* Đánh giá sự hài lòng của người học
Đánh giá sự hài lòng của người học về hoạt động GDTC thông qua hoạt động khảo sát lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên và các điều kiện đảm bảo liên quan đến mục tiêu đã đặt ra ban đầu với mục đích góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường; xây dựng đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phương pháp và phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại.
Tạo thêm kênh thông tin giúp giảng viên nghiên cứu tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy; nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo; giúp cho khoa/ bộ môn GDTC quản lý điều hành hoạt động chuyên môn đông thời tăng cường tinh thần trách nhiệm của người học với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; tạo điều kiện để người học được phản ánh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến về hoạt động GDTC của nhà trường.
Đánh giá mức độ hài lòng của người học về hoạt động GDTC với mục đích đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giao dục thể chất. Sự tin tưởng và tín nhiệm của người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên là một trong những điều kiện để đảm bảo chất lượng trong quản lý hoạt động GDTC ở nhà trường, được theo dõi thường xuyên và định kỳ rà soát, qua đó đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả liên tục của nó.
* Tổ chức thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ sinh viên về hoạt động GDTC.
Theo mô hình quản lý chất lượng CIPO, sự thỏa mãn nhu cầu phát triển của người học được coi là yếu tố “đầu ra” cần được tính đến trong chu trình quản lý. Vì vậy, tổ chức thu thập và xử lý thông tin phản hồi từ sinh viên về hoạt động GDTC để đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu phát triển thể chất của họ qua các bài học, các môn thể thể thao, các học phần là hết sức cần
thiết. Kết quả của công việc này không chỉ giúp cho các chủ thể quản lý hiểu được mức độ hài lòng của sinh viên với môn GDTC, mà còn giúp cho giảng viên hiểu hơn về sinh viên và có những điều chỉnh cần thiết trong giảng dạy.
* Tổ chức kiểm tra, thi môn GDTC theo chương trình đào tạo của nhà trường. Kiểm tra, thi thuộc hệ thống đánh giá kết quả hoạt động GDTC ở trường đại học. Việc tổ chức kiểm tra, thi môn GDTC tuân theo quy chế kiểm tra, thi trong đào tạo đại học. Tuy nhiên, do đặc thù của hoạt động GDTC, kiểm tra, thi môn học này chủ yếu theo hình thức thực hành, có sự trợ giúp của các phương tiện đo độ nhanh, độ mạnh, độ chính xác của các vận động cá nhân. Để ĐBCL hoạt động GDTC, các chủ thể quản lý phải chỉ đạo khoa, bộ môn, trực tiếp là giảng viên đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Trong GDTC, tự kiểm tra và kiểm tra thường xuyên kết quả rèn luyện các kỹ năng vận động để thấy được sự tiến bộ từng bước của sinh viên có tác động tích cực đến sự phát triển thể chất của họ. Do đó, giảng viên phải coi trọng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên suốt quá trình thực hiện chương trình GDTC, qua đó tạo điều kiện cho sinh viên có được kết quả thi tốt nhất, phản
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Tiện, Cơ Sở Vật Chất Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất
- Khái Niệm Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Cho Sinh Viên Ở Các Trường Đại Học Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất Lượng
- Quản Lý “Quá Trình” Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất (Process)
- Khái Quát Chức Năng Nhiệm Vụ Và Đặc Điểm Ở Các Trường Đại Học Nghiên Cứu Khảo Sát Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Công Cụ Điều Tra, Khảo Sát Và Cách Xử Lý Số Liệu
- Giảng Viên Giáo Dục Thể Chất Của Các Trường Đại Học Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
ánh đúng khả năng của bản thân.
* Tổ chức đánh giá quá trình phát triển thể chất của sinh viên thông qua hoạt động thể thao phong trào trong nhà trường.
Theo mô hình quản lý chất lượng CIPO, đáp ứng nhu cầu xã hội là một yếu tố “đầu ra” trong chu trình ĐBCL đào tạo. Việc xem xét mức độ đáp ứng của “sản phẩm” đào tạo đối với đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn theo ngành đào tạo, tất nhiên phải bao hàm nội dung đáp ứng về yêu cầu năng lực thể chất. Nhưng để đánh giá mức độ đáp ứng này ngay trong quá trình đào tạo, các chủ thể quản lý có thể dựa vào kết quả hoạt động của sinh
viên trong phong trào thể thao tại nhà trường. Những sinh viên có thói quen tự rèn luyện thể chất, tham gia tích cực vào hoạt động của các câu lạc bộ thể thao, có đóng góp nhất định vào kết quả thi đấu thể thao các cấp trong và ngoài nhà trường … thường đạt được sự phát triển thể chất tốt. Vì vậy, tính đến mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội về năng lực thể chất của sinh viên, các chủ thể quản lý hoạt động GDTC ở trường đại học phải đánh giá được sự phát triển năng lực thể chất của sinh viên thông qua hoạt động thể thao phong trào trong nhà trường.
2.3. Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho sinh viên ở trường đại học
2.3.1. Tác động từ giảng viên giáo dục thể chất
Giảng viên là người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn hoạt động GDTC trong nhà trường, trong đó bao gồm các học phần trong chương trình và các học phần giáo dục thể chất ngoại khóa. Giảng viên là người trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục, giúp sinh viên hình thành kiến thức, phát triển kĩ năng và có thái độ hành vi tích cực, khả năng giải quyết tốt những vấn đề đặt ra trong thực tiễn đời sống. Giảng viên cũng là người giúp người học có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của xã hội. Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và lòng nhiệt tình, vai trò của giảng viên sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống giáo dục của nhà trường. Tùy thuộc vào đặc điểm và năng lực của giảng viên, mà người quản lý lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo các công tác liên quan đến giảng dạy và tổ chức các hoạt động. Đây cũng là những căn cứ để người lãnh đạo đưa ra các giải pháp khác nhau để có thể quản lý hiệu quả.
Trong quá trình hoạt động GDTC, người giảng viên với vai trò là người tổ chức hướng dẫn quá trình , để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, cần hội tụ đầy đủ các phẩm chất, năng lực như: năng lực sư phạm;
hiểu biết về tính đặc thù môn học GDTC; người thầy phải biết tận dụng, sử dụng các cơ sở vật chất để tạo nên một môi trường tập luyện đảm bảo tính khoa học, an toàn và gây được hứng thú cho người học. Người giảng viên, ngoài khả năng thị phạm động tác chính xác cần phải biết sử dụng các phương tiện kỹ thuật như máy chiếu, video clip, hình vẽ, băng nhạc đệm… để hỗ trợ giảng dạy, giúp người học tiếp thu kiến thức nhanh chóng và tạo nên sự hưng phấn cần thiết.
Đối với giảng viên GDTC, ngoài giờ lên lớp cần phải tích cực tập luyện, tham gia các câu lạc bộ TDTT trong trường nhằm rèn luyện sức khỏe, củng cố và hoàn thiện các kĩ năng kĩ xảo động tác và xây dựng phong trào tại nhà trường.
Tóm lại vai trò của đội ngũ giảng viên GDTC là yếu tố rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng giảng dạy môn GDTC trong trường đại học.
2.3.2. Tác động từ nhận thức của sinh viên
Nhận thức của sinh viên về môn học GDTC là một vấn đề các nhà giáo dục đang rất quan tâm bởi có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng vì vậy để sinh viên có kết quả học tập cao nhất thì phải có nhận thức đúng đắn về mục đích tác dụng của môn học. Sinh viên cần hiểu rõ mục tiêu của GDTC trong nhà trường, là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo, nhằm trang bị những kiến thức, kĩ năngvận động cơ bản hình thành thói quen tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo.
Ngoài các giờ lên lớp chính khóa theo thời khóa biếu sinh viên còn tự nguyện tham gia các CLB TDTT, hoặc các nhóm tập theo sở thích nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kĩ xảo vận động phát triển năng khiếu thể thao.
Bên cạnh đó còn có nhiều sinh viên nhận thức chưa đúng về mục đích tác dụng của GDTC trong nhà trường, thể hiện qua ý thức tham gia tập luyện, tác phong, chuyên cần ...
Từ đó là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động GDTC trong trường đại học, vì vậy các nhà quản lý cần phải có giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên về ý nghĩa tác dụng của việc rèn luyện GDTC đến sức khỏe con người.
2.3.3. Tác động từ điều kiện cơ sở vật chất
Điều kiện CSVC của nhà trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động GDTC và chất lượng đào tạo. Nếu điều kiện CSVC không đầy đủ, thì một chương trình đào tạo dù được xây dựng hoàn hảo cũng không thể đảm bảo được chất lượng. Điều kiện CSVC của nhà trường ảnh hưởng tới quá trình giảng dạy và hoạt động đào tạo, đòi hỏi cách thức quản lý phải có sự thay đổi cho phù hợp. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của các nhà lãnh đạo trong việc lựa chọn xây dựng chương trình, thực thi và đánh giá chương trình.
Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật được sử dụng vào việc giảng dạy, học tập và cacs hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục. Cơ sở vật chất phục vụ GDTC và hoạt động thể thao trường học bao gồm: sân bãi, nhà tập luyện đa năng, phòng tập, bể bơi, các trang thiết bị và các điều kiện bảo đảm an toàn để thực hiện có hiệu quả môn học GDTC và hoạt động thể thao phù hợp với trình độ đào tạo.
Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy - học. Bởi vì có thiết bị tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức được quá trình khoa học, huy động được đa số người học tham gia thực sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của giảng viên một cách tích cực. Như vậy, thiết bị phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp hiệu quả.
Việc khai thác sử dụng cơ sở vật chất thiếu hiệu quả là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác GDTC.
Trong Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ đã chỉ rõ những tồn tại về thực trạng TDTT và bối cảnh ảnh hưởng đến TDTT Việt Nam: các cơ sở giáo dục đào tạo còn thiếu sân bãi, phòng tập, dụng cụ phục vụ cho nhu cầu tập luyện, thi đấu và vui chơi giải trí của học sinh, sinh viên; đội ngũ giảng viên thể dục còn thiếu; chương trình chính khóa cũng như nội dung hoạt động ngoại khóa còn nghèo nàn, chưa hợp lý, không hấp dẫn học sinh tham gia hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa [18].
Hiện nay nhiều trường đại học đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như sân tập nhà tập đa năng và mua sắm nhiều trang thiết bị phục vụ công tác GDTC trong nhà trường. Tuy nhiên điều kiện về diện tích sân tập còn hạn chế, nhiều trường chưa có nhà tập đa năng, khai thác cơ sở vật chất không hiệu quả. Đây cũng chính là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động GDTC trong trường học chính vì vậy các trường cần chủ động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động GDTC từ nhiều nguồn để đảm bảo đáp ứng mục tiêu đào tạo.
2.3.4. Tác động từ các chính sách nhà nước về chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, giảng viên
Các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, giảng viên GDTC có tác động trực tiếp đến tâm tư, nguyện vọng, thái độ, tinh thần trách nhiệm, khả năng làm việc của họ. Do đó, nếu các nhà trường quan tâm, chăm lo đảm bảo đầy đủ về vật chất, tinh thần theo đúng với quy định của Nhà nước và phù hợp với tính chất lao động đặc thù của từng đối tượng cụ thể thì sẽ tạo ra động lực thúc đẩy mọi người cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Điều đó, góp phần thực hiện có kết quả các quyết định của CBQL, cơ quan quản lý nhằm nâng cao chất lượng GDTC của nhà trường.
Trong những năm qua có nhiều văn bản chỉ thị, quyết định của chính phủ về chế độ đối với cán bộ giảng viên GDTC trong trường học như Quyết định số
51/2012/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2012 về việc quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên TDTT ở các trường, được quy định cụ thể tính bằng 01% mức lương tối thiểu chung cho 01 tiết giảng thực hành và được cấp trang phục thể thao theo quy định. Tuy nhiên ở một số trường chưa thực hiện thực hiện đúng và đủ, phần nào cũng làm ảnh hưởng tâm lý chung cho giảng viên GDTC. Đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ giảng viên làm ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của họ [4].
Vì vậy, thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên phải được coi là một trong những nhân tố tác động tới quản lý hoạt động GDTC ở các trường đại học theo tiếp cận ĐBCL.
Kết luận chương 2
Đề cập đến những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của GDTC ở các trường đại theo tiếp cận đảm bảo chất lượng học:
Nghiên cứu cập nhật một số khái niệm về GDTC, khái niệm GDTC ở trường đại học; nghiên cứu cơ sở lý luận về tiếp cận đảm bảo chất lượng trường đại học trên thế giới đã được áp dụng phổ biến. Từ đó, đưa ra khái niệm về ĐBCL, khái niệm quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên các trường đại học, khái niệm quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Nghiên cứu cơ sở lý luận của quá trình hoạt động GDTC, quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. Từ mô hình lý thuyết CIPO đã xây dựng được nội dung quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học bao gồm: quản lý đầu vào (Input), quản lý quá trình (Process) và quản lý đầu ra (Output) và bối cảnh tác động vào quá trình quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở trường đại học.
Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường đại học bao gồm những tác động của văn bản quản lý nhà nước về giáo dục thể chất; tác động từ giảng viên giáo dục thể chất; tác động từ nhận thức của sinh viên; tác động phương tiện cơ sở vật chất; tác động chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, giảng viên.
Những nghiên cứu trên làm điểm tựa về mặt lý luận vững chắc để đề xuất hệ thống giải pháp quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.