Nhà Giáo Dục Và Học Sinh Tham Gia Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Tại Các Trường Trung Cơ Sở Dân Tộc Nội Trú



viên với 9 chủ đề. Việc tổ chức GDHN cho học sinh không bố trí hàng tuần, mà tổ chức mỗi chủ đề thành một buổi sinh hoạt trong mỗi tháng «1 tiết/ tháng».

Trên cơ sở nghiên cứu nội dung chín chủ đề hướng nghiệp ở cấp trung học cơ sở, người nghiên cứu đề xuất thành sáu nội dung chính, để giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú đó là: Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp gia đình; Tìm hiểu thông tin một số nghề ở địa phương; Tìm hiểu thông tin thị trường lao động; Tìm hiểu hướng đi sau khi học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; Tổ chức tư vấn hướng nghiệp; Lập kế hoạch nghề nghiệp tương lai.

1.3.3. Hình thức giáo dục hướng nghiệp

Có 4 hình thức dùng chung cho 4 khối từ 6 đến 9; Hướng nghiệp lồng ghép thông qua các môn học: là những môn học được đưa vào kế hoạch dạy học trong Chương trình giáo dục phổ thông và là các môn học chính như : ngữ văn, toán học, vật lí, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ. Do vậy tích hợp GDHN giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh các ngành nghề cơ bản có liên quan trực tiếp tới môn họ; Hướng nghiệp lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm: GVCN kết hợp với giáo viên giảng dạy môn hướng nghiệp sưu tầm những ngành nghề đặc thù tại địa phương, trong vùng và toàn quốc để giới thiệu cho các em biết những ngành nghề mà các em có thể tìm hiểu nhằm định hướng nghề cho các em; Hướng nghiệp qua các hoạt động của Đoàn thanh niên: Chi Đoàn tổ chức cho các em tham quan các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề nhằm tạo điều kiện cho các em tận mắt quan sát cơ chế vận hành trong sản xuất, các hoạt động của người lao động, nhằm hiểu rõ hơn đối tượng lao động, yêu cầu lao động của ngành nghề mà các em quan tâm; Hướng nghiệp qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: giúp các em làm quen với hoạt động nghề nghiệp của các môn công nghệ, qua hoạt động lao động công ích trong nhà trường, GV hướng dẫn các em trồng trọt trong khuôn viên trường để tăng cường thêm nguồn rau, củ, quả cho buổi cơm hàng ngày, thực hành lắp ráp đèn, điện trên mô hình để các em có cơ hội thử sức mình trong một hoạt động lao động nghề nghiệp cụ thể mà còn có điều kiện khám phá khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân.



Do vậy, các buổi GDHN cần tăng cường những hoạt động đa dạng của HS như: điều tra thu thập thông tin nghề và cơ sở đào tạo, thảo luận lớp và nhóm về các chủ đề hướng nghiệp; giao lưu với những gương điển hình; trao đổi với cha mẹ học sinh; tham quan những cơ sở sản xuất và đào tạo nghề; các trò chơi, diễn kịch, ngoài ra, GV có thể chọn những hình thức hoạt động khác để làm giờ học đa dạng và hấp dẫn.

1.3.4. Phương pháp giáo dục hướng nghiệp‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Trong các hoạt động giáo dục nói chung, ở cấp THCS thì lực lượng giáo dục trong nhà trường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm tác động đến các đối tượng học sinh, trong đó có các trường THCS dân tộc nội trú, ngoài sử dụng các phương pháp chung thì các trường sử dụng các phương pháp sau đây để tổ chức hoạt động GDHN theo quan điểm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh qua các Phương pháp đàm thoại; Phương pháp thuyết trình; Phương pháp giải quyết vấn đề; Phương pháp nhóm nhỏ; Phương pháp trực quan; Phương pháp nêu gương; Phương pháp trách phạt; Phương pháp kể chuyện; phương pháp giao việc; phương pháp thi đua; phương pháp luyện tập thói quen; đây là phương pháp áp dụng chung vào hoạt động GDHN tại các đơn vị.

1.3.5. Điều kiện giáo dục hướng nghiệp‌

Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 5

Điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện, trang thiết bị máy móc và đồ dùng dạy học là công cụ để GV tiến hành tổ chức hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục chung cho toàn trường. Các trường THCS dân tộc nội trú để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục hướng nghiệp nói riêng thì cần trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, phòng chức năng, hội trường, phòng học và các sân bãi đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu; việc thực hiện các hình thức GDHN còn đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định để mua sắm các phương tiện về GDHN, xây dựng góc HN, tổ chức cho HS tham quan, ngoại khóa, khen thưởng động viên khuyến khích GV phụ trách GDHN, từ các điều kiện nêu trên người nghiên cứu đưa ra các điều kiện để tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú như sau: Sân bãi, Hội trường, Phòng chức năng, Các thiết bị, đồ



dùng dạy học, Nguồn lực tài chính, Thời gian để tổ chức có hiệu các hoạt động GDHN tại đơn vị.

1.3.6. Nhà giáo dục và học sinh tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung cơ sở dân tộc nội trú‌

Lực lượng giáo dục tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho từng học kì trong năm học; Giáo viên bộ môn giáo dục hướng nghiệp lồng ghép thông qua các môn học; Giáo viên chủ nhiệm giáo dục hướng nghiệp lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm; Cán bộ đoàn trường giáo dục hướng nghiệp lồng ghép thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên; Cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường tham gia giáo dục hướng nghiệp phù hợp với nguyện vọng sở thích của các em.

Học sinh tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng cho tất cả học sinh từ khối 6 đến khối 9.

1.3.7. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp‌

Kiểm tra, đánh giá trong hoạt động hướng nghiệp là quá trình thu thập và trao đổi thông tin nhằm xem xét, đánh giá các hoạt động giáo dục hướng nghiệp có theo đúng kế hoạch, mạng lại kết quả và chất lượng như dự kiến hay không?

Yêu cầu trong kiểm tra, đánh giá là: Xem xét các hoạt động hướng nghiệp của các bộ phận có phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch giáo dục hướng nghiệp; Xem xét tình hình thực hiện kế hoạch giáo dục hướng nghiệp có phù hợp với các nguồn lực hiện có của trường; Thể hiện được quyền hạn và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp, đồng thời cũng biết được thái độ, trách nhiệm của cấp dưới đối với các quyết định đã được đưa ra; Phát hiện những nhân tố mới, những khả năng, tiềm năng, sáng tạo của cấp dưới khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp để kịp thời bồi dưỡng hoặc điều chỉnh về mặt nhân sự; Giúp cán bộ quản lí hướng nghiệp có biện pháp hỗ trợ kịp thời nếu thấy cần thiết.

Mục đích của việc kiểm tra đánh giá là: Kiểm tra phải đi đôi với đánh giá. Đánh giá là quá trình xử lí các thông tin thu thập được qua kiểm tra, từ đó đưa ra các nhận



định về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp hoặc để điều chỉnh các sai lệch, làm cho các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp đạt được mục tiêu đã xác định. Đánh giá dựa trên chuẩn đo đạc và thông tin thu được qua kiểm tra khen chê, thưởng phạt đúng, công tâm, công bằng mới có tác dụng và làm cho tập thể đoàn kết, nhất trí.

Các hình thức kiểm tra là: Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp lồng ghép vào môn học; kiểm tra về việc lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm; kiểm tra về việc lồng ghép vào hoạt động của Đoàn Thanh niên; kiểm tra về việc lồng ghép vào hoạt động ngoài giờ lên lớp.

1.4. Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú‌

1.4.1. Mục đích quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú‌

Giáo dục hướng nghiệp được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau với nhiều đối tượng tham gia giáo dục hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Vì vây, quản lí hướng nghiệp là nhiệm vụ mà các cấp quản lí, các cán bộ quản lí hướng nghiệp cần phải quan tâm thực hiện nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và đạt được các mục đích như: Giúp cho quá trình hoạt động giáo dục cho học sinh đạt mục tiêu đề ra; Giúp cho nhà quản lý kiểm soát được các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường; Giúp cho nhà quản lý nắm được thực trạng về hoạt động giáo dục hướng nghiệp của học sinh trong nhà trường; Giúp cho nhà quản lý đánh giá thực trạng và đề ra biện pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường.

Như vây, nếu tổ chức quản lí tốt nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp sẽ giúp cho nhà trường xây dựng được cơ cấu tổ chức hợp lý và bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, GV có trình độ, năng lực và phẩm chất để hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp. Tạo ra sự thống nhất ý trí trên con đường đi tới mục tiêu giáo dục hướng nghiệp giữa những người làm nhiệm vụ quản lí với các tác nhân hướng nghiệp và học sinh; Hỗ trợ và tạo động lực cho các tác nhân tham gia giáo dục hướng nghiệp.



Huy động, phối hợp, sử dụng và khai thác tối đa các nguồn lực trong và ngoài nhà trường tham gia GDHN, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đạt được mục tiêu GDHN cho HS. Thường xuyên thu thập các thông tin về mức độ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ GDHN của từng GV từ đó ra quyết định và có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Nhờ đó “con tàu” hướng nghiệp được đảm bảo luôn đi đúng “đường ray” để tới đích (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013).

Tóm lại, thực hiện quản lí hướng nghiệp một cách có chủ đích, khoa học, đầy đủ, nghiêm túc và hợp lí sẽ làm cho mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục hướng nghiệp được hiện thực hóa trong thực tiễn và đem lại lợi ích cho học sinh, gia đình và xã hội.

1.4.2. Phân cấp trong quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú‌

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú.

Thông tư 31-TT, Hà Nội ngày 17 tháng 11 năm 1981, của BGD - ĐT hướng dẫn thực hiện quyết định của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và sử dụng hợp lí học sinh phổ thông tốt nghiệp.

Chỉ thị 33/2003/CT – BGDĐT, Hà Nội ngày 23 tháng 7 năm 2003 về việc “ Tăng cường GDHN cho HS phổ thông”.

Công văn sô 3119/BGDĐT – GDCN, Hà Nội ngày 17 tháng 6 năm 2014, về việc “Hướng dẫn phối hợp để thực hiện giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông.

- Sở Giáo dục và Đào tạo

Công văn số: 12/KHPH – SLĐTBXH – SGDĐT, ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, về việc thực hiện “ Kế hoạch phối hợp tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng và vận động học sinh sau THCS năm học 2016 - 2017, 2017 - 2018”.

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên được phân công hướng dẫn hoạt động giáo dục hướng nghiệp (sinh hoạt hướng nghiệp).



Sở Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu kế hoạch học nghề phổ thông cho các trường, đồng thời căn cứ vào điều kiện giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất mà giao chỉ tiêu kế hoạch dạy nghề phổ thông cho các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp và cơ sở khác được giao dạy nghề phổ thông.

Sở Giáo dục và Đào tạo chú ý chỉ đạo các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp mở thêm nghề phổ thông mới cho học sinh lựa chọn, tránh tập trung vào một số ít nghề, đồng thời có kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc dạy nghề phổ thông và tổ chức thi nghề nghiêm túc.

Sở Giáo dục và Đào tạo cần dành kinh phí của địa phương và chương trình mục tiêu quốc gia để củng cố và phát triển trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp.

- Phòng Giáo dục và đào tạo

Phòng Giáo dục – Đào tạo tham mưu cho UBND huyện về kế hoạch tư vấn, hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Phòng GDĐT phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện tuyên truyền tư vấn, hướng nghiệp đến các trường THCS trong toàn huyện. Chỉ đạo các trường THCS tổ chức giảng dạy môn hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp đúng với chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trường trung học cơ sở

Tổ chức giảng dạy môn hướng nghiệp theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và phụ huynh nhận thức rõ về chủ trương hướng nghiệp và phân luồng học sinh, để giúp cho học sinh và phụ huynh hiểu rõ lợi ích về phân luồng, có cơ hội lựa chọn phương thức học tập phù hợp, tránh lãng phí cho gia đình và xã hội.

Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị để phục vụ công tác giảng dạy và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Tổ chức đưa học sinh tham quan các cơ sở dạy nghề và trường TCCN, Cao đẳng nghề của tỉnh.

- Tổ Chuyên môn và Đoàn Thanh niên

+ Tổ Chuyên môn



Hình thành giáo viên cốt cán về công tác tư vấn hướng nghiệp và giảng dạy môn hướng nghiệp. Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của GV, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những GV tích cực thực hiện tốt về giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013).

+ Đoàn Thanh niên

Tuyên truyền đến toàn thể học sinh trong toàn trường về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tư vấn hướng nghiệp và GDHN, phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: lao động công ích, thành lập câu lạc bộ, tổ chức tham quan các cơ sở dạy nghề, trường TCCN, Cao đẳng nghề, nhằm định hướng và giáo dục hướng nghiệp cho các em.

- Giáo viên

Nắm vững nguyên tắc, hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học, biết xây dựng cá tài liệu chuyên môn phục vụ công tác hướng nghiệp. Học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp và ở trường bạn, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học và các tài liệu tham khảo về GDHN, kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ti hoặc chủ quan, thỏa mãn.



1.4.3. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú‌

* Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp thông qua lồng ghép vào các môn học

Chương trình dạy học là văn bản pháp lý do BGD - ĐT ban hành, là cơ sở để CBQL và GV thực hiện trong năm. Lãnh đạo nhà trường phải nắm vững quan điểm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT trong việc thực hiện chương trình, nội dung, tổ chức cho GV thực hiện nghiêm túc, không được tùy tiện thay đổi thêm bớt chương trình, nội dung dạy học; thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức lồng ghép dạy học vào các môn học, đổi mới kiểm tra, đánh giá HĐGDHN.

Nội dung GDHN là tài liệu quan trọng, quy định phương pháp, hình thức tổ chức, thời gian lồng ghép cho từng môn học: Số tiết giảng bài, số tiết hoạt động ngoại khóa, số tiết kiểm tra, số tiết thực hành. Vì vậy, quản lý hoạt động GDHN thông qua lồng ghép vào các môn học ở trường PTDTNT là trách nhiệm của người quản lí và cao nhất là người Hiệu trưởng, phải tổ chức cho GV nghiên cứu kỹ chương trình, nội dung GDHN để có những quyết định đúng đắn, phù hợp với nguyên tắc sư phạm, tác động tốt đến hoạt động dạy và học.

Trong quản lý hoạt động GDHN thông qua lồng ghép vào các môn ở các trường THCS dân tộc nội trú, CBQL cần tập trung chỉ đạo những công việc cụ thể sau đây:

- Quản lí nội dung chương trình kế hoạch hoạt động lồng ghép vào các bộ môn: Kế hoạch và nội dung dạy học phải phản ánh được hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của học sinh; sau khi xây dựng xong kế hoạch và nội dung dạy học, tổ chuyên môn góp ý, Ban Giám hiệu nhà trường nghiên cứu phê duyệt để thực hiện.

- Quản lí nội dung lồng ghép hoạt động GDHN vào từng môn học: quy định nội dung lồng ghép, thời gian lồng ghép cho từng môn học, tỉ lệ phần trăm nội dung lồng ghép vào các môn, tỉ lệ phần trăm số tiết được lồng ghép trong năm học.

- Quản lí nội dung lồng ghép công tác tư vấn nghề: Nội dung tư vấn nghề phải thể hiện rõ trong giáo án của giáo viên, phù hợp với nội dung giảng dạy của bộ môn, các nghề được tư vấn rất gần với môn đang giảng dạy.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023