Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL về mục tiêu quản lý hoạt động tự đánh giá ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên

Để nghiên cứu thực trạng nhận thức của CBQL về mục tiêu quản lý hoạt động TĐG trường THCS theo tiêu chuẩn KĐCLGD, tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (câu hỏi số 10, phiếu khảo sát 1, phụ lục 2) cho 27 chuyên viên, CBQL. Sau khi phân tích số liệu thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Tổng hợp thực trạng nhận thức về mục tiêu quản lý hoạt động ĐCLGD trường THCS theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên



Mục tiêu

Đồng ý

Không đồng ý

Tổng số

Tỷ lệ

(%)

Tổng số

Tỷ lệ

(%)

Nắm bắt được hiện trạng chất lượng

giáo dục của nhà trường

25

92.6

2

7.4

Chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của

nhà trường

23

85.2

4

14.8

Đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng

hiệu quả

25

92.6

2

7.4

Thông báo công khai với các cơ quan

quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục


26


96.3


1


3.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 9

Qua tổng hợp kết quả khảo sát tại bảng khảo sát cho thấy hầu hết các CBQL đã nắm rõ mục tiêu quản lý hoạt động TĐG trường THCS.

Cụ thể, có 25/27 ý kiến chiếm 92.6% đồng ý lựa chọn mục tiêu quản lý TĐG để “Nắm bắt được hiện trạng chất lượng giáo dục của nhà trường”. Có 23/27 ý kiến đạt 85.2% đồng ý lựa chọn mục tiêu quản lý TĐG để “Chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường”. Có 25/27 ý kiến chiếm 92.6% đồng ý lựa chọn mục tiêu quản lý TĐG để “Đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng hiệu quả”. Riêng mục tiêu cuối cùng, “Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà

nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục”, có 26/27 đồng ý chiếm tỉ lệ 96,3 % ý kiến đồng ý.

Trong quá trình thực hiện hoạt động tự đánh giá, một số trường đã hiểu sai về mục đích, ý nghĩa, vai trò của công tác kiểm định chất lượng, triển khai không đủ quy trình nên hiệu quả của hoạt động này không cao, thậm chí là hình thức (chỉ tập trung hoàn thành báo cáo tự đánh giá, chứ không triển khai hoạt động tự đánh giá theo quy trình 3 bước). Khi thực hiện việc thu thập, xử lý, phân tích, sử dụng, lưu trữ và bảo quản minh chứng, nhiều nhà trường gặp khó khăn, phải phục chế lại các minh chứng gây mất nhiều thời gian công sức, gây bức xúc cho cán bộ, giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ. Nhiều báo cáo tự đánh giá còn những khiếm khuyết như: có sự mâu thuẫn trong tiêu chí hoặc giữa các tiêu chí; mô tả hiện trạng chưa đầy đủ, thiếu tính thuyết phục, chưa sát với hiện trạng mà trường có, chưa rút ra được đúng, đủ về điểm mạnh, điểm yếu; các minh chứng còn nghèo nàn, chưa đủ sức thuyết phục; ít phân tích, đánh giá các hoạt động của nhà trường đối với các tiêu chí cần đánh giá; kế hoạch cải tiến chất lượng còn chung chung, không sát với yêu cầu của tiêu chí, chưa thể hiện rõ thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, chưa xác định được các yêu cầu về nhân lực và vật lực hiện có. Việc đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí chưa bám sát vào nội hàm của từng tiêu chí, đánh giá không đúng thực trạng và cấp độ mà nhà trường đạt được còn nặng về thành tích.

Về thẩm định hồ sơ: Việc công khai báo cáo tự đánh giá và lấy ý kiến góp ý rộng rãi của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa được một số trường coi trọng nên báo cáo chất lượng không tốt, không phản ánh đúng thực trạng về chất lượng giáo dục của nhà trường.

2.4.2. Thực trạng lập kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Để nghiên cứu thực trạng về lập kế hoạch hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (câu hỏi số 6, phiếu khảo sát số 1, phụ lục 2.1) cho 60 người là CBQL, giáo viên. Sau khi phân tích số liệu thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện lập kế hoạch hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS trong thời gian vừa qua


STT


Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện


Tổng điểm

Điểm trung bình

()

Xếp thứ tự

Rất tốt


Tốt

Chưa tốt

Không tốt

1

Đưa kế hoạch tự đánh giá vào kế

hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học


53

7


173

2,88

7

2

Kế hoạch tự đánh giá được xây

dựng cụ thể, chi tiết


55

3

2

173

2,88

7

3

Kế hoạch xác định rõ thời gian

và công việc cần làm

6

51

3


183

3,05

4

4

Kế hoạch xác định rõ các nội

dung trọng tâm để tự đánh giá

6

53

1


185

3,08

3

5

Kế hoạch chỉ rõ các bước thực

hiện tự đánh giá

6

54



186

3,10

2

6

Kế hoạch xác định nguồn lực để

thực hiện tự đánh giá


57

3


177

2,95

6


7

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ từng thành viên trong hội

đồng tự đánh giá


13


47




193


3,21


1

8

Kế hoạch KĐCLGD có tính khả

thi cao

10

41

9


181

3,01

5

* Nhận xét

Trên cơ sở phân tích số liệu điều tra, chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau đây:

- Có 8 nội dung đưa vào khảo sát nhằm đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục của các trường THCS. Kết quả khảo sát có điểm dao động từ 2,88 đến 3,21 tức là xung quanh mức thực hiện “tốt”.

- Nội dung thứ 5 (Kế hoạch chỉ rõ các bước thực hiện tự đánh giá) và nội dung thứ 7 (Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ từng thành viên trong hội đồng tự đánh giá) có các ý kiến đánh giá đều là “rất tốt” và “tốt”, có điểm là 3,10 và 3,21 xếp ở thứ bậc cao nhất là thứ 2 và thứ 1.

- Sáu nội dung khảo sát còn lại đều có các ý kiến đánh giá là thực hiện chưa tốt, đặc biệt là nội dung thứ 1, thứ 2 và thứ 8 còn nhiều ý kiến đánh giá là chưa tốt chiếm từ 8,3% đến 15%. Điều này có nghĩa là việc KĐCLGD ở các

trường là lần đầu hay theo định kỳ, nhưng hiệu trưởng 1 số trường lại không đưa kế hoạch KĐCLGD ngay từ đầu năm học hoặc xây dựng kế hoạch mà tính khả thi không cao.

2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Để nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện các hoạt động tự đánh giá

chất lượng giáo dục ở trường THCS tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (câu hỏi số 7, phiếu khảo sát số 1, phụ lục 2.1) cho 60 người là CBQL, giáo viên. Sau khi phân tích số liệu thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện tổ chức các hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS


STT


Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện


Tổng điểm

Điểm trung Bình

()

Xếp thứ tự

Rất tốt


Tốt

Chưa tốt

Không tốt

1

Hội đồng tự đánh giá phân công

nhiệm vụ cho từng thành viên

11

41

7

1

182

3,03

9

2

Các thành viên xây dựng kế hoạch

cá nhân thực hiện nhiệm vụ

12

42

5

1

185

3,08

7

3

Tổ chức thu thập minh chứng

cho từng nội dung đánh giá

11

48

1

0

190

3,17

3

4

Tổ chức xử lý và phân tích các

minh chứng đã có

12

40

6

2

182

3,03

9

5

Thống kê, tổng hợp các minh

chứng đã được phân tích

11

46

3

0

188

3,13

5


6

Tổ chức đánh giá các mức đạt được

của từng nội dung theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí của KĐCLGD


12


41


7


0


185


3,08


7

7

Tổ chức thảo luận và đánh giá chung

về chất lượng giáo dục của trường

12

44

4

0

188

3,13

5

8

Viết và thảo luận báo cáo tự đánh giá

11

49

0

0

191

3,18

2

9

Hoàn thiện và công bố báo cáo tự

đánh giá

12

45

3

0

189

3,15

4

10

Đề nghị cấp trên công nhận kết

quả KĐCLGD của nhà trường

12

48

0

0

192

3,20

1

* Nhận xét

Từ kết quả phân tích số liệu điều tra ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

- Có 10 nội dung đưa ra khảo sát về thực trạng tổ chức thực hiện các hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục của các trường THCS. Trong đó có 2 nội dung được đánh giá hoàn toàn ở mức thực hiện “tốt” và “rất tốt” (nội dung thứ 8 và thứ 10), có 5 nội dung có cả đánh giá ở mức thực hiện “chưa tốt” và có 3 nội dung có thêm đánh giá ở mức “không tốt”.Điều này có thể sẽ tập trung vào một số ít trường THCS.

- Nếu xét tổng thể thì có cả 10 loại công việc đều có giá trị điểm > 3,0. Thấp nhất là 3,03 và cao nhất là 3,20, nghĩa là chúng đều được đánh giá thực hiện ở mức “tốt”, sự chênh lệch giữa các giá trị là không nhiều, chỉ là 0,17 (3,20 – 3,03), tức là việc tổ chức thực hiện các loại công việc trong tự đánh giá được các Hội đồng TĐG thực hiện tương đối đều nhau.

- Một số công việc mà ta coi là “trọng tâm” và phức tạp được tổ chức thực hiện khá tốt như “tổ chức thu thập minh chứng”; “Thống kê, tổng hợp các minh chứng đã được phân tích”; “Tổ chức thảo luận và đánh giá chung về chất lượng giáo dục của trường” với một số ý kiến đánh giá ở mức rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ cao (từ 93,3% đến 98,3%).

- Hiệu trưởng trường THCS và Hội đồng TĐG cũng cần quan tâm đầy đủ hơn và tổ chức thực hiện tốt hơn một số công việc quan trọng khác như phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, xây dựng kế hoạch cá nhân. Tổ chức xử lý và phân tích các minh chứng, tổ chức đánh giá các mức đạt được của từng nội dung. Về các công việc này còn có 6 đến 8 ý kiến đánh giá thực hiện chưa tốt và không tốt chiếm tỷ lệ từ 10,0% đến 13,3%.

2.4.4. Thực trạng về chỉ đạo thực hiện các hoạt động KĐCLGD ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Để nghiên cứu thực trạng chỉ đạo thực hiện các hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (câu hỏi số 8, phiếu khảo sát số 1, phụ lục 2.1) cho 60 người là CBQL, giáo viên. Sau khi phân tích số liệu thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện việc chỉ đạo của hiệu trưởng đối với hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục của trường


STT


Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện


Tổng điểm

Điểm trung Bình

()

Xếp thứ tự

Rất tốt


Tốt

Chưa tốt

Không tốt


1

Chỉ đạo thành lập hội đồng tự

đánh giá theo đúng văn bản hướng dẫn


6


50


4



182


3,03


3


2

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tự đánh giá đáp ứng đầy đủ các

yêu cầu của KĐCLGD


6


48


4


2


178


2,97


7

3

Chỉ đạo hội đồng tự đánh giá phối

hợp nhịp nhàng các hoạt động

10

47

1

2

185

3,08

1


4

Chỉ đạo hội đồng tự đánh giá triển khai thực hiện tốt kế hoạch

và các nội dung tự đánh giá


5


45


8


2


173


2,88


8


5

Chỉ đạo việc thu thập các minh

chứng đầy đủ, phân tích, so sánh các minh chứng phục vụ cho đánh giá


6


48


5


1


179


2,98


5

6

Chỉ đạo việc đánh giá các nội

dung theo các tiêu chuẩn

6

51

3


183

3,05

2

7

Chỉ đạo viết báo cáo tự đánh giá

rõ ràng, khách quan, trung thực

5

49

6


179

2,98

6

8

Chỉ đạo triển khai tốt chương

trình cải tiến chất lượng giáo dục

5

51

4


181

3,02

4

* Nhận xét

Chúng tôi đưa ra 8 nội dung để khảo sát thực trạng thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo của Hiệu trưởng - Chủ tịch Hội đồng TĐG của trường THCS đối với công việc KĐCLGD của nhà trường.Từ kết qủa phân tích số liệu có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Các nội dung khảo sát được đánh giá có giá trị điểm từ 2,86 đến 3,08 ở mức tiệm cận tốt và rất tốt. Như vậy có thể nhận định rằng, Hiệu trưởng – Chủ tịch Hội đồng TĐG đã thực hiện tốt các nhiệm vụ chỉ đạo với công việc TĐG chất lượng giáo dục của các trường THCS.

- Các nội dung chỉ đạo của Hiệu trưởng có nhiều ý kiến đánh giá ở mức độ tốt và rất tốt, chiếm tỷ lệ cao là nội dung 1 (Chỉ đạo thành lập hội đồng tự đánh giá theo đúng văn bản hướng dẫn) 93,3%, nội dung 3 (Chỉ đạo hội đồng tự đánh giá phối hợp nhịp nhàng các hoạt động) 95,0% và nội dung 8 (Chỉ đạo triển khai tốt chương trình cải tiến chất lượng giáo dục) là 93,3%.

- Tất cả các nội dung chỉ đạo của Hiệu trưởng vẫn còn có các ý kiến đánh giá ở mức thực hiện “chưa tốt”, trong đó có 4 nội dung có thêm cả các ý kiến đánh giá ở mức “không tốt”. Đặc biệt là chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch TĐG và chỉ đạo Hội đồng TĐG triển khai tốt kế hoạch… chưa được tốt, có điểm là 2,97 và 2,88, xếp thứ bậc thấp là thứ 7 và thứ 8.

- Nhìn chung, việc thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với hoạt động TĐG chất lượng giáo dục của các nhà trường THCS được đánh giá như trên là chấp nhận được. Tuy nhiên, để có kết quả tốt hơn và để đạt được các mục đích của KĐCLGD thì đòi hỏi Hiệu trưởng trường THCS phải thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chỉ đạo của mình đối với toàn bộ quá trình TĐG.

2.4.5. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Để nghiên cứu thực trạng về kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục ở trường THCS tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (câu hỏi số 9, phiếu khảo sát số 1, phụ lục 2.1) cho 60 người là CBQL, giáo viên. Sau khi phân tích số liệu thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động tự đánh giá của trường THCS


STT


Nội dung đánh giá

Mức độ thực hiện


Tổng điểm

Điểm trung Bình

()

Xếp thứ tự

Rất tốt


Tốt

Chưa tốt

Không tốt

1

Kiểm tra - đánh giá việc thành

lập hội đồng tự đánh giá

12

48

0

0

192

3.20

1

2

Kiểm tra - đánh giá việc xây

dựng kế hoạch tự đánh giá

6

48

6

0

180

3.00

6


3

Kiểm tra - đánh giá việc tổ chức

thực hiện các hoạt động KĐCLGD của hội đồng tự đánh giá


12


45


3


0


189


3.15


3


4

Kiểm tra - đánh giá việc thu thập minh chứng, xử lý, phân tích các

minh chứng phục vụ cho đánh giá


10


47


3


0


187


3.1


4

5

Kiểm tra - đánh giá việc đánh giá

các nội dung trong tự đánh giá

6

45

6

3

174

2.90

8

6

Kiểm tra - đánh giá việc lưu trữ

các minh chứng đã có

12

46

2

0

190

3.17

2

7

Kiểm tra - đánh giá việc viết và

hoàn thiện báo cáo tự đánh giá

12

44

0

0

179

2,98

1

8

Kiểm tra - đánh giá toàn bộ kết

quả hoạt động KĐCLGD

9

46

4

3

185

3.08

7


9

Kiểm tra - đánh giá việc xây dựng chương trình hành động để cải tiến chất lượng giáo dục của

trường THCS


10


43


7



183


3.05


5

* Nhận xét

Có 9 nội dung liên quan tới các công việc tự đánh giá chất lượng giáo dục của trường THCS mà Hiệu trưởng cần phải kiểm tra - đánh giá. Qua phân tích số liệu điều tra, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Việc thực hiện kiểm tra - đánh giá của Hiệu trưởng theo 9 nội dung khảo sát được đánh giá có giá trị điểm từ 2,90 đến 3,20 ,tức là tiệm cận “Tốt” và “Rất tốt”. Đánh giá chung là thực hiện tương đối tốt.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí