Khảo Nghiệm Mức Độ Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp

- Các thành viên trong nhà trường có sự thống nhất, quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Mỗi biện pháp quản lý được đề xuất trên đều có ý nghĩa, vai trò, mục đích riêng nhằm tác động mạnh mẽ đến các giai đoạn của quá trình quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh tại các trường THCS. Đồng thời các biện pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau để hỗ trợ cho hoạt động quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh đạt hiệu quả. Do đó, hoạt động quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh cần thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp để phát huy tác dụng của chúng. Mỗi biện pháp đều có cơ sở để thực hiện, biện pháp này sẽ là điều kiện hỗ trợ, tương tác của biện pháp kia.

Trong 6 biện pháp nêu trên thì biện pháp 1: “Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và đặc điểm học sinh địa phương” là biện pháp quan trọng, trọng tâm. Bởi vì khi xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh thì các bộ phận, cá nhân chủ động trong công việc, thực hiện nội dung kế hoạch đầy đủ, mọi hoạt động học tập và hoạt động giáo dục khác của học sinh đi vào nề nếp, phù hợp với những điều kiện chủ quan và khách quan của nhà trường và tâm sinh lý của học sinh. Tiếp đó là biện pháp 2: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên và học sinh”. Có thể nói đây là biện pháp quan trọng bởi chỉ có nhận thức tốt, nhận thức đúng và hiểu rõ được ý nghĩa, vai trò, tác dụng của việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thì mới có được phương pháp, cách thức tổ chức quản lý giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất.

Như vậy, khi thực hiện tốt và có tính đồng bộ các biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh sẽ giúp các trường THCS huyện Văn Bàn thực hiện tốt chức năng đào tạo, quản lý giáo dục, phát huy tốt các nguồn lực. Từ đó đào tạo ra thế hệ trẻ có tình thương yêu với cộng đồng, có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống và hình thành nhân cách con

người mới có kiến thức, có năng lực, có phẩm chất sẽ đáp ứng được công cuộc phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi nói riêng và trên toàn đất nước nói chung.

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Đối tượng khảo nghiệm

Các thành phần tham gia gồm: Ban lãnh đạo, tổ trưởng các tổ chuyên môn, Tổng phụ trách Đội là 30 người; Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn là 50 người. Tổng số là 80 người.

3.4.2. Cách thức tiến hành khảo nghiệm: Qua trao đổi, phỏng vấn và phiếu hỏi.

3.4.3. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của từng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn thông qua ý kiến của các đối tượng tham gia khảo sát.

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và đặc điểm học sinh địa phương.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên và học sinh

Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hóa các phương pháp, hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

Biện pháp 4: Xây dựng, phát triển môi trường sư phạm lành mạnh thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

Biện pháp 5: Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc.

Biện pháp 6: Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn.

3.4.5. Nội dung khảo sát

Đánh giá về mức độ cần thiết của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ:

- Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm.

Đánh giá về mức độ khả thi của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ:

- Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm.

Sau đó tôi tính tỷ lệ %, điểm trung bình và thứ bậc; Sau khi tổng hợp tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc


TT


Biện pháp

Mức độ cần thiết

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không

cần thiết


Tổng

Trung bình

Xếp thứ

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và đặc

điểm học sinh địa phương.


58


73


22


27


0


0


131


2.73


2

2

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho

đội ngũ giáo viên và học sinh


54


67


26


33


0


0


133


2.67


4

3

Chỉ đạo đa dạng hóa các phương pháp, hình thức giáo dục truyền thống văn hóa

dân tộc cho học sinh


75


94


5


6


0


0


118


2.94


1

4

Xây dựng, phát triển môi trường sư phạm lành mạnh thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống văn hóa

dân tộc cho học sinh


55


69


25


31


0


0


108


2.69


3

5

Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong các hoạt động giáo dục truyền

thống văn hóa dân tộc.


48


60


32


40


0


0


104


2.6


5

6

Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các

trường THCS huyện Văn Bàn.


45


56


35


44


0


0


102


2.56


6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 12

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc


TT


Biện pháp

Tính khả thi

Rất khả

thi

Khả thi

Không

khả thi


Tổng

Trung bình

Xếp thứ

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và đặc điểm học

sinh địa phương.


77


96


3


4


0


0


118


3


1


2

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên

và học sinh


74


93


6


7


0


0


117


2.9


2


3

Chỉ đạo đa dạng hóa các phương pháp, hình thức giáo dục truyền thống văn

hóa dân tộc cho học sinh


71


89


9


11


0


0


115


2.88


3


4

Xây dựng, phát triển môi trường sư phạm lành mạnh thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống văn hóa

dân tộc cho học sinh


66


82


14


18


0


0


113


2.82


5


5

Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong các hoạt động giáo dục truyền

thống văn hóa dân tộc.


70


87


10


13


0


0


115


2.86


4


6

Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS

huyện Văn Bàn.


57


71


23


29


0


0


108


2.71


6

Từ kết quả khảo nghiệm, đánh giá về mức độ cần thiết, tính khả thi của sáu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở bảng

3.1 và 3.2 cho thấy:

Về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc có 100% ý kiến khảo nghiệm cho kết quả là rất cần thiết và cần thiết. Trong đó có 5/6 biện pháp có ý kiến đánh giá là rất cần thiết từ 60% trở lên. Bên cạnh đó còn có biện pháp “chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn” có 56% ý kiến cho rằng rất cần thiết và còn tới 44% ý kiến cho rằng ở biện pháp này là cần thiết. Điều này khẳng định rằng các biện pháp hiện này là phù hợp với mong muốn của cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường và cần thiết phải tiến hành đồng bộ các biện pháp trên trong thời gian tới.

Trong sáu biện pháp nêu trên thì biện pháp “Chỉ đạo đa dạng hóa các phương pháp, hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh” được đánh giá với 94% là rất cần thiết, có nghĩa là biện pháp này là quan trọng nhất. Bởi vì nếu làm tốt chúng ta tạo ra sự hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. Từ đó càng nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc cho mai sau.

Tiếp đó là biện pháp xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và đặc điểm học sinh địa phương được đánh giá ở vị trí thứ 2. Bởi vì có xây dựng kế hoạch tốt, phù hợp thì việc triển khai áp dụng các biện pháp còn lại mới có tính khả thi. Biện pháp nâng cao nhận thức về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên, học sinh được đánh giá vị trí thứ 3, biện pháp chỉ đạo xây dựng, phát triển môi trường sư phạm lành mạnh thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh được đánh giá vị trí thứ 4, biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc được xếp ở vị trí thứ 5 và cuối cùng là biện pháp chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn.

Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, qua kết quả khảo nghiệm cho thấy 100% ý kiến đều cho rằng các biện pháp nêu trên đều rất khả thi và khả thi. Trong đó biện pháp Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và đặc điểm học sinh địa phương có 96% ý kiến cho rằng là rất khả thi; Biện pháp nâng cao nhận thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên và học sinh có 93% cho rằng rất khả thi. Bên cạnh đó vẫn có tới 29% ý kiến cho rằng biện pháp tăng cường cơ sở vật chất và tài liệu (tư liệu) cho hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc được đánh giá là khả thi và có 71% ý kiến cho rằng là rất khả thi.

Bảng 3.3. So sánh tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc


TT


Biện pháp

Cần thiết

Khả thi

Bình

quân

Xếp

thứ

Trung

bình

Xếp

thứ


1

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà

trường và đặc điểm học sinh địa phương.


3


2


3


1


2

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho

đội ngũ giáo viên và học sinh


2,66


3


2,93


2


3

Chỉ đạo đa dạng hóa các phương pháp, hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc

cho học sinh


2,84


1


2,88


3


4

Xây dựng, phát triển môi trường sư phạm lành mạnh thực hiện tốt công tác giáo dục

truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh


2,62


4


2,82


5


5

Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong các hoạt động giáo dục truyền thống

văn hóa dân tộc.


2,6


5


2,86


4


6

Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các

trường THCS huyện Văn Bàn.


2,55


6


2,71


6

Dựa vào bảng 3.3 cho kết quả đánh giá về mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc như sau: giữa mức độ cần thiết và tính khả thi có mối quan hệ tương quan và chặt chẽ với nhau. Cụ thể:

Biện pháp “chỉ đạo đa dạng hóa các phương pháp, hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh” có ý kiến đánh giá với mức độ rất cần thiết là cao nhất và biện pháp “xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và đặc điểm học sinh địa phương” là có tính rất khả thi cao nhất. Bởi vì, qua ý kiến của đội ngũ đều cho rằng nếu ban lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc khoa học, phù hợp với điều kiện của nhà trường thì sẽ thúc đẩy và đảm bảo cho việc chỉ đạo, tổ chức, thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc được triển khai có hiệu quả và mang lại giá trị cao.

Kết quả khảo sát có thể rút ra kết luận như sau: Tất cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Xét tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao với tỷ lệ 100% ý kiến đều đánh giá là cần thiết - rất cần thiết; khả thi và rất khả thi. Bên cạnh đó các biện pháp này lại có mối quan hệ qua lại với nhau. Điều đó chứng tỏ các biện pháp được đề xuất đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường THCS hiện nay. Cho nên khi tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cần thực hiện đồng bộ và có sự phối kết hợp của 6 biện pháp nêu trên. Điều đó cho thấy 6 biện pháp nêu trên đều có cơ sở và áp dụng được vào trong thực tiễn công tác quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn. Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc của nhà trường.

Tiểu kết chương 3


Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn bàn xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh. Các biện pháp nêu trên đều hướng vào khơi dậy ý thức giữ gìn truyền thống, giá trị văn hóa dân tộc và là động lực để giúp học sinh tự tin hòa nhập trong cuộc sống và có ý thức vươn lên trong học tập.

Biện pháp Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh là biện pháp chủ đạo nếu kết hợp tốt với biện pháp quản lý giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc với giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp và biện pháp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên thì hiệu quả của hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc sẽ tốt vì các biện pháp còn lại có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất thúc đẩy hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc có kết quả cao.

Các biện pháp nêu trên được triển khai thực hiện đồng bộ, phù hợp với điều kiện của nhà trường sẽ góp phần để tăng cường quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn sẽ đạt kết quả tốt.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí