò của hoạt động Tự đánh giá trong KĐCL cơ sở giáo dục đại học‌

Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong các hoạt động kiểm định chất lượng trường đại học. Đó là quá trình do chính trường đại học căn cứ vào các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng (do Bộ GD-ĐT ban hành) để tiến hành tự xem xét, báo cáo về tình trạng chất lượng và hiệu quả các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ ra các mặt mạnh, mặt yếu, từ đó có các biện pháp để điều chỉnh các nguồn lực và quy trính thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo đó đề ra.

Tự đánh giá không chỉ tạo cơ sở cho công tác đánh giá bên ngoài mà còn thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ xã hội theo chức năng nhiệm vụ được giao và phù hợp với sứ mạng và mục tiêu của nhà trường.


Trong quá trình TĐG, dựa theo từng tiêu chuẩn/tiêu chí, nhà trường tập trung đảm bảo các yêu cầu:

a/- Mô tả, làm rõ thực trạng của nhà trường;

b/- Phân tích, giải thích, so sánh và đưa ra những nhận định; chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu/thiếu sót và những biện pháp khắc phục;

c/- Lên kế hoạch hành động nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục. Mục đích của hoạt động tự đánh giá của nhà trường là nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng và để đăng ký kiểm định chất lượng. Tự đánh giá là một quá trình liên tục, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, phải có sự tham gia của nhiều đơn vị và cá nhân trong toàn trường. Hoạt động này đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy, bao quát hết các tiêu chí trong Bộ Tiêu chuẩn kiểm định chất

lượng trường đại học.

Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong việc lập kế hoạch nâng cao chất lượng của nhà trường (được minh hoạ trong Sơ đồ 2). Tự đánh giá giúp trường đại học rà soát, tự xem xét thực trạng của nhà trường, từ đó xác định lại mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo, lập kế hoạch và hành động theo kế hoạch. Sau đó lại tiếp tục rà soát, xem xét lại thực trạng và điều chỉnh mục tiêu...


Tự đánh

giá


Hành động Sứ mạng Mục tiêu Kế hoạch Sơ đồ 1 2 Vị trí của Tự đánh giá 1

Hành

động

Sứ mạng,

Mục tiêu Kế hoạch Sơ đồ 1 2 Vị trí của Tự đánh giá trong kế hoạch nâng 2

Mục tiêu

Kế hoạch Sơ đồ 1 2 Vị trí của Tự đánh giá trong kế hoạch nâng cao chất 3

Kế

hoạch Sơ đồ 1 2 Vị trí của Tự đánh giá trong kế hoạch nâng cao chất 4

hoạch


Sơ đồ 1.2. Vị trí của Tự đánh giá trong kế hoạch nâng cao chất lượng trường ĐH‌


1.3.3. Quy trình hoạt động tự đánh giá trong KĐCL cơ sở giáo dục đại học‌

Căn cứ vào Thông tư 62/2012/TT - Bộ GD&ĐT quy định quy trình, chu kỳ KĐCL GD thì Quy trình Tự đánh giá gồm các bước sau:

- Xác định được mục đích, phạm vi tự đánh giá

- Thành lập Hội đồng tự đánh giá

- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá

- Thu thập thông tin và minh chứng. Xử lý, phân tích thông tin và minh chứng thu được

- Viết báo cáo tự đánh giá

- Công bố báo cáo tự đánh giá trong nội bộ cơ sở giáo dục

- Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá

1.4. Quản lý hoạt động TĐG trong KĐCL cơ sở giáo dục đại học‌

Quản lý việc TĐG trong hoạt động KĐCL GD ĐH là sự tác động liên tục, có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát... một cách có hiệu quả các hoạt động TĐG nhằm đáp ứng được các yêu cầu về đánh giá chất lượng đối với các trường đại học và đề xuất các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Căn cứ vào các bước của quy trình TĐG và chức năng của quản lí giáo dục, tác giả đưa ra những nội dung quản lí việc TĐG trong KĐCL GD trường ĐH bao gồm các nội dung sau đây:

Lập kế hoạch TĐG đảm bảo thực hiện mục tiêu TĐG

Tự đánh giá nhằm giúp nhà trường liên tục cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, đồng thời cung cấp căn cứ để đăng ký kiểm định chất lượng.

Phạm vi của tự đánh giá bao quát toàn bộ các hoạt động của nhà trường theo 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng do Bộ GD-ĐT ban hành. Mỗi tiêu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023