Thực Trạng Quản Lý Phát Triển Năng Lực Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Cẩm Phả, Quảng Ninh Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục

viên; Có nhiều phương pháp thực hiện để phát triển năng đội ngũ giáo viên, một trong các phương pháp đó là tạo điều kiện cho giáo viên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đa số các trường đã tạo điều kiện cả về thời gian và kinh phí cho giáo viên tham gia học nâng cao trình độ một cách thường xuyên; Phương pháp khen thưởng, động viên, khuyến khích, nêu gương các giáo viên có thành tích tốt được các trường THCS trên địa bàn thành phố làm thường xuyên vào các dịp khai giảng năm học mới, 20/11, hết kỳ và hết năm học, đó là phương pháp hữu hiệu tạo động lực phát triển năng lực nghề nghiệp cá nhân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; Các hình thức tổ chức hoạt động phát triển năng lực đội ngũ giáo viên ở các trường THCS thành phố được duy trì thực hiện thường xuyên từ các buổi tập huấn về chính trị, chuyên môn cấp Thành phố do Sở giáo dục, Phòng giáo dục, Thành phố, UBND tổ chức đến các trường tổ chức tập huấn lại các nội dung bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, công nghệ thông tin cho giáo viên được triển khai nghiêm túc, có đánh giá rút kinh nghiệm, kết luận từng đợt tập huấn; Ngoài khả năng tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, Phòng Giáo dục, các trường THCS rất coi trọng hình thức phát triển năng lực đội ngũ giáo viên tại chỗ và tạo điều kiện cho giáo viên được học tập trung nâng cao trình độ: Ngay từ đầu năm học trong tháng 9, Phòng Giáo dục đã tổ chức lần lượt các chuyên đề cấp Thành phố về dạy học theo chủ đề, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Phòng giáo dục đã chỉ đạo các trường THCS xây dựng kế hoạch và thực hiện tổ chức chuyên đề, ngoại khóa các cấp: Nhóm, tổ, cụm trường. Đã thành nền nếp, hàng năm các trường THCS trên địa bàn Thành phố đều tổ chức hội thi: Giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, hội thi tự làm thiết bị dạy học, thi nghiên cứu khoa học, thiết kế bài dạy tích hợp cấp trường để tuyển chọn giáo viên cử đi tham dự hội thi Giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Thành phố cũng như lựa chọn các sản phẩm tham gia hội thi tự làm thiết bị dạy học, thi nghiên cứu khoa học, thiết kế bài dạy tích hợp cấp Thành phố; Hàng năm các trường THCS trên địa bàn Thành phố đều tổ chức cho giáo viên đi tham quan ít nhất là 2 lần vào dịp tết và hè để tạo tâm lý vui vẻ, tạo động lực cho GV phát triển năng lực nghề nghiệp.

Tuy nhiên công tác phát triển năng lực GV ở một số trường THCS chưa thật sự được lưu tâm thực hiện:

Ở một số trường, môi trường làm việc cũng như phân công nhiệm vụ chưa đảm bảo dân chủ nên chưa tạo được động lực phát huy hết năng lực của giáo viên; Bên cạnh đó ở một số trường thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn chưa thường xuyên, còn nặng về hình thức, sao chép nội dung họp của nhau, do kinh phí có hạn nên hầu hết các trường chỉ có thể tạo điều kiện về thời gian sắp xếp thời khóa biểu cho giáo viên tham gia bồi dưỡng học tập nâng cao trình độ mà không có sự hỗ trợ về kinh phí học tập; Tuy Phòng Giáo dục Cẩm Phả, các trường THCS đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên nhưng các lớp bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh còn hạn chế, tuy các trường đã tổ chức cho GV được đi tham quan vào dịp hè, tết nhưng tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm các trường với mô hình dạy học mới thì chưa.

2.4. Thực trạng quản lý phát triển năng lực cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả

Thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh hiện có gần 600 cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các trường học THCS. Đội ngũ giáo viên, CBQL nhà trường đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt. Những năm qua, Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả và các trường THCS tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng trường; gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh ở các trường THCS.

Xuất phát từ những hạn chế trong xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện phát triển năng lực cho giáo viên của CBQL trường THCS (đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường). Do vậy, để triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả, các trường đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong thành phố để lập và tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên nhằm giúp giáo viên và CBQL có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo trong đó có chuẩn về năng lực.

Để giúp giáo viên các trường THCS cập nhật, bổ sung kiến thức mới, nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, đòi hỏi giáo viên không chỉ tham gia các lớp đào tạo trên chuẩn, nâng hạng giáo viên, mà còn tham gia các lớp bồi dưỡng tại chỗ với các hình thức đa dạng như bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ do Bộ GD&ĐT quy định theo chuyên đề trong các dịp hè; bồi dưỡng qua các hội thi; qua các đợt tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm… Hiệu trưởng các trường đã xây dựng kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên với những nội dung cụ thể.

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, giáo viên về lập kế hoạch hoạt động phát triển năng lực cho giáo viên của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Cẩm Phả‌‌


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

ĐT

KS

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1.

Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên được thực hiện theo

chuẩn quy định và chuyên đề môn học

CB

45

75.0

10

16.7

5

8.3

0

0.0

GV

64

64.0

26

26.0

10

10.0

0

0.0


2.

Mục tiêu trong kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên được xác định rõ ràng với thời gian thực hiện mục

tiêu được xác định cụ thể

CB

53

88.3

7

11.7

0

0.0

0

0.0


GV


72


72.0


25


25.0


3


3.0


0


0.0


3.

Xây dựng kế hoạch triển khai các công việc để thực hiện mục tiêu được lựa chọn phù hợp thể hiện tính khoa học, tính thực

tiễn, tính khả thi của kế hoạch

CB

46

76.7

8

13.3

4

6.7

2

3.3


GV


70


70.0


20


20.0


7


7.0


3


3.0


4.

Xác định những thuận lợi, khó khăn trong phát triển năng lực cho giáo viên để phân bổ nguồn lực thực hiện mục

tiêu trong kế hoạch một chác hợp lý

CB

45

75.0

7

11.7

5

8.3

3

5.0


GV


60


60.0


27


27.0


3


3.0


10


10.0


5.

Xây dựng kế hoạch cho giáo viên tự nghiên cứu phát triển năng lực của cá nhân theo chương trình quy định (thông qua giáo trình, tài liệu được

cung cấp)

CB

43

71.7

9

15.0

6

10.0

2

3.3


GV


68


68.0


21


21.0


7


7.0


4


4.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lý phát triển năng lực giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông - 8

Qua bảng tổng hợp 2.6, về ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, công tác lập kế hoạch hoạt động phát triển năng lực cho giáo viên của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Cẩm Phả, tác giả nhận thấy đại đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng nội dung kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên các trường THCS do hiệu trưởng xây dựng đạt mức độ “tốt” với tỷ lệ đánh giá từ 60,0% đến 88,3%. Ý kiến của cán bộ, giáo viên đều thống nhất cho rằng “Mục tiêu trong kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên được xác định rõ ràng với thời gian thực hiện mục tiêu được xác định cụ thể”, đạt mức “tốt” với 88,3% ý kiến CBQL và 72,0% ý kiến giáo viên. Với nội dung “Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên được thực hiện theo chuẩn quy định và chuyên đề môn học”, đã nhận được 75,0% CBQL, 64,0% giáo viên đánh giá việc thực hiện ở mức độ “tốt”, nhưng cũng còn 8,3% CBQL, 10,0% giáo viên cho là “trung bình”.

Các ý kiến đánh giá cũng chưa thể hiện rõ sự đồng thuận về một số nội dung đánh giá như “Xác định những thuận lợi, khó khăn trong phát triển năng lực cho giáo viên để phân bổ nguồn lực thực hiện mục tiêu trong kế hoạch một cách hợp lý”, vẫn còn tới 5,0% ý kiến CBQL, 10,0% ý kiến giáo viên đánh giá việc thực hiện ở mức độ “yếu”. Cùng với đó là nội dung về “Xây dựng kế hoạch triển khai các công việc để thực hiện mục tiêu được lựa chọn phù hợp thể hiện tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi của kế hoạch”, vẫn còn 3,3% ý kiến CBQL, 3,0% số giáo viên đánh giá việc thực hiện này còn “yếu”. Đối với việc “Xây dựng kế hoạch cho giáo viên tự nghiên cứu phát triển năng lực của cá nhân theo chương trình quy định (thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp)”, nhận được 71,7% ý kiến CBQL, 68,0% ý kiến giáo viên đánh giá việc thực hiện ở mức độ tốt, song cũng còn tới 10,0% CBQL, 7,0% ý kiến giáo viên đánh giá việc thực hiện chỉ đạt ở mức độ “trung bình” và 3,3% CBQL, 4,0% giáo viên đánh giá việc thực hiện ở mức độ “yếu”.

Từ những mặt đã đạt được và những hạn chế thiếu sót trong lập kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên, đòi hỏi CBQL ở trường THCS thành phố Cẩm Phả phải nghiên cứu một cách đầy đủ mọi mặt hoạt động của nhà trường, tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên để xây dựng và tổ chức kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên một cách chính xác và mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình triển khai thực hiện.

2.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh

Bảng 2.7. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên các trường THCS


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

ĐT

KS

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1.

Thành lập Ban tổ chức triển khai thực

hiện kế hoạch hoạt động phát triển năng lực cho giáo viên

CB

42

70.0

10

16.7

5

8.3

3

5.0

GV

67

67.0

23

23.0

6

6.0

4

4.0

2.

Triển khai kịp thời các hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực cho giáo viên đúng kế

hoạch đã được xây dựng và phê duyệt

CB

36

60.0

14

23.3

8

13.3

2

3.3

GV

63

63.0

27

27.0

8

8.0

2

2.0

3.

Triển khai kế hoạch một cách đồng bộ

từ nhà trường đến các tổ chuyên môn và giáo viên

CB

42

70.0

12

20.0

6

10.0

0

0.0

GV

60

60.0

30

30.0

6

6.0

4

4.0

4.

Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể từ ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đến giáo viên, đoàn thể trong thực hiện kế hoạch

phát triển năng lực cho giáo viên

CB

35

58.3

15

25.0

7

11.7

3

5.0

GV

55

55.0

30

30.0

10

10.0

5

5.0

5.

Tạo cơ chế và môi trường thuận lợi để giáo viên học tập nâng cao năng lực

CB

32

53.3

22

36.7

4

6.7

2

3.3

GV

54

54.0

33

33.0

10

10.0

3

3.0

6.

Động viên giáo viên tích cực tham gia hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, tập huấn, đi học nâng cao trình độ phát triển

năng lực

CB

34

56.7

16

26.7

7

11.7

3

5.0

GV


58


58.0


29


29.0


9


9.0


4


4.0

7.

Có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, điều chỉnh hợp lý trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho giáo

viên ở từng giai đoạn cụ thể

CB

34

56.7

16

26.7

6

10.0

4

6.7

GV

53

53.0

22

22.0

15

15.0

10

10.0

Trong quản lý phát triển năng lực cho giáo viên các trường THCS hiện nay thì quan trọng nhất là quản lý việc triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên ở các trường THCS đã được xây dựng ngay từ đầu năm học.

Qua khảo sát một số trường THCS thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh đạt chuẩn quốc gia, tác giả nhận thấy việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên của CBQL nhà trường bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, song cũng còn tồn tại những thiếu sót, hạn chế nhất định.

Ngay từ đầu năm học việc triển khai kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên đã được thực hiện thông qua các đợt tập huấn đầu năm học, sinh hoạt chuyên môn. Qua khảo sát ở các trường, tác giả nhận thấy, hầu hết các trường đã lập được kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên, với 7 nội dung điều tra về triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên đều nhận được sự đánh giá của CBQL, giáo viên với mức thực hiện “tốt”, đều chiếm tỷ lệ từ 53,0% đến 70,0%. Tuy nhiên, các mức độ đánh giá kết quả thực hiện ở mức “trung bình” và “yếu” vẫn còn cao. Cụ thể như nội dung “Thành lập Ban tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động phát triển năng lực cho giáo viên”, mặc dù 70,0% ý kiến cán bộ, 67.0% giáo viên đánh giá việc thực hiện ở mức độ “tốt”, nhưng cũng còn tới 5,0% CBQL, 4,0% giáo viên thừa nhận việc thực hiện này đạt ở mức độ “yếu”; nếu CBQL cho rằng việc “Triển khai kế hoạch một cách đồng bộ từ nhà trường đến các tổ chuyên môn và giáo viên” là “tốt” với 70,0% ý kiến đánh giá, thì ở nội dung này chỉ có 60,0% giáo viên đánh giá thực hiện “tốt” và 4,0% đánh giá việc thực hiện là “yếu”.

Các nội dung như “Động viên giáo viên tích cực tham gia hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, tập huấn, đi học nâng cao trình độ phát triển năng lực”; “Có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, điều chỉnh hợp lý trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên ở từng giai đoạn cụ thể”; “Tạo cơ chế và môi trường thuận lợi để giáo viên học tập nâng cao năng lực”; và “Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể từ ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đến giáo viên, đoàn thể trong thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên”, tỷ lệ CBQL, giáo viên đánh giá việc thực hiện ở mức độ “tốt” chỉ đạt từ 53,0% đến 58,3%, đặc biệt nội dung “Có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, điều chỉnh hợp lý trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên ở từng giai đoạn cụ thể”, còn tới 6,7% CBQL, 10,0% giáo viên đánh giá kết quả thực hiện ở mức “yếu”. Điều này phản ánh một thực tế trong triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường nói chung, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên nói riêng của CBQL nhà trường còn mang tính hành chính sự

nghiệp, không thực sự quan tâm đến nhu cầu thực tế của người được thụ hưởng lợi ích từ việc thực hiện kế hoạch mang lại. Đây là thực tế trả lời cho việc đa số CBQL khi xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên, đã không chú trọng đến hoạt động tìm hiểu nhu cầu của giáo viên, mà còn áp đặt, dựa vào kinh nghiệm quản lý hay dựa vào các nội dung, yêu cầu hoạt động của nhà trường hàng năm để triển khai thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho giáo viên. Về phía đội ngũ giáo viên, khi không đáp ứng được nhu cầu của mình, họ sẽ có tâm lý thụ động, không quan tâm và cảm thấy bị áp đặt khi tham gia hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo phát triển năng lực cho giáo viên các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả

Bảng 2.8. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về chỉ đạo phát triển năng lực cho giáo viên các trường THCS


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

ĐT

KS

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1.

Chỉ đạo lập kế hoạch phát triển năng lực giáo viên

CB

45

75.0

11

18.3

3

5.0

1

1.7

GV

70

70.0

20

20.0

6

6.0

4

4.0

2.

Chỉ đạo nội dung, phương pháp thực hiện phát triển năng lực giáo viên

CB

42

70.0

12

20.0

5

8.3

1

1.7

GV

73

73.0

17

17.0

8

8.0

2

2.0

3.

Chỉ đạo, sắp xếp các hoạt động phát triển năng lực giáo viên

CB

40

66.7

13

21.7

5

8.3

2

3.3

GV

60

60.0

25

25.0

11

11.0

4

4.0


4.

Hướng dẫn cán bộ, viên chức và các lực lượng liên quan về kế hoạch bồi

dưỡng nghiệp vụ

CB

39

65.0

17

28.3

3

5.0

1

1.7

GV

55

55.0

30

30.0

10

10.0

5

5.0

5.

Giám sát hoạt động, các lực lượng tham gia phát triển năng lực giáo viên

CB

38

63.3

17

28.3

3

5.0

2

3.3

GV

54

54.0

33

33.0

10

10.0

3

3.0

6.

Động viên, kích thích, uốn nắn việc thực thi kế hoạch đề ra

CB

40

66.7

13

21.7

4

6.7

3

5.0

GV

58

58.0

29

29.0

9

9.0

4

4.0

7.

Nêu gương tốt trong hoạt động phát triển năng lực GV.

CB

35

58.3

12

20.0

7

11.7

6

10.0

GV

56

56.0

23

23.0

12

12.0

9

9.0

Kết quả tổng hợp ở bảng 2.8, và trực tiếp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên, CBQL giáo dục ở các trường THCS, chuyên viên giáo dục của Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả, các ý kiến đều khẳng định 7 nội dung trong chỉ đạo phát triển năng lực cho giáo viên là cần thiết và được đánh giá ở mức tốt đạt từ 54.0% đến 75.0%, trong đó CBQL và GV đánh giá việc “ Chỉ đạo lập kế hoạch phát triển năng lực giáo viên “ đạt mức tốt cao nhất từ 70.0% đến 75.0%, rồi đến hoạt động “ Chỉ đạo nội dung, phương pháp thực hiện phát triển năng lực giáo viên ” đạt mức tốt từ 70.0% đến 73.0%; Qua đó chứng tỏ hiệu trưởng các trường THCS đã coi trọng việc chỉ đạo lập kế hoạch, chỉ đạo nội dung, phương pháp thực hiện phát triển năng lực giáo viên.

Qua bảng khảo sát 2.8, tác giả nhận thấy có sự chênh lệch trong đánh giá giữa CBQL, GV ở các nội dung 4, 5, 6; Ở các nội dung này CBQL đều có sự đánh giá cao hơn GV đánh giá, CBQL coi trọng việc chỉ đạo phát triển năng lực giáo viên cần phải hướng dẫn cán bộ, viên chức và các lực lượng liên quan về kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, cần giám sát hoạt động, các lực lượng tham gia phát triển năng lực GV, trong quá trình thực hiện phát triển năng lực GV cần có sự động viên, kích thích, uốn nắn việc thực thi kế hoạch.

Tuy nhiên tác giả còn nhận thấy, tất cả các hoạt động chỉ đạo phát triển năng lực giáo viên của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Cẩm Phả đều có nhiều ý kiến đánh giá chỉ ở mức “trung bình”, “yếu”; Hạn chế thấp nhất trong việc chỉ đạo phát triển năng lực giáo viên của hiệu trưởng các trường là chưa kịp thời “ Nêu gương tốt trong hoạt động phát triển năng lực GV” thể hiện ở CBQL đánh giá ở mức yếu là 10.0% còn GV đánh giá ở mức yếu là 9.0%.

Để chỉ đạo phát triển năng lực giáo viên đạt hiệu quả, các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này, thực tế ở các trường THCS thành phố Cẩm Phả, công tác này được đánh giá như sau:

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí