Tổ Chức Đa Dạng Các Hình Thức Giáo Dục Y Đức Cho Sv Thông Qua Các Hoạt Động Ngoại Khóa

Ví dụ: qua nội dung học phần “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, GV có thể phân tích cho SV hiểu rõ hơn về những quan điểm, tư tưởng của Bác đối với người làm nghề y. Hay thông qua học phần “Pháp luật tổ chức quản lý y tế và y đức” GV có thể chuyển tải đến SV những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế về những phẩm chất đối với người làm nghề y, đồng thời phân tích sâu cho SV những nội dung về y đức hay chỉ ra những tấm gương “Lương y như từ mẫu” trong xã hội hiện nay để SV có ý thức không ngừng học tập rèn luyện nâng cao y đức của bản thân.

Chỉ đạo thiết kế giáo án và tổ chức giờ dạy mẫu các giáo án có nội dung GD y đức; đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm trong giảng dạy những nội dung này.

Đưa nội dung GD y đức vào bài dạy là một đơn vị kiến thức khi đánh giá giờ dạy của giáo viên.

Thống nhất kế hoạch kiểm tra chuyên môn của nhà trường với việc kiểm tra GD y đức cho SV thông qua các giờ dạy chính khóa.

Tổ chức cho GV và SV tham quan, dự giờ giao lưu học tập kinh nghiệm đồng nghiệp và ở các trường bạn về việc tổ chức dạy và nội dung GD y đức. Chú trọng các tiết dạy chuyên đề sinh hoạt cụm trường.

Tổ chức mời chuyên gia, chuyên viên, giáo viên giỏi về bồi dưỡng kiến thức và phương pháp sư phạm cho giáo viên trực tiếp giảng dạy nội dung giáo dục y đức.

Động viên giáo viên tự tìm tài liệu, luôn sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp, hình thức giảng dạy.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu nhà trường cần có kế hoạch cụ thể và sự chỉ đạo kịp thời đến tổ chuyên môn thực hiện việc lồng ghép nội dung giáo dục y đức vào các môn học phù hợp, các học phần có nội dung liên quan.

GV cần được bồi dưỡng kĩ năng dạy học tích hợp và khả năng sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học một cách hợp lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

3.2.3. Tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục y đức cho SV thông qua các hoạt động ngoại khóa

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý hoạt động giáo dục y đức cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - 13

Mục tiêu của biện pháp này nhằm phong phú các hình thức giáo dục y đức cho SV. Qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nội dung giáo dục y đức được truyền đạt đến SV một cách mềm dẻo và thu hút, kích thích hứng thú tham gia của SV

Bổ trợ, bổ sung các kiến thức mà SV chưa được học trong các giờ học chính khóa đồng thời rèn luyện cho SV kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hoạt động nhóm.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Cần tổ chức phong phú, đa dạng các hình thức GD y đức cho SV qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Hoạt động theo tiến độ thời gian, thực hiện xen kẽ cùng với chương trình kế hoạch học tập các môn học trên lớp hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, hoạt động hè.

Hoạt động theo chủ điểm các ngày kỷ niệm lớn trong năm học chào mừng các ngày lễ lớn như ngày thầy thuốc Việt Nam (27-2), ngày sinh nhật Bác Hồ, ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Có thể tổ chức trên quy mô toàn trường, trong từng lớp, từng khoa, từng nhóm SV, theo giới tính hoặc giáo dục cá biệt từng SV.

Có hoạt động tổ chức thường xuyên liên tục trong năm nhưng cũng có hoạt động tổ chức vào các thời điểm thích hợp, thậm chí có thể sau mỗi chu kì.

Xây dựng nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa phong phú, sinh động, phù hợp với nội dung giáo dục y đức cho SV:

- Xây dựng phòng truyền thông.

- Đưa ra các tình huống về việc tiếp xúc với bệnh nhân, với đồng nghiệp để SV giải quyết tình huống và rút ra kinh nghiệm.

- Thành lập CLB tự quản SV.

- Tổ chức Thi tìm hiểu về những phẩm chất đạo đức của cán bộ y tế, về các quan điểm y đức của các bậc tiền bối.

- Tổ chức cho SV thảo luận nhóm.

- Tổ chức cho SV giao lưu với các nhà chuyên môn, các tấm gương về lương y trong thực tế xã hội hiện nay

- Tổ chức xem băng hình, giải đáp thắc mắc.

- Tổ chức cho SV tham quan thực tế tại các trung tâm Y tế, các phòng khám, bệnh viện trên địa bàn

- Tổ chức báo cáo chuyên đề trong giờ sinh hoạt đầu tuần.

- Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động từ thiện, hiến máu nhân đạo

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Việc tổ chức các hoạt động NGLL nhằm GD y đức cho SV được chia làm hai nhóm: nhóm các hoạt động thường xuyên và nhóm các hoạt động không thường xuyên.

* Nhóm các hoạt động thường xuyên bao gồm:

- Xây dựng phòng truyền thông trong nhà trường: Phòng truyền thông là nơi cung cấp, lưu giữ thông tin, tư liệu về giáo dục y đức.

Phân công nhân sự thành lập Ban điều hành, Ban cố vấn.

Đầu tư kinh phí chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị: sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, băng video và đĩa hình, màn hình, máy vi tính, đầu video, bàn ghế…

Ban điều hành, Ban cố vấn phòng truyền thông có thể thông qua bản tin phát thanh vào mỗi giờ ra chơi hay qua trang wed của nhà trường để tuyên truyền, phổ biến đến SV trong trường những nội dung liên quan đến giáo dục y đức như những chủ trường, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo cán bộ y tế, những yêu cầu về phẩm chất đạo đức của cán bộ y tế do Bộ Y tế quy định, hay những quan điểm về y đức từ xưa đến nay của các bậc vĩ nhân, hoặc những tấm gương sáng “lương y như từ mẫu”.

- Tổ chức câu lạc bộ tự quản của SV, đây là một hình thức sinh hoạt tập thể do các em SV tự tổ chức, quản lí và điều hành dưới sự hướng dẫn của ban cố

vấn (bao gồm cố vấn chuyên môn là các thầy, cô có kinh nghiệm, nhiệt tâm và cố vấn tổ chức là BGH và BCH Đoàn trường, Hội SV).

- Phát thanh tuyên truyền tại Ký túc xá của SV. Kết hợp với Ban quản lý ký túc xá và Đoàn Thanh niên xung kích, thường xuyên tổ chức các hoạt động như kiểm tra và chấm thi đua giữa các phòng trong ký túc xá đồng thời thông qua các chương trình phát thanh cuối tuần tại Ký túc xá nhằm tuyên truyền về các nội dung về giáo dục y đức cho SV. Đồng thời có thể tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ tại ký túc xá để có thể tạo cho các em một môi trường sống lành mạnh.

* Nhóm các hoạt động tổ chức không thường xuyên, bao gồm các hoạt động như:

- Tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận về những nội dung quanh vấn đề giáo dục y đức cho SV.

- Giao lưu với bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn cao và là tấm gương sáng trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

- Tổ chức tham quan dã ngoại, tham quan các cơ sở y tế, các bệnh viện trên địa bàn để SV được tận mắt chứng kiến môi trường làm việc của ngành nghề và những tình huống thực tế có thể diễn ra.

- Tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể thao thu hút SV tham gia để có lối sống lành mạnh.

- Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động từ thiện, hiến máu nhân đạo.

Nhóm các hoạt động không thường xuyên có thể tổ chức trước toàn trường vào giờ sinh hoạt đầu tuần, hoặc tổ chức kết hợp trong một ngày tổ chức kỉ niệm nào đó (chẳng hạn như ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2, ngày thành lập Đảng Cộng Sản, ngày sinh nhật Bác Hồ…) hoặc tổ chức thành các cuộc thi riêng, cũng có thể tổ chức theo đơn vị lớp, khoa.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu nhà trường cần có sự quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Cần có sự quan tâm, phối hợp giữa các tổ chức, tập thể trong và ngoài nhà trường.

Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường và của địa phương.

3.2.4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở thực tập trong việc rèn luyện tay nghề và đạo đức nghề nghiệp cho SV nhà trường

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các cơ sở thực tập, để qua đó bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng chuyên môn cho SV. Đồng thời thông qua việc trải nghiệm thực tế, nhà trường và cơ sở thực tập cần hình thành ý thức tự nâng cao y đức của bản thân SV.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Đặc thù trong quá trình học tập của các SV trường Cao đẳng Y tế đó là vào cuối năm học thức nhất, các em sẽ được đi thực tập lâm sàng tại bệnh viện một buổi và học lý thuyết một buổi tại trường. Đến năm thứ 3, trước khi tốt nghiệp cá em sẽ được tham gia thực tập tại các bệnh viện, trung tâm y tế hay trạm y tế xã khoảng gần hai tháng. Đây là một điều kiện thuận lợi để các em trải nghiệm thực tế và đút rút kinh nghiệm cho bản thân cả về kĩ năng chuyên môn và kĩ năng ứng xử trong các tình huống nghề nghiệp. Nếu như nhà trường kết hợp tốt với cơ sở thực tập thì sẽ đẩy mạnh việc rèn luyện y thuật và cả rèn luyện y đức cho SV một cách hiệu quả. Trong quá trình thực tập lâm sàng và thực tập trước tốt nghiệp các em sẽ được các cán bộ y tế tại cơ sở thực tập “ cầm tay chỉ việc”, tức là hướng dẫn cụ thể, chi tiết từng kĩ năng chuyên môn. Đồng thời các em sẽ thấy rõ những mặt tích cực và tiêu cực trong môi trường làm việc thực tế, những tình huống xảy ra trong quá trình làm việc, những tấm gương tốt và những biểu hiện xấu trong việc rèn luyện y đức.

Nhà trường cần có kế hoạch tổng thể cho từng đợt thực tập lâm sàng và kế hoạch cụ thể đối với từng nhóm SV chuyên ngành, từng cơ sở thực tập. Từ đó có sự phân công và phối hợp giữa các lực lượng giáo dục như giáo viên chủ nhiệm,

giáo viên quản lý lâm sàng, các y bác sĩ trực tiếp hướng dẫn SV tại các cơ sở thực tập... cùng tham gia vào việc giáo dục y đức cho SV.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Ngay từ đầu mỗi năm học, mỗi học kì, nhà trường cần có kế hoạch cụ thể cho các đợt thực tế lâm sàng.

- Nhà trường cần chỉ rõ vai trò và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị, các GV, bác sĩ có tham gia hướng dẫn vào quá trình thực nghiệm lâm sàng của SV trong công tác giáo dục y đức cho SV. Bản thân mỗi GV, mỗi cán bộ y tế cần là một tấm gương sáng về y đức để SV học tập.

- Khi làm việc với Ban giám đốc tại các cơ sở thực tập, nhà trường cần nhấn mạnh đến việc giáo dục y đức cho SV như một mục tiêu cần phải đạt được trong quá trình hướng dẫn thực tập cho SV và là trách nhiệm đào tạo của cơ sở thực tập.

- Vào mỗi buổi họp giao ban hàng tuần tại cơ sở thực tập, các GV, bác sĩ trực tiếp hướng dẫn SV cần tổng kết đánh giá kết quả thực tập và rèn luyện của các SV trong nhóm thực tập ở tuần vừa qua. Từ đó có biện pháp nhắc nhở, can thiệp, điều chỉnh kịp thời với những SV có biểu hiện sai lệch về y đức.

- Cân đảm bảo kênh thông tin hai chiều thường xuyên, liên tục và chặt chẽ giữa nhà trường và cơ sở thực tập.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường và cơ sở thực tập cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ và đầu tư về nhân lực, thời gian cũng như cơ sở vật chất cho quá trình thực tập lâm sàng của SV.

3.2.5. Chỉ đạo công tác phối hợp giáo dục y đức cho SV giữa nhà trường, gia đình và xã hội

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong công cuộc xã hội hóa giáo dục hiện nay việc phối hợp ba lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của

nên GD Việt Nam. Nhằm đảm bảo cho công tác tác phối hợp giáo dục đạt hiệu quả, nhà trường phải tạo được mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, đồng thuận cả ba môi trường giáo dục. Từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình GD y đức cho SV trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Bác Hồ đã từng dặn: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Vì thế cần huy động lực lượng ngoài xã hội tham gia vào công tác giáo dục.

Gia đình là môi trường sống, môi trường giáo dục suốt đời của mỗi con người, là cái nôi cơ bản, đầu tiên để hình thành lên nhân cách mỗi con người.

Nhà trường là môi trường giáo dục chủ đạo, toàn diện cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Xã hội là môi trường giáo dục mang tính cộng đồng lớn nhất. Sự phối hợp chặt chẻ ba môi trường giáo dục sẽ tạo nên sự thống nhất từ nhận thức đến hành động; từ mục đích đến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục.

Nhà trường cần chỉ đạo kết hợp vai trò của ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Ban chỉ đạo khoa, giáo viên bộ môn… thống nhất mục tiêu kế hoạch và các bước triển khai thực hiện để tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa các lực lượng, thành viên của nhà trường trong quản lý giáo dục y đức cho SV. Các lực lượng này luôn nắm vững kế hoạch, chương trình hoạt động của nhà trường theo từng tuần, từng tháng, từng kỳ.

Xây dựng các kênh thông tin liên lạc hai chiều thường xuyên giữa nhà trường và gia đình, thông qua các trang wed hoạt động công khai hai chiều, qua sổ thông báo định kì từ phía nhà trường đến gia đình.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Nhà trường cần quán triệt và làm rõ vai trò, trách nhiệm của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đối với công tác giáo dục y đức cho SV qua

các buổi họp kế hoạch đầu năm học, đầu học kì hay các cuộc họp với những tổ chức xã hội, chính quyền địa phương.

Xây dựng kế hoạch và quy chế phối hợp giáo dục y đức cho SV giữa nhà trường và các lực lượng như: Hội Sinh Viên, Đoàn TNCS HCM, gia đình SV, chính quyền địa phương, các Trung tâm y tế tại địa phương…

Nhà trường cần thường xuyên theo dõi và kịp thời phản hồi lại kết quả học tập và rèn luyện của SV đến phụ huynh.

Thường xuyên duy trì việc giao ban, sinh hoạt giữa nhà trường với các tổ chức xã hội như công an, huyện đội, tổ dân phòng… đặc biệt là những nơi SV thuê trọ, để kịp thời nắm bắt tình hình và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của các em.

Nhà trường cần phối hợp với Uỷ ban nhân dân phường, Công an trên địa bàn để tổ chức các buổi lễ kí cam kết, xây dựng nếp sống lành mạnh cho SV, tuyên truyền và phổ biến kiến thức đến SV để phòng chống các tệ nạn xã hội.

Nhà trường cần có sự phối hợp với một số trường y khóa khác trên địa bàn hoặc ở các tỉnh lân cận để cùng trao đổi kinh nghiệm về giáo dục y đức cho SV.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường cần tích cực, chủ động trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn đóng chân.

Nhà trường và xã hội phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh: Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền xóa bỏ và kiểm soát các tụ điểm vui chơi không lành mạnh ở các khu vực trường đóng và nơi cộng đồng các em sinh sống.

Đảm bảo đầy đủ về kinh phí hoạt động cũng như cơ sở vật chất cho các hoạt động, như họp giao ban, tổ chức hội thảo, tọa đàm…

Luôn luôn phải đảm bảo được tính thường xuyên, liên tục và kịp thời giữa các tổ chức, các lực lượng có liên quan, nhằm nắm bắt kịp thời để uốn nắn và giáo dục các em.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí