Chỉ Đạo Đảm Bảo Các Điều Kiện Hỗ Trợ Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh

Tích hợp trong các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt trên lớp, sinh hoạt của trường, lao động, tham quan, văn nghệ,... Hoạt động của tổ chức Đoàn, Chương trình xanh hoá nhà trường

Phát động các chiến dịch nhân ngày Môi trường Thế giới, Chiến dịch “Làm cho Thế giới sạch hơn”, Chiến dịch “Giờ Trái đất”.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng chỉ đạo việc chuẩn bị các điều kiện về nguồn tài liệu, học liệu, thiết bị dạy học…để GV các trường THPT thực hiện nội dung GDMT, các thiết bị dạy học như: Máy chiếu, thiết bị thí nghiệm… giúp GV đổi mới hình thức và phương pháp GDMT cho HS.

3.2.3. Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDMT đóng vai trò quan trọng để hoạt động GDMT đạt hiệu quả, vì vậy, cơ sở vật chất và trang thiết bị phải có chất lượng tốt để giúp GV và HS thuận lợi trong thực hiện hoạt động GDMT.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Về cơ sở vật chất kĩ thuật: Nhà trường dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng tập trung khảo sát và đánh giá hiện trạng toàn bộ cơ sở vật chất có trong trường. Từ đó, Hiệu trưởng có căn cứ để lập kế hoạch sử dụng hợp lí, hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDMT. Đồng thời lên kế hoạch sửa chữa, mua sắm bổ sung những vật dụng còn thiếu hoặc hỏng hóc. Đối với các trang thiết bị đắt tiền nhưng ít được sử dụng thường xuyên, hiệu trưởng nên tính đến việc thuê mượn sẽ hiệu quả hơn. Bảo quản, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị đã có.

Trong quá trình, nhà trường tìm những địa điểm có thể tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường cho HS, như khu công nghiệp, khu dân cư, thì cần khảo sát bối cảnh địa phương nơi trường đóng trên địa bàn, xác định những vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí có thể khai thác và tích hợp trong quá trình dạy học và giáo dục.

Tổ chức các hoạt động cộng đồng qua đó có thể huy động nguồn tài chính phục vụ giáo dục môi trường cho HS, những hoạt động này căn cứ vào Nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như Khoản 1 Điều 6, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 nêu rõ một trong những hoạt động được khuyến khích là “truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học” hay “phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường phải được thực hiện thường xuyên và rộng rãi” (Điều 154). Khoản 1 và 2 Điều 155 của Luật quy định cụ thể công tác giáo dục về môi trường, đào tạo nguồn nhân lực: “Chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông phải có nội dung giáo dục về môi trường”, “Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường”…

Để thu hút được các nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, nhà trường cần lập các dự án với qui mô nhỏ, khả thi phục vụ giáo dục môi trường cho học sinh trường THPT.

Lập kế hoạch trang bị dần hàng năm thật chi tiết, cụ thể nhằm xác định rõ những phương tiện, trang thiết bị nào cần thiết phải được trang bị và cân đối nguồn kinh phí để thực hiện hoạt động GDMT cho HS.

Huy động các nguồn lực như: ngân sách được cấp hàng năm, đóng góp của cha mẹ học sinh, mạnh thường quân, hỗ trợ của địa phương, các doanh nghiệp... trong việc trang bị cơ sở vật chất cần thiết. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người được phân công hoàn thành nhiệm vụ của mình.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

- Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng phải lập kế hoạch cho việc chi kinh phí phục vụ hoạt động GDMT để báo cáo trước hội đồng sư phạm, trước hội nghị công nhân viên chức đầu năm học.

- Đảm bảo thực hiện tốt khâu quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDMT.

- Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong việc tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động GDMT.

3.2.4. Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Huy động các nguồn lực giáo dục trong và ngoài nhà trường như cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cơ quan đoàn thể chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn,... nhằm tổ chức tốt hoạt động GDMT cho học sinh.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Tăng cường sức mạnh và khả năng tổ chức phối hợp của các bộ phận, các thành viên trong trường THPT tham gia hoạt động GDMT cho HS gồm:

Ban Giám hiệu nhà trường: Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nghiên cứu, nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp của hoạt động GDMT cho học sinh. Chủ động lập kế hoạch GDMT cho học sinh và hướng dẫn cho mọi người lập kế hoạch riêng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Trực tiếp tổ chức chỉ đạo hoạt động GDMT, chỉ đạo các cán bộ và giáo viên làm công tác giáo dục môi trường cho học sinh thống nhất các hoạt động giáo dục môi trường của nhà trường.

Đoàn trường: Phối hợp với đoàn cấp trên để triển khai thực hiện các hoạt động như sinh hoạt câu lạc bộ bảo vệ môi trường, tổ chức thực địa ở địa phương… Củng cố Hội cha mẹ HS bởi đây là lực lượng có khả năng to lớn trong việc

huy động các lực lượng xã hội khác trong hoạt động GDMT và huy động sự ủng hộ của gia đình HS. Giữa nhà trường và gia đình có thể phối hợp thông qua Hội cha mẹ HS hoặc thông qua giáo viên chủ nhiệm, có thể gặp gỡ trực tiếp, qua điện thoại, sổ liên lạc truyền thống hoặc điện tử, các buổi họp phụ huynh HS để thông báo nội dung phối hợp thực hiện hoạt động GDMT cho HS.

Ban giám hiệu làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực tham gia hoạt động GDMT.

Ban Giám hiệu nhà trường cần chủ động quan hệ, phối hợp, liên kết với Hội cha mẹ học sinh, với các tổ chức chính quyền địa phương để bàn bạc, thống nhất nội dung GDMT. Phối hợp các lực lượng xã hội địa phương nhằm thu hút sự quan tâm đến hoạt động GDMT. Sự phối trong công tác GDMT cho HS có thể được tiến hành thông qua định kì họp giao ban giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn. Đặc biệt, giữa nhà trường và địa phương cần có quy chế phối hợp trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp trong và ngoài nhà trường thông qua các hoạt động chủ điểm như “Ngày chủ nhật xanh”, “Cổng trường sạch - đẹp”, “Ngày công dân toàn cầu”...

Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, đơn vị kinh tế trong việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường và tạo điều kiện cho học sinh làm quen với thực tế.

Đại diện Ban đại diện Cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi thảo luận nhằm đưa ra các biện pháp GDMT cho HS có hiệu quả.

Hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức phối hợp GDMT cho học sinh giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường. Tham mưu cho các lực lượng xã hội về nội dung phối hợp.

Xây dựng và đề xuất cơ chế làm việc, hình thức kết hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức ngoài nhà trường phối hợp chặt chẽ với các trường THPT trên địa bàn trong việc GDMT cho học sinh.

Hiệu trưởng phân công cụ thể từng người, từng tổ chức đảm nhiệm phụ trách công việc; định kỳ kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Có sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn của Ban giám hiệu đối với Đoàn thanh niên, sự phối kết hợp chặt chẽ với các phòng chức năng, CBQL, giáo viên cũng như tổ chức tốt mối liên hệ với các đơn vị, tổ chức khác.

- Người phụ trách công việc tổ chức phối hợp phải nhiệt tình, năng nổ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có kiến thức về GDMT cho học sinh và có khả năng giao tiếp tốt.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Biện pháp quản lý là một hệ thống cách giải quyết đa dạng, năng động trong các tình huống quản lý. Mỗi biện pháp đều có những vị trí, vai trò nhất định trong quá trình quản lý giáo dục nói chung và quản lý GDMT cho học sinh nói riêng. Tuy nhiên, không có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp đều có ưu điểm và những hạn chế nhất định. Đồng thời mỗi biện pháp quản lý phải được thực hiện trong những điều kiện nhất định. Khi giải quyết một nhiệm vụ quản lý, người ta thường phải vận dụng và phối hợp nhiều biện pháp để giải quyết, phải tùy theo công việc, con người, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn và kết hợp các biện pháp quản lý thích hợp. Bởi vì các biện pháp quản lý GDMT luôn có mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ là tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác và ngược lại. Vì vậy, cần đảm bảo được tính đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp đã nêu.

Trong những biện pháp trên: Biện pháp 1: Nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên mang ý nghĩa quan trọng và là khâu then chốt bởi vì hiệu quả quản lý thể hiện ở chỉ đạo lập kế hoạch, tổ chức thực hiện; chỉ đạo thực hiện và chỉ đạo kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDMT.

Biện pháp 2: Chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục môi trường và đổi mới phương pháp giáo dục môi trường cho học sinh nhằm định hướng cho GV và các tổ chức khác trong nhà trường thực hiện nội dung GDMT và đổi mới phương pháp GDMT cho HS.

Biện pháp 3: Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh nhằm chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính…để hoạt động GDMT có hiệu quả.

Biện pháp 4: Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh nhằm huy động các lực lượng giáo dục cùng tham gia vào hoạt động GDMT, bởi đây không phải là việc riêng của nhà trường mà là của toàn xã hội.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục tiêu

Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất chúng tôi xin ý kiến của CBQL, giáo viên nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của biện pháp. Trên cơ sở áp dụng, triển khai các biện pháp đã đề xuất để nâng cao chất lượng hoạt động GDMT cho HS các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

3.4.2. Nội dung, đối tượng khảo sát

- Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của 4 biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDMT cho HS các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Xây dựng phiếu khảo sát về các tính cần thiết và khả thi của các biện pháp, xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất.

- Đối tượng khảo nghiệm:

Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của CBQL, GV các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên bao gồm: 25 cán bộ quản lí và 110 giáo viên.

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Để khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBLQL, GV, như sau:

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất Đánh giá: 3= Cần thiết; 2= Ít cần thiết; 1= Không cần thiết


TT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết



X

Cần thiết

Ít cần

thiết

Không

cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh

Thái Nguyên


97


71.9


38


28.1


0


0.0


2.72

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 13

TT


Các biện pháp

Mức độ cần thiết



X

Cần thiết

Ít cần

thiết

Không

cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%


2

Chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục môi trường và đổi mới phương pháp giáo dục

môi trường cho học sinh


95


70.4


40


29.6


0


0.0


2.70


3

Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo

dục môi trường cho học sinh


91


67.4


44


32.6


0


0.0


2.67


4

Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục môi

trường cho học sinh


92


68.1


43


31.9


0


0.0


2.68



Kết quả bảng 3.1 cho thấy, khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp thì biện pháp “Tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” được đánh giá cần thiết nhất (2.72 điểm). Biện pháp “Chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục môi trường và đổi mới phương pháp giáo dục môi trường cho học sinh” được đánh giá có tính cần thiết đạt 2.70 điểm. Biện pháp “Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh” được đánh giá 2.68 điểm và biện pháp “Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ” được đánh giá 2.67 điểm.

Để khảo nghiệm về mức độ khả thi của các quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBLQL, GV, như sau:

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất Đánh giá: 3= Khả thi; 2= Ít khả thi; 1= Không khả thi


TT


Các biện pháp

Mức độ khả thi



X

Khả thi

Ít khả thi

Không

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh

Thái Nguyên


98


72.6


24


17.8


13


9.6


2.63


2

Chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục môi trường và đổi mới phương pháp giáo dục

môi trường cho học sinh


105


77.8


30


22.2


0


0.0


2.78


3

Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo

dục môi trường cho học sinh


77


53.1


38


26.2


30


20.7


2.32


4

Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục môi

trường cho học sinh


72


53.3


29


21.5


34


25.2


2.28

Kết quả bảng 3.2 cho thấy, biện pháp “Chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục môi trường và đổi mới phương pháp giáo dục môi trường cho học sinh ” có tính khả thi nhất (2.78 điểm). Biện pháp “Tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” có tính khả thi đạt 2.63 điểm. Biện pháp “Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh” và biện pháp “Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh” được đánh giá từ 2.28 đến 2.32 điểm. Như vậy, các biện pháp trên đều có tính cần thiết và tính khả thi, có thể áp dụng vào hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 25/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí