để phân tích rõ hơn, cụ thể hơn những ưu điểm, những tồn tại. Vận dụng các nội dung lý thuyết đã trình bày ở Chương 1 về công tác QLGD nói chung và KĐCLGD nói riêng để tiến hành xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác KĐCLGD của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2.2.3. Địa bàn và đối tượng khảo sát thực trạng
Hiện nay tỉnh Lào Cai có 36 trường THPT (26 trường THPT, 09 trường PTDTNT THCS&THPT, 01 trường THPT chuyên). Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi tiến hành khảo sát tại 04 trường ở khu vực thành phố (số 1, số 2, số 3, số 4 thành phố), 07 trường ở khu vực thị trấn (số 1 Bảo Thắng, số 1 Bảo Yên, số 1 Bát Xát, số 1 Bắc Hà, số 1 Sa Pa, số 1 Văn Bàn, số 4 Văn Bàn), 07 trường ở khu vực nông thôn (số 2 Bảo Thắng, số 2 Bảo Yên, số 2 Bát Xát, số 2 Bắc Hà, số 2 Mường Khương, số 2 Văn bàn, số 3 Văn Bàn) và 07 trường ở khu vực vùng cao đặc biệt khó khăn (số 3 Bảo Yên, số 3 Bát Xát, số 1 Mường Khương, số 3 Mường Khương, số 2 Sa Pa, Số 1 Si Ma Cai, số 2 Si Ma Cai).
Tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập ý kiến phản hồi qua phiếu hỏi trên các đối tượng cụ thể như sau: 05 lãnh đạo, cán bộ Sở GD&ĐT; 40 cán bộ tham gia các đoàn đánh giá ngoài; 25 hiệu trưởng; 50 phó hiệu trưởng, 125 giáo viên, 40 nhân viên của 25 trường THPT trong tỉnh. Gặp gỡ, trao đổi ý kiến với một số CBQL, chuyên gia am hiểu các lĩnh vực KĐCLGD nhằm làm rõ hơn các ý kiến phản hồi qua phiếu hỏi và nhận xét rút ra từ kết quả phân tích tài liệu; quan sát, suy ngẫm, đúc rút kinh nghiệm thực tế trực tiếp tham gia triển khai thực hiện công tác KĐCLGD của tác giả luận văn.
2.2.4. Phương pháp khảo sát thực trạng
* Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp này để quan sát các hoạt động KĐCLGD và việc quản lý KĐCLGD của Sở GD&ĐT. Cụ thể bao gồm: Quan sát các hoạt động của cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường và tìm tòi nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu thực trạng công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài và công nhận trường đạt chuẩn.
* Phương pháp điều tra viết
Sử dụng hệ thống bảng câu hỏi để trưng cầu ý kiến đối với cán bộ Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường, đoàn đánh giá ngoài và các
chuyên gia giáo dục nhằm thu thập số liệu để đánh giá thực trạng về công tác KĐCLGD các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
* Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên và tham khảo các ý kiến chuyên gia với mục đích đưa các kết luận thoả đáng trong việc đánh giá thực trạng hoạt động KĐCLGD và đề xuất một số biện pháp giúp cho việc quản lý KĐCLGD tại các trường THPT của tỉnh Lào Cai có hiệu quả.
Công cụ khảo sát
Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau:
Chuẩn cho điểm:
2 điểm | 3 điểm | 4 điểm | |
Không ảnh hưởng | Ít ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Rất ảnh hưởng |
Yếu | Trung bình | Khá | Tốt |
Không cần thiết | Ít cần thiết | Cần thiết | Rất cần thiết |
Không khả thi | Ít khả thi | Khả thi | Rất khả thi |
Dễ dàng/ chưa đạt | Đạt | Khó | Rất khó |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Đích Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Trường Trung Học Phổ Thông
- Quản Lý Hoạt Động Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Trường Trung Học Phổ Thông
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Tại Các Trường Trung Học Phổ Thông
- Thực Trạng Hoạt Động Đánh Giá Ngoài Trường Thpt Theo Tiêu Chuẩn
- Chỉ Đạo Và Tổ Chức Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Trường Thpt Ở Tỉnh Lào Cai
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Cách đánh giá:
Việc xử lý kết quả các phiếu trưng cầu dựa vào phương pháp toán thống kê định lượng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai phương pháp đánh giá là: định lượng theo tỷ lệ % và phương pháp cho điểm. Cụ thể:
Chuẩn đánh giá (theo điểm):
Câu hỏi 4 mức độ trả lời, đánh giá theo các mức sau:
- Mức 1: Tốt (Rất ảnh hưởng; Rất thường xuyên; Rất cần thiết; Rất khả thi; Rất khó; Tốt): 3, 20 X 4,00
- Mức 2: Khá (Ảnh hưởng; Thường xuyên; Cần thiết; Khả thi; Khó; Khá ):
2,50 X 3,19
- Mức 3: Trung bình (Phân vân; Thỉnh thoảng; Ít cần thiết; Ít khả thi; Ít ảnh
hưởng; Đạt; Trung bình):
2,00 X 2, 49
- Mức 4: Yếu, kém (Không ảnh hưởng; Chưa bao giờ; Không cần thiết; Không
thường xuyên; Không khả thi; Chưa đạt; Dễ dàng):
1, 00 X 1,99
k
Ý nghĩa sử dụng: Xi Ki
X in
n
Sử dụng công thức tính điểm trung bình:
X : Điểm trung bình. Xi: Điểm ở mức độ i.
Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số người tham gia đánh giá.
2.3. Thực trạng hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông ở tỉnh Lào Cai
2.3.1. Công tác tham mưu và ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
Sở GD&ĐT đã nghiên cứu để tham mưu, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Chỉ thị của UBND tỉnh về nhiệm vụ các năm học để ban hành các văn bản về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm. Từ các yêu cầu, quy định đó, hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn tỉnh chú trọng hơn vào việc nâng cao chất lượng các hoạt động cũng như đội ngũ và kết quả giáo dục toàn diện học sinh.
2.3.2. Nhận thức của cán bộ quản lý Sở GD&ĐT, trường THPT và các đoàn đánh giá ngoài về vai trò, mục đích và quy trình kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông
Để đánh giá được thực trạng nhận thức của cán bộ Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý và GV, NV cùng đoàn đánh giá ngoài về KĐCLGD bậc THPT về hoạt động KĐCLGD trong quản lý giáo dục, từ đó đánh giá vai trò của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THPT và đối với các cấp quản lý trong tỉnh. Kết quả nhận thức của CB, GV là cơ sở để nhà quản lý lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động KĐCLGD các trường THPT của tỉnh. Sử dụng câu hỏi ở mẫu phiếu khảo sát, kết quả nội dung này thể hiện bảng sau:
Bảng 2.7. Vai trò của công tác KĐCLGD đối với việc thực hiện công tác quản lý trong nhà trường THPT và với các cấp quản lý giáo dục
Mức độ | Số lượng | Tỷ lệ | |
1 | Rất quan trọng | 218 | 76.5 |
2 | Quan trọng | 64 | 22.5 |
3 | Không quan trọng | 3 | 1.1 |
4 | Ý kiến khác | 0 | 0.0 |
(Khảo sát 285 cán bộ Sở GD&ĐT, CBQL, GV, NV cùng đoàn đánh giá ngoài)
Qua số liệu của Bảng 2.7, cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng hoạt động KĐCLGD có vai trò rất quan trọng và quan trọng, có 76.5% tổng số ý kiến được hỏi cho rằng rất quan trọng, 22.5% cho rằng quan trọng. Điều này cho thấy lãnh đạo, chuyên viên Sở cùng đội ngũ CBQL, GV, NV và đoàn đánh giá ngoài đã nhận thức rõ về vai trò của công tác KĐCLGD. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ít ý kiến cho rằng nội dung này không quan trọng, chiếm tỉ lệ 1.1%. Thực tế này cho thấy một bộ phận nhỏ trong đội ngũ vẫn chưa nhận được tầm quan trọng của công tác này. Tỷ lệ số người được hỏi phần lớn xác định đúng về vai trò của công tác KĐCLGD, chứng tỏ công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức về hoạt động KĐCLGD đã được các nhà trường làm khá tốt. Các văn bản hướng dẫn về hoạt động KĐCLGD đã đến được với CBQL, GV, NV trong các trường THPT của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ thành viên đoành đánh giá ngoài cùng CBQL, GV, NV chưa nắm chắc các văn bản hướng dẫn về KĐCLGD.
Tìm hiểu cụ thể hơn về kết quả thực hiện mục đích hoạt động KĐCLGD tại các trường THPT, chúng tôi thu được tỷ lệ ý kiến phản hồi như trong Bảng sau:
Bảng 2.8. Thực trạng mục đích của kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường THPT tỉnh Lào Cai
Mục đích KĐCTGD | Số lượng | Tỷ lệ % | |
1 | Xem xét nhà trường có đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. | 43 | 15.1 |
2 | Giúp cơ quan quản lý và nhà trường xác định được điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường. | 88 | 30.9 |
3 | Giúp nhà trường đề ra các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục. | 86 | 30.2 |
4 | Giúp nhà trường công khai trước xã hội về chất lượng giáo dục. | 68 | 23.9 |
(Khảo sát 285 cán bộ Sở GD&ĐT, CBQL, GV, NV cùng đoàn đánh giá ngoài)
Với 4 mục tiêu cơ bản trong mục tiêu công tác KĐCLGD tại trường THPT tỉnh Lào Cai được đánh giá cao. Trong đó, các mục tiêu về KĐCLGD có mức độ cần thiết như: Giúp cơ quan quản lý và nhà trường xác định được điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường (với 30.9%) và “Giúp nhà trường đề ra các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục” với (30.2%/). Có thể nhận thấy, hai nội dung này về thực chất gắn liền với những hoạt động mang tính thường xuyên và định kì của nhà trường nên thường được các nhà quản lý trường học quan tâm nhiều hơn, những thiếu sót (nếu có) cũng dễ phát hiện.
Kết quả khảo sát về mặt nhận thức của đội ngũ CB, GV cho thấy: các đối tượng đã đánh giá đúng vai trò của mục tiêu KĐCLGD trường THPT, trong đó những điểm vượt trội của hướng này là không chỉ giúp ích cải tiến chất lượng trường THPT với yêu cầu của xã hội mà còn là cơ sở để Hiệu trưởng các trường có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả.
Tìm hiểu sâu hơn về nhận thức của cán bộ quản lý các cấp về quy trình kiểm định, chúng tôi sử dụng câu hỏi ở phụ lục 1 và thu được kết quả ở Bảng 2.9.
Bảng 2.9. Thực trạng quy trình kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường THPT tỉnh Lào Cai
Quy trình KĐCTGD | Số lượng | Tỷ lệ % | |
1 | Tự đánh giá. | 0 | 0.0 |
2 | Đánh giá ngoài. | 0 | 0.0 |
3 | Công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục. | 0 | 0.0 |
4 | Tất cả các nội dung trên. | 285 | 100.0 |
(Khảo sát 285 cán bộ Sở GD&ĐT, CBQL, GV, NV cùng đoàn đánh giá ngoài)
Từ kết quả của bảng 2.9, một lần nữa lại khẳng định cán bộ quản lý cấp Sở, cán bộ đoàn đánh giá ngoài và CB, GV, NV trường THPT đều đã có nhận thức đúng và đầy đủ về quy trình kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó chúng tôi cũng nhận thấy, 100% cán bộ quản lý trường THPT của tỉnh Lào Cai cũng đã nhận thức đúng, đầy đủ về quy trình kiểm định chất lượng trường THPT, đây là cơ sở, tiền đề cho công tác kiểm định được tiến hành một cách hiệu quả.
Để tìm hiểu sâu hơn về công tác kiểm định, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng công tác tự đánh giá.
2.3.3. Thực trạng tự đánh giá tại trường THPT theo tiêu chuẩn
Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT đến nay 100% các trường THPT đã hoàn thành việc tự đánh giá theo tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ GD&ĐT, nhận thức về công tác KĐCLGD được nâng lên.
Để tìm hiểu về việc thực hiện tự đánh giá tại các trường THPT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát qua phiếu hỏi và quan sát trực tiếp đến hội đồng tự đánh giá ở các
trường THPT cũng như phỏng vấn sâu đối với các hiệu trưởng với các nội dung theo Bảng 2.10. Kết quả có 245 ý kiến trả lời của CBQL, GV, NV trường THPT.
Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện tự đánh giá tại trường THPT tỉnh Lào Cai hiện nay
Tiêu chí đánh giá | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||||||
Dễ dàng | Trung bình | Khó | Rất khó | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Thành lập hội đồng tự đánh giá | 245 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 11 |
2 | Lập kế hoạch tự đánh giá và phân công trách nhiệm cho thành viên | 174 | 71 | 47 | 19.2 | 24 | 9.8 | 0 | 0 | 1.39 | 10 |
3 | Tạo sự đồng thuận của cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường | 113 | 46.1 | 51 | 20.8 | 81 | 33.1 | 0 | 0 | 1.87 | 8 |
4 | Thu thập và xử lý minh chứng | 24 | 9.8 | 103 | 42 | 47 | 19.2 | 71 | 29 | 2.67 | 1 |
5 | Mã hóa, lập danh mục và lưu trữ minh chứng | 59 | 24.1 | 86 | 35.1 | 46 | 18.8 | 54 | 22 | 2.39 | 4 |
6 | Mô tả hiện trạng nhà trường theo tiêu chí | 61 | 24.9 | 86 | 35.1 | 66 | 26.9 | 32 | 13.1 | 2.28 | 6 |
7 | Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của nhà trường theo tiêu chí | 56 | 22.9 | 91 | 37.1 | 51 | 20.8 | 47 | 19.2 | 2.36 | 5 |
8 | Lập kế hoạch cải tiến chất lượng theo từng tiêu chí | 81 | 33 | 86 | 35 | 34 | 14 | 44 | 18 | 2.17 | 7 |
9 | Thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh và cải tiến điểm yếu theo báo cáo tự đánh giá | 49 | 20 | 64 | 26.1 | 83 | 33.9 | 49 | 20 | 2.54 | 3 |
10 | Đánh giá tiêu chí đạt hay không đạt | 0 | 0 | 138 | 56.3 | 56 | 22. 9 | 51 | 20.8 | 2.64 | 2 |
11 | Hoàn thiện và công bố báo cáo tự đánh giá | 142 | 58 | 56 | 22.9 | 47 | 19.2 | 0 | 0 | 1.61 | 9 |
Kết quả khảo sát ở Bảng 2.10 cho thấy:
Về việc thành lập hội đồng tự đánh giá
100% ý kiến khảo sát ĐTB ( X ) =1 cho rằng việc thành lập hội đồng tự đánh giá là dễ dàng (rất tốt) và hoàn toàn thuộc quyền của hiệu trưởng. 100% các trường trên địa bàn tỉnh đã thành lập hội đồng tự đánh giá với các thành phần theo qui định: “Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng và phó chủ tịch hội đồng là phó hiệu trưởng cùng thư ký và các ủy viên hội đồng tự đánh giá là các tổ trưởng chuyên môn hay giáo viên”, hầu hết tất cả các trường chọn thư ký hội đồng trường là thư ký hội đồng tự đánh giá.
Về việc lập kế hoạch tự đánh giá và phân công các thành viên
Từ kết quả bảng khảo sát có 71% ý kiến nhận xét dễ dàng, 19.2% ý kiến nhận xét trung bình, qua đó khẳng định hiệu trưởng sẽ thuận lợi trong điều hành công việc.
Tuy nhiên, kết quả điểm trung bình khảo sát ( X =1.39) cho thấy việc lập kế hoạch tự đánh giá còn chưa đạt yêu cầu (ở mức độ yếu), cụ thể hơn nữa qua phân tích kế hoạch tự đánh giá của các trường THPT gửi về Sở cho thấy việc lập kế hoạch còn hình thức, đối phó, chưa lường hết được những khó khăn khi thực hiện tự đánh giá. Chưa xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực liên quan đến từng tiêu chí. Qua phỏng vấn trực tiếp, 60% hiệu trưởng và thư ký hội đồng trường trả lời cho thấy việc thực hiện toàn bộ báo cáo tự đánh giá chỉ phân công chủ yếu ở thư ký nhà trường. Từ bảng khảo sát còn 9.8% ý kiến cũng cho thấy việc phân công đúng việc, đúng người để thực hiện báo cáo tự đánh giá là vấn đề khó khăn. Hiệu trưởng chưa giám sát chặt chẽ và đảm bảo việc thực hiện có tính hiệu quả kế hoạch tự đánh giá, chưa biết cách tổ chức hoạt động này trong trường, chưa biết cách huy động mọi nguồn lực để thực hiện. Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong hội đồng tự đánh giá chưa hợp lý, khoa học, chẳng hạn: các thành viên hội đồng tự đánh giá là các tổ trưởng chuyên môn lại được phân công viết các tiêu chí về quản lý, tổ chức, văn phòng, thư viện, đoàn thanh niên…do đó sẽ không nắm được công việc các bộ phận đó, từ đó mô tả hiện trạng không chính xác, không xác định được điểm mạnh, điểm yếu dẫn đến đưa ra kế hoạch cải tiến không phù hợp và không thực hiện được kế hoạch đó trong thực tế. Hơn nữa, thành viên hội đồng tự đánh giá đều là những người kiêm nhiệm nên không dành nhiều thời gian cho hoạt động này.
Về tạo sự đồng thuận của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
Có tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường về công tác tự đánh giá hay không phụ thuộc vào năng lực của Hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ quản lý. Qua bảng khảo sát ta có ĐTB = 1.87 và 46.1% ý kiến cho là dễ dàng điều này cho thấy lãnh đạo nhà trường dễ dàng tạo được sự đồng thuận trong toàn bộ tập thể nhà trường. Tuy nhiên, có 20.8% ý kiến cho là trung bình và 33.1% ý kiến cho là khó khăn cho thấy việc tạo được sự đồng thuận trong toàn thể nhà trường không phải dễ thực hiện. Nghiên cứu sâu hơn nguyên nhân của sự khó khăn này, chúng tôi đã phỏng vấn sâu đến các hiệu trưởng. Qua kết quả phỏng vấn có hai
nguyên nhân chính. Một là hiệu trưởng không có năng lực nên không triển khai được việc. Hai là hiệu trưởng năng lực hạn chế có triển khai nhưng không biết cách làm, dẫn đến một số thành viên trong trường không đồng thuận.
Về thu thập và xử lý minh chứng
Qua bảng khảo sát ta có ĐTB ( X )= 2.67 (đây là nội dung có ĐTB cao nhất) cho thấy còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thu thập, phân tích và xử lý minh chứng trong quá trình thực hiện tự đánh giá. Kết quả khảo sát có 19.2 % ý kiến cho rằng khó và 29% ý kiến cho rằng rất khó thu thập minh chứng. Nguyên nhân cán bộ làm công tác tự đánh giá chưa hiểu hết về nội hàm của từng chỉ số trong tiêu chí, chưa biết cách thu thập, phân tích và xử lý minh chứng. Ngoài ra, nhiều trường không biết cách tổ chức lưu trữ dẫn đến thất lạc và không còn minh chứng.
Về mã hóa, lập danh mục và lưu trữ minh chứng
Nhà trường đã thực hiện theo qui định và hướng dẫn để mã hóa minh chứng, vì vậy việc này không có khó khăn gì. Tuy nhiên để lập danh mục minh chứng đầy đủ theo qui định là 5 năm kể từ thời điểm đánh giá thì hầu hết các trường đều làm chưa tốt. Qua kết quả bảng khảo sát với ĐTB = 2.39 và có 22% ý kiến cho là rất khó khăn. Nguyên nhân vì rất nhiều hồ sơ, sổ sách đã bị thất lạc, việc lưu trữ của các trường chưa khoa học dẫn đến không ít khó khăn cho việc lập danh mục và lưu trữ minh chứng.
Về mô tả hiện trạng nhà trường theo tiêu chí
Bảng khảo sát cho thấy có 24.9% ý kiến cho là dễ dàng và 35.1% có ý kiến là trung bình khi thực hiện. Tuy nhiên còn 26.9% ý kiến cho là khó và 13.1% cho là rất khó (ĐTB =2.28). Nguyên nhân chính việc mô tả hiện trạng chưa đạt yêu cầu là do các thành viên hội đồng tự đánh giá chưa hiểu hết nội hàm, yêu cầu của từng tiêu chí, yêu cầu của viết báo cáo tiêu chí, thiếu minh chứng, không biết phân tích so sánh được dữ liệu từ minh chứng.
Về phân tích điểm mạnh và điểm yếu của nhà trường theo tiêu chí
Từ kết quả bảng khảo sát ta có 20.8% ý kiến cho là khó và 19.2% ý kiến là rất khó (ĐTB= 2.36). Điều này cho thấy việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu được đánh giá ở mức độ trung bình, chưa thực sự đúng và trúng thực tế nhà trường. Cụ thể hơn, khi phỏng vấn sâu đến các cán bộ làm thư ký hội đồng tự đánh giá, người mà