Việc Giáo Dục Và Phổ Biến Tốt Các Vấn Đề Liên Quan Đến Môi Trường Cho Doanh Nghiệp Và Người Dân Nhật Bản


việc thu mua các sản phẩm thân thiện với môi trường

Tại giai đoạn tiêu dùng, sử dụng sản phẩm, Luật mua bán xanh (Green

purchasing Law) là luật điều chỉnh trực tiếp các doanh nghiệp và nhà bán lẻ trong việc cung cấp các sản phẩm. Theo Luật, nhà sản xuất và nhà bán lẻ hàng hóa phải đưa ra các thông tin nhằm thúc đẩy việc mua bán hàng hóa “xanh”. Chính phủ Nhật Bản cũng đã soạn thảo ra một bản hướng dẫn chi tiết trong việc này vào năm 2001, trong đó nếu rõ tiều chuẩn hàng hóa xanh của 200 mặt hàng và tiêu chuẩn này cũng được cập nhật mỗi năm. Bên cạnh đó, một tổ chức có tên Mạng lưới mua bán xanh (Green Purchasing Network-GPN) cũng cung cấp những thông tin về hàng hóa xanh miễn phí cho người tiêu dùng bằng cách phát những cuốn sách nhỏ, tổ chức cuộc thi, hội thảo và trao thưởng cho các tổ chức có đóng góp lớn cho việc thúc đẩy mua bán hàng hóa thân thiện với môi trường.

Tại giai đoạn thu gom, tái chế, những nguồn luật điều chỉnh chính là các nguồn luật tái chế, bao gồm:;

- Luật tái chế bao bì (Container and Packaging Recycling Law)

- Luật tái chế thiết bị điện tử gia dụng (Electric Household Appliance Recycling Law)

- Luật tái chế vật liệu xây dựng (Construction Material Recycling Law)

- Luật tái chế thực phẩm (Food Recycling Law)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Luật tái chế ô tô qua sử dụng (End-of-Life Vehicle Recycling Law)

Giai đoạn thứ tư là giai đoạn khi rác thải không thể tái chế được và phải đem tiêu hủy bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp, nguồn luật điều chỉnh chính cho việc này là Luật quản lý rác thải (Waste Management Law). Luật này yêu cầu các doanh nghiệp hay các chính quyền địa phương cần có biện pháp xử lý rác thải phù hợp, ít gây ô nhiễm môi trường nhất.

Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 9

Sự phối hợp “nhịp nhàng” giữa chính quyền trung ương và địa phương và doanh nghiệp trong việc thực thi luật và các chính sách liên quan đến rác thải cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự thành công của ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải và là một bài học Việt Nam cần học tập.

Vấn đề suy thoái môi trường thường được nhận biết bởi các địa phương đầu tiên ví dụ như các bệnh dịch Minamata và Yokkaichi. Nhằm giải quyết những vấn đề trên, chính quyền địa phương phải dùng đến các sắc lệnh phù hợp với điều kiện của mình. Chính phủ Nhật Bản cũng như chính quyền địa phương nước này đều nhận thấy rằng nếu chỉ dựa vào các tiêu chuẩn môi trường trên toàn quốc thì vấn đề môi trường sẽ không được giải quyết một cách hiệu quả bởi sự khác biệt về môi trường, văn hóa và kinh tế tại mỗi địa phương.

Tóm lại, theo cách xây dựng chính sách của Nhật Bản, chính quyền địa phương thực thi các khung chính sách của chính quyền trung ương thông qua các sắc lệnh và các biện pháp khác như kiểm tra tại chỗ. Các vấn đề về môi trường luôn được giải quyết thông qua sự phối hợp giữa ba bên chính quyền trung ương- chính quyền địa phương và các doanh nghiệp. Việc thành công của việc thực thi các chính sách môi trường của Nhật Bản chủ yếu là do các khoá huấn luyện có chất lượng tốt được tổ chức bởi các nhà chức trách địa phương và do tinh thần giải quyết các vấn đề môi trường đã đi sâu vào trong tiềm thức mọi người dân Nhật Bản. Thực tế tại nước này, trong mỗi kỳ bầu cử từ các cụm dân cư cho tới các cơ quan quản lý ở cấp cao hơn, những hoạt động cống hiến của các ứng cử viên cho công tác môi trường đều được đưa ra xem xét như là một nhân tố quan trọng cho việc quyết định bỏ phiếu của cử tri.

Chính quyền địa phương tại mỗi nước có sự khác nhau song đều có đặc điểm chung là họ chính là những người đầu tiên phát hiện ra những vấn đề về môi trường, tuy những vấn đề này tại mỗi nơi lại có những đặc điểm riêng biệt. Do vậy, bài học rút ra ở đây chính sách thực thi luật môi trường do chính quyền địa phương đưa ra tại các nước đang phát triển phải được quan tâm chú trọng. Muốn việc thực thi các chính sách trên được hiệu quả, việc nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường là không thể thiếu.

2.2 Việc giáo dục và phổ biến tốt các vấn đề liên quan đến môi trường cho doanh nghiệp và người dân Nhật Bản

Việc giáo dục và phổ biến tốt các vấn đề liên quan đến môi trường cho doanh nghiệp và người dân Nhật Bản là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự

thành công của ngành kinh doanh môi trường tại Nhật Bản bởi vì khi người dân nhận thức được vấn đề môi trường ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mình thì nhu cầu về các sản phẩm cũng như dịch vụ môi trường, đặc biệt là rác thải sẽ lên cao, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tìm ra được thị trường kinh doanh mới và hữu ích cho cộng đồng.

2.2.1 Những yếu tố góp phần cho việc phổ biến kiến thức môi trường Các phương tiện truyền thông và chương trình giáo dục

Đóng góp cho việc phổ biến kiến thức môi trường cũng như gây sức ép buộc chính phủ Nhật Bản phải có những biện pháp tháo gỡ tình hình suy thoái môi trường không thể không kể đến vai trò của giới truyền thông và chương trình giáo dục. Chính giới truyền thông đã đem tới sự hiểu biết về môi trường đối với đại đa số dân chúng với những bài viết, điều tra về những nạn nhân của việc ô nhiễm cũng như những ý kiến của các chuyên gia về giải pháp cho vấn đề này. Bên cạnh đó, Bộ môi trường Nhật Bản phối hợp với Bộ Giáo dục nước này đã đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện việc giáo dục môi trường.Vào cuối những năm 1960, khi những câu chuyện về thảm họa môi trường từ các bệnh dịch Minamata, Itai-Itai và Yokkaichi xuất hiện, giáo viên là những người đầu tiên lên tiếng về vấn đề này và đã đưa những thông tin nói trên vào trong các khóa học lịch sử, khoa học tự nhiên và sức khỏe vật lý. Những hướng dẫn về môi trường dành cho các học sinh tiểu học và cấp hai đã được đưa ra và sửa đổi vào năm 1989. Mặc dù phần lớn những kiến thức về môi trường trên đều là nằm trong chương trình học tự nguyện song phần nào những người dân Nhật Bản lớn lên từ những năm 1960 đều nhận thức rõ được tác hại của việc suy thoái môi trường qua những lớp học của mình. Ngoài ra 2 bộ nói trên còn kết hợp để tổ chức các buổi hội thảo, sản xuất các chương trình truyền hình cũng như các bộ phim nhằm tuyên truyền kiến thức môi trường. Tuy nhiên, theo điều tra, phần lớn kiến thức mà người dân nhận được là thông qua các chương trình của chính quyền địa phương.

Các khung chính sách công cộng

Những khung chính sách mới nhằm thúc đẩy nhận thức của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng về môi trường đã được ban hành bởi chính phủ, ví

dụ như khung chính sách về việc xử lý sản phẩm trong vòng đời sản phẩm bao gồm quá trình sản xuất, tiêu dùng, tái chế và tiêu hủy và khung chính sách này đã chính thức được chuyển thành Luật có hiệu lực vào tháng 5/2005.


Sơ đồ 3.1: Các chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy nhận thức môi trường của doanh nghiệp Nhật Bản



Báo cáo môi trường Các báo cáo được phát hành rộng rãi về các hoạt động kinh doanh tân thiện với môi trường,

Định giá môi trường Các định giá mặt lượng của chi phí và lợi ích của các dự án thân thiện với môi trường

Nhãn mác môi trường Các nhãn mác được thiết kế nhằm cung cấp các thông tin về môi trường của sản phẩm


Hệ thống quản lý môi trường Khung chính sách đối nội và những thủ tục nhằm thúc đẩy các dự án thân thiện với môi trường

Định giá vòng đời sản phẩm Các phương pháp định giá tổng tác động môi trường của sản phẩm



Chỉ số xếp hạng môi trường

Bảng xếp hạng tác động môi trường và các vấn đề liên quan

Các công cụ hỗ trợ các SMEs

Các chương trình nhận thức môi trường cho SMEs

Thiết kế thích hợp với môi trường

Thiết kế của các sản phẩm có thể kéo dài vòng đời sản phẩm hoặc có thể giảm bớt tác động môi trường

Nguồn: JETRO,2006[20]

Luật này buộc các doanh nghiệp và các nhà chức trách địa phương phải cung cấp các báo cáo môi trường và cung cấp các khung chính sách cho việc tuyên truyền nhận thức về môi trường trong hoạt động của mình. Những báo cáo môi trường của doanh nghiệp và địa phương sẽ giúp cho thị trường và xã hội đánh giá các dự án thân thiện với môi trường và mang lại một kết quả cân bằng giữa phát triển kinh tế và môi trường bền vững.

2.2.2 Kết quả của các biện pháp tuyên truyền và giáo dục về môi trường tại Nhật Bản

Theo báo cáo điều tra của Bộ Môi trường Nhật Bản vào năm 2004, nói chung, các công ty này đã nhận thức được giá trị của việc bảo vệ môi trường và đã chuyển hướng nhận thức từ việc coi các quy định môi trường là một quy định bắt buộc sang xem đây là một cơ hội để phát triển kinh doanh. Cụ thể, tỷ lệ giữa các công ty vẫn coi việc quản lý môi trường là một “hình thức đóng góp cho xã hội” là 34 %, giảm so với năm 2003; trong khi đó số công ty coi hoạt động này là một chiến lược kinh doanh quan trọng tăng lên đáng kể. Ngoài ra theo một báo cáo của tớ Nikkei Ecology vào năm 2006, một cuộc điều tra với 3000 doanh nghiệp trên khắp Nhật Bản cho thấy rằng gần 70% số doanh nghiệp trên cho biết đã cắt giảm được chi phí nhờ việc giảm thiểu rác thải và năng lượng – một quy trình nằm trong kế hoạch nhằm đạt được chứng chỉ ISO 14001 – tiêu chuẩn quản lý môi trường.

Biều đồ 3.1: Sự thay đổi quan niệm về môi trường của các doanh nghiệp Nhật Bản

45 %

40

35

30

25

20

15

10

5

0


4.7


6.9


40.3

38


1.9 2.8


29.9


22.3


27.5

22


1.3 1.4

Cơ hội kinh doanh

Đóng góp cho xã hội

Tuân thủ pháp luật

Một yếu tố quan trọng trong kinh doanh

Một chiến lược quan trọng

Ý kiến khác


2002 2004


Nguồn: JETRO, 2006[20]

Ngoài ra bản điều tra nói trên cũng cho biết hơn 800 doanh nghiệp có báo cáo môi trường năm 2004, trong đó thông báo về việc công ty được cấp chứng chỉ ISO 14001 và các hoạt động định giá cũng như các hoạt động môi trường khác.

Điều này thể hiện ràng việc quản lý môi trường đang được ban quản lý các công ty nhận thức một cách nghiêm túc và ngày càng tăng cao.

Như vậy, trong vòng hơn ba thập kỷ qua, nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp về các vấn đề môi trường tại Nhật Bản đã có sự gia tăng đáng kể. Những yếu tố tác động đến sự thành công đó trước tiên phải kể tới đó chính là trình độ giáo dục cao và vai trò quan trọng của các phương tiện truyền thông với những bài báo, chương trình có chất lượng có thể gây sức ép lên các chính trị gia, cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp hành động vì môi trường và vì chính sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, không thể không kể đến vai trò của các khung chính sách công cộng của chính phủ cũng góp phần tuyên truyền kiến thức môi trường sâu rộng. Nhờ vậy, người dân Nhật Bản có một ý thức cao về việc bảo vệ môi trường và đó chính là một động lực lớn để ngành kinh doanh môi trường nói chung và ngành kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải nói riêng có thể phát triển.

2.3. Sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế tư nhân

Trong những năm vừa qua, mối liên hệ giữa quá trình tư nhân hoá và vấn đề môi trường đã trải qua một quá trình thay đổi rõ nét. Ban đầu, khi mới xuất hiện những công ty tư nhân có quy mô lớn, người ta lo ngại rằng các công ty này sẽ vì lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sang loại hình kinh tế tư nhân, các hoạt động bảo vệ môi trường của các công ty này đã cải thiện đáng kể. Nguyên nhân được đưa ra là do, việc tư nhân hoá có thể giúp các doanh nghiệp tận dụng hết nguồn lực hiện có một cách hiệu quả, mở rộng đầu tư cho các công nghệ sản xuất sạch hơn cũng như thiết lập quy trình hoạt động nhằm tích hợp với các yêu cầu của thị trường đặc biệt là các thị trường nước ngoài về các vấn đề môi trường.

Nhật Bản hiện đang là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, thành phần kinh tế tư nhân tại nước này chiếm đến 90% và những đóng góp của những thành phần này cho nền kinh tế nước này nói chung và ngành kinh doanh môi trường, trong đó có dịch vụ rác thải nói riêng là rất lớn. Ngoài việc các công ty lớn như các công ty sản xuất ô tô hàng đầu thế giới như Toyota có những sáng kiến về kỹ thuật nhằm bảo vệ môi trường hiệu quả thì sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào thị trường

môi trường cũng đã tạo cho thị trường này sự cạnh tranh ngày càng cao và mang lại vị thế đứng thứ 3 toàn cầu trong lĩnh vực kinh doanh môi trường của Nhật Bản.

Những tiêu chuẩn về môi trường tại Nhật Bản được nhận thấy là cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác và cũng đã có một số nhà kinh tế lo ngại rằng chi phí cao cho việc bảo vệ môi trường có thể làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp nước này. Tuy nhiên, thực tế tại Nhật Bản lại cho thấy rằng, những tiêu chuẩn nghiêm ngặt mang tính kỹ thuật về mặt môi trường lại gia tăng tính cạnh tranh của thị trường và được coi là một động lực kinh tế cho các doanh nghiệp. Chứng minh cho điều này chính là ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Nhật Bản. Để đáp ứng những yêu cầu môi trường đặt ra, các nhà sản xuất ô tô đã phát minh ra các công nghệ môi trường có thể kiểm soát lượng ô nhiễm cũng như lượng khí đốt thải ra môi trường. Chính điều này đã làm cho lượng ô nhiễm của Nhật Bản vào cuối những năm 70 thấp hơn rất nhiều so với Hoa Kỳ vào cùng thời điểm đó. Như vậy, các quy định về môi trường đóng vai trò như một động lực giúp các công ty phát minh ra các loại công nghệ giúp phát triển kinh doanh không chỉ tại Nhật Bản mà còn có thể mở rộng thị trường sang các nước khác, ví dụ như Hoa Kỳ.

Các hiệp định tình nguyện (voluntary agreements)

Tại Nhật Bản, chính quyền nước này định nghĩa những sáng kiến “tình nguyện” là “những hành động mà các doanh nghiệp tự nguyện cam kết thiết lập mục tiêu không trói buộc về việc thực hiện các biện pháp gìn giữ môi trường”. Bản kế hoạch môi trường cơ bản (Basic Environmental Plan) đã coi những sáng kiến “tình nguyện” này là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu cũng như trong việc xử lý rác thải công nghiệp và các chất hóa học. Theo một cuộc điều tra, chính phủ Nhật Bản rất mong đợi những hiệp định “tình nguyện” này là do những nguyên nhân sau đây:

(1) Những hiệp định này đòi hỏi một quá trình thực thi lâu dài nhằm đạt được sự tương hợp giữa những biện pháp phát triển kinh tế và thuế môi trường;

(2) Những hiệp định này mang lại cho các doanh nghiệp sự linh hoạt và có thể hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí giảm thiểu rác thải có thể phát sinh trong quá trình giảm thiểu các tác động môi trường có thể xảy ra.[22]

Mặc dù có một số ý kiến cho rằng, các hiệp định nói trên chỉ là trên giấy tớ vì nó không mang tính cưỡng chế song thực tế đã chứng minh rằng đó là một trong những thành công lớn trong chính sách môi trường của Nhật Bản. Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, các doanh nghiêp cần nhận được sự chấp thuận và sự hợp tác của chính quyền địa phương cũng như cộng đồng dân cư tại đây. Những hiệp định tình nguyện như vậy thường nhận được sự ủng hộ của chính quyền cũng như người dân địa phương. Các doanh nghiệp sau khi ký kết hiệp định này thường tuân thủ rất nghiêm ngặt, thậm chí một số doanh nghiệp còn cho phép các nhà chức trách kiểm tra việc thi hành hiệp định có đúng theo cam kết hay không. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng hiệp định, những cuộc thảo luận giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân thường diễn ra rộng rãi và trong một khoảng thời gian tương đối để có thể phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, văn hóa và xã hội tại địa phương; chính điều này đã gián tiếp góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường.

Điển hình là hiệp định “Kế hoạch hành động tình nguyện” của hiệp hội kinh tế Nippon Keidanren – một trong những hiệp hội kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại nước này, vào tháng 6/1997, trong đó cam kết giảm lượng khí thải CO2 vào năm 2010 xuống mức thấp hơn năm 1990. Kế hoạch này gồm 4 phần: phương pháp giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu, phương pháp xử lý rác thải, vấn đề quản lý môi trường và vấn đề bảo tồn môi trường đối với các hoạt động kinh doanh tại nước ngoài; trong đó, mục tiêu cụ thể đã được đề ra trong phần khí hậu nóng lên toàn cầu và phương pháp xử lý rác thải. Hiệp định tình nguyện này đóng vai trò rất quan trọng trong bản kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong nghị định thư

Kyoto của chính phủ Nhật Bản và cho đến năm 2005, đã có 35 ngành công nghiệp cam kết tham gia vào hiệp định này.[22]


Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc học tập kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại các nước phát triển như Nhật Bản là vô cùng cần thiết. Tuy vậy, mỗi bài học cần có sự lựa chọn và xem xét kỹ lưỡng. Như đã phân tích, thị trường này tại Nhật Bản là một thị trường phát triển

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí