Biện Pháp 3: Chỉ Đạo Đa Dạng Hóa Các Phương Pháp, Hình Thức Giáo Dục Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh

hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc; có như vậy thì hiệu trưởng mới có định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình giáo dục của nhà trường.

- Đối với giáo viên: Thực tế ở cấp THCS, mối giáo viên trong nhà trường được đào tạo theo một hoặc hai chuyên môn nhất định. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên có kiến thức khoa học vững vàng, song bên cạnh đó khả năng và kinh nghiệm giáo dục còn hạn chế, nhất là những giáo viên trẻ, vì vậy cần phải tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận cũng như năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục cho đội ngũ.

Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, trực tiếp tham gia xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Vì vậy, nội dung tập huấn vào các vấn đề sau:

+ Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy định về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc nói chung và bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng.

+ Hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của các trường THCS.

+ Kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng tập hợp, tổ chức các hoạt động, tổ chức các chủ đề, chủ điểm trong năm học.

Về hình thức bồi dưỡng cho giáo viên tập trung vào các hình thứ sau:

+ Thông qua các buổi họp, sinh hoạt lãnh đạo nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập, nghiên cứu và thảo luận thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giữ gìn và phát huy văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; các hành vi liên quan đến bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa theo quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai về hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

+ Tổ chức tập huấn theo chuyên đề như: Giữ gìn phát huy các lễ hội truyền thống tiêu biểu của địa phương đã được công nhận là di sản văn hóa phi

vật thể (lễ hội “Lồng Tồng” của người Tày); các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ (làn điệu “Khắp Nôm”, “không gian nhạc cụ Pí Lè”, “Múa Then” của người Tày); chữ viết cổ của người Dao; lễ “Cúng làng”, “cúng rừng” của người Dao, người Giáy,… để tổ chức các huyên đề trên, có thể mời các nghệ nhân (nghệ nhân “khắp Nôm”, nghệ nhân chữ viết Dao cổ của huyện đã được Bộ VH -TT- DL công nhận), chuyên viên ngành văn hóa của huyện đến phối hợp để làm giảng viên cho các lớp tập huấn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

+ Cử giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn theo các chuyên đề của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh tổ chức.

+ Sưu tầm, cung cấp tài liệu cho giáo viên nghiên cứu để nâng cao năng lực, hiểu biết chuyên môn.

Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 10

Thông qua các hoạt động sinh hoạt bồi dưỡng chuyên đề, thảo luận về việc tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, tạo điều kiện để giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau về kinh nghiệm công tác tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh hiệu quả.

Quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh là hết sức cần thiết trong các nhà trường hiện nay, đặc biệt là các trường THCS ở huyện vùng cao như Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Nhưng hoạt động này hiện nay chưa được trú trọng nhiều, vì vậy người quản lý muốn chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện hiệu quả hoạt động này ngoài việc tập huấn, bồi dưỡng, trao đổi để nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng tổ chức, cần phải chỉ đạo, huy động tất cả các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia, thực hiện hoạt động giáo dục.

- Đối với học sinh: Hiện nay, phần lớn học sinh có nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của các em và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc các trường

THCS đã thực hiện quyền của học sinh trong giáo dục. Nhờ có giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, học sinh các trường THCS của huyện Văn Bàn cơ bản được phát triển toàn diện, đủ năng lực phẩm chất để học lên bậc học cao hơn và có tri thức, ý thức, có văn hóa. Hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc đồng thời có thể trang bị, bổ sung vốn sống cho các em, đáp ứng với đòi hỏi của xã hội hiện đại, song vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc. Muốn làm được điều này, người hiệu trưởng cần phải chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục phải thường xuyên, đồng bộ cần chú ý đến nội dung, hình thức phù hợp với học sinh thì mới đạt được kết quả cao.

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện

- Người quản lý cần chú ý, coi trọng việc tổ chức,quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

- Có quan điểm và sự thống nhất chung trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về nhiệm vụ quản lý và cách thức tiến hành.

- Đảm bảo tính phù hợp với học sinh, cần chú ý tới đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, năng lực nhận thức của học sinh, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số, để có tác động giáo dục có hiệu quả.

- Đối với cha mẹ học sinh, cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của phong trào xây dựng gia đình văn hóa, giáo dục nâng cao dân trí, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hóa các phương pháp, hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp cho việc triển khai nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh đa dạng, phong phú và hiệu quả, cụ thể:

* Giáo dục tích hợp qua các môn học trong chương trình chính khóa

- Tích hợp qua các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Sinh vật, Hóa học, chủ đề tự chọn,…

- Tích hợp trong chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp: Việc tích hợp trong các môn học được triển khai theo phương án khai thác những nội dung có liên quan để giáo dục.

* Giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa: Với cách tiếp cận tổng thể, nhà trường giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh có thể được tổ chức bằng nhiều hình thức hoạt động. Mỗi hình thức đều có những ưu thế và có những khó khăn đòi hỏi phải vận dụng một cách mềm dẻo, phù hợp với từng thời điểm và điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường và địa phương. Thông qua hoạt động ngoại khóa giúp học sinh được tiếp cận với bản làng, các di tích lịch sử, di sản văn hóa, các hình thức sinh hoạt văn hóa ở địa phương; các em được thâm nhập trong văn hóa khi tham gia các lễ hội, hay các buổi biểu diễn văn nghệ sẽ là cơ hội để các em hiểu và nhận biết về truyền thống văn hóa dân tộc ở địa phương.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Tích hợp qua một số môn học:

- Giáo dục tích hợp qua môn Ngữ văn

+ Để hiểu được con người trong văn chương, không thể tách rời các yếu tố địa lí, văn hóa, tín ngưỡng, các phong tục, tập quán tồn tại lâu đời. Bản thân các tác phẩm văn học khi được nghiên cứu và xem xét cắt nghĩa thường được tiếp cận và nhìn nhận dưới góc độ văn hóa. Xu hướng tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa làm cho việc tìm hiểu tác phẩm trở nên sâu sắc và toàn diện hơn.

+ Nhiều bài học môn ngữ văn liên quan đến văn hóa của dân tộc như: “Bánh chưng, bánh dày”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước”, “Những câu hát về tình cảm gia đình”, bài thơ “Nguyên Tiêu”; “Quê hương”, “Phong cách Hồ Chí Minh”,… những tác phẩm này cung cấp cho học sinh về vẻ đẹp, tính cách của con người Việt Nam; những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc từ thời nhà nước Văn Lang đến thời kỳ cách

mạng khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; và những phong tục, tập quán, vốn văn hóa phong phú, tốt đẹp của dân tộc.

+ Trong khi học các tác phẩm văn học trong môn ngữ văn bậc THCS là rất nhiều và khá thuận lợi, vấn đề ở đây là giáo viên và học sinh cần có nhận thức đúng và có ý thức thì kết quả của công việc đặt ra sẽ đạt như mong muốn.

- Giáo dục tích hợp quan môn lịch sử: Trong việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường phổ thông nói chung và các trường THCS nói riêng, môn Lịch sử có một vị trị và ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì:

+ Giúp học sinh hiểu khái niệm về văn hóa, văn minh, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, có chiều sâu của lịch sử từ thủa sơ khai đến thời kì dựng nước và giữ nước của dân tộc, thể hiện qua truyền thống yêu nước, ý chí quật cường trong đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, tình yêu thương con người, sự đoàn kết, giúp đỡ nhau “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”; sự lễ phép, tôn kính như: “kính trên, nhường dưới”, “tôn sư trọng đạo”,… Văn hóa dân tộc thiểu số của huyện Văn Bàn cũng phản ánh, lưu giữ những kiến thức lịch sử của các dân tộc trong huyện, gắn với các cuộc đấu tranh chống lại thiên nhiên, chống lại thực dân Pháp xâm lược, tiễu phỉ; các phong tục tập quán, truyền thống lao động sản xuất, tình yêu quê hương đất nước, với các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ, lễ hội đều do lịch sử hàng ngàn năm để lại được lựa chọn, chắt lọc lưu truyền đến hôm nay. Các sự kiện lịch sử, sự kiện văn hóa tại địa phương giúp học sinh hiểu sâu hơn về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, địa phương.

+ Thông qua giáo dục môn lịch sử, giáo dục cho học sinh long tự tôn dân tộc, tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam và dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn. Từ đó, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa (di sản văn hóa lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc) cho học sinh THCS huyện Văn Bàn.

+ Thông qua môn lịch sử, học sinh hiểu rõ hơn những kiến thức cơ bản, phù hợp với cấp học về văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Tiêu biểu như văn hóa phi vật thể là: Lễ hội “Lồng tồng”, “Khắp Nôm”, dân ca, dân vũ, thờ cúng…; văn hóa vật thể như: Truyền thống gói bánh chưng, bánh Tày dịp tết Nguyên đán; các chế biến các món ăn dân tộc, các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng,…

Một số điểm cần lưu ý khi giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh qua môn Lịch sử:

+ Xác định đúng mục tiêu các vấn đề văn hóa trong giờ học lịch sử. Ở đây cần đạt được yêu cầu: Trên cơ sở hiểu biết những kiến thức cơ bản về truyền thống văn hóa của dân tộc để học sinh nắm vững hơn sự kiện lịch sử đang học; từ đó giáo dục cho học sinh các ý thức về văn hóa dân tộc, trách nhiệm bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.

+ Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức về văn hóa dân tộc hoặc các dân tộc thiểu số ở địa phương nơi các em sinh sống.

+ Liên hệ kiến thức về văn hóa vào nội dung bài lịch sử đang học, không đi tràn lan làm loãng mục tiêu bài học, tạo nên tình trạng quá tải, chồng chất sự kiện; tạo điều kiện để thực hành bộ môn thông qua việc học sinh sưu tầm tài liệu, hiện vật hình ảnh, thăm các bảo tang, nhà truyền thống trong huyện, trong tỉnh, hoạt động ngoại khóa,…

- Giáo dục tích hợp qua môn Giáo dục công dân: Môn Giáo dục công dân là một môn học có vai trò chủ chốt trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh. Do đó có khả năng tích hợp giáo dục nhiều vấn đề trong đó có giáo dục bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Mục tiêu tích hợp nội dung giáo dục bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong các trường THCS huyện Văn Bàn:

+ Hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

+ Hiểu một số chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

+ Nêu được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân trong việc thực hiện chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

+ Có ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

+ Tôn trọng, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, sẵn sang phê phán các hành vi làm tổn hại đến giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, ủng hộ những việc làm góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

- Giáo dục tích hợp với môn Sinh vật, môn Hóa học: Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng cỏ cây hoang dại trong rừng làm thuốc chữa bệnh. Những bài thuốc quý đã được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác, mang lại những giá trị và ý nghĩa vô cùng thiết thực, to lớn. Thực tế ở huyện Văn Bàn, nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung, đồng bào các dân tộc vẫn biết khai thác, sử dụng nguồn dược liệu để phục vụ cho việc chữa bệnh hiệu quả, một số loài dược liệu được các nhà khoa học nghiên cứu xác định là cây dược liệu quý như: sa nhân, quế, thảo quả,... Đây là một kho tàng văn hóa phi vật thể đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát huy.

Thông qua môn học giáo viên giúp học sinh nhìn nhận được thực trạng của vấn đề, thấy được mặt tích cực để phát huy, giữ gìn; mặt tiêu cực, lạc hậu thì phải kiên quyết xóa bỏ. Từ đó các em khi về với gia đình, nơi sinh sống sẽ tuyên truyền việc khai thác, sử dụng nguồn dược liệu quý khai thác từ thiên nhiên phải hợp lý, khai thác kết hợp với bảo tồn, trồng mới, tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý hiếm từ thiên nhiên. Đó cũng là những hành động, ứng xử có văn hóa với thiên nhiên.

- Tích hợp trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa:

Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc còn được thực hiện qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa. Được tổ chức theo nhiều hình thức phong phú về nội dung, tiêu biểu như:

+ Bám sát các chủ đề quy định của hoạt động ngoài giờ lên lớp để khai thác, lồng ghép hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc như: Thiếu niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; thiếu niên với tình bạn, tình yêu gia đình,…

+ Tổ chức xây dựng phòng trưng bày các sản phẩm văn hóa như: Trang phục các dân tộc Việt Nam; trang sức của đồng bào dân tộc thiểu số; nhạc cụ, các vật dụng trong gia đình của người dân địa phương,…

+ Tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa giữa học sinh các dân tộc trong nhà trường. Học sinh các trường trong khu vực có nhiều dân tộc khác nhau. Các trường cần tổ chức các cuộc giao lưu văn hóa để học sinh được thể hiện, được tôn vinh văn hóa của dân tộc mình và hiểu biết them về văn hóa của các dân tộc khác.

+ Tổ chức các cuộc thi, trình diễn, sân khấu hóa các nội dung về văn hóa dân tộc phù hợp với lứa tuổi học sinh bậc THCS và điều kiện của nhà trường. Nếu làm tốt sẽ tác động rất tốt đến nhận thức, ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện Văn Bàn, như: thi “hát Nôm” của người Tày, “dân ca Dao”, “múa sinh tiền” người Mông; thi trang phục các dân tộc như: Tày, Dao, Mông, Phù Lá; thi kể chuyện; thi làm các món ăn dân tộc; giới thiệu về các lễ hội, phong tục tập quán. Sân khấu hóa các nội dung như: Lễ ăn hỏi của người Thái, lễ Cấp sắc của người Dao; lễ mừng cơm mới của người Phù Lá, lễ cúng rừng của người Giáy,… Tổ chức các trò chơi, môn thể thao dân gian như: Kéo co, bắn nỏ, tung còn, đẩy gậy, đánh quả mác lẹ, đánh yến,…

+ Thời điểm tổ chức, có thể lồng ghép vào dịp tổ chức tết Nguyên đán cho học sinh; các dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3),…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2023