của người dân ĐBSCL, trong đó vốn cho vay trung, dài hạn chỉ đáp ứng được gần 30% [4]. Nhu cầu thực tế vay vốn rất lớn, nhưng việc tiếp cận vốn TDNH, nhất là vốn trung, dài hạn của nông dân vẫn còn là trở ngại lớn do nhiều khía cạnh như thời hạn vay vốn, hồ sơ thủ tục còn rườm rà, vướng mắc về tài sản đảm bảo (TSĐB), định mức cho vay, đã đẩy không ít nông dân phải đến với “tín dụng đen” và hệ lụy là làm không đủ để trả nợ. Một trong những khó khăn về vốn trung dài hạn là do các ngân hàng thương mại (NHTM) chủ yếu chỉ huy động được vốn ngắn hạn, chiếm khoảng 70 – 80% [3]. Điều đó cho thấy TDNH hiện vẫn rất cần thiết đối với KTNo nói chung và cho Vùng KTTĐ nói riêng.
Về vấn đề này được không ít các nghiên cứu đề cập: Ánh và Thiệu (2013) cho rằng, với đặc điểm đa số dân cư sống ở nông thôn (76,8%) và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, việc nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nông hộ ở ĐBSCL là hết sức cần thiết [2]. Đông (2014) cho rằng: Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo ra “kênh” dẫn vốn quan trọng trong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn” [32]. Lộc và Dứt (2014) nhấn mạnh: “Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy tín dụng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của khu vực nông thôn, xóa đói, giảm nghèo vì tín dụng giúp cải thiện thu nhập của nông hộ…” [48]. Nhung (2014) khẳng định: “Có thể nói các thông tư của ngân hàng trong việc triển khai chính sách của Chính phủ góp phần tích cực trong việc mở rộng quy mô tín dụng cho nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ rất nhiều cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và cho nông nghiệp, nông thôn của ĐBSCL nói riêng [55]. Nghĩa và Hùng (2015) đưa ra nhận định: Phát triển nông nghiệp đòi hỏi nhu cầu vốn lớn, tuy nhiên, tỷ lệ vốn tự có của người dân Việt Nam tham gia vào sản xuất hiện nay còn ở mức thấp nên nguồn vốn tín dụng được xem là nguồn vốn chủ yếu [56].
Thực trạng trên cho thấy một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là nông nghiệp, nông thôn nói chung, ĐBSCL và Vùng KTTĐ nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn, vẫn thiếu vốn cho phát triển, với thực tiễn đó tôi chọn đề tài “TDNH góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long” làm luận án tiến sỹ kinh tế; đây là đề tài nghiên cứu đáp ứng nhu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra.
2. Tổng quan nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu
2.1.1. Những công trình nghiên cứu của nước ngoài
Có thể bạn quan tâm!
- Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 1
- Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long - 2
- Cơ Sở Khoa Học Và Lý Do Chọn Đề Tài Nghiên Cứu
- Những Thống Nhất Cơ Bản Của Các Công Trình Nghiên Cứu Trước
- Tình Hình Thu Thập Phiếu Khảo Sát Cá Nhân Đối Với Từng Địa Phương Trên Địa Bàn Vùng Kttđ Vùng Đbscl
- Lý Luận Cơ Bản Về Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Vùng Kinh Tế Trọng Điểm
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
- Diagne A., Zeller M., và Sharma M. (2000), khi nghiên cứu về “Các phép đo thực nghiệm về tiếp cận tín dụng và tín dụng của hộ gia đình ở các nước đang phát triển: Các vấn đề và bằng chứng về phương pháp luận”. Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra các hộ nông dân sử dụng vốn vay từ ngân hàng để đầu tư vào việc cải tiến kỹ thuật canh tác, sử dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp như lựa chọn và xử lý giống cây trồng có năng suất cao, áp dụng kỹ thuật trong bón phân,… đã làm tăng hiệu quả sản xuất và do đó tăng thêm thu nhập [109].
- Abi Kedir (2002) với đề tài “Các yếu tố quyết định tiếp cận tín dụng và số tiền vay: Bằng chứng hộ gia đình từ đô thị Ethiopia”. Đề tài đã đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nông nghiệp ở Ethiopia và chỉ ra tổng mức chi tiêu, giá trị tài sản bảo đảm, số năm đến trường của chủ hộ là những yếu tố có tác động làm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng, từ đó cho rằng cần có những thay đổi cách cho vay sao cho phù hợp để nông dân có thể tiếp cận được vốn, bởi đa phần nông dân Ethiopia nghèo nên cần có sự hỗ trợ từ TDNH [101].
- Boucher và cộng sự (2007) nghiên cứu về “Hạn chế tín dụng và năng suất trong nông nghiệp ở Peru”. Nội dung nghiên cứu chỉ ra rằng do hạn chế của TDNH nên người nông dân không được vay đủ vốn để đầu tư cho sản xuất đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, do đó việc cung ứng vốn TDNH cho nông nghiệp để đầu tư phát triển tư liệu sản xuất đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng năng suất lao động nông nghiệp [108].
- Mpuga (2008) với đề tài “Hạn chế tiếp cận và nhu cầu tín dụng nông thôn: Bằng chứng từ Uganda”. Nội dung nghiên cứu đạt được bao gồm: Khẳng định việc mở rộng TDNH cho nông thôn là cần thiết bởi nhu cầu tín dụng nông thôn rất lớn nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu cho vay vốn của các tổ chức tài chính là hạn chế. Những hạn chế của các tổ chức tài chính như mức lãi suất, điều kiện cho vay và
phạm vi hoạt động của tổ chức tài chính đã tác động đến nhu cầu tín dụng của các cá nhân, hộ gia đình. Chẳng hạn trong các điều kiện khác không thay đổi, lãi suất cao hơn sẽ khiến cho nhu cầu tín dụng thấp hơn và ngược lại; như vậy, khi thay đổi lãi suất cho vay hoặc điều kiện cho vay sẽ góp phần kích thích hoặc hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ gia đình, doanh nghiệp [123].
- Peter và Emma (2012) với đề tài “Mô hình hoá ảnh hưởng của thái độ nông dân đối với việc sử dụng tín dụng nông nghiệp: một trường hợp nghiên cứu từ Ireland”. Nội dung nghiên cứu này là để hiểu rõ hơn hành vi của người nông dân liên quan đến quyết định tiếp cận tín dụng. Các tác giả đã điều tra một số các nhà điều hành trang trại ở Ireland, đưa ra các biến giải thích dựa trên phân tích người được phỏng vấn, đánh giá theo 13 mức độ thái độ, đại diện cho ba động cơ nông nghiệp khác nhau. Các đặc điểm cá nhân của người nông dân như độ tuổi và trình độ học vấn cũng như các biến cấu trúc của nông nghiệp như quy mô và hệ thống sản xuất nông nghiệp đều ảnh hưởng lớn đến các quyết định liên quan đến sử dụng tín dụng. Nghiên cứu còn xác định nông dân không chỉ tập trung vào các mục tiêu kinh doanh như tối đa hóa lợi nhuận mà còn tập trung vào khuynh hướng sản xuất và các lợi ích về cuộc sống, những động cơ nông nghiệp cơ bản này ảnh hưởng khác nhau đến việc sử dụng tín dụng. Cụ thể, thái độ định hướng kinh doanh là động cơ chính để nông dân vay vốn, những người nông dân đánh giá cao lợi ích gắn liền với lối sống nông nghiệp ít có khả năng tìm đến tín dụng. Nghiên cứu này còn thực hiện khảo sát vai trò của thái độ nông dân để có được sự hiểu biết sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến mức nợ nông nghiệp vì mức độ nợ nần ảnh hưởng đến các quyết định quản lý của nông dân. Kết quả khảo sát cho biết có hơn 52% người trả lời báo cáo rằng họ không có nợ liên quan đến nông nghiệp, 32% cho biết họ nợ ít và dưới 10% nói rằng hoạt động nông nghiệp của họ bị nợ nần nặng nề. Tác giả đã đưa ra một số nhận định như sau, điều quan trọng là phải hiểu điều gì thúc đẩy nông dân đưa ra các quyết định liên quan đến vay vốn nói riêng và hoạt động nông nghiệp nói chung, trong nghiên cứu cho thấy người nông dân không chỉ dựa vào các mục tiêu kinh doanh như tối đa hoá lợi nhuận, mà còn có động lực mạnh mẽ bởi khuynh hướng sản xuất và những lợi ích phi nông nghiệp [126].
- Awunyo-Vitor và các cộng sự (2014), với đề tài nghiên cứu “Phân bổ tín dụng nông nghiệp ở Ghana: các tổ chức tài chính tìm kiếm những gì?”, đã đưa ra những nhận biết về sự cần thiết của tín dụng đối với nông nghiệp, tác giả đề xuất các giải pháp để tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các tổ chức tài chính ở Ghana đối với người nông dân, cụ thể như chính sách mở rộng quy mô trang trại, chính sách cải thiện thu nhập nông nghiệp và mức thu nhập phi nông nghiệp [105].
- Bime và Mbanasor (2014) với đề tài “Phân tích tín hiệu của các hộ nông dân ở vùng nông thôn Cameroon” [107]. Trong nghiên cứu này các tác giả cho rằng cần cung cấp tín dụng lãi suất thấp cho người dân nông thôn để đáp ứng nhu cầu vốn cho nông dân trang bị công nghệ mới. Trong nghiên cứu các tác giả đã dẫn nội dung và kết quả nghiên cứu của một số tác giả với những đề tài nghiên cứu khác như, theo nghiên cứu của Mittendorf (1986) đã cho rằng những năm qua tín dụng nông nghiệp là một nhân tố quyết định trong sự phát triển của khu vực nông thôn, là một công cụ chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất, tiếp cận công nghệ mới. Dẫn nghiên cứu của Musugi (2002), tín dụng không chỉ là một công cụ để tăng năng suất và tăng thu nhập cho nông dân mà còn được sử dụng để thực hiện các chức năng xã hội nhằm nâng cao đời sống và phúc lợi của người dân nông thôn. Dẫn nghiên cứu của Atieno (2001), việc thiếu một thị trường tín dụng hiệu quả là một trong những yếu tố làm giảm năng suất trong nền kinh tế nông thôn. Dẫn nghiên cứu của Wall (1987), thị trường tín dụng nông thôn đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành vốn. Dẫn theo UNDP (1999) cho thấy: Ở các nước đang phát triển, có nhiều nỗ lực để thành lập các định chế tài chính hiện đại để giúp người dân nông thôn nâng cao năng suất và thu nhập của họ. Thị trường tín dụng nông thôn bao gồm khu vực chính thức (ngân hàng, hiệp hội tín dụng, hợp tác xã) và khu vực phi chính thức (Hiệp hội tín dụng và Tiết kiệm luân chuyển, Hiệp hội tín dụng và tiết kiệm không quầy, người cho vay, bạn bè và hiệp hội nhà thờ). Không ít chính phủ trong nhiều năm cố gắng tiếp cận người dân ở nông thôn thông qua các chương trình tín dụng được trợ cấp. Tuy nhiên những chương trình này thông qua khu vực chính thức đã không mấy thành công, điều đó đã dẫn đến sự nổi lên của các tổ chức phi chính thức can thiệp vào cho vay đáp ứng nhu cầu của nông dân (Yaron et al, 1997). Dẫn nghiên cứu của Schrieder (2000), thị trường
tín dụng của Cameroon cho thấy cấu trúc nhị nguyên của cả khu vực chính thức và phi chính thức mang tính điển hình của các nước đang phát triển. Hoạt động của ngành tài chính ở Cameroon trong việc cho vay và huy động tiết kiệm cho người dân nông thôn đã gặp rất nhiều chỉ trích, bởi cách tiếp cận của chính phủ đối với lãi suất ưu đãi đã hạn chế số tiền dành cho người dân nông thôn, tạo nên sự chênh lệch lớn giữa nhu cầu vay và cung ứng cho vay. Những trở ngại như sự quan liêu, những tiêu chí đánh giá để cho vay ưu đãi, sự chậm trễ trong việc xử lý khoản vay và giải ngân là những lý do để người dân ở nông thôn không hài lòng. Dẫn nghiên cứu của Angyie (2004), những vấn đề tồn tại của tín dụng chính thức là lý do tồn tại, hoạt động của tín dụng phi chính thức. Dẫn nghiên cứu của Khalily và Meyer (1993) đã quan sát thấy rằng cho đến gần đây, nhiều tổ chức đã sử dụng phương pháp tiếp cận để cung cấp tín dụng cho người dân nông thôn. Dẫn nghiên cứu của Zeller (1994), ngoài đất đai là yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng còn có các yếu tố ảnh hưởng khác như các đặc tính cá nhân, tài sản, lao động và các sự kiện gia đình. Dẫn nghiên cứu của Bime và Mbanasor (2014), trong nghiên cứu phân tích hiệu suất thị trường tín dụng nông thôn ở khu vực tây bắc Cameroon Bime và Mbanasor đã đề cập đến những nỗ lực của Chính phủ Cameroon trong nhiều năm qua trong việc cố gắng đưa ra các chương trình tài trợ tín dụng cho nông dân bởi nông dân thường xuyên thiếu vốn, song vẫn còn không ít những hạn chế. Bên cạnh đó tín dụng phi chính thức vẫn hoạt động và ít nhiều mang lại hiệu quả. Nghiên cứu này còn chỉ rõ hầu hết người dân ở nông thôn tiếp tục giao dịch với tín dụng phi chính thức vì tiếp cận tín dụng chính thức rất khó khăn và tín dụng chính thức cũng khan hiếm nguồn vốn cho vay. Do đó các tác giả đề nghị Chính phủ Cameroon nên ban hành các chương trình nhằm tăng cường khu vực kinh tế phi chính thức để có thể đóng góp cho sự phát triển của khu vực nông thôn. Cuối đề tài này kết luận rằng, trong khuôn khổ cho nông thôn vay vốn thì các TCTD chính thức và phi chính thức có thể là bổ sung cho nhau chứ không phải đối thủ cạnh tranh. Đề tài đề nghị: Cần khuyến khích và tuyên truyền cho người dân nông thôn để họ hiểu rõ hơn về hoạt động của thị trường tín dụng. Do lãi suất là yếu tố quyết định quan trọng trong nhu cầu và cung cấp tín dụng, nên khuyến khích các chính sách về lãi suất hợp lý để cung cấp tín dụng tối ưu cho nông thôn. Để sử dụng tín
dụng hiệu quả, các tổ chức tài chính nên tập trung nhiều hơn vào đào tạo quản lý tín dụng để giúp nông dân quản lý tốt hơn khoản vay.
- Sinisa và Châu (2014), “Tài chính nông thôn và tiếp cận tín dụng ở Đông Nam Bosnia và Herzegovina (BiH)”. Các tác giả cho rằng một trong những vấn đề quan trọng nhất mà nông dân ở BiH gặp phải là sự thiếu hụt hoặc khó tiếp cận các nguồn tài chính. Hầu hết người dân nông thôn không được tiếp cận với các dịch vụ tài chính mà họ cần, còn những người có sẵn cho họ vay thì lãi suất cho vay khá cao và có những quy định cho vay dễ gây tổn thương người đi vay. Ngoài ra, các sản phẩm chính của nhiều tổ chức tài chính không phù hợp với các hoạt động nông nghiệp theo mùa hay dài hạn. Hơn nữa, tỷ lệ các đơn xin vay vốn bị từ chối khá cao với lý do phần nhiều là do thiếu tài sản thế chấp. Do đó rất cần các hành động cụ thể và hỗ trợ của các tổ chức tài chính nhằm giúp cho người nông dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các khoản tín dụng. Tài chính cho nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp luôn gặp nhiều khó khăn. Việc thiếu các chương trình tín dụng nông thôn đã cản trở các nỗ lực nhằm tăng năng suất và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp tại BiH. Khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân ở BiH bị hạn chế do ít tổ chức tài chính ở các đô thị nghèo và khả năng tài chính trung và dài hạn hạn chế. Việc thiếu vốn và tiếp cận với tín dụng là rào cản mà nông dân BiH đề cập nhiều nhất, khu vực chính thức (ngân hàng) và khu vực các tổ chức tài chính vi mô hiện không đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính của nhiều hộ gia đình ở vùng nông thôn BiH. Việc thiếu các đường dây tín dụng dành cho nông nghiệp và các doanh nghiệp nông thôn khác có lẽ là trở ngại thường gặp nhất và thiếu liên kết trong sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở BiH [131].
- Sakprachawut và Jourdain (2016) với đề tài “Quyền sử dụng đất và tín dụng chính thức ở Thái Lan”. Trong nghiên cứu này các tác giả cho rằng ở Thái Lan quyền sở hữu hợp pháp đất đai rất quan trọng và có tính quyết định khi vay vốn ngân hàng. Nông dân vay vốn để đầu tư nguyên vật liệu đầu vào, mua sắm máy móc thiết bị, tiếp cận công nghệ mới để cải thiện năng suất lao động và đất đai. Nghiên cứu chỉ ra khả năng tiếp cận tín dụng của người nông dân qua ba loại yếu tố chính là đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm trang trại và tài sản thế chấp, cụ thể là quyền sở hữu đất đai. Tại Thái Lan, những người nông dân có quyền sở hữu đất
đai hợp pháp được cấp tín dụng nhiều hơn những người nông dân không có đất đai hợp pháp. Thái Lan có lịch sử lâu dài về các chính sách để thúc đẩy tín dụng chính thức cho ngành nông nghiệp thông qua ngân hàng nông nghiệp quốc doanh - Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan [128].
- Mamudu (2016), “Năng suất nông nghiệp, tín dụng và kích cỡ trang trại ở Châu Phi: một nghiên cứu trường hợp của Ghana”. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên quan đáng kể giữa tín dụng chính thức và nguồn phi chính thức với năng suất nông nghiệp. Để có thể biến đổi nông nghiệp Châu Phi bất kể quy mô các hoạt động, thì việc cung cấp tín dụng giá cả phải chăng là rất quan trọng. Tập trung tín dụng vào việc thúc đẩy thay đổi công nghệ và nâng cao hiệu quả kỹ thuật của nông dân là rất quan trọng, vì thương mại hoá nông nghiệp được tạo điều kiện bởi sự tiếp nhận công nghệ của các bên liên quan giá trị nông nghiệp [120].
2.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước
- Nguyễn Hồng Hải (1996), “Một số giải pháp TDNH chủ yếu nhằm góp phần phát triển KTNo, nông thôn ĐBSCL”. Đề tài tổng hợp lý thuyết về phát triển KTNo, nông thôn, TDNH phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng TDNH đối với nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL và đưa ra những giải pháp TDNH góp phần phát triển KTNo, nông thôn ĐBSCL [35].
- Nguyễn Thị Nhung và nhóm nghiên cứu (2001), “Nâng cao vai trò TDNH đối với sự phát triển kinh tế các tỉnh Nam Bộ”. Đề tài tổng hợp và bổ sung lý thuyết TDNH, vai trò TDNH trong phát triển KTXH các tỉnh Nam Bộ. Đề tài khái quát tình hình kinh tế các tỉnh Nam Bộ, đưa ra những giải pháp quan trọng, khả thi trong việc nâng cao vai trò TDNH đối với phát triển kinh tế vùng Nam Bộ [54].
- Nguyễn Minh Phong (2010), trong nghiên cứu về thị trường tín dụng nông nghiệp và nông thôn: Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn ở Việt Nam, tác giả chỉ ra Trung Quốc đẩy mạnh một cách thiết thực cho “tam nông” khá toàn diện, từ cho vay để nâng cao trình độ sản xuất đến đầu tư cải tiến công nghệ để phát triển mạnh mẽ nông nghiệp. Yêu cầu các ngân hàng gia tăng tín dụng nông nghiệp, Ngân hàng Phát triển Nông thôn được chỉ thị phải nới rộng lĩnh vực hỗ trợ nông nghiệp và tăng tín dụng dài hạn cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Động
thái này được xem là bước đột phá trong dịch vụ tài chính tại nông thôn Trung Quốc. Trung Quốc còn kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào thị trường tài chính nông nghiệp nông thôn [69].
- Nguyễn Thị Hoàng Giang (2010), “Huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL”. Nghiên cứu này chỉ ra những mặt được và chưa được trong huy động và sử dụng vốn đầu tư, qua đó đưa ra những giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL [33].
- Đào Minh Tú (2012), “Hoạt động ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng KTXH vùng ĐBSCL”. Bài viết đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng phát triển KTXH vùng ĐBSCL. Từ đó đưa ra những giải pháp tiến đến hoàn thiện hoạt động ngân hàng góp phần phát triển KTXH vùng ĐBSCL [91].
- Nguyễn Đức Hưởng (2013), “Tám kiến nghị đột phá và chương trình cho vay ưu đãi nông nghiệp, nông thôn khu vực ĐBSCL có bảo hiểm lãi suất giúp nông dân an tâm – ngân hàng an toàn”. Tác giả đề xuất tám kiến nghị để phát triển nông nghiệp và cho vay của ngân hàng bởi vì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu vốn vay của ĐBSCL. Trong đó “giá cả bấp bênh, thiên tai thường xuyên rình rập,… là những nguyên nhân khiến người nông dân không an tâm vay vốn, mà ngược lại, ngân hàng cũng không dám mạnh dạn trao vốn cho họ” [46].
- Nguyễn Văn Thạnh (2013), “Thúc đẩy tín dụng phát triển KTXH vùng ĐBSCL”. Tác giả cho rằng TDNH đã có những đóng góp cho phát triển KTXH, tuy nhiên nguồn vốn tín dụng vẫn chưa đáp ứng hết được những nhu cầu vay vốn phát triển của khu vực này. Tác giả đưa ra những kiến nghị về và mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng cho khu vực này [83].
- Vũ Như Thăng (2013), “Góp phần thúc đẩy phát triển KTXH vùng ĐBSCL”, nghiên cứu đề cập chính sách phát triển tín dụng qua Ngân hàng Phát triển và Qũy đầu tư phát triển, qua đó đưa ra một số giải pháp về bảo lãnh tín dụng và những chính sách khác như bảo hiểm nông nghiệp… [85].
- Nguyễn Thị Kim Thanh (2013), “TDNH đối với sự phát triển KTXH vùng ĐBSCL”. Tác giả trình bày sự tác động tích cực và một số hạn chế của TDNH góp