Xây Dựng, Phát Triển Môi Trường Sư Phạm Lành Mạnh, Thực Hiện Tốt Công Tác Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh

+ Tổ chức các câu lạc bộ theo sở thích, năng lực và nhu càu của học sinh. Ví dự như: Câu lạc bộ ca dao, dân ca; câu lạc bộ múa dân gian; câu lạc bộ nhạc cụ dân tộc; câu lạc bộ đẩy gậy; câu lạc bộ bắn nỏ,… Các câu lạc bộ cần được sinh hoạt theo định kỳ. Trong các buổi sinh hoạt ngoài việc thảo luận các hoạt động theo kế hoạch có lồng ghép tổ chức các trò chơi để tạo sự hứng thú cho các em.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện

Xây dựng đội ngũ giáo viên và các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ. Quan tâm đến việc bồi dưỡng về kiến thức truyền thống văn hóa dân tộc và kỹ năng tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa dân tộc cho các lực lượng tham gia.

Xây dựng kế hoạch chi tiết. Bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động đầy đủ, kịp thời. Huy động nguồn lực bên ngoài ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ về tài chính để tổ chức tốt các hoạt động đạt kết quả cao.

3.2.4. Xây dựng, phát triển môi trường sư phạm lành mạnh, thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm phát triển môi trường sư phạm lành mạnh, bầu không khí làm việc văn hóa, thân thiện; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Với tinh thần nhân văn, dân chủ, nơi mọi người đều cảm thấy được tôn trọng, yêu thương, tin tưởng, nơi HS có thể chia sẻ với bất kỳ một thầy, cô giáo và cả nhân viên nhà trường nào về những vấn đề của mình và đều nhận được sự giúp đỡ cần thiết sẽ là môi trường sư phạm thực sự an toàn, lành mạnh thân thiện đối với HS.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Xây dựng nếp sống văn hóa trong các trường THCS huyện Văn Bàn theo nét đẹp của phong tục, tập quán của các dân tộc. Cụ thể: Lễ phép với người

trên, người lạ từ bên ngoài đến; khách đến nhà được chào đón rất thân thiện, lịch sự; các mối quan hệ trong cộng đồng,… Môi trường sư phạm lành mạnh là không có tệ nạn xã hội xâm nhập học đường; giáo viên và học sinh không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia trong nhà trường và không sử dụng rượu bia trước, trong giờ làm việc; ăn mặc đúng quy định của văn hóa nhà trường,… cũng như những tác động xấu khác ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tích cực triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy, cô là tấm gương về đạo đức, tự học, tự rèn” trong trường đạt hiệu qủa, cụ thể:

+ Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa giữa các thành viên trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy tắc đó.

Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 11

+ Nhà trường coi trọng việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thong qua Quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường, thong qua các hoạt động của các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa hang tuần, các tiết sinh hoạt lớp, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức. Từ đó cung cấp cho học sinh các kiến thức về ký năng sống, làm cho học sinh có ký năng sống phù hợp với môi trường nhà trường, với cuộc sống hiện đại.

+ Nhà trường có chương trình hoạt động tập thể hang ngày, hàng tuần, hang tháng và tổ chức thực hiện chương trình thường xuyên đạt hiệu quả, không khí trường học luôn vui tươi, lành mạnh.

+ Nhà trường đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh khi tổ chức tết dân tộc.

+ Học sinh các dân tộc của các trường THCS thường rất yêu văn nghệ, có năng khiếu về thể thao. Chính vì vậy các nhà trường xác định ngoài việc học tập, các em học sinh phải được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, trong đó có các trò chơi dân gian và hát dân ca, dân vũ. Các hoạt động đó giúp các em giảm bớt căng thẳng sau các giờ học và còn làm cho các em them yêu trường, yêu lớp, tham gia giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Xây dựng môi trường, cảnh quan thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc (phòng ở bán trú, lớp học, khuôn viên nhà trường,…) tạo nên một không gian sống động, gần gũi với học sinh.

Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh, mỗi thầy cô là một hạt nhân tiêu biểu của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô là một tấm gương sang, tự học, sáng tạo”; nâng cao chất lượng chuyên môn, phương pháp sư phạm, trách nhiệm và tình thương của từng thầy, cô giáo đối với học sinh thân yêu.

Tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh để giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc cho học sinh cũng như giúp các em có thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống. Đội ngũ thầy, cô giáo vừa là thầy dạy kiến thức văn hóa, vừa như người cha, người mẹ thứ hai của học sinh; thầy, cô như người bạn để học sinh tâm sự, chia sẻ. Học sinh đoàn kết, giúp đỡ nhau, cùng chung sống, sinh hoạt (các trường bán trú), cùng học tập và tiến bộ.

3.2.4.3. Các điều kiện để thực hiện

- Đối với cán bộ quản lý, là người chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện. Tổ chức và sắp xếp công việc khoa học, lôi cuốn, hấp dẫn, có các hoạt động đa dạng, phong phú. Quan tâm đầu tư, chăm sóc nà trường thường xuyên và nhắc nhở mọi người cùng tích cực tham gia. Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo và phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp, tạo tiền đề vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

- Đối với đội ngũ giáo viên, tạo thói quen ứng xử và giao tiếp thân thiện thiện trong nhà trường, đó là xây dựng phong cách ứng xử tốt đẹp giữa giáo viên với giáo viên; giữa giáo viên với học sinh, điều đó có ý nghĩa quan trọng để xây dựng bầu không khí vui tươi phấn khởi, xây dựng nội bộ đoàn kết

thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Giáo viên cần có một số kỹ năng như biết lắng nghe học sinh, có lời nói và cử chỉ thể hiện sự quan tâm, tôn trọng học sinh, biết chia sẻ và thấu cảm với những vấn đề học sinh đang gặp phải trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống.

- Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh, tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đẩy mạnh việc học theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; triển khai các hình thức giáo dục lịch sử, truyền thống dân tộc, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu. Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, nêu cao ý thức trong học tập, sinh hoạt, rèn luyện của đội viên, học sinh trong các trường THCS của huyện.

- Đối với học sinh, tạo nên phong cách ứng xử tốt đẹp giữa học sinh với học sinh, đặc biệt giữa học sinh với thầy cô giáo nhằm tạo nên môi trường sư phạm lành mạnh trong sang, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Nhiệt tình, có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động, nhất là hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

3.2.5. Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục xét về mặt bản chất, đó chính là tạo nên sự thống nhất về quan điểm, mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức và các điều kiện phục vụ tốt nhất cho các hoạt động nói chung và hoạt động truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh nói riêng.

Người quản lý cần phải biết phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường gồm: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, Đoàn thành niên (Chi đoàn giáo viên, vì học sinh THCS chưa được vào Đoàn); Đội TNTP Hồ Chí Minh, tập thể lớp, ban đại diện cha mẹ học sinh, gia đình học sinh, cộng đồng nơi cử trú, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương,… tham gia vào mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, đặc biệt là hoạt động truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh để đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Trước tiên, người quản lý giáo dục cần xác định được các lực lượng tham gia phối hợp để chỉ đạo, tổ chức, điều hành thực hiện nội dung, chương trình của hoạt động truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong nhà trường để có kết quả tốt.

Với đặc điểm là các trường bậc THCS, trong đó có rất nhiều trường dân tộc bán trú nên phần lớn các hoạt động, sinh hoạt của các em đều trong nhà trường, ngoài ra các em không ở bán trú và kể cả các em ở bán trú đều có thời gian về cộng đồng nơi cư trú, đây là môi trường giao tiếp cộng đống rộng hơn nên nhà trường cần chú ý đến việc tuyên truyền cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường hiểu được vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh nhằm giúp cho học sinh nhất là học sinh người dân tộc thiểu số nhận thức được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, có ý thức về dân tộc; hình thành ở học sinh những tình cảm tốt đẹp về truyền thống văn hóa dân tộc, có tình yêu thương gắn bó với cộng đồng, có ý thức trách nhiệm với sự phát triển của quê hương, biết tôn trọng, yêu quý, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc; hình thành nhân cách con người mới có trí thức và năng lực chuyên môn, đáp ứng công cuộc xây dựng và phát triển đất nước và phát triển vùng dân tộc thiểu số miền núi, biên giới và hải đảo. Chính vì vậy, phải phối hợp với các lực lượng tham gia vào các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, cần phải chú ý trên diện rộng và tính lâu dài, liên tục.

Với đặc thù của nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh THCS nên cần có sự phối hợp với nhiều người cùng tham gia, thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Để có thể thực hiện tốt hoạt động này cần xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có đủ năng lực để triển khai nhiệm vụ. Kết hợp với các nghệ nhân, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số,

trưởng thôn, cán bộ công chức văn hóa - xã hội của xã, các thành viên các âu lạc bộ văn hóa. Họ là những người hiểu biết sâu về văn hóa, nhất là văn hóa truyền thống các dân tộc; kết hợp với các nhà quản lý có năng lực tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh về truyền thống văn hóa dân tộc.

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tham gia trực tiếp vào hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Kết hợp lồng ghép giữa nội dung của hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh với các chủ đề, chủ điểm của năm học.

Thực tế trong các trường THCS huyện Văn Bàn có rất nhiều học sinh thuộc các dân tộc khác nhau cùng tham gia học tập. Chính vì thế, đội ngũ giáo viên là một trong những lực lượng quan trọng để thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

3.2.5.3. Các điều kiện để thực hiện

- Người quản lý cần xây dựng kế hoạch phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên, quan tâm đến việc tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên luôn phải trau dồi kiến thức về truyền thống văn hóa dân tộc; tăng cường sự hiểu biết và nâng cao năng lực của mình với những giá trị văn hóa của dân tộc.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc để huy động các lực lượng kể cả nguồn lực cùng tham gia đạt kết quả cao.

- Mời các nghệ nhân ở địa phương đến giới thiệu về văn hóa của dân tộc ở địa phương cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và các em học sinh của nhà trường, như nghệ nhân Hoàng Thị Quanh - xã Làng Giàng là nghệ nhân truyền thụ làn điệu “Khắp Nôm”; nghệ nhân Bàn Văn Minh - Nghệ nhân truyền chữ viết người Dao cổ đến để giao lưu, giới thiệu về văn hóa của dân tộc Tày, Dao.

3.2.6. Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất tài liệu phục vụ hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

- Tăng cường sưu tầm các hiện vật, sản phẩm văn hóa dân tộc của địa phương để phục vụ hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Như các hiện vật là đồ dùng truyền thống trong các gia đình người dân tộc, trang phục, dụng cụ trong lao động sản xuất, công cụ thêu, dệt,…

- Tổ chức hội thảo, mời các già làng, trưởng bản, nghệ nhân dân gian để bổ sung thêm tài liệu về văn hóa dân tộc, kết hợp với những tài liệu sẵn có để đảm bảo có đầy đủ tư liệu về văn hóa dân tộc thì mới giúp cho giáo viên và học sinh thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh có hiệu quả.

- Đảm bảo cơ sở vật chất như nhà truyền thống, sân bãi, kinh phí, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiện tại, một số trường đã biên soạn tài liệu giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh cơ bản phù hợp với đặc điểm với văn hóa dân tộc ở địa phương, song nhiều nội dung chưa đầy đủ, chưa thể hiện hết những bản sắc văn hóa của dân tộc cần giáo dục cho học sinh cần phải tiếp tục tăng cường làm phong phú thêm các nội dung tài liệu để hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao.

Các trường đã được đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy - học như quy mô trường lớp, hệ thống phòng học, phòng bộ môn, sân bãi (đặc biệt là các trường đã đạt chuẩn quốc gia),… song để khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất thì tập thể sư phạm của các trường cần phải biết quản lý và sử dụng một cách hợp lý. Đầu năm học hằng năm phân công cho 1 đồng chí trong ban lãnh đạo (phó hiệu trưởng) nhà trường phụ trách quản lý cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch thực hiện.

Hằng tháng, quý phải tổ chức kiểm tra, có kế hoạch tu sửa nếu hỏng hóc để đảm bảo kịp thời phục vụ cho hoạt động dạy và học nói chung và các hoạt động giáo dục khác.

Quan tâm xây dựng phòng truyền thống, trong đó chú ý đến việc trưng bày các vật phẩm văn hóa như: Trang phục của các dân tộc Việt Nam, các dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt, lao động sản xuất; một số loại nhạc cụ dân tộc của địa phương… Tất cả đều được huy động từ cộng đồng, từ gia đình các em học sinh.

Kết hợp tổ chức các cuộc thi như chủ đề về “dư địa chí Việt Nam” để cho đội ngũ giáo viên khai thác nét văn hóa, của vùng miền, các dân tộc; từ đó xây dựng tư liệu phim, ảnh để phục vụ cho hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh được hiệu quả.

Xây dựng kinh phí cho hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách cấp hoặc từ nguồn xã hội hóa cho giáo dục,… Song muốn làm tốt việc xã hội hóa thì nhà trường phải làm tốt công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục có tính bền vững, tạo nên “thương hiệu” cho mỗi nhà trường. Từ đó có sự tuyên truyền với cộng đồng về nhà trường bằng chính từ cha mẹ học sinh, các em học sinh; từ các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương và từ các phương tiện thông tin đại chúng.

Xây dựng các mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội và đơn vị kết nghĩa (nếu có). Nhà trường tạo sân chơi cho học sinh khi tham gia các hoạt động xã hội để giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, các em khẳng định mình qua nét đẹp văn hóa dân tộc. Từ đó có sự thu hút các nguồn lực của các tổ chức chính trị xã hội cho nhà trường để tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh ngày càng hiệu quả.

3.2.6.3. Các điều kiện để thực hiện

- Sự quan tâm kịp thời của Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện Văn Bàn, phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan ở địa phương trong việc đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất trường học.

- Hiệu trưởng cần chủ động trong việc tham mưu để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài liệu để phục vụ hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của nhà trường. Cần có sự phối kết hợp giữa các bộ phận quản lý trong và ngoài nhà trường, các nghệ nhân, già làng, chuyên gia để đảm bảo các điều kiện và điều hành hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí