Đối Với Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Lào Cai

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1. Hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường THCS là nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em, đồng thời giúp các em biết giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó chú trọng bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm xây dựng đất nước không chỉ giàu mà đẹp, đẹp ở môi trường, ở lẽ công bằng, ở cách ứng xử nhân ái giữa con người và con người để đáp ứng mục tiêu giáo dục bậc THCS trong giai đoạn hiện nay.

1.2. Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tại các trường THCS huyện Văn Bàn cho thấy: việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn đang được cán bộ quản lý, giáo viên đặc biệt quan tâm. Từ việc xây dựng kế hoạch triển khai đến việc làm chuyển biến dần nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và học sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó đội ngũ CBQL, GV có trách nhiệm, có tâm và sự thống nhất cao trong hành động theo mục tiêu, kế hoạch đề ra. Và học sinh có ý thức tự giác trong việc giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

Phần lớn có kết quả, song bên cạnh đó việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh vẫn bộc lộ những hạn chế: Học sinh có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, nhưng trong hành động thể hiện chưa rõ nét, chưa thường xuyên, chưa tự giác. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh chưa có sức thuyết phục toàn diện đến đội ngũ CBQL, GV và học sinh. Vì vậy chất lượng và hiệu quả giáo dục (đặc biệt là chất lượng thi học sinh giỏi các cấp) chưa có tính bền vững.

1.3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và nhận được sự đánh giá cao và sự đồng tình ủng hộ của đội ngũ CBQL trong các nhà trường THCS, qua việc khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp. Mỗi biện pháp có ưu điểm, hạn chế riêng song người quản lý biết cách sử dụng, phối kết hợp trong quản lý thì sẽ nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc ở các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Đó là các biện pháp:

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và đặc điểm học sinh địa phương.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên và học sinh

Biện pháp 3: Chỉ đạo đa dạng hóa các phương pháp, hình thức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh

Biện pháp 4: Xây dựng, phát triển môi trường sư phạm lành mạnh thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

Biện pháp 5: Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc.

Biện pháp 6: Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo Lào Cai

- Cần tăng cường tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBQL các trường THCS về nâng cao trách nhiệm quản lý, chủ động khai thác các giá trị văn hóa dân tộc trong việc giáo dục học sinh.

- Chỉ đạo Phòng giáo dục và đào tạo huyện hằng năm chỉ đạo, hướng dẫn các trường xây dựng nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS để CBQL trường học xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học, chú trọng nội dung giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

- Tạo điều kiện hỗ trợ tài liệu, các cơ chế chính sách của ngành Giáo dục cho các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc của các trường THCS và các bậc học khác trên địa bàn toàn tỉnh.

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo huyện

- Cần tăng cường công tác tham mưu cho UBND huyện tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học và thực hiện các hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS.

- Chỉ đạo các trường hàng năm xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và đặc điểm học sinh. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về kiến thức, kỹ năng tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá, kiểm tra của ngành, thực hiện kiểm tra, đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của các trường học trên địa bàn của huyện, tập trung nhiều hơn vào các trường THCS.

2.4. Đối với các trường THCS huyện Văn Bàn

- Cần có sự quản lý, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, tài liệu, phương tiện phục vụ hoạt động dạy và học và giáo dục đã được đầu tư, trong đó quan tâm đến việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh của nhà trường.

- Tăng cường giao lưu học hỏi đối với các trường THCS trong và ngoài huyện, nhất là các trường có phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc sáng tạo, có hiệu quả.

- Cải tiến nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh; Thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, cha mẹ của học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường để làm tốt nhiệm vụ giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh.

- Đối với đội ngũ giáo viên, tăng cường công tác tự học tự bồi dưỡng về các chuyên đề văn hóa dân tộc, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc để có hiệu quả trong công tác. Tăng cường học tiếng dân tộc, tìm hiểu về phong tục tập quán của các em học sinh dân tộc để nâng cao hiệu quả giáo dục.

- Đối với học sinh tại các trường THCS huyện Văn Bàn: Nâng cao ý thức tự giác, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc nói riêng. Có trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc. Xác định việc học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động giáo dục là để hoàn thiện nhân cách, là điều kiện quan trọng để tiếp tục học lên các bậc cao hơn; là cơ hội để đóng góp sức trẻ xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, năm 1938.

2. Trọng Bảo (2018), Trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng ở Lào Cai,

tạp chí Dân tộc của Báo dân tộc và phát triển, trang 15.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT của Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo.

4. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

5. Nguyễn Trọng Chuẩn (viết chung) Văn hoá Việt Nam, xã hội và con người, Vũ Khiêu chủ biên (2000), Chương: Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học dạy học, Nxb Giáo dục.

7. Phan Hữu Dật (2004), Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

8. Di chúc Hồ Chí Minh (1989), Thông báo của Bộ Chính trị số 151 ngày 19/8/1989.

9. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục.

11. Nguyễn Hồng Hà (2001),Văn hóa truyền thống dân tộc với giáo dục thế hệ trẻ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

12. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (đồng chủ biên, 2012), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm.

13. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (1994 và 1996), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước đề tài KX. 07- 02, Bộ khoa học và công nghệ.

14. Luật Giáo dục 2005, sửa đổi bổ sung 2009, Nxb Chính trị quốc gia.

15. Hồ Chí Minh, Toàn tập - tập 3 (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

16. Nghị quyết số 29 của BCH Trung ương 9, khóa XI (2013), “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”.

17. Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI (2013), “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

18. Nghị quyết TW 5 khoá VIII (1998), Nghị quyết chuyên đề về "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

19. Phan Ngọc (2005), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

20. Nguyên Sa (2013), “Lào Cai xây dựng và phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc”, Tạp chí Tuyên giáo của Ban Tuyên giáo Trung ương, số 10 /2013.

21. Tài liệu Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp tại thủ đô Venise - Áo năm 1970. UNESSCO 1989.

22. Phạm Thị Thanh (2014), Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên, luận văn Thạc sỹ, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục

24. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Trần Mạnh Thường (2010), Việt Nam văn hóa và Giáo dục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

26. Vũ Thị The (2018), vấn đề giáo dục giá trị văn hóa, truyền thống địa phương cho HS trung học phổ thông vùng Tây Bắc thông qua các hoạt động trải nghiệm, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 8/2018, https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn

27. Phạm Viết Vượng (2012), Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm.

MẪU SỐ 1

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho CBQL, giáo viên)


Trong những năm gần đây, học sinh trường THCS nói riêng và các trường phổ thông nói chung có những biểu hiện chưa đẹp về việc tôn trọng, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc dân tộc. Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh trong trường, tôi tha thiết kính mong thầy, cô cho biết ý kiến về một số vấn đề sau đây.

Xin chân thành cảm ơn!

Thông tin cá nhân:

Đ/c là người thuộc dân tộc: ……………………… Nam Nữ Tuổi:……………

đ/c là: Cán bộ quản lý: Là giáo viên:

Chuyên ngành đào tạo:………………………….;

Số năm công tác trong Ngành giáo dục:………………….

1. Theo Thầy/Cô mục tiêu giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc (TTVHDT) có tầm quan trọng như thế nào trong công tác giáo dục, phát triển toàn diện cho học sinh?

TT

Nội dung

Mức độ quan trọng

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

1

Nhằm phát triển toàn diện

cho bản thân




2

Nhằm phát triển và hoàn

thiện nhân cách cho học sinh




3

Để hình thành tư tưởng, tình

cảm cho các em




4

Để tạo nên những đức tính và

phẩm chất cho học sinh




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 13

Nội dung

Mức độ quan trọng

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng


5

Để hình thành lối sống văn hóa và hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội

cho học sinh




6

Để học sinh trở thành con

ngoan, trò giỏi công dân tốt




7

Để học sinh có ý thức bảo tồn

văn hóa của dân tộc mình




8

Để phòng tránh các tệ nạn xã

hội, mê tín, dị đoan





9

Để em có ý thức tự hào về dân tộc Việt Nam và dân tộc

sinh ra mình




10

Để có ý thức bảo vệ môi

trường nơi mình sinh sống




TT


2. Thầy/Cô cho biết mức độ cần thiết của các nội dung Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh các trường THCS sau đây?


TT


Nội dung

Mức độ cần thiết

Rất cần

thiết

Cần

thiết

Không

cần thiết

1

Tôn trọng, giữ gìn, phát huy những phong tục,

tập quán tốt đẹp




2

Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng của các

dân tộc




3

Các hoạt động lễ hội, sinh hoạt cộng đồng của

một số dân tộc




4

Ứng xử, giao tiếp của các dân tộc




5

Các trang phục, ngôn ngữ của các dân tộc




6

Văn hóa ẩm thực đặc trưng của các dân tộc




7

Duy trì các loại hình dân ca, dân vũ, nhạc cụ của

dân tộc




8

Phòng tránh các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan




9

Tôn trọng, giữ gìn, phát huy những phong tục,

tập quán tốt đẹp




Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí